DANH NI TRUYỆN
Bhadda
(Tóc quăn)
Nhưngđó chỉ là những bước khởi đầu…
Trong kiếp này, Bhadda là một cô con gái được cha nhất mực nuông chiều. Cha cô là trưởng ngân khố của thành phố Rajagaha, một người giầu có sống trong một thếgiới giầu sang uy quyền. Vương quốc Magadha sau khi thắng trận và chinh phục được các nước nhỏ chung quanh nhưAnga, Kasi, Kosala, cuối cùng là Vrjji, đã trở nên hùng mạnh, lên địa vịmột nước lớn. Rajagaha là một trong những chiến lợi phẩm quý giá đạt được - một thành phố lớn với 200,000 dân, chung quanh có thành trì bao bọc kéo dài đến hàng bao nhiêu dặm.
Bhadda xinh đẹp, thông minh, nhưng chắc khó kiếmđược một người chồng xứng ý, bởi vì tính khí cô thật cang cường và bất mãn triền miên. Lúc nào cô cũng tranh cãi – tranh cãi vớiđời, với mọi người, ngay cảvới người cha yêu quý, và lạ thay, hình như điều đó lại càng làm cho ông thương và chiều cô hơn nữa. Ông chẳng biết tại sao Bhadda khó tính nhưvậy, nhưng trong thâm tâm ông cũng tựcông nhận rằng chính những điều cô nói lại thường có lý. Cô có một trí thông minh tuyệt vời, một khả năng lý luận thật sắc bén.
Cũng nhưcác anh chị em khác, Bhadda được một đám người hầu săn sóc cẩn thận. Mỗi ngày cô được họ tắm rửa, thay quần áo và đeo những đồtrang sức vào. Baddha ăn những bánh gạo, nhữngđồ ngọt, các thức ăn quý nhưnem công chả phụng,đeo sau tai những đồtrang sức gắn lông công, và mái tóc dài đen mướt được vén lên, cột lại bằng những trâm lược trạm châu ngọc óng ánh. Cô bỏra nhiều tiếngđồng hồtrong ngày học cắm hoa, thêu thùa, tập những thủ công nghệkhéo, và học thuộc lòng những chữkhó đọc. Nhịpđiệu mỗi ngày đều đặn lướt qua sáng tối với những buổi cầu nguyện, cúng lễ các thần linh, vong linh, hay bố thí cho những người nghèo khó.
Côđọc những bài hát tán thán đức Vệ Đà, có nghĩa là kiến thức, với nhạc cụ và những dụng cụtrợ giúp trí nhớ.Đó là cách học của con gái. Còn các anh em trai của cô đượcđọc những bài kinh Bà La Môn khó hơn, trong đó chỉ dẫn tỉ mỉnhững thủtục lễnghi và giải thích nghĩa lý tiềmẩn trong các bài hát. Cô biết họ được học khác hơn, bởi vì có lầnđã lén rình thấy nhưvậy, và thường mơ ướcđược học nhữngđiều bí mật nhưhọ.
Trong tâm tư,Baddha không có lúc nào được an ổn. Cô dậm chân bực tức khi các thầy dạy học đưa ra những câu trả lời vô nghĩa cho các câu hỏi cô đưa ra. Ở trong thếgiới này nếu không có kiến thức thì sống làm gì? Cô tranh cãi và phân tích, cho đến khi lớp học chấm dứt trong sựmệt nhoài của các thầy dạy và làm cho cha mẹ cô cũng muốn khùng luôn.
Khi Bhadda lớn lên, cha cô bắtđầu tìm kiếm ý trung nhân cho cô, nhưng ông lặng lẽ loại dần họ đi, vì biết tính bất mãn của con gái mình sẽlàm cho người chồng mất tinh thần và gây phiền nhiễu cho nhà chồng.Đến tuổi 16, Bhadda được bảo vệkhông cho tiếp xúc với những thanh niên ngoài gia tộc, và càng ngày cô càng rút sâu vào trong tâm hồn giông tố của mình, suốt ngày ngồi thẫn thờim lặng bên cửa sổ.
Một hôm, đang đắm mình trong nỗi âu sầu ảmđạm không lý do, chợt cô nghe có tiếng trống vang lên trong đường phố, và thấy một đám lính đi ngang qua cửa sổ. Họ đang giải một phạm nhân đeo vòng hoa đỏtrên cổ đi ra “Mỏmđá Trộm Cướp”, nơi pháp trườngđể xửtử. Phạm nhân này tên là Satthuka, con trai của một vị đại thần trong triều đình. Vì thuộc giai cấp cao quý nhưvậy, nên hắnđược miễn những hình phạt ghê gớm của những giai cấp thấp kém hơn, nhưlà bị xiên thủng, nhận chìm cho chết, bị chém đầu, hay bị thiêu sống. Có lẽ hắn phạm một tội gì quan trọng lắm nên mới phải bịxử tửvà không được hưởng những hình phạt nhẹ hơn cho giai cấp quý tộc, như là phải trả tiền phạt hay bịcạo đầu. Tuy nhiên, hắn cũng được gia giảm là cho chết mà không phải chịu những cực hình đau đớn, và có cơhội được chấn chỉnh lại trong kiếp sau.
Bhadda nhìn vào phạm nhân, nhìn nét mặtđiển trai đượm nét tinh ranh và đểu cáng, bỗng bị tiếng sét ái tình đánh thẳng vào tim. Cô gục xuống trên chiếc tràng kỷêm ấm bằng lụa thêu, ái tình tràn ngập lòng, nằng nặcđòi cha nhưmột đứa con gái nhõng nhẽo quen được cưng chiều vòi vĩnh:
“Chaơi, con muốn lấy anh ta! Nếu không con sẽchết mất, con chết mất thôi!”
Lòng ái dục của con người có những lúc thật ghê gớm, không gì có thểcứu vãn nổi, dù là một con người thánh thiện đã từngở cõi trời nhiều kiếp trướcđây chăng nữa.
Cha của Bhadda quá yêu con gái, đến mức không còn biết suy nghĩ thiệt hơn. Thật ra, chắc ông cũng không thể tin được rằng Satthuka sẽlà một người chồng tốt cho con gái mình, nhưng tình trạng lúc đó cũng tếnhị và khó xử đối với ông. Ông lý luận, và tựbiện minh rằng, dù sao thì con gái cũng cần lấy chồng, và svayamvara - một thiếu nữtự mình chọn chồng – không phải là điều hiếm có trong giai cấp cao quý. Cô vẫn có thểcó được một lễcưới theo nghi thức tôn giáo, và ông không cần phải lo hồi môn cho cô. Thếlà cha Bhadda dại dột xiêu lòng. Với chức vụ trưởng ngân khốhiện có, ông có đủquyền uy đểcan thiệp được dễdàng và ngăn cản cuộc xử tử.Satthuka được tha bổng, và đám cưới của hắn và Bhadda được diễn ra ngay lập tức.
Sau những nghi lễ,cuối cùng khi chỉcòn lại hai người với nhau, Satthuka, lúc ấy vẫn chưa tin được vận may đến cho mình, nói với nàng Bhadda si tình rằng hắn phải đi làm một bổn phận tâm linh trước rồi mới bắt đầu bổn phận làm chồng được – đó là trướcđây hắn đã nguyện với vịthổ thầnở mỏmđá rằng nếu hắn được sống sót thì sẽ ra đó cúng dường. Bhadda bèn sửa soạn lễ vật cúng dường, cùng đi với hắn ra tận chân mỏmđá, với một số người hầu cận theo tháp tùng.
Đến nơi rồi, Satthuka nài nỉ:“Để mấy người hầu ởdướiđi, em theo anh lên đó một mình được rồi.”
Tưởngđó là những lời mật ngọt tình yêu, Bhadda cảm động,đồng ý đi theo hắn lên tận đỉnh mỏm đá trên cao. Khi tới nơi, hắn quay lại nói với cô:
“Con bò ngớ ngẩn kia, đưa cho ta hết mấyđồ nữtrang của mi đi!”
Thật quả con người Sutthaka quá tham lam và ngu xuẩn, đến nỗi đã vứt bỏ cảmột cuộc sống giầu sang trong tương lai để đổi lấy một ít nữ trang trong giây phút hiện tại. Ngay lúc đó, ngọn lửa ái tình trong Bhadda bỗng tắt rụi, ngọn lửa mong manh nhưtình yêu đến đi chớp nhoáng. Trong giây phút nguy hiểm này, cô chỉcòn trong tay một chút sáng suốt, với ý chí, và một trí óc siêu việt sẵn có.
Cô xin hắn: “Trước khi em chết, hãy cho em đến ôm anh một lần,được không?” Sutthaka nghe vậy, ngay lúc đó cũng cảm thấy thích thú trong lòng, bèn ưng thuận. Bhadda tiếnđến, đưa đôi tay quấnđầy vòng vàng lên, và đẩy hắn rơi ngay xuống vực.
Trong khi Bhadda đứng sững nhìn vào vực sâu phía dưới, nơi Sutthaka đã ngã xuống, vịthổ thầnở mỏmđá hiện ra, ngỏlời thán phục và khen ngợi trí khôn của cô.
“Đàn ông không phải là lúc nào cũng khôn hơnđàn bà,” vị thần mỉm cười nói. “Khi phụ nữcó đầu óc sáng suốt, họ cũng khôn lắm.”Nhưng lời nói của vị thổthần không làm cho Bhadda vui, mà chỉnhưcắt vào tim, vì đây không phải là sự khôn lanh mà cô muốn dùng đến bao giờ.
Nhân quả trùng trùng, mỗi giây phút qua là một nhân mớiđược tạo ra. Dù có giữgiới đến 20,000 năm, khi nghiệp tới cũng không thể ngăn được hành động tạo tác, hay cản được quảbáo tới.
Một thời gian lâu, Bhadda ngồi lặng người, nghĩ đến những gì chờ đợi trước mắt trong cuộc đời. Cuối cùng, cô tự động cất bước ra đi – xa rời đám người hầu cận, xa rời gia đình, mái nhà thân yêu. Cô vừađi, vừa nghĩ đến những vịtu sĩ khổ hạnh cô đã thấy trước đây trên đường phố trong những ngày lễ hội, trần trụi, bẩn thỉu, những câu chuyện kể lại về những người nam, người nữ đã bỏcuộc sống thế gian và bổn phận để đi vào rừng sâu núi thẳm tu hành, không bao giờ trởlại. Họ được mọi người kính trọng và hơi có một chút sợhãi; họ đã bước ra khỏiđịnh mệnh của cuộcđời và từ đó, đã làm cho người ta cảm nhậnđược phần nào sựbất trắc của định mệnh trần gian. Baddha cảm thấy nhưmình đang bị cuốn hút vào một cơn sóng biến chuyển lớn, dường như đã diễn ra từtrước khi cô sinh ra, và không biết còn tiếp tục cho đến lúc nào nữa. Mộtđợt sóng vĩ đại tràn lên từ tận cùng thế giớicô đã từng biết trướcđây, và dâng cao, cao mãi cho đến khi sắp sửa bùng vỡ. Cô tiếp tục đi mãi, cho đến khi gặp được mộtđám nữ tu đạo Jain. Cô tỏ ý muốn gia nhập với họ.
Họhỏi: “Muốn tu tới mức nào? Khổ hạnh tới mức nào?”
Bhadda trả lời:“Tới mức cao nhất”.
Thếlà họ lột hết quần áo và nữ trang của cô, rồi đưa cho một áo trắng dài đểmặc. Khi cô chẳng còn gì,đi chân đất đứng trước mặt họ,họ dứt tóc cô ra khỏi đầu, từng sợi một cho tới tận rễ.
Cô phải nỗlực tu đểkhông còn để ý đến một điều gì, không còn sở hữu, và không còn ước muốn gì cả- ngay cả đến cái chết. Cô không được có cảm giác vui sướng hay đau đớn, không hi vọng cũng không sợ hãi, cũng không được trốn tránh đươngđầu với hiểm nguy hay tìm đến sự tiện nghi. Cô không được xâm hại bất cứ một chúng sanh nào đang sống. Những người nữ đồng tu với cô ai nấyđều khắc khổ, bẳn gắt – nhưng Bhadda không cần phải có bạn bên cạnh. Cô chỉ muốn có một lời giải thích thỏađáng, nhưng không nhận được gì cả.Cô bắt đầu tranh luận với các bạn đồng tu đạo Jain, và luôn luôn thắng thế. Cô đặt câu hỏi, không ai biếtđược câu trả lời. Họ còn bảo cô không cần phảiđể ý đến câu trả lời.
Thếlà Bhaddha bỏ đi, lang thang một mình khắp thế giớitrong suốt 50 năm.
Côđi chân trần, chỉmặc một chiếc áo. Dần dần, tóc cô mọc lại, những sợi tóc quăn, nên được ngườiđời gọi là Bhadda Kundalakesa – có nghĩa là Bhadda tóc quăn. Cô đi băng ngang nước Magadha, du hành về phía đông đến nước Anga gần biển, lên phía bắc đến Vrjji, rồi qua phía tây đến Kasi, đến thành phốthủ phủVaranasi.
Vừađi, cô vừa khất thực sống qua ngày, không để ý săn sóc gì đến thân thể;đối với cô thân thể chẳng có nghĩa lý gì cả. Tâm tưcô vẫn luôn luôn xáo động, cố tìm kiếm một điều gì đó đem lại sựan bình nghỉ ngơi. Mỗi khi đến một xóm làng mới, cô dựng một cành cây táo trên một mô đất cát gần ven biên của xóm làng đó. Trẻcon tò mò xúm lại xem – mấyđứa nhỏ ở trần, bẩn thỉu rách rưới, gò má nhô cao trên bộ mặt xương xẩu, đôi mắtđen sâu lõm. Cô bảo chúng đi loan truyền trong xóm rằng ai muốn đến tranh luận với cô thì hãy đến đạp lên cành cây. Mỗi nơi cô đều dừng lại một tuần đểchờ người đến. Buổi tối, cô nằm ngủdưới gốc cây hay trong một cái rãnh nào đó. Nếu không có ai đến, cô lại tiếp tục du hành đi nơi khác. Nhưng nếu có tranh luận, lần nào cô cũng đều thắng thế.Suốt trong những năm tháng trải dài, Bhadda đi tìm kiếm khắp mọi nơi, nhưng không gặp được điều gì làm cho cô có thể tâm phục. Trên thế giớinày cô hoàn toàn cô đơn, không lúc nào có được sự bình yên trong tâm.
Khi Bhadda được 70 tuổi, bộmặt nhăn nheo hằn những vếtđất, thân hình gầy guộc trơ xương như cành cây khô, bà đến vườn Kỳ Viên gần Savatthi. Bà lại dựng cành cây táo lên, giải thích cho lũ trẻ nhem nhếch chung quanh về việc loan truyền tin muốn tìm người tranh luận. Sau đó, bà bỏ đi vào làng khất thực.
Lúcđó, Xá Lợi Phất,đại đệtử trưởng lão củaĐức Phật Thích Ca, đang đi tản bộ ở ven làng, bỗng thấy cành cây. Họvừa mới an cưtrong khu vườn mấy ngày, bây giờ đi ra ngoài đã thấy chuyện lạ. Khi nghe thằng bé mặt mũi lem luốc hăng hái kể lại về ý nghĩa của cành cây này, tôn giả bỗng thấy hứng thú, bèn bảo thằng bé:
“Đạpđổ cành cây ấy cho ta!”
Thằng nhỏ vui mừngđạp cành cây xuống,đang lúc cát đá văng ra tùm lum, Bhadda trởvề.
Trong những ngày phiêu du Bhadda cũng đã có lần gặp gỡ một số đệtử của Phật Thích Ca, vịhoàng tử nổi tiếng đã bỏcung vàng điện ngọcđể đi tu, nhưng lạ mộtđiều là mấy ngườiđó đều không muốn tranh cãi. Vì vậy, khi đứa trẻnói với bà người hạ cành cây xuống là Xá Lợi Phất, người nổi tiếng biện tài, bà rấtđỗi vui mừng.
Bhadda từ từ đi đến nơi các vịtăng đang tụ tập. Bà ngạc nhiên trước sự đông đảo của họ- cả trăm người nam nữ đang quay quần trên những thảm cỏ xanh dưới bóng cây xoài và cây cọ dừa. Họ ăn mặc giản dị,chân cũng đi đất nhưbà, đầu cạo trọc. Điềuđập vào mắt bà là trông họ thật nhẹ nhàng yên ổn, dù đang ở trong một nhóm đông đảo như vậy.
Các vị tăng chăm chú theo dõi Bhadda đến gần Xá Lợi Phất dưới gốc cây, và khi họ đã ngồi xuống yên chỗ,đám đông bu quanh lại. Ngay lập tức Bhadda bắn ra những câu hỏi, thăm dò kiến thức của vị đại đệtử danh tiếng. Bà hỏi ngài nhữngđiều trừu tượng nhưbản tánh của ngã, làm sao tiên đoán được tương lai, cách chuyển hóa cái ác, làm sao giao cảm được với những thần linh tiềmẩn trong trờiđất, và cái gì là sựthường hằng của Bhadda v.v..
Tôn giả trảlời từng câu một, với lý luận rành mạch của trí tuệsáng suốt, trong sự điềm tĩnh, không phô trương. Ngài nhắc lại những câu truyện giản dị Đức Phật thường kể đểlàm rõ nghĩa , vẽ lên một bức tranh đời sống trong cái nhìn trung đạo,đón nhận sựtấn công mà không cần phản ứngđáp trả. Lần đầu tiên trong hơn 50 năm Bhadda không thể thắng thế. Bà không thấy có mục tiêu nào để đánh thắngđược. Cuối cùng, bà bực bội nói:
“Thôiđược rồi, bây giờ đến phiên ngài hỏi tôi xem nào?”
Xá Lợi Phất là một người đầyđủ trí tuệ,ngài thấy rõ Bhadda, một con người cô đơn khắc khoải, suốt đờiđi tìm kiếm trong kiến thức một câu trả lời tối thượng mà kiến thức không thể đem đến được. Và bên trong con người khắc khoảiấy là một tâm trí sắc bén, một nỗi đam mê, một ý chí quyết liệt.
“Cái gì là Nhất Như?” Xá Lợi Phất buông ra câu hỏi,đưa tay phác một nét bâng quơ.
Bhadda biết vềVệ Đà, vềchân ngã tiểu ngã, vềphạm thiên, linh hồn v..v… nhưng tất cảchỉ là những ý niệm trừu tượng và mơhồ, bà không thểnói lên được gì. Cuối cùng bà chịu thua, không thể trảlời được.
Nhưng cùng lúc ấy, trong giây phút đầu óc trống rỗng, dứt bặt những suy tưlý luận, Bhadda bỗng chín tới như một trái táo chín ngọt ngào. Bao lâu nay, bà đã bỏ ra suốt một đờiđể tìm kiếmđiều gì đây? Trong tất cả những năm tháng ấy, tất cả nhữngđiều bà thu thậpđược chỉ là những tên gọi. Hàng ngàn, hàng vạn ngôn từ,tên gọi, đểtìm cách giải thích nhữngđiều bí ẩn trong đời sống. Nhưng ngôn từ hữu hạn không thểnào đem ra để định nghĩa hay đặt tên cho bản chất vô biên vô hạn của đời sống. Trước mặt Xá Lợi Phất, Bhadda quỳ gục xuống- lầnđầu tiên trong đời, kể từlúc nhỏ cho đến lúc già, bà đã biết quy phục.
“Con xin quy y theo Ngài – xin ngài thu nhận con vào tăng đoàn tu tập.”
Xá Lợi Phất trả lời:
“Không,đừng quy y theo ta, hãy quy y vớiĐức ThếTôn. Tối nay, bà đến ngay tịnh xá xin yết kiến Ngài đi.”
Trong khi nghe Xá Lợi Phất nói, Bhadda đê đầuđảnh lễsát đất. Tôn giảcũng cúi đầu xuống kề sát bên mái tóc quăn bạc mầu của bà. Cuộc tranh luậnđã chấm dứt– chỉ còn lại tinh thần thân mật, không thua, không thắng.
Đợiđến tối, Bhadda mới đi đến tịnh xá. Bhaddha con người tranh luận hơn thua của ngày xưađã chết, nhưng Bhadda mới vẫn chưa sinh ra. Trong sựbình thản lạthường, bà chờ đợi sự xuấthiện của con người mới này. Nhìn xuống thân thể của mình, lần đầu tiên bà để ý thấyđôi bàn chân cáu bẩn, chiếc áo lấm lem nhầu nát, những móng tay dính đấtđen đủi, và quyếtđịnh đi xuống sông tắm.
Đêm xuống trên vườn Kỳ Viên, những vịtăng bắt đầu vân tập chung quanh Đức Phật, nghe ngài nói Pháp. Đức Phật nói chuyện một cách tựnhiên, những tiếng nói đi sâu vào lòng người, nhưkhông có sự cách biệt giữa người nói và người nghe. Bhadda, lẩn khuất giữa những vị tăng, trong vô thức bỗng cảm thấy như đang bịcuốn hút đến ngài, giống như ngài đang có một cuộn dây cuốn tròn bà đến với ngài vậy. Và rồi bà đứng trước mặt ngài. Bốn mắt nhìn nhau – và Bhadda cảm thấy sựgiao cảm vớiĐức Phật, nhưhai người bạn cũ gặp lại nhau vậy.
Đức Phật nói, rất nhẹ nhàng:
“Kiến thức học hỏi hàng ngàn hàng vạn quyển cũng không bằng chỉ một câu nói đem lại sựbình an.”
Ai biết ngọn gió nào làm nở bừngđóa hoa? Đóa hoa Bhadda này đã kết nụtừ khi cây chỉmới gieo hạt giống, và sẽcòn tiếp tục nở hoa cho đến khi cây trở vềvới cát bụi. Nhưng trong giây phút ấy, cánh hoa cuối cùng đã mởra với trời và đất, hoàn toàn mởrộng từnụ cho đến hoa, trái, cây, hạt giống. Bhadda đã tỉnh giác, không có biên giớitrong ngoài.
Đức Phật đưa tay ra nói:
“Bhadda, hãy đến đây!”
Trong tất cảnhững vịni đã thọ giới, duy chỉ có Bhadda là được thọ giớitừ chính tay Đức Phật. Bà được nổi tiếng mãi mãi về trí tuệlanh lẹ và sắc sảo. Nhưng chúng ta đều biết cũng nhưbà, rằng bà còn có một thời gian dài trước mặt đểcảm nghiệm những điềuđã chứng ngộ.Bà rời khỏi vườn Kỳ Viên, và suốt cuộcđời vềsau, trong một thời gian rất dài, đã đi lang thang bốn phương trời. Bà đi trong cuộcđời như đi dạo chơi, một bóng hình cô độc nhưng không bao giờ cô đơn, bởi vì đã hòa nhập làm một với vũ trụ. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ) .GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment