Kinh Hoa Sen Chánh Pháp
(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh).
(Diệu Pháp Liên Hoa Kinh).
Cuốn
1
Phẩm 1: Mở
Đầu
Tôi nghe như vầy.
Một thời đức Thế tôn (1) ở thành
Vương xá, trong đỉnh Linh sơn, cùng chúng đại tỷ kheo mười hai ngàn vị, toàn là
những bậc a la hán (2) mà sự sơ hở (3) đã được tận diệt, sự phiền não không còn
tái sinh, đã đạt được sự ích lợi của bản thân, đã dứt hết sự ràng buộc vào hiện
hữu (4) , tâm trí tự tại giải thoát. Tên các vị ấy là tôn giả Kiều trần như, tôn
giả Đại ca diếp, tôn giả Tần loa ca diếp, tôn giả Già da ca diếp, tôn giả Na đề
ca diếp, tôn giả Xá lợi phất, tôn giả Mục kiền liên, tôn giả Ca chiên diên, tôn
giả A nâu lâu đà, tôn giả Kiếp tân na, tôn giả Kiều phạn ba đề, tôn giả Ly bà
đa, tôn giả Tất lăng già, tôn giả Bạc câu la, tôn giả Câu hy la, tôn giả Nan đà,
tôn giả Tôn đà ra nan đà, tôn giả Phú lâu na, tôn giả Tu bồ đề, tôn giả A nan,
tôn giả La hầu la (5) , đại loại như vậy, những vị a la hán mà mọi người đều
biết. Lại có hai ngàn vị tu học tiếp tục và tu học hoàn tất (6) , có tỷ kheo ni
Đại thắng sinh chủ cùng với sáu ngàn người tùy thuộc, có thân mẫu tôn giả La hầu
la là tỷ kheo ni Trì dự cùng với những người tùy thuộc, đều đến tụ
tập.
Chúng đại bồ tát có sáu mươi ngàn,
toàn là những vị không thoái chuyển đối với tuệ giác vô thượng (7) , được các
pháp tổng trì (8) , được các tài hùng biện mà trong đó có sự biện thuyết hoan hỷ
(9) , biện thuyết về pháp không thoái chuyển (10) ; đã hiến cúng vô lượng trăm
ngàn chư Phật, vun trồng các gốc rễ công đức ở nơi chư Phật ấy, và thường được
chư Phật ấy tán dương; sửa mình bằng đức tính từbi, khéo nhập vào tuệ giác Phật
đà, thông suốt tuệ giác vĩ đại, đạt đến bờ bến bên kia; danh tiếng vang khắp vô
lượng quốc độ, hóa độ vô số trăm ngàn chúng sinh. Tên các vị ấy là bồ tát Văn
thù sư lợi, bồ tát Quan thế âm, bồ tát Đại thế chí, bồ tát Thường tinh tiến, bồ
tát Bất hưu tức, bồ tát Bảo chưởng, bồ tát Dược vương, bồ tát Dũng thí, bồ tát
Bảo nguyệt, bồ tát Nguyệt quang, bồ tát Mãn nguyệt, bồ tát Đại lực, bồ tát Vô
lượng lực, bồ tát Việt tam giới, bồ tát Hiền hộ, bồ tát Di lạc, bồ tát Bảo tích,
bồ tát Đạo sư, đại loại như vậy, tám mươi ngàn vị đại bồ tát đều đến tụ
tập.
Chư thiên thì có Đế thích cùng hai
mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc; Nguyệt thiên tử, Phổ hương thiên tử, Bảo quang
thiên tử, và bốn vị Đại thiên vương, cùng mười hai ngàn thiên nhân tùy thuộc; Tự
tại thiên tử và Đại tự tại thiên tử cùng ba mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc; phạn
vương chủ thế giới hệ Kham nhẫn, cùng các phạn vương đại loại như phạn vương
Thikhí (11) , phạn vương Quang minh, và hai mươi ngàn thiên nhân tùy thuộc, đều
đến tụ tập. Các bộ khác thì có tám long vương là Hỷ, Hiền hỷ, Diêm hải, Cửu đầu,
Đa thiệt, Vô nhiệt não, Từ tâm và Hồng liên hoa, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy
thuộc; có bốn khẩn na la vương là Pháp và Diệu pháp, Đại pháp và Trì pháp, mỗi
vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn càn thát bà vương là Nhạc và Nhạc âm,
Myՠvà Myՠâm, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn a tu la vương là Tối
thắng, Dục cẩm, Yến cư và Hấp khí, mỗi vị cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc; có bốn
ca lâu la vương là Đại uy đức, Đại thân, Đại mãn và Như ý, mỗi vị cùng mấy trăm
ngàn tùy thuộc, đều đến tụ tập (12) .
Nhân loại thì có con hoàng hậu Vi
đề hy là hoàng đế A xà thế, cùng mấy trăm ngàn tùy thuộc, cũng đến tụ tâp. Tất
cả các chúng trên đây, mỗi chúng đảnh lễ ngang chân đức Thế tôn, rồi lui lại mà
ngồi mỗi chúng một chỗ.
Vào lúc này, đức Thế tôn được bốn
chúng vây quanh, hiến cúng, cung kính, tôn trọng, tán dương. Ngài nói cho các vị
bồ tát bản kinh đại thừa tên Nghĩa vô lượng, bản kinh dạy cho bồ tát và được
Phật giữ gìn (13) . Nói kinh ấy rồi, đức Thế tôn vẫn ngồi xếp bằng ở ngay giữa
đại hội mà nhập định Vị trí của nghĩa vô lượng, thân thể và tâm trí đều không
dao động. Ngay khi ấy chư thiên mưa xuống hoa mạn đà, hoa mạn đà lớn, hoa mạn
thù, hoa mạn thù lớn, rải trên đức Thế tôn và cả đại hội. Khắp cõi Phật (14) này
chấn động đủ cả sáu cách. Trong đại hội, bốn chúng là tỷ kheo và tỷ kheo ni, ưu
bà tắc và ưu bà di; tám bộ là thiên, long, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu
la, khẩn na la, ma hầu la dà, toàn là những người không phải loài người, và các
chúng khác mà trong đó có các vị quốc vương và các vị luân vương, hết thảy các
chúng như vậy đều được sự chưa từng có, hoan hỷ, chắp tay, và chuyên chú chiêm
ngưỡng đức Thế tôn. Còn đức Thế tôn thì từ nơi tướng lông trắng giữa hai đầu của
hai hàng lông mày phóng ra ánh sáng, chiếu soi mười tám ngàn thế giới hệ ở về
hướng đông, không thế giới hệ nào mà không chiếu soi dưới đến Vô gián ngục trên
đến Sắc cứu cánh. Làm cho đại hội ở thế giới hêể này mà thấy hết chúng sinh
trong sáu loài của các thế giới hệ ấy; lại thấy chư Phật hiện tại của các thế
giới hệ ấy, nghe kinh pháp của chư Phật ấy nói, thấy bốn chúng, những người hành
đạo và đắc đạo trong các thế giới hệ ấy; lại thấy các vị bồ tát đi theo đường đi
của bồ tát bằng các thứ yếu tố, các cách tin hiểu và các loại hình thức; lại
thấy chư Phật nhập diệt, thấy sau đó xá lợi của chư Phật ấy được đem ra xây dựng
những ngôi tháp bằng bảy chất liệu quí báu mà tôn thờ.
Bấy giờ đức Di lạc suy nghĩ, hôm
nay đức Thế tôn biểu hiện cảnh tượng thần biến. Vì lý do gì mà có điềm lành như
vậy? Đức Thế tôn đang nhập định, sự thể hiếm có và ngoài tầm nghĩ bàn được biểu
hiện ra đây (15) , ta nên hỏi ai, ai giải đáp được? Đức Di lạc lại nghĩ, bồ tát
Văn thù, vị thái tử của đức Pháp vương, đã từng thân gần phụng sự vô lượng chư
Phật quá khứ, tất đã thấy được cảnh tượng hiếm có này, vậy ta nên hỏi người.
Cùng lúc, cả bốn chúng, tám bộ và các chúng khác, ai cũng nghĩ rằng, cảnh tượng
thần biến biểu hiện bởi ánh sáng của đức Thế tôn như vầy, nên đem hỏi ai? Đức Di
lạc muốn giải quyết nghi ngờ của mình, lại xét tâm trí của cả đại hội, nên hỏi
bồ tát Văn thù, vì lý do nào mà có điềm lành ẩ có cảnh tượng thần biến là đức
Thế tôn phóng ánh sáng lớn chiếu soi mười tám ngàn cõi Phật ở về hướng đông, làm
cho đại hội ở đây mà thấy hết mọi sự huy hoàng của các cõi Phật ấy? Đức Di lạc
muốn lặp lại ý nghĩa đã hỏi, nên hỏi bồ tát Văn thù bằng những lời chỉnh cú (16)
sau đây.
|