Wednesday, 15 May 2013



KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

GIÁO-HỘI PHẬT-GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI
WORLD VIETNAMESE BUDDHIST ORDER
ORDRE BOUDDHIQUE VIETNAMIEN MONDIAL
1978 Rue Parthenais, Montreal, QC. H2K-3S3, Canada. Tel: (514)525-8122

ĐẠO-TỪPHẬT-ĐẢN 2637
PHẬT-LỊCH 2557 – QUÝ-TỴ – 2013
của
Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu
Thượng-Thủ
GIÁO-HỘI PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM TRÊN THẾ-GIỚI
NAM MÔ BỔN-SƯ THÍCH-CA MƯU-NI PHẬT
Kính bạch Quý Ngài,
Kính thưa Quý vị,
Kỷ-niệm Phật-đản 2637, Phật-lịch 2557, mùa trăng tròn tháng Tư năm Quý-Tỵ (2013), đã trở về vớiđại-gia-đình Phật-tử trên thế giới.
Chúng ta biết rằng, đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni là bậc Đạo-sư của chúng ta. Ngài là con vua Tịnh-Phạn, con Hoàng-Hậu Ma-Gia, vương-quốc Ca-Tỳ-La-Vệ (nay là nước Népal). Ngài ra đời cách nay 2637 năm. Ngài sống trong Hoàng-cung, được rèn luyện tài ba xuất chúng và được hưởng đầy đủ những hạnh-phúc thế-gian hơn người. Nhưng, Ngài có những tư tưởng siêu việt hơn người. Ngài muốn tìm phương giải thoát sự đau khổ cho chúng sinh.
Năm 29 tuổi, Ngài rời bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, vào rừng tìm đạo. Qua các đạo-sĩlừng danh đương thời, chưa nơi nào có pháp-môn tu, đạt tới cứu cánh giải thoát. Ngài tự tu khổ hạnh sáu năm và đạt được Chánh đẳng chánh giác. Sau khi thành đạo, an-cư tịnh-lạc hai mươi mốt ngày, Ngài bắt đầu tới Lộc-uyển, chuyển pháp luân, độcho năm anh em tôn-giả Kiều-trần-như, mở đầu cho ngôi Tam Bảo tại thế-gian và cũng là mở đầu cho việc hoằng pháp độ sinh của Phật-giáo.
Trong kinh Chuyển Pháp Luân, đức Thế-Tôn giảng tại Lộc-uyển, chúng ta biết rằng, chúng sinh bị luân-hồi sinh-tử chỉ vì “vô minh tham ái”, nên có đau khổ. Muốn không cóđau khổ, phải thực hành theo con đường “trung đạo”. Trung đạo, đức Thế-Tôn đã hướng dẫn cho năm vị Tôn-giả hiện diện : “ Nên tránh hai cực-đoan : Không nên đắm say trong các dục (không nên quá sung sướng) và không nên tự-hành-khổ (không nên quá khổ hạnh)” – Nói rộng ra, “trung đạo”, con người phải biết hành-xử công bình, không phân chia ranh-giới : nhân, ngã, mạnh, yếu, hay, dở, giầu, nghèo, sang, hèn, tức là không vướng vào “vô minh tham ái”, để xây dựng con người và cộng-đồng xã-hội. Ngài thuyết pháp độ sinh trong 45 năm và viên-tịch vào năm Ngài 80 tuổi. Ngài lưu lại cho đời một kho-tàng giáo-lý, tư-tưởng vô giá.
Hôm nay, chúng ta làm lễ kỷ-niệm ngày giáng-sinh, thành đạo và nhập niết-bàn của Ngài (theo Nam-tông là ngày tam hợp), chúng ta phải làm gì ? Ngoài những hình-thức tổ-chức lộng-lẫy trang trọng hay bình thường, tùy theo hoàn cảnh, tâm-nguyện trong ý-niệm chân-thành của cá-thể hay tập-thể. Nhưng, chúng ta phải cố gắng thực-hành theo lời Phật dạy giữ giới, định, tuệ, bỏ tham, sân, si, bỏ điều ác, làm điều lành, giữtâm trong sạch. Chúng ta hãy tin sâu lý nhân-quả và chúng ta hãy suy nghĩ chín chắn và thực-hành nghiêm-túc lời đức Phật dạy về lý vô thường :
“Thời-gian lặng trôi qua,
Đêm ngày luôn di-động.
Tuổi tác buổi thanh xuân,
Tiếp tục bỏchúng ta.
Những ai chịu quán sát,
Sợ hãi tửvong này.
Hãy làm các công-đức,
Đưa đến chân-an-lạc.
Hãy bỏ mọi thế-lợi,
Tâm hướng cầu tịch-tịnh.”
Nhìn vào thế-giới hiện nay, sự ổn-định về mọi mặt vẫn chưa được phục-hồi trọn vẹn. Nhìn về đất nước Việt-Nam, nhân dân đau-nhục, Tổ-quốc lâm nguy, vẫn còn hiển-hiện.
Nhân mùa Phật-đản, tất cả chúng ta hãy nhất tâm cầu nguyện cho thế-giới hòa bình, chúng sinh an-lạc. Cầu nguyện cho nhân dân Việt-Nam sớm thoát khỏi ách nạn Cộng-sản, để cho nền công bình, tự do, dân chủ, an vui, hạnh-phúc sớm được thực-hiện và đất nước được bảo toàn. Cầu nguyện cho anh linh các vị đã mất vì lý tưởng quốc gia, đạo giáo và tự do được an vui nơi Chân-cảnh. Cầu nguyện cho tất cả Quý Ngài và Quý vị được hưởng mùa Phật-đản an-lạc.
Kính bạch Quý Ngài,
Kính thưa Quý vị,
Vì tuổi già sức yếu, lời đạo-từ trong các dịp đại lễ hằng năm sau này, có lẽ, chúng tôi sẽkhông thể thực-hiện được. Chúng tôi xin trân-trọng thông bạch trước và kính mong Quý Ngài cùng Quý vị từ bi thông cảm.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.15/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment