PHẬT TỬ TẠI GIA PHẢI LÀM GÌ?
Ðức Hạnh
Trước hết, tất cả nam nữ Phật tử tại gia là hai chúng Ưu bà tắc, Ưu bà di trong bảy chúngđệ tử Phật. Ðã là đệ tử Phật, nói riêng hai chúng Ưu bà tắc (nam) Ưu bà di (nữ), trong đó dĩ nhiên, mỗi cá nhân đều có quy y Tam bảo, lãnh thọ năm giới cấm và có công phu tu tập Phật pháp. Cho nên hàng Phật tử tại gia được Phật chấp nhận vào nội điện trong tòa nhà Như Lai, là thành viên tăng thân trong tăng đoàn của Phật đúng nghĩa, tăng gồm có giới xuất gia và tại gia cư sĩ.
Nếu quý vị nào đã mang danh xưng Phật tử tại gia, đều phải biết trước hết phải quy y Tam Bảo và lãnh thọ năm giới do lòng phát nguyện qua nhận thức; thấy được giá trị sự quay về nương tựa (quy y) Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng để được thắp sáng tâm linh làm hành trang giải thoát và sống cuộc đời tỉnh thức, chứ không phải thấy người khác quy y mà bắt chước làm theo.
Vì vậy trong giờ phút quy y là một dấu ấn in đậm vào tâm thức ngàn đời không quên. Không quên, nghĩa là nhớ rằng: mục tiêu chính yếu của mình là tìm cầu conđường giải thoát bằng trí tuệ giác ngộ nơi Tam bảo qua học Phật và giữ giới. Với mục tiêu đó, không chỉ là lý tưởng của một cá nhân, mà là con đường phụng sự đạo pháp, trong đó có bảo vệ tăng đoàn và ngôi nhà Như Lai luôn được an bình. Bởi vì ý nghĩa quy y và thọgiới là phát nguyện gia nhập cộng đồng Phật giáo để phục vụ lý tưởng chung trên vận hành cùng nhau thực hành Tứ Nhiếp Pháp, mà hai yếu điểm Lợi Hành và Ðồng Sự là kim chỉ nam tiến đến mục tiêu tối hậu là trí tuệ giác ngộ là hành trang qua bờ giải thoát, chứ không phải chỉ riêng vấn đề giữ giới và học Phật làđủ! Vì Phật pháp là tương dung theo quy luật Hoa Nghiêm “Một pháp có mặt trong tất cả pháp, tất cả pháp có mặt trong một pháp”.
TIẾN TRÌNH CHUYỂN PHÁP LUÂN CỦA ÐỨC THẾ TÔN QUA HAI BÀI PHÁP TỨ ÐẾ VÀ VÔ NGÃ TƯỞNG
Vì lẽ thật vô ngã là conđường giải thoát sinh tử cho chúng sinh, mà Ðức Phật từ bỏ tư tưởng nhập diệt sau khi thành đạo, ngài quyết định trụ thế để chỉ cho chúng sanh phương tiện giải thoát bằng giáo pháp vô ngã, giáo pháp Ðức Phật đã thực chứng.
Sau tư tưởng cần phải ở lại thế gian để hóa độ chúng sanh, Ðức Phật liền rời khỏi cội đại thọBồ Ðề đi về hướng Vườn Nai gần thành Ba La Nại và nói hai bài pháp quan trọng, đó là Tứ Ðế và Vô Ngã Tưởng cho năm anh em Kiều Trần Như.
Ðức Phật nói bài pháp TứÐế trước. Nhờ đó mà năm anh em ông Kiều Trần Như liền thấy được nguyên nhân của sinh tử luân hồi khổ đau bất tận của chúng sinh, trong đó có mình đã từng bị ra, vô, lên, xuống trong 6 cõi (lục đạo) chúng sinh, là do vô minh, trần cấu, lậu hoặc cấu kết bám chặt trụ địa (tập) trong tâm thức mà thường khởi lên vô số ý niệm về ngã…để rồi có ra lời nói và hành động về ái, thủ, hữu là năng lực có sinh, già, bịnh và chết là 4 cái khổ hiện thực của bản thân. Sauđó năm anh em Kiều Trần Như đảnh lễ và xin Ðức Thế Tôn cho xuất giađể tiếp tục tu học. Ðức Thế Tôn hoan hỷ chấp nhận.
Sở dĩ Ðức Phật chấp nhận cho năm anh em Kiều Trần Như được xuất gia làm Tỳ Kheo, là vì Phật đã nhìn thấy rõ tâm thức của 5 vị ấy thật sự đã thấy được dấu đạo vềkhổ, tập của pháp Tứ Ðế, do vậy mà tâm của 5 vị ấy khởi lên ýniệm xả ly trần cấu, nên nhìn lục trần bằng đôi mắt tịnh sau khi nghe Phật nói Tứ Ðế.
Vì thế nên Ðức Thế Tôn nói bài pháp thứ hai cho 5 vị Tỳ Kheo, đó là bài “pháp vô ngã tưởng”để cho 5 vị ấy tiếp tục thực tập pháp vô ngã mà đoạn trừ các lậu hoặc, tận diệt 3 nghiệp tham, sân, si, tiêu trừ các phiền não, xảbỏ tâm chấp ngã, chấp pháp… thì mới có thể đạt được 3 quả vị kếtiếp, đó là Tư Ðà Hoàn, A Na Hàm và A La Hán, quả vị cuối cùng dứt bặt sinh tử. Bởi vì cái tâm và đôi mắt thấy được dấu đạo khổ tập của thuở ban đầu nghe pháp Tứ Ðế chưa phải là chứng đạo, chỉ mới kiến đạo, được gọi là sơ quả Tu Ðà Hoàn. Kiến đạo khác với chứngđạo. Kiến đạo chỉ mới có thấy được đạo ở trước mặt giống như mới thấy dấu chân trâu, chứ chưa bắt gặp trâu thật. Còn chứng đạo làđã đạt đạo giống như người đi tìm trâu đã bắt gặp được trâu thật ngay thực tại.
Qua 2 bài pháp Tứ Ðếvà Vô Ngã Tưởng mà Ðức Thế Tôn đã thuyết giảng cho 5 vị TỳKheo, cho ta thấy đó là một tiến trình tu tập Phật pháp có kỹ thuật, bởi vì phải trải qua 3 giai đoạn. Thời gian của 3 giai đoạn không ấnđịnh khi nào được kiến đạo, chấm dứt thực tập, lúc nào đạt đạo. Tức là không thiếu, không dư, đủ để thấy, để tu, để chứng do căn cơ, trình độ nhận thức của hành giả mà có.
Giai đoạn đầu là kiến đạo tích, đó là sơ quả do nhận thức chân lý của Tứ Ðế về Khổ Tậpthuộc nhân quả thế gian. Giai đoạn giữa là giai đoạn của Diệtvà Ðạo, thuộc nhân quả xuất thế gian, tức là thời gian tu tậpđạo lý vô ngã của bài pháp vô ngã tưởng để tận diêtvô minh lậu hoặc trên vận hành đang tiến đến giai đoạn ba, là giaiđoạn tuần tự chứng đắc nhị quả, tam quả và tứ quả, là quả vị A La Hán vô sinh.
Sau khi độ cho 5 anh em ông Kiều Trần Như được xuất gia thành Tỳ Kheo, Ðức Thế Tôn và 5 vị TỳKheo đi về xứ Ma Kiệt Ðà, tại đây Ðức Thế Tôn gặp cha con ông Da Xá và 50 môn đồ của Da Xá, ba anh em ông Ca Diếp (Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Na Ðề Ca Diếp, Gia Ðà Ca Diếp) và 1000 môn đồ của họ. Hai vị Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất và 200 môn đồ của họ và vua Tần Bà Sa La. Tất cả đều được Ðức Thế Tôn thuyết cho nghe 2 bài pháp Tứ Ðế và Vô Ngã Tưởng. Thuyết xong, Phật hỏi họ sắc thân thường hay vô thường. Tất cả đều trả lời vô thường, sau đó họ xin xuất gia theo Phật. Thế là Tăng Ðoàn của Ðức Thế Tôn lúc bấy giờ từ 5 vị được lên đến 1250 Tỳ Kheo Tăng.
Ðức Thế Tôn tiếp tục cuộc hành trình chuyển pháp luân về tại hoàng cung vua Tịnh Phạn, rồi đến các địa danh Linh Thứu, Trúc Lâm, Kỳ Viên, Xá Vệ, Núi Kỳ Xà Quật, v.v… Tại những nơi ấy, Ðức Thế Tôn đổi cách nói pháp, tức là Ðức Thế Tôn không nói Tứ Ðế, Vô Ngã Tưởng như thuở ban đầu, mà nói ra vô số bài pháp khác nhau, bởi vì do căn cơ, trình độ chúng sinh mà có cách nói pháp xen kẽ như vậy. Nếu không nói là thời điểm giáo pháp và uy danh của Ðức Thế Tôn bắt đầu lan rộng ra khắp dân gian tại Ấn Ðộ, làm cho các học thuyết của nhiều bạo lực ngoại đạo xa gần nghe đến, sanh lòng ganh ghét, đố kỵ với Phật, do vậy Phật mới thuyết ra nhiều giáo pháp khác nhau để hoá độ cho vô số hạng người trong nhiều giai cấp đang ồ ạt đến Phật, trong đó có ngoại đạo đến chất vấn Phật. Nhờ đó, vào cuối thời Phương Ðẳng, đầu thời Bát Nhã là thời điểm KHÔNG LUẬN của Ðại Thừa, Phật đang đưa ra, làm cho vô số chóp bu ngoại đạo và môn đồ của họ, từ chỗ sử dụng đa ngôn trong việc lý luận để bào chữa cái tà thuyết hữu ngã, năm thứ ác kiến, cho đến ngõ cụt ngôn ngữ, lý luận bị im bặt và cuối cùng quy y theo Phật. Trong đó có số người xin xuất gia làm Tỳ Kheo, có sốngười làm cư sĩ với vai trò.
Cho nên qua năm thời kỳPhật nói kinh suốt 45 năm, dù là Hoa Nghiêm, A Hàm (5 bộ tạng kinh Nikaya), Lăng Nghiêm, Lăng Già, Bảo Tích, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn, v.v… tư tưởng của Tứ Ðế và Vô Ngã Tưởng vẫn bàng bạc hiện hữu trong đó. Mặc dù 2 cụm từ Tứ Ðếvà Vô Ngã Tưởng ít khi thấy Phật đề cập đến trong các kinh, mà chỉthấy Ðức Phật sử dụng ngôn ngữ tục đế để lý luận, giảng nói vềsinh, già, bệnh, chết, luân hồi khổ đau do vô minh, chấp ngã mà có. Ðể được vô ngã là con đường giải thoát sinh tử là do tu tập các pháp để tận diệt vô minh, ngã chấp. Từ đây cho ta thấy rằng nềnđạo lý giải thoát của Phật chỉ ở nơi hai bài kinh Tứ Ðế và Vô Ngã Tưởng đó thôi. Cho nên Tam Tạng Kinh, Luật, Luận của Phật, có đến hàng trăm, hàng ngàn quyển, có tên gọi khác nhau, có ngôn ngữ luận giảng khác nhau; nhưng chung quy không ngoài ý tưởng của hai bài pháp Tứ Ðế và Vô Ngã Tưởng luôn ẩn tàng trong đó.
Ngay cả sau Phật nhập diệt hằng trăm năm, có nhiều Bồ Tát luận sư như Thế Thân, Vô Trước, Mã Minh, Long Thọ… viết ra nhiều bộ luận rất siêu tuyệt và nhiều vị tổsư trong 10 Tông phái viết ra nhiều sách giảng luận Phật pháp như bộThái Hư Ðại Sư hay các chư tôn giáo phẩm tại các quốc gia có Phật giáo nói chung, Việt Nam nói riêng trong các thế kỷ qua và hôm nay trong nước và hải ngoại đã và đang viết ra nhiều sách Phật pháp, nhiều tập san Phật giáo. Tất cả đều chuyên chở tư tưởng của ba bài pháp Tứ Ðế, Vô Ngã Tưởng và Mười Hai Nhân Duyên. Tuy ba mà là một,đó là pháp Mười Hai Nhân Duyên duy nhất, đạo lý thực chứng của Ðức Phật.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.3/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment