Nếu chỉ vì ngũ quan không thể tri giác được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn (*) là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kia kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng.Trong bài ngụ ngôn được nhiều người biết, "Rùa và Cá", cá chỉ biết có nước nên trong lúc trò chuyện với rùa, cá dõng dạc kết luận rằng không có đất bởi vì những câu hỏi của cá đều được rùa trả lời "không".
Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ sống trong nước và không biết gì ngoài nước.
Một hôm, cá mải mê vởn vơ bơi lội thì gặp lại chị rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi chơi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà đã lâu tôi không gặp?"
-- chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng trên đất khô. Rùa trả lời.
-- Ðất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là cái gì? Tôi chưa khi nào thấy đất mà khô. Ðất khô chắc là không có gì hết. Bẩm tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:
-- Ðược, tốt lắm, chị muốn nghĩ như vậy cũng được. Không ai ngăn cản chị đâu. Tuy nhiên, chỗ mà tôi đi mấy hôm rày đất khô thật.
-- Này chị rùa, đâu chị nói rõ lại coi. Ðất khô mà chị nói nó ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?
-- Không, đất khô, không ẩm ướt.
-- Ðất khô có mát mẻ , êm dịu và dễ chịu không?
-- Không, đất khô không mát mẻ và êm dịu dễ chịu.
-- Ðất khô có trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không?
-- Không, đất khô không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được.
-- Ðất khô có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy được không?
-- Không, đất không mềm mại dịu dàng, và không thể bơi lội trong lòng đất.
-- Ðất có di chuyển và trôi thành dòng không?
-- Không, đất không di chuyển và không trôi chảy thành dòng.
-- Ðất có nổi sóng và tan ra thành bọt không? Cá bực mình với hàng loạt trả lời không của rùa.
-- Không, đất không nổi sóng. Rùa thành thật trả lời.
Cá bỗng nhiên lộ vẻ hân hoan của người đắc thắng và vang lên:
-- Thấy chưa, thật quả như tôi đã nói chớ gì nữa? Tôi đã bảo rằng đất khô của chị chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và chị đã xác nhận rằng đất khô không ẩm ướt, không mát mẻ, và không êm dịu dễ chịu, không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được, không mềm mại và dịu dàng dễ chịu để mình có thể bơi lội trong ấy, đất cũng không di chuyển và trôi chảy thành dòng, cũng không nổi sóng và cũng không tan thành bọt. Không phải gì hết thì có phải là hư vô không?
Rùa đáp:
-- Ðược, tốt lắm, này chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất là hư vô, không có gì hết, thì chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, người nào đã biết nước và đất liền rồi sẽ nói rằng chị chỉ là con cá dại dột, vì chị quả quyết rằng cái gì mà chị không biết là không có gì hết, là hư vô. Nói là hư vô bởi vì không bao giờ chị biết.
Ðến đây rùa bỏ cá ở lại một mình với ao đầm nhỏ bé, quay đầu lội đi và suy tưởng đến một cuộc viễn du khác lên đất khô, nơi mà cá tưởng tượng là hư vô.
Câu chuyện lý thú nầy ngụ ý rằng tuy đã có sống trong nước và trên đất khô, rùa không thể giải thích cho cá, chỉ biết nước, bản chất thật sự của đất. Mà cá cũng không thể nhận thức được thế nào là đất liền, vì chỉ biết có nước thôi.
Cũng thế ấy, tuy chư vị A-La-Hán đã từng biết thế nào là thế gian, và trạng thái siêu nhiên là sao, nhưng các Ngài không thể dùng ngôn ngữ bình thường của thế gian để mô tả trạng thái siêu thế. Mà người tại thế cũng không thể nhận thức bằng sự hiểu biết thông thường của người thế gian trạng thái siêu thế là sao.
(...) Niết Bàn không phải là hư vô, cũng không phải chỉ là một sự chấm dứt. Niết Bàn không phải là thế nào thì ta có thể nói một cách quả quyết. Nhưng nếu phải mô tả chính xác Niết Bàn là thế nào thì ngôn ngữ của thế gian không thể thích hợp vì Niết Bàn là tuyệt đối, duy nhứt. Phải tự mình chứng ngộ (paccatam veditabbo).
Chú thích:
(*) Niết Bàn: Từ chữ Nirvana (Sankrit), Nibbàna (Pali). Niết bàn là trạng thái tịch tịnh, tịch diệt, mục đích giải thoát cuối cùng của đạo Phật. Tịch diệt hết các phiền não, tham ái sinh y. Tịch tịnh là một trạng thái an tịnh an lạc tuyệt đối, không còn bị sinh tử chi phối.
"Ni" có nghĩa là "không" và "vana" có nghĩa là "ái dục" là sự thương yêu và thèm muốn. Như vậy Niết Bàn là sự diệt tắt ái dục, diệt tắt thương yêu và thèm muốn. Ngày nào còn bị ái dục hay luyến ái trói buộc thì còn tạo thêm nghiệp mới và cái nghiệp mới nầy phải trổ sanh quả dưới một hình thức nào trong vòng sanh tử tử sanh không cùng tận. Ðến khi mọi hình thức ái dục chấm dứt thì năng lực của nghiệp tái tạo cũng dứt và ta thành đạt Niết Bàn, thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/7/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Thuở xưa có một con cá. Cá chỉ sống trong nước và không biết gì ngoài nước.
Một hôm, cá mải mê vởn vơ bơi lội thì gặp lại chị rùa. Hỏi ra thì hèn lâu rùa đi chơi dạo trên đất liền. Cá hỏi: "Chào chị rùa, chị đi đâu mà đã lâu tôi không gặp?"
-- chị cá, chào chị. Hôm rày tôi đi một vòng trên đất khô. Rùa trả lời.
-- Ðất khô à! Cá lấy làm ngạc nhiên. Chị nói đất khô, vậy đất khô là cái gì? Tôi chưa khi nào thấy đất mà khô. Ðất khô chắc là không có gì hết. Bẩm tánh ôn hòa, rùa nhỏ nhẹ đáp:
-- Ðược, tốt lắm, chị muốn nghĩ như vậy cũng được. Không ai ngăn cản chị đâu. Tuy nhiên, chỗ mà tôi đi mấy hôm rày đất khô thật.
-- Này chị rùa, đâu chị nói rõ lại coi. Ðất khô mà chị nói nó ra làm sao, giống như cái gì? Nó có ẩm ướt không?
-- Không, đất khô, không ẩm ướt.
-- Ðất khô có mát mẻ , êm dịu và dễ chịu không?
-- Không, đất khô không mát mẻ và êm dịu dễ chịu.
-- Ðất khô có trong suốt và ánh sáng rọi xuyên qua được không?
-- Không, đất khô không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được.
-- Ðất khô có mềm mại và dịu dàng để mình bơi lội trong ấy được không?
-- Không, đất không mềm mại dịu dàng, và không thể bơi lội trong lòng đất.
-- Ðất có di chuyển và trôi thành dòng không?
-- Không, đất không di chuyển và không trôi chảy thành dòng.
-- Ðất có nổi sóng và tan ra thành bọt không? Cá bực mình với hàng loạt trả lời không của rùa.
-- Không, đất không nổi sóng. Rùa thành thật trả lời.
Cá bỗng nhiên lộ vẻ hân hoan của người đắc thắng và vang lên:
-- Thấy chưa, thật quả như tôi đã nói chớ gì nữa? Tôi đã bảo rằng đất khô của chị chỉ là hư vô, không có gì hết. Tôi hỏi và chị đã xác nhận rằng đất khô không ẩm ướt, không mát mẻ, và không êm dịu dễ chịu, không trong suốt và ánh sáng không rọi xuyên qua được, không mềm mại và dịu dàng dễ chịu để mình có thể bơi lội trong ấy, đất cũng không di chuyển và trôi chảy thành dòng, cũng không nổi sóng và cũng không tan thành bọt. Không phải gì hết thì có phải là hư vô không?
Rùa đáp:
-- Ðược, tốt lắm, này chị cá, nếu chị quả quyết rằng đất là hư vô, không có gì hết, thì chị cứ tiếp tục nghĩ như thế. Thực ra, người nào đã biết nước và đất liền rồi sẽ nói rằng chị chỉ là con cá dại dột, vì chị quả quyết rằng cái gì mà chị không biết là không có gì hết, là hư vô. Nói là hư vô bởi vì không bao giờ chị biết.
Ðến đây rùa bỏ cá ở lại một mình với ao đầm nhỏ bé, quay đầu lội đi và suy tưởng đến một cuộc viễn du khác lên đất khô, nơi mà cá tưởng tượng là hư vô.
Câu chuyện lý thú nầy ngụ ý rằng tuy đã có sống trong nước và trên đất khô, rùa không thể giải thích cho cá, chỉ biết nước, bản chất thật sự của đất. Mà cá cũng không thể nhận thức được thế nào là đất liền, vì chỉ biết có nước thôi.
Cũng thế ấy, tuy chư vị A-La-Hán đã từng biết thế nào là thế gian, và trạng thái siêu nhiên là sao, nhưng các Ngài không thể dùng ngôn ngữ bình thường của thế gian để mô tả trạng thái siêu thế. Mà người tại thế cũng không thể nhận thức bằng sự hiểu biết thông thường của người thế gian trạng thái siêu thế là sao.
(...) Niết Bàn không phải là hư vô, cũng không phải chỉ là một sự chấm dứt. Niết Bàn không phải là thế nào thì ta có thể nói một cách quả quyết. Nhưng nếu phải mô tả chính xác Niết Bàn là thế nào thì ngôn ngữ của thế gian không thể thích hợp vì Niết Bàn là tuyệt đối, duy nhứt. Phải tự mình chứng ngộ (paccatam veditabbo).
(...) Trong kinh Itivuttaka, Đức Phật dạy:
"Có hai hình thức chứng nghiệm Niết Bàn là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân và chứng nghiệm Niết Bàn lúc không còn thân.
"Có hai hình thức chứng nghiệm Niết Bàn là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân và chứng nghiệm Niết Bàn lúc không còn thân.
"Nầy chư Tỳ khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân là gì? Là nơi đây, nầy chư Tỳ khưu, một thầy Tỳ khưu đắc Quả A La Hán, đã tận diệt mọi ô nhiễm, đã sống đời sống thiêng liêng cao thượng, đã làm những việc cần phải làm, đã bỏ gánh nặng xuống, đã thành đạt mục tiêu, đã tận diệt mọi trói buộc của đời sống, một thầy Tỳ khưu hiểu biết chân chánh và đã được giải thoát. Ngũ quan của thầy vẫn còn, và vì chưa xa lìa hẳn ngũ quan, thầy còn thọ hưởng những quả lành và gặt hái những quả dữ. Sự chấm dứt tham, sân, si, của thầy tỳ khưu ấy gọi là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc còn mang thân ngũ uẩn".
"Nầy chư Tỳ khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn là gì?"Nơi đây, nầy chư Tỳ khưu, một thầy tỳ khưu đắc Quả A La Hán, đã tận diệt mọi ô nhiễm, đã sống đời sống thiêng liêng cao thượng, đã làm những việc cần phải làm, đã bỏ gánh nặng xuống, đã thành đạt mục tiêu, đã tận diệt mọi trói buộc của đời sống, một thầy Tỳ khưu hiểu biết chân chánh và đã được giải thoát. Trong chính kiếp sống ấy, thầy không còn thích thú với những cảm giác của thân nữa, thầy mát mẻ. Đó là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn." [5]
"Nầy chư Tỳ khưu, chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn là gì?"Nơi đây, nầy chư Tỳ khưu, một thầy tỳ khưu đắc Quả A La Hán, đã tận diệt mọi ô nhiễm, đã sống đời sống thiêng liêng cao thượng, đã làm những việc cần phải làm, đã bỏ gánh nặng xuống, đã thành đạt mục tiêu, đã tận diệt mọi trói buộc của đời sống, một thầy Tỳ khưu hiểu biết chân chánh và đã được giải thoát. Trong chính kiếp sống ấy, thầy không còn thích thú với những cảm giác của thân nữa, thầy mát mẻ. Đó là chứng nghiệm Niết Bàn trong lúc không còn thân ngũ uẩn." [5]
Trích Ðức Phật và Phật Pháp (The Buddha and His Teachings) Tác giả: Ðại đức Mahathera Narada,
Bản dịch của Phạm Kim Khánh (Chương 33 - Niết Bàn).
Chú thích:
(*) Niết Bàn: Từ chữ Nirvana (Sankrit), Nibbàna (Pali). Niết bàn là trạng thái tịch tịnh, tịch diệt, mục đích giải thoát cuối cùng của đạo Phật. Tịch diệt hết các phiền não, tham ái sinh y. Tịch tịnh là một trạng thái an tịnh an lạc tuyệt đối, không còn bị sinh tử chi phối.
"Ni" có nghĩa là "không" và "vana" có nghĩa là "ái dục" là sự thương yêu và thèm muốn. Như vậy Niết Bàn là sự diệt tắt ái dục, diệt tắt thương yêu và thèm muốn. Ngày nào còn bị ái dục hay luyến ái trói buộc thì còn tạo thêm nghiệp mới và cái nghiệp mới nầy phải trổ sanh quả dưới một hình thức nào trong vòng sanh tử tử sanh không cùng tận. Ðến khi mọi hình thức ái dục chấm dứt thì năng lực của nghiệp tái tạo cũng dứt và ta thành đạt Niết Bàn, thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/7/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment