Monday, 8 July 2013

TRACH PHAP.

TRẠCH PHÁP.
Dịch giả: Pháp Thông


TỰA
Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này ở một giai đoạn rất đáng lưu ý, một trong những giai đoạn ngắn ngủi khi mà những lời dạy của Đức Phật còn tồn tại trên thế gian. Những lời dạy đó là Bát Thánh Đạo — giới, định và tuệ, đặc biệt là kỹ thuật thiền Minh Sát (Vipassana) nhờ đó chúng ta có thể tu tập tâm để thấy được bản chất tối hậu của các pháp thế gian, tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã của chúng. Với sự phát triển của trí tuệ xả ly này, tâm chúng ta dần dần mất đi những căng thẳng, thống khổ và dục vọng, và nhờ vậy phát triển được sự bình yên và hạnh phúc chơn thực.
Bài viết này được viết bằng tất cả sự khiêm tốn của một người mới vừa bước trên Đạo Lộ, trong tinh thần “ehipassiko” (đến để thấy), đặc tính của Pháp (Dhamma) vốn mời mọi người đến để thấy và thử nghiệm nó. Tất nhiên vẫn còn một đoạn đường dài phải đi, nhưng bất cứ những gì Đạo Lộ này dẫn đến không có gì phải hoài nghi cả và vì thế bài viết này, xem như một sự biểu lộ của ước muốn chân thành trong tâm, nhằm khuyến khích, thúc giục mọi người hãy tự mình gánh vác công việc diệt trừ vô minh và ái dục vô cùng lợi ích này đế đoạn tận mọi khổ đau.
Susan Elbaum Jootla
Dalhouse
GIỚI THIỆU
Tất cả những lời dạy của Đức Phật  chỉ có một mục đích duy nhất — diệt trừ mọi khổ đau, sầu muộn, bất hạnh, và thống khổ. Mọi hình thức thiền mà Đức Phật giải thích đều được hoạch định nhằm rèn luyện cho tâm của người học Phật trở nên xả ly, buông bỏ các pháp (hiện tượng) thế gian, cả bên trong cũng như bên ngoài bản thân họ. Đây là mục đích của thiền Phật giáo bởi vì sự xả ly là đối nghịch của tham ái (taṇhā) và chính tham ái này là nguồn gốc của mọi loại khổ đau mà các hữu tình chúng sinh phải nếm trải trong cuộc đời. Do không hiểu biết về bản chất thực của các pháp thế gian mà tham ái này đã ăn rễ sâu xa trong tâm của chúng ta. Vì thế, vipassana hay kỹ thuật thiền minh sát của Đức Phật đã được hoạch định để cho chúng ta khả năng chọc thủng vào những ảo tưởng về bản chất của thực tại, những ảo tưởng vốn tồn tại lâu đời do sự nhận thức không đúng của chúng ta về thế gian và về chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải có được sự hiểu biết sâu sắc về tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã của các pháp hữu vi (các hiện tượng do điều kiện tạo thành), về mọi hiện tượng tâm và vật lý (danh & sắc), vốn là kết quả của một số nhân nào đó. Tuệ giác thường được quan niệm như một kinh nghiệm diệu kỳ chỉ xảy ra một cách bất ngờ và lập tức làm cho mọi thứ sáng tỏ rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn chung thì tuệ giác được phát triển từ từ và theo tuần tự qua tiến trình chiêm quan , thẩm sát và phân tích các hiện tượng một cách cẩn thận cho đến khi bản chất tối hậu nằm đằng sau sự thực chế định và có vẻ như thật của chúng được nhận thức một cách tách bạch và chắc chắn. Tiến trình này trong Pāḷi gọi là Dhammavicaya (trạch pháp hay thẩm sát pháp) và cũng liên quan mật thiết với yoniso-manasikāra (như lý tác ý hay khéo tác ý) mà chúng ta sẽ khảo sát ở đây. Đại Trưởng-lão Ledi (Miến Điện) trong cuốn Bodhipakkhiya Dīpani (Tường Giải Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Giác Ngộ) xác định dhammavicaya — trạch pháp, là đồng nhất với trí tuệ (paññā) và chánh kiến (sammādiṭṭhi) và mô tả tiến trình trạch pháp với ví dụ: “Cũng như những hạt bông được người ta đem ra cán và chải, v. v…để tạo ra sợi vải như thế nào, tiến trình quan sát tới lui nhiều lần năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) với những chức năng của minh sát trí (vipassanā ñāṇa) còn được gọi là “Dhammavicaya”—trạch pháp, cũng như thế ấy. Trước tiên những chủ đề phải được thẩm sát (nghiên cứu tỉ mỉ), hay những nội dung của sự thẩm sát để có trí tuệ đưa đến giải thoát, phải được xem xét. Kế đó vai trò của trạch pháp (dhammavicaya) đặc biệt như một phần của thiền minh sát (vipassana) sẽ được bàn luận. Tiếp theo sẽ bàn đến vai trò của như lý tác ý trong việc ngăn sự khởi sanh của các chướng ngại tâm lý hay các triền cái có thể cản trở sự tiến bộ trong thiền và (như lý tác ý) còn được xem như một trong những yếu tố căn bản dẫn đến sự tăng trưởng của trí tuệ. Cuối cùng phương pháp sử dụng trạch pháp với các Chi Phần Giác Ngộ khác và với các yếu tố của Bát Thánh Đạo sẽ được trình bày. Một cái tâm khéo-tu tập, khéo-kiểm soát là một khí cụ mạnh mẽ có khả năng xem xét đầy đủ về mọi vấn đề một cách hợp lý và hiểu rõ những sự thực tối hậu của hiện hữu. Nhờ phát triển khả năng thẩm sát một cách khách quan và thấu suốt của tâm, chúng ta đang làm việc để tự giải thoát mình ra khỏi vô minh, và như vậy cũng thoát khỏi mọi tham ái và khổ đau như kết quả của nó.
NHỮNG NỘI DUNG CỦA THẨM SÁT
Trạch pháp hay thẩm sát pháp là một trong những yếu tố chính và sự tu tập trạch pháp này có thể dẫn chúng ta đến chỗ giải thoát khỏi mọi khổ đau. Đức Phật đã định nghĩa trạch pháp (dhammavicaya) này như sự “tìm kiếm, thẩm sát, xem xét kỹ lưỡng, để có tuệ giác hay sự hiểu biết sâu sắc về những điều kiện bên trong tự thân…và những điều kiện bên ngoài.” Trạch pháp là một trong Bảy Giác Chi hay Bảy Chi Phần Dẫn Đến Giác Ngộ và thường được dịch là Trạch Pháp Giác Chi. Chữ Dhamma có hai cách dùng hoàn toàn rõ rệt và vì thế sự thẩm sát về pháp hàm ý cả hai, một là phân tích Pháp (Dhamma) —  Pháp ở đây là những sự thực cơ bản của hiện hữu như đã được Đức Phật giảng dạy, và hai là phân tích các pháp (dhammas) — đó là tất cả pháp hay bất cứ hiện tượng gì xảy ra. Trạch pháp phải bao gồm luôn cả sự tư duy thận trọng (chánh tư duy) dẫn đến một sự hiểu biết thấu đáo về ít nhất là những giáo lý này: Tứ Thánh Đế, Tam Tướng của Hiện Hữu, và Pháp Duyên Sanh, cũng như một số ý niệm về sự Vận Hành của Nghiệp. Khi chúng ta nghiên cứu các pháp (dhammas), chúng ta chủ yếu quan tâm với sự xác quyết của chúng ta về bản chất cùng tột của Ngũ Uẩn, các hiện tượng tâm và vật lý (danh & sắc), với sáu căn và sáu trần cảnh tương ứng của chúng vốn là những căn bản của tất cả thức, xúc, thọ, tưởng và các hành.
Khi chúng ta trạch pháp là chúng ta đang cố gắng thấu hiểu và nắm bắt ý nghĩa những Lời Dạy của Đức Phật. Những chân lý này là những gì ngài đã tự mình khám phá và do đó ngài biết rõ chúng với sự chắc chắn hoàn toàn. Đối với chúng ta nếu chỉ vì niềm tin mà chấp nhận những chân lý ấy thì sẽ không được nhiều lợi ích lắm. Trong bài pháp nổi tiếng Đức Phật thuyết cho những người dân Kalamas, ngài nói, “Các ngươi chớ để bị đánh lừa bởi lời đồn hay truyền thống …cũng chớ để bị đánh lừa vì lòng kính trọng một bậc sa-môn (người chủ trương như vậỵ) . Nhưng này các Kalamas, khi nào các ngươi tự mình biết: ‘Những pháp này là không lợi ích, những pháp này là đáng khiển trách,’…lúc đó các ngươi hãy vứt bỏ chúng… Nhưng nếu bất cứ lúc nào các ngươi tự mình biết: ‘Những pháp này…khi thực hành và thọ trì dẫn đến lợi ích và an lạc,’ — Thời, này các Kalamas, các ngươi hãy thọ trì những pháp ấy, an trú trong những pháp ấy.” Và ở đây ngài cố ý nói  rằng các người dân Kalamas hãy đối xử với những lời dạy của ngài giống như đối xử với những lời dạy của các vị thầy khác trên tinh thần như vậy. Chúng ta phải tự mình khám phá những lời dạy của Đức Phật một cách thấu đáo, cẩn thận và hợp lý bằng cách lấy Tứ Thánh Đế, Tam Tướng,Giáo Lý Duyên Sinh (bao gồm luôn Nghiệp) như những giả thuyết tạm thời cần phải được hiểu và chứng minh trước sự thoả mãn của tâm chúng ta. Cho dù lần đầu tiên tiếp xúc với những ý tưởng này có thể chúng ta không hiểu được rõ lắm, song chúng ta cũng không vì một mình lí do đó mà vứt bỏ chúng — thái độ như thế sẽ cản trở và ngăn lại mọi tiến bộ của chúng ta trên Đạo Lộ. Suy cho cùng, sẽ hoàn toàn hợp lý để cho rằng trên thế gian này có những người thông tuệ hơn chúng ta và Đức Phật là một trong số những người ấy. Một khi chúng ta đã thực hành, dù chỉ một ít trên Đạo Lộ và có được chút lợi ích nào đó từ việc thực hành này, chúng ta mới biết rằng Đức Phật quả thực thông tuệ hơn hẳn chúng ta vì chính ngài là người đầu tiên dạy phương tiện giải thoát này vậy. Vì thế hãy sẵn lòng cởi mở tâm trí của mình để khám phá những gì Đức Phật dạy cho dù mới đầu nó có vẻ khó hiểu đối với cách suy nghĩ hạn hẹp của chúng ta. Trên căn bản của sự hiểu biết đầy đủ những chân lý, sự hiểu biết có được bằng sự quân bình giữa tâm trí cởi mở và niềm tin, này trí tuệ giải thoát chắc chắn sẽ tự động tăng trưởng.
1. Tứ Thánh Đế
Phương diện đầu tiên của Pháp (Dhamma) cần đề cập là Tứ Thánh Đế: Khổ, Nguồn gốc của khổ, sự Diệt của khổ và con đường dẫn đến sự Diệt của Khổ, giáo lý trung tâm của Đức Phật, bởi vì “Chính do không hiểu biết, không thể nhập Tứ Thánh Đế mà chúng ta mãi trôi lăn, rong ruỗi trên con đường dài vô tận của Luân Hồi (Saṁsāra).”[1]
Chúng ta phải xem xét cẩn thận bản chất của cuộc sống để tự mình xác định xem thực chất nó là hạnh phúc hay đau khổ, mãn nguyện hay bất toại nguyện, đầy niềm vui hay nỗi buồn. Bất luận những gì chúng ta nhìn vào, dù đó là thân hay tâm của chúng ta, hay đó là thế giới bên ngoài cũng vậy, nếu chúng ta chọc thủng được sự thực bề ngoài có vẻ như thật của nó, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rằng đau khổ (dukkha) nhiều hơn là hạnh phúc (sukha) bởi vì tất cả những kinh nghiệm và phương diện dường như thú vị của cuộc sống chắc chắn sẽ tàn phai và để lại đằng sau chúng cũng cái tình trạng bất toại nguyện cố hữu trước khi cái thoáng hạnh phúc phù du do dục lạc ấy tạo ra. Nếu chúng ta nghĩ về bản chất của thân xác chúng ta, rõ ràng nó phải trở nên già nua, bệnh hoạn và cuối cùng là chết và hầu như từ lúc sinh ra chúng ta luôn thấy mình không lúc nào được ở trong tình trạng sức khoẻ hoàn hảo cả; và từ lúc sinh ra thân này lúc nào cũng ở trong một trận chiến xuống dốc vì cái chết là hệ quả tất yếu của cuộc sống. Nếu chúng ta ghi nhớ điều này trong tâm, làm sao chúng ta có thể nói được rằng có sự mãn nguyện hay hạnh phúc trường cửu trong cuộc sống?  Đại Sư Ledi đã diễn đạt ý đó trong cuốn Magganga Dipani (Bát Chánh Đaọ Tường Giải) như thế này “Từ lúc thụ thai không có lấy một khoảnh khắc nào mà chúng ta không phải chịu sự huỷ diệt. Khi sự huỷ diệt thực sự (cái chết) đến, chúng ta cảm thọ khổ đau trăm bề.” Nếu chúng ta  xem xét tâm của chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng hầu như lúc nào nó cũng ở trong một trạng thái không vui nào đó — từ sự bất toại nguyện nhẹ nhàng qua trạng thái lo âu đến nỗi tuyệt vọng hoàn toàn. Rất hiếm khi chúng ta có được những khoảnh khắc vui tươi, nhưng rồi trước niềm vui ấy chúng ta lại phản ứng bằng cách cố gắng bám giữ vào chúng, và trạng thái khao khát muốn bám giữ đó cũng là khổ — dukkha. Nếu chúng ta nhìn vào thế giới bên ngoài thông qua các giác quan của chúng ta, chúng ta cũng nhận ra biết bao người đang trong tình trạng đau đớn với những chứng bệnh kinh sợ, bao nhiêu hữu tình chúng sinh đang làm mồi cho nhau chỉ vì miếng cơm manh áo, vì mục đích tiêu khiển, vì quyền lực, biết bao người đang chết trong cô quạnh và không ai giúp đỡ — ngay chính lúc này — chúng ta chắc chắn rằng cái khổ (dukkha) đã chiếm ưu thế trong cuộc đời. Đức Phật, khi tóm tắt Thánh Đế Thứ Nhất (Khổ Thánh Đế) đã nói, “Sanh là khổ, chết là khổ, sầu muộn là khổ; không được những gì mình mong muốn là khổ; tóm lại Năm thủ uẩn là khổ.”[2] Chúng ta phải thẩm sát để thấy được vì sao mọi hiện hữu chỉ là khổ, và một cách để thực hiện điều này là ngẫm nghĩ đến “những cảnh khổ” mà Đức Phật đã thấy trước khi đạt đến sự Giác Ngộ, những cảnh tượng đã khiến cho ngài phải lìa bỏ gia đình để đi tìm sự giải thoát tối hậu khỏi mọi Khổ đau. Chúng ta sẽ thành công nếu suy xét đến một người già, một người bệnh trầm kha, và một xác chết. Tác ý đến những cảnh tượng như vậy sẽ dạy cho chúng ta rất nhiều điều về Khổ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Để tìm ra lối thoát khỏi mọi khổ đau, chúng ta phải biết rõ về nhân sanh của nó, và như Đức Phật đã thấy, taṇhā (chấp thủ, tham ái, khát vọng, dục vọng v.v… ) là nguyên nhân cơ bản của khổ. “Do ái sanh sầu ưu; do ái sanh sợ hãi,” từ tất cả các loại tham ái này mà bất hạnh xảy đến; từ sự mến chuộng, ưa thích, dính mắc, dục vọng (cũng như mặt trái của nó: sân hận, ác cảm, ác ý) khổ đau sanh[3]. Tham ái tự nó là khổ, và chắc chắn nó sẽ còn dẫn đến khổ hơn nữa trong đời này và các đời tương lai. Có nhận ra khổ này là sự thực như thế nào, chúng ta mới nhận ra sự cần thiết phải từ bỏ hoàn toàn mọi tham ái. Chúng ta phải xem xét những vận hành của tâm chúng ta một cách thấu đáo. Chúng ta phải quan sát để thấy là tâm chúng ta hầu như luôn luôn vướng vào một hình thức tham ái hay ước muốn nào đó — hoặc tích cực vươn ra để nắm lấy đối tượng hoặc mặt kia thì cố gắng để đẩy một cái gì đó ra — dù đối tượng có là thô hay vi tế. Trong khi chúng ta thực sự khát khao một vật nào đó — có thể cái chúng ta khao khát chỉ là một món ăn của đời thường hay cũng có thể là một ước muốn cao vời hơn như được tái sanh trong cõi Phạm thiên chẳng hạn — là chúng ta đang ở trong tâm trạng bất toại nguyện, tức là chúng ta không cảm thấy thoả mãn và khát khao để được thoả mãn — sự không thoả mãn này, không cảm thấy đầy đủ này là khổ. Thế nhưng, nếu như chúng ta có đạt được mục đích chăng nữa, tham ái của chúng ta cũng không biến mất; mà thực ra nó lại được tăng cường thêm và kết quả là khổ thêm nữa. Được những gì mình muốn thường dẫn đến một đối tượng mới để chúng ta muốn nữa, hoặc để bổ khuyết cho đối tượng ban đầu hoặc để tránh nhàm chán. Nhưng thoả mãn được lòng tham không liên quan gì đến sự diệt trừ tiến trình tâm cơ bản của tham ái; thực tế khi chúng ta được cái mình muốn thì đó chẳng qua chỉ là tiếp thêm nhiên liêu vào ngọn lửa đang cháy của nó mà thôi. Còn nếu điều chúng ta mong muốn không thể đạt được, thời sẽ dẫn đến một hình thức nhói đau hơn của khổ, đó là bực bội, thất vọng. Và nếu chúng ta xem xét những cảm giác kết hợp với hình thức tiêu cực của tham ái như sân hận, ác cảm… rõ ràng chúng ta sẽ thấy chúng luôn luôn là khổ (dukkha). Như vậy chúng ta có thể tự xác định được tham ái gây ra mọi khổ đau cho chúng ta trong đời này như thế nào.
Tham ái cũng còn là nguyên nhân của tái sanh, và một khi đã có sự sống mới thì toàn bộ chuỗi khổ tự động diễn ra và cuối cùng cái chết là chuyện không thể tránh được. Hầu hết chúng ta không thể tự mình hiểu được hiện tượng tái sanh trực tiếp như Đức Phật đã hiểu, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thấy được tính hợp lý trong hiện tượng ấy. Tất cả các loại tham ái, nếu nhìn vào đó một cách cẩn thận, thì hoá ra chỉ là những hình thức hay sự thể hiện khác nhau của khát vọng ngủ ngầm muốn được hiện hữu không ngừng của chúng ta mà thôi. Sức mạnh lớn lao của lực thúc đẩy sự sống này không chỉ biến mất vào lúc chết, mà chúng còn thôi thúc đi tìm sự hiện hữu mới (bhava saṅkhāras) trở thành nhân của sự tái sanh trong một nơi thích hợp. Phần lớn những lực này trong hữu tình chúng sinh là bất thiện, vì thế khi họ chết và sự sống tiếp tục mang lấy một hình thức mới, nó thường là trong những Cõi Khổ (địa ngục, ngạ quỷ…). Do đó chúng ta có thể thấy tham ái (tanha) tạo ra một sự sống mới cùng với tất cả khổ đau đi kèm với nó như thế nào. Thấy được bao nhiêu khổ đau mà con người phải kinh qua, chung quy cũng là vì tham ái, chắc chắn sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy chúng ta nghĩ ra cách làm thế nào để diệt trừ tham ái này.
Thánh Đế Thứ Ba nói rằng có sự diệt khổ; và khổ sẽ và chắc chắn phải diệt khi nhân (tham ái) được diệt trừ. “Đối với người hoàn toàn thoát khỏi tham ái không còn sầu ưu, thì sợ hãi do đâu mà có?” (Dhp.v.216). Bất cứ hiện tượng nào phát sanh do nhân duyên đều phải diệt khi các nhân duyên ấy ngưng hoạt động. Vì thế, nếu chúng ta trầm tư về điều này, chúng ta phải kết luận rằng nhiệm vụ thiết yếu của chúng ta là phải làm sao bứng gốc được mọi khuynh hướng dẫn đến tham ái; và từ bỏ được mọi khao khát cũng như sân hận của chúng ta đối với các đối tượng tương ưng của chúng nếu chúng ta muốn giải thoát khỏi khổ. Để dứt khoát buông bỏ được mọi thứ, từ trạng thái tâm hay sự kinh nghiệm trên bất kỳ cảnh giới hiện hữu nào, chúng ta phải thấy rằng tuyệt đối không có gì đáng để chấp thủ: đây là trí tuệ cần phải được tu tập bằng cách thẩm sát tất cả những hiện tượng ấy. Tuệ giác đạt được nhất thiết sẽ diệt trừ hết mọi khao khát và khổ đau.
Bát Thánh Đạo là phương tiện hay con đường mà Đức Phật đưa ra để có được trí tuệ giải thoát này. Chính nhờ hiểu rõ và tuân theo những bước đi của Đạo Lộ mà chúng ta có được khả năng nhìn đúng sự thực rằng không có gì đáng để khao khát cả. Khi tuệ giác trở nên thâm sâu hơn qua những cấp độ tư duy trên đề mục, tham ái (tanha) sẽ suy giảm và cuối cùng thì biến mất, và như thế chúng ta đã tự giải thoát mình ra khỏi mọi khổ đau. Đạo Lộ được chia thành ba phần: Giới (sīla), Định (samādhi) và Tuệ (paññā). Nhờ việc thực hành Giới chúng ta có thể phát triển Định và nhờ thực hành Định chúng ta phát triển trí tuệ. Thực sự ra tám bước của Đạo Lộ phải được tu tập cùng nhau ở bất kỳ thời điểm thích hợp nào khi chúng hỗ tương cho nhau trong từng giai đoạn chứ không nối tiếp hết bước này đến bước khác. (Để có một sự luận bàn chi tiết hơn về Đạo Lộ, vui lòng xem phần cuối của bài viết này.) Có một tỷ dụ nổi tiếng mô tả những vai trò riêng của Giới, Định và Tuệ, và nếu chúng ta xem xét ví dụ ấy một cách cẩn thận, chúng ta sẽ hiểu được là tại sao chúng ta phải tiến bước để diệt trừ tham ái. Một người đang khát đến bên một hồ nước phủ đầy rong rêu và muốn uống nước trong hồ đó. Nếu anh ta dùng tay gạt đám rong rêu ra và nhanh chóng hớp một hai hụm giữa đám rong rêu ấy thì việc làm đó cũng giống như thực hành giới (sīla), chế ngự những thân hành và khẩu hành thô bằng phương tiện rất tạm thời. Nếu anh ta bằng cách nào đó rào được một vùng nhỏ trong hồ để giữ cho đám rong rêu ở bên ngoài hàng rào, việc làm này giống như thực hành thiền định ở đây ngay cả những tư duy bất thiện cũng biến mất trong một thời gian, nhưng chúng chỉ bị đè nén và vẫn có thể xuất hiện trở lại nếu như hàng rào ấy bị thủng. Song nếu người ấy nhổ tiệt gốc mọi cọng rong trong hồ để cho nước thực sự trong sạch và uống được, việc làm này giống như thực hành tuệ. Thực sự chỉ có bằng trí tuệ, bằng việc thường xuyên thấy các pháp đúng như chúng thực sự là — vô thường, khổ và vô ngã — mà những khuynh hướng ngủ ngầm của tham ái mới bị bứng gốc hoàn toàn, không bao giờ quay trở lại được nữa. Nhờ thẩm sát cẩn thận các hiện tượng thân & tâm như vậy chúng ta có thể hiểu được Tứ Thánh Đế, Bát Thánh Đạo hoạt động như thế nào, chúng ta mới có thể hiểu được nếu “Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định” được tu tập và làm cho sung mãn, sẽ đưa đến đoạn tận tham, đoạn tận sân, và đoạn tận si ra sao”[4]. Sau khi đã thẩm sát một cách chu đáo, đã tuệ tri và thể nhập Tứ Thánh Đế này, cuối cùng chúng ta chắc chắn sẽ chấm dứt được cuộc lang thang vô định của chúng ta trong Luân Hồi (Saṁsāra) và đoạn tận mọi khổ đau.  
2. Tam Tướng (Ti-Lakkhana)
Ngoài Tứ Thánh Đế, sự thẩm sát pháp hay trạch pháp đưa đến giải thoát viên mãn cũng còn phải bao gồm việc nghiên cứu Ba Đặc Tính Phổ Quát hay gọi tắt là Tam Tướng (Ti-lakkhana): anicca — vô thường, dukkha — khổ, và anatta — vô ngã. Vạn pháp trong thế gian, dù tinh thần hay vật chất, dù bên trong hay bên ngoài chúng ta, dù thực hay không thực, đã đi vào hiện hữu do nhân duyên thì đều có cùng ba nét đặc trưng này như bản chất của nó. Và vì lẽ không có gì hiện hữu mà không phụ thuộc vào các pháp khác, cho nên tuyệt đối không có gì để chúng ta có thể xác định là thường, lạc, ngã và tịnh. Chúng ta phải khảo sát những sự thực này thật cẩn thận để biết là trong mọi trường hợp chúng có thể được áp dụng một cách triệt để như thế nào. Một khi chúng ta đã có cái nhìn thấu thị vào bản chất của thực tại như vậy, sự xả ly và giải thoát theo sau nó sẽ xảy ra.
Đặc tính thứ nhất trong ba đặc tính phải được thẩm sát này là vô thường —anicca, về một phương diện nào đó cũng là đặc tính nằm bên dưới hai đặc tính kia. Vô thường là bản chất hoàn toàn thoáng qua, hoàn toàn phù du, và không bền của mọi hiện tượng tâm và vật lý. Ở mức sự thực bề ngoài, chúng ta biết rất rõ mọi vật thay đổi nhưng chúng ta phải tự tu tập để thấy tiến trình thay đổi này đang diễn ra liên tục ở từng khoảnh khắc (sát-na) trong mọi vật như thế nào. Và những thay đổi thô có tính quy ước khác như trưởng thành và già nua thực sự xảy ra ra sao? Chúng ta phải khảo sát cẩn thận mọi dấu hiệu mà chúng ta có thể tìm thấy để hiểu được sự thâm sâu của vô thường (anicca) — bản chất của hiện hữu. Nếu mọi vật vững bền một cách vĩnh viễn thì sẽ không có gì để chúng ta có thể nghĩ được về điều mà vốn sẽ là như chúng ta biết nó trên phương diện quy ước. Thay đổi là đồng nghĩa với cuộc sống — thân của chúng ta không thể hiện hữu, nói gì đến sự hoạt động của nó, nếu các yếu tố tạo thành chúng cứ vẫn bất biến không thay đổi gì ngay cả trong một thời gian ngắn thôi! Tâm của chúng ta có thể không cảm nhận được cũng chẳng nhận thức hay ý thức gì được, nếu về bản chất nó không thay đổi. Cũng thế, trong các đối tượng vô tri, sự thay đổi là tính chất cơ bản mặc dù đôi lúc ít rõ ràng hơn. Chúng ta phải thẩm sát đến tận cùng nét vô thường phổ quát này nhờ thế chúng ta mới có thể vượt qua được phạm vi nhận thức có giới hạn thông thường của chúng ta, nhận thức vốn nhận lầm hình thức bên ngoài cho là thực tại tối hậu. Do sự thay đổi diễn ra nhanh đến mức không thể tin được của cả thân lẫn tâm mà chỉ thỉnh thoảng chúng ta mới có thể để ý thấy được là có một sự .HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.9/7/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment