Sunday, 7 July 2013

THIEN NGON VA CANH DEP O HAN QUOC.



- Người thức ngộ không còn đi tìm Niết-bàn nữa mà chỉ cần buông cái ta ảo tưởng xuống, chấm dứt mọi tạo tác, thì ngay đó là Niết-bàn, pháp vốn đã hoàn hảo không một tỳ vết.

- "...Đức Phật biết rất rõ là khó mà ngăn chặn được tham vọng cầu toàn của bản ngã, nên một lần nữa Ngài lấy hướng tu của mình để minh họa cho hướng giác ngộ giải thoát đích thực, Ngài nói: “Không bước tới không dừng lại, Như Lai thoát khỏi bộc lưu”. Đó chính là hướng tu vô ngã, vì chỉ có bản ngã mới mong cầu sự hoàn thiện ở tương lai (bước tới) hoặc đắm chìm trong quá khứ và hiện tại (dừng lại). Đơn giản là bản ngã không biết rằng nó chỉ là ảo tưởng lăng xăng tìm cách bành trướng chính mình. Bao lâu chưa thấy ra sự hoàn thiện của pháp, bản ngã còn muốn trở thành tình trạng tốt đẹp hơn cho riêng mình, nhưng chính ý muốn đó cũng là một ảo tưởng, là tham ái đưa đến luân hồi sinh tử phiền não khổ đau mà thôi..."

 
VIÊN MINH

- Ham muốn cần thời gian để hoàn thành - nó cần tương lai. Bạn không thể ham muốn trong hiện tại được, không tồn tại ham muốn trong hiện tại... Ham muốn không thể không có thời gian - Thời gian cũng không thể hiện diện nếu không có ham muốn - chúng là một hiện tượng cùng nhau, hai mặt của cùng một đồng tiền. Khi người ta trở thành vô ham muốn, người ta trở thành vô thời gian. Tương lai dừng lại, quá khứ dừng lại. Chỉ hiện tại là có đó...Đó là trạng thái của vị Phật.
                                     
    

 OSHO

- Tôi vẫn giữ nguyên lập trường của tôi Chân Lý là mảnh đất không có lối vào, và quí vị không thể tiến tới bằng bất cứ con đường nào, bằng bất cứ tôn giáo nào, bằng bất cứ giáo phái nào. Đó là quan điểm của tôi và tôi chấp nhận nó một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Chân Lý, tự nó vô biên, vô điều kiện, không thể tiến tới bằng bất cứ con đường nào, nó không nên được tổ chức; và cũng chẳng nên thiết lập một tổ chức nào để lãnh đạo hay bắt buộc dân chúng phải theo một con đường nào đó. 

 
J. KRISHNAMURTI


Tự do chân thực và giải thoát chính là cách sống như thể chính bạn đã chọn lựa một cách hoàn toàn những gì bạn đang cảm nhận hay kinh nghiệm trong giây phút này.
Khi bạn đứng chung, sát vai với Phút Giây Hiện Tại; đó chính là lúc bạn chấm dứt hết khổ đau ở trong bạn.


ECKHART TOLLE



- Nếu thật sự ta hiểu biết và nhìn thấy rõ ràng bản chất thiên nhiên của chính thân mình thì mọi hoài nghi hay mọi điểm mơ hồ về người khác sẽ tan biến. Như vậy là bởi vì thân và tâm (rùpa và nàma, sắc và danh) của mọi người đều giống nhau. Không cần phải đi quanh đi quẩn để quan sát thân của tất cả mọi người trên thế gian vì chúng ta biết rằng cơ thể của ai cũng giống như của mình, của mình cũng giống như bất luận của ai khác.

  AJAHN CHAH

Khi đạo Phật nói về vô ngã, không có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại của ngã, nhưng phủ nhận tự ngã như điều gì đấy thường còn và không thay đổi. Phật giáo phủ nhận sự tồn tại của tự ngã như thế. Đối với đạo Phật, tự ngã chỉ được mệnh danh trên sự tương tục của tâm thức. Tâm thức là không có bắt đầu và kết thúc. Do vậy, tự ngã cũng vô thỉ vô chung. Từ vô thỉ nó đi đến quả Phật. Tự ngã vẫn ở đấy ngay cả ở trình độ Phật quả. Long Thọ nói rằng ngay cả trong đại Niết bàn, tự ngã vẫn ở đấy, đức Phật vẫn ở đấy, và tâm đức Phật cũng vẫn ở đấy.

  
DALAI LAMA

- Chỉ cần biết mình để tự điều chỉnh nhận thức và hành vi chứ không cần tu luyện để đạt được gì, vì càng mong đạt tới lý tưởng tốt hơn là liền đánh mất bài học hiện thực. Mất thực tại thì không còn biết mình nữa, đó chính là vô minh và mong được như ý chính là ái dục, cố gắng rèn luyện để trở thành gì đó chính là tạo tác. Như vậy tham sân si càng tăng là phải rồi. Nên thận trọng chú tâm quan sát lại thân tâm thì pháp tự ổn.


VIÊN MINH


- Hiểu rõ về chính mình không là một kết quả, một kết luận cuối cùng; nó là đang thấy chính mình từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong cái gương của sự liên hệ...

- Nếu chúng ta có thể hiểu rõ về chính chúng ta như chúng ta là, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc mà không có qui trình của tích lũy, vậy thì chúng ta sẽ thấy một yên lặng hiện diện mà không là một sản phẩm của cái trí, một yên lặng mà không bị tưởng tượng hay bị vun quén; và chỉ trong yên lặng đó mới có thể có sáng tạo.


 J. KRISHNAMURTI
                      

- Hãy buông xả. Bạn đã là hoàn hảo. Cuộc sống như nó là, là hoàn hảo từng giây, từng phút. Niết bàn đơn giản là chẳng có gì. Nó là cái không tuyệt đối, là sự trống rỗng. Làm sao bạn theo đuổi được cái trống rỗng? Bạn vừa biến mất hoàn toàn một cách tối hâu.- Cách duy nhất để trở thành một vị Phật: Hãy là chính mình

  
OSHO

- Tâm chính là Sự Sống trước khi nó được biểu hiện thành hình tướng, và Tâm kinh nghiệm thế giới qua “đôi mắt” của bạn vì bạn chính là Tâm. Khi bạn nhận thức rằng mình chính là cái Tâm đó, thì bạn sẽ nhận ra mình trong tất cả. Đó là một trạng thái ý thức tỉnh táo, hoàn toàn sáng tỏ.

ECKHART TOLLE
                       
 

- Khi nhận thức đúng thì sẽ hành động đúng ... Cứ lắng nghe quan sát lại chính mình trong bối cảnh cuộc sống rồi con sẽ thấy ra nguồn gốc của mọi sự xuất phát từ thái độ nội tâm. Chỉ thấy mà không phê phán hay kết luận là phẩm chất của trí tuệ. 

- ...Cần phải trải nghiệm, chiêm nghiệm, thể nghiệm, chứng nghiệm... Nhưng đừng hiểu lầm trải nghiệm là lăng xăng tìm kiếm kinh nghiệm, tri thức và cảm giác biên ngoài, mà trải nghiệm chính mình trong tương giao với cuộc sống như nó đang là. Khi đức Phật dạy trở về chánh niệm tỉnh giác trên thân thọ tâm pháp chính là để chúng ta không lăng xăng tìm kiếm bên ngoài mà thực sự trải nghiệm chính mình trong tương giao với cuộc sống để thực chứng sự thật...Đừng hiểu lầm là Phật cắt đứt bên ngoài để chỉ thấy bên trong khi Ngài giác ngộ, mà thực ra Ngài đã trải nghiệm qua vô lượng kiếp nên đó là lúc nở hoa của một quá trình trải nghiệm sự nẩy mầm, đâm chồi, trổ lộc... Hãy thật sự nhiệt tình để sống tuỳ duyên pháp ngay nơi nghiệp mệnh của chính mình trong cuộc đời thì mới giác ngộ được.

 VIÊN MINH

- Chính sự tự biết mình này là thiền định. Biết về chính mình không phải là biết những gì mình nên là; điều đó không có giá trị, không thực tế, nó chỉ là một ý tưởng, một lý tưởng. Nhưng hiểu được cái đang là, sự kiện có thực về mình từ khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác đòi hỏi phải giải thoát tâm trí khỏi sự khuôn định.
         

 
J. KRISHNAMURTI
                          
- Khi tâm tham khởi, thường thì người ta không biết nên bị nó cuốn đi trong tạo tác nghiệp thân khẩu ý. Ngược lại cũng có người cố diệt nó đi nhưng trên thực tế chỉ là đè nén nó thôi. Cả hai thái độ cuốn theo hay đè nén đều chỉ tạo thêm nghiệp, một là nghiệp tạo tác ra bên ngoài, hai là nghiệp dồn nén vào bên trong. Cách tốt nhất là thấy, biết và thấu suốt được bản chất thực của nó: Thấy sự sinh, sự diệt, vị ngọt và sự nguy hại của nó thì mới có thể giải thoát khỏi ảnh hưởng của nó. Vậy trở về thấy tham như nó đang là, là cách tốt nhất để giác ngộ ra nó và không còn bị nó ràng buộc nữa.

VIÊN MINH


- Chân lý bao giờ cũng có đó. Đấy chính là điều được gọi là chân lý  - Cái bao giờ cũng có đấy. Chân lý chẳng liên can gì đến thời gian, nó là vĩnh hằng. Bạn có thể đạt tới chân lý ban ngày, ban đêm hay bạn có thể đạt tới chân lý trong bãi chợ, trên đỉnh Hymalaya, bạn có thể đạt tới chân lý khi là đàn ông, đàn bà, trẻ em, thanh niên hay người già. Bạn có thể đạt tới chân lý bất kỳ lúc nào, bất kỳ chỗ nào, vì chân lý bao giờ cũng có sẵn, bạn chỉ phải trở nên sẵn có cho nó.

OSHO


- Hãy sống thật nhiệt tình để học ra bài học nơi chính mình và đời sống. Cuộc đời là bài toán khó nhưng chăm chỉ giải bài ấy lại là niềm vui bất tận. Sợ khó hay ỷ lại vào bất kỳ ai đều chỉ thấy nan giải thêm, đồng thời đánh mất sự hứng thú ẩn tàng đàng sau sự khám phá chiêm ngoạn trong hành trình giác ngộ mà thôi.

Có nhiều cách học khác nhau. Học chương trình của Bộ Giáo Dục, học những kỹ thuật chuyên môn, học Giáo lý Kinh điển, học bản chất sự thật nơi chính mình và đời sống v.v... Học là việc mà mỗi người phải thực hiện trong suốt đời mình và khi nào chưa đến chỗ "Vô Học" thì vẫn còn học mãi. Thực ra học gì không quan trọng mà qua đó có
 phát hiện hay thấy ra được gì mới l
à đáng kể ...

  VIÊN MINH


- Trong đời sống này, nếu chúng ta cố gắng giúp đở kẻ khác bằng nổ lực tối đa mà chúng ta có thể làm và có ít nhất những tư tưởng ích kỷ, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm của hạnh phúc. Đời sống chúng ta không quá dài; một trăm năm là tối đa. Nếu trãi qua đời sống này chúng ta cố gắng ân cần, với một trái tim ấm áp, lưu tâm cho lợi ích của những người khác và ít vị kỷ cùng sân hận, điều ấy sẽ thật tuyệt vời, xuất sắc, điều ấy thật sự là nguyên nhân của hạnh phúc.

- Đừng lo lắng về kiếp sống tới hay niết bàn; những việc này sẽ tiến đến dần dần. Nếu trong kiếp sống này chúng ta thể hiện là một người tốt, ấm áp, không ích kỷ, chúng ta sẽ là một công dân tốt của thế giới. Cho dù chúng ta là một Phật tử, một Ki tô hữu  điều quan trọng là khi nào chúng ta vẫn là một con người chúng ta nên là một con người tốt. Đấy là giáo nghĩa của Đạo Phật; đấy cũng là thông điệp của tất cả mọi tôn giáo trên thế giới.



  DALAI LAMA


- Mọi ước muốn đều là cách thức để trì hoãn cuộc sống, mọi niềm tin đều là những trò lừa để né tránh cái đang hiện hữu và để tiếp tục nghĩ về cái không hiện hữu. Nếu bạn thôi không tìm kiếm niết bàn, bạn sẽ thấy niết bàn ẩn nấp trong chính cuộc sống. Nếu bạn ngưng tìm kiếm Thượng đế, bạn sẽ thấy Thượng đế ở khắp mọi nơi… trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Thượng đế, niết bàn là tên gọi khác của cuộc sống đang được sống đây.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/7/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment