5. Phật Học Viện Nalanda
A) Lịch sử:
Nalanda nằm khoảng 90 km hướng đông nam của Hoa thị thành (Pataliputra), 62 km về hướng đông bắc của Bồ-đề Đạo tràng (Bodh-Gaya), có diện tích ước khoảng 166 bộ hướng bắc-nam và 800 bộ hướng đông tây; thuộc bang Bihar ngày nay (mà xưa kia có tên là Magadha – Ma-kiệt-đà). Nguyên ngữ của Bihar là từ Vihara (xứ chùa); và Nalanda có nghĩa là nơi trao truyền chánh pháp (nalam: hoa sen; da: ban bố. Ở Ấn hoa sen tượng trưng cho chánh pháp).
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã nhiều lần ghé thăm Nalanda và thuyết pháp ở Vườn Xoài Pavarika (the Mango Grove of Pavarika). Mahavira, giáo chủ Kỳ na giáo (Jain) cũng đã từng nghỉ ngơi ở đây trong 14 mùa mưa.
Bấy giờ Nalanda là một làng nhỏ, nơi sinh trưởng và cũng là nơi từ trần của Ngài Xá Lợi Phất (Sariputra). Hoàng đế Ashoka cũng đã đến chiêm bái và cho xây tháp thờ xá lợi của Ngài Xá Lợi Phất và một tăng-già-lam (sangharama) đầu tiên ở đây. Chính ngôi đại tháp này về sau trở thành cấu trúc trung tâm biểu tượng của Phật Học Viện (PHV) Nalanda. Nhiều đại luận sư nổi danh của PG cũng từng xuất thân ở PHV này như Nagarjuna (Long Thọ), tương truyền ngài ra đời vào năm 150, và đã được làm sa-di lúc 7 tuổi ở Nalanda; Dinnaga (Trần Na – còn gọi là Đồng Thụ hay Vực Long), tổ của phái ‘Tân Nhân Minh’, tác giả bộ ‘Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận’ (Nyayamukha): ngưỡng cửa của luận lý vv…
Nhưng Nalanda đã được xây dựng qui mô to lớn và trở thành một trung tâm cao học nổi danh trong bao nhiêu thế kỷ lại nhờ vào tín tâm PG và sự bảo trợ dồi dào của những triều cuối của thời đại Gupta.
Qua cuốn ‘Tây vực ký’, đại sư Huyền Trang viết: “Một cựu vương tên Sakraditya, tôn kính Nhất thừa và tam bảo đã chọn mảnh đất phước lành (lucky spot) để dựng nên tăng-già-lam này”. [xem Cf. Edgerton, Vikrama's Adventures, 1, p. LXVI.] Ngài còn kể lại tên 3 vị vua nổi danh khác đã liên tiếp bảo trợ PHV Nalanda dưới các truy hiệu thánh hóa là: 1) Buddhagupta-raja. 2) Tathagatagupta-raja. 3) Baladitya-raja đã làm nhiều học giả về sau không thể đối chiếu được với lịch sử.
Nhiều tác giả đã dựa vào chi tiết mơ hồ này khi viết về vị vua đặt viên đá xây dựng Nalanda. Đơn cữ là khi tra cứu “Na-lan-đà” trong cuốn Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách ấn hành năm 1999 tại Huế, ta thấy ghi: “Viện Phật Học danh tiếng của Ấn Độ, được vua Thước-ca-la Đạt-đa (s. Sascraditya) thành lập trong thế kỷ thứ hai, một nhà vua nước Ma-kiệt-đà.” Có lẽ các tác giả này đã tham chiếu cuốn “The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion” do nhà xuất bản uy tín Shambhala, Boston ấn hành năm 1994; bởi cũng có một đoạn viết như thế.
Nhưng trong một tư liệu khảo cứu tĩ mĩ của tăng học giả H. Heras với tựa đề “The Royal Patrons of the University of Nalanda” được đăng trong Journal of the Bihar and Orissa Research Society, PART I. Vol. XIV 1928 pp. 1-23 vào năm 1928 đã rọi sáng nhiều phát hiện mới. Ông đã cùng với Giáo sư Samaddar phân tích các truy hiệu của các vị vua trên đồng tiền cổ và dẫn đến một kết luận rành mạch đó là danh vị của các vị vua cuối của triều Gupta là: vua Kumara Gupta I, ngoài truy hiệu Sakraditya còn có truy hiệu khác là Mahendraditya. [Sakra hoặc Mahendra là thánh hiệu của thần Indra – xem Allan, Gupta Coins, p. LV Cf. và Heras, The Final Defeat of Mihirakuka, I.H.Q., III, p.12]. Vua Skanda Gupta (tức Buddhagupta-raja); vua Pura Gupta (tức Tathagatagupta-raja), và vua Narasimha Gupta (tức Baladitya-raja).
Như thế vua Sakraditya chính là vua Kumara Gupta I (415-455), con của Chandra Gupta II ở đầu thế kỷ thứ 5, chứ chẳng phải một vị vua nào ở thế kỷ thứ 2 cả.
Nơi “đất lành” mà Huyền Trang ghi chính là ngôi tháp thiêng liêng đồ sộ ngay giữa khuôn viên rộng lớn của PHV – tháp thờ xá lợi của Bồ tát Sariputra đã nói ở trên. Ông còn cho dựng bia ký kỷ niệm ngày đại sư Buddhamitra an vị tượng Phật. [Fleet, o.c., p.47. Hwui Li, Life of Hiuen Tsiang, p.109]. Và cứ thế các vua về sau lại tiếp tục cho xây dựng các tòa tăng-già-lam khác bành trướng thêm.
Cũng qua cuộc nghiên cứu của H. Heras, thì PHV Nalanda đã được khởi công vào năm 427 do lệnh của vua Kumara Gupta I. Điều này hợp lý vì xã hội Ấn dưới triều Kumara Gupta I vẫn còn là thời thịnh trị yên hòa, đất nước giàu mạnh nên nhà vua chú tâm nhiều đến học thuật tư tưởng, đã bảo trợ và quy tụ được rất nhiều thức giả trứ danh đương thời. Điều đáng lưu ý là vua cha Chandra Gupta II thì rất sùng BLM giáo, nhưng đến triều con Kumara Gupta I thì lại bao dung và hổ trợ cho PG và Kỳ-na giáo.
PHV Nalanda thời bấy giờ là một trung tâm học thuật cao cấp danh tiếng quốc tế, qui tụ rất nhiều đại tư tưởng gia không chỉ về Phật pháp mà còn thâm cứu về mọi ngành khác như Vệ đà, văn học, luận lý, thiên văn, toán số, y học vv… Các luận sư nổi danh của Trung quán tông và Duy thức tông cũng đã từng giảng dạy ở đây. Vào thời Huyền Trang lưu học thì Viện đã có đến hai ngàn giảng sư và khoảng mười ngàn học viên ăn ở học tập. Viện chủ bấy giờ là đại lão sư Silabhadra (Giới Hiền) đã truyền cho giáo lý Pháp tướng tông (hay còn gọi là Duy thức tông hoặc Du-già tông). Cơ sở gồm có tám tăng-già-lam và 300 căn phòng được bao quanh bởi một vòng tường rất cao, chỉ có một cổng vào ở phía nam. Viện có một thư viện đặt trong một tòa nhà 9 tầng có tên Ratnabodhi chứa đầy đủ Kinh Đại thừa, Tiểu thừa, Veda, sách thuốc, thiên văn, địa lý, toán, kỹ thuật... mà tương truyền khi bị quân Hồi đốt phá ở thế kỷ 12 đã cháy âm ỉ đến bảy tháng mới dứt.
Số học viên không phải chỉ thuần tăng sĩ, mà ai muốn vào học phải qua một cuộc sát hạch vấn khảo trình độ bởi vị pháp sư giám môn. Chỉ có khoảng 2-3 người trong số 10 tăng sinh qua được. Huyền Trang viết ngài “đến tăng-già-lam Baladitya-raja và đã được lưu trú trong cư xá Buddhabhadra cao 4 tầng”. [Cf. Beal, o.c., II, p.167 Hwui Li, o. c., p. 110.]
Huyền Trang lại viết: “Vua Buddhagupta-raja [tức vua Skanda Gupta (455-467)] đã tiếp tục công việc của phụ vương; cho xây thêm một tăng-già-lam khác về phía nam ngôi của vua cha đã xây”. Điều này trùng hợp với lịch sử Ấn là vào giai đoạn sau khi vua Skanda Gupta đánh đuổi được quân Hung nô ở đồng bằng Aryavarta, đã cảm tạ dâng cúng cho PHV. [Bhit inscription of Skanda Gupta, Fleet, o.c., p.55, 1.10].
Đến đời vua Pura Gupta kế vị vua anh Skanda Gupta thì như Paramartha (Chân-Đế: 499-569) đã viết trong cuốn ‘Cuộc đời của Vasubandhu (Thế Thân)’, một đại luận thuyêt gia PG ở thế kỷ thứ 5 và Thiền tổ thứ 21, đang làm viện chủ ở Nalanda; rằng do ảnh hưởng của Tổ Thế Thân, vua Vikramaditya trở thành hộ pháp cho PG và còn xây thêm một tăng-già-lam khác về phía đông của ngôi mà tiên vương đã cho dựng, còn gởi hoàng hậu và thái tử đến tu học với Ngài. Vikramaditya tức là Pura Gupta, vì về sau người ta tìm thấy được hàng chữ Sri-Vikramah trên đồng tiền cổ dưới triều ông; và thái tử tức là vua Narasimha Gupta. Trong thời kỳ này Phật Giáo và Sớ Luận đã từng có một cuộc tranh luận quy mô về Tỳ Bà Sa Luận (vibhasa).
Đến đời Narasimha Gupta thì thời đại Gupta đã bắt đầu suy yếu. Có lúc vua Hung nô Mihirakula kéo quân tấn công kinh đô Hoa thị Thành và truy đuổi Narasimha đến tận vịnh Bengal. Mihirakula đã dã man tàn sát tăng tín đồ PG, và đã huỹ diệt PHV Nalanda lần đầu tiên. [Heras, A Note on the Excavations at Nalanda and its History, J.B.B.R.A.S., II, N. S., p. 215-216.]
Tuy vậy quân của Narasimha Gupta đã đánh đuổi được Hung nô về tận Kashmir. Sau khi chiến thắng vua Narasimha Gupta liền cho tu bổ những tăng-già-lam đã bị hư hại, xây dựng một tăng-già-lam mới ở phía đông bắc của học viện cũ của cha. Trong thời Huyền Trang đến học ngôi tăng-già-lam này vẫn còn, được gọi là đại học viện Baladitya-raja. Thêm nữa vua Narasimha Gupta còn cho xây cất thêm một ngôi tự viện (vihara) cao 300 bộ. Huyền Trang đã viết: “Ngôi chùa thực đồ sộ. Kích thước của nó và pho tượng Phật bên trong tương tự như đại điện ở Bồ đề đạo tràng.” [Beal, o.c., p. 173-774.]
Sau khi hoàn tất ngôi chùa vua Narasimha Gupta đã mở một đại hội khánh thành rất trọng đại. Ông cho phép công dân mọi tôn giáo đến tham dự. Có cả đến 10 ngàn tăng sĩ đến từ khắp nước và cả hai tu sĩ đến từ Trung quốc. Theo Huyền Trang thì sự hiện diện của hai tăng sĩ từ Trung quốc đã làm đẹp lòng nhà vua và tăng thêm tín tâm PG của ông. Về sau Narasimha Gupta đã nhường ngôi cho con để vào làm tăng sinh trong PHV.
Một đoạn trong du ký của Huyền Trang ghi “Người con của vua Narasimha Gupta tên là Vajra đã lên ngôi sau khi vua cha gia nhập tăng già.” Vajra chính là vua Kumara Gupta II, và ông tiếp tục cho xây một tăng-già-lam mới ở phía tây của Nalanda. [Beal, 1. c.]
Nhưng sau triều đạị của Narasimha Gupta thì Magadha cứ suy yếu dần và nội loạn cứ xảy ra mãi đã liên lụy đến sự điêu tàn của PHV Nalanda không ít. Theo bia ký Apshad ở Adityasena thì vua vua Kumara Gupta II, rồi vua Damodara Gupta đã đánh bại được kẻ phản loạn Isanavarman – một dũng tướng đã từng có công đánh đuổi quân Andhra, Sulika, Gauda và rợ Hung, đã được ghi rõ trên bia ký Haraha. Về sau vua Mahasena Gupta lại còn dẹp được quân phiến loạn Susthivarman.
Vua Vajra cũng là vua Kumara Gupta II, là vị vua sau cùng đã được Huyền Trang ghi lại đã từng có công trạng với PHV Nalanda. Ngay cả các vua cuối của triều đại Gupta tranh dành lẫn nhau cũng không được Huyền Trang nhắc đến trong du ký. Ngài viết tíếp: “Sau đấy một vị vua của Trung Ấn.” [Beal, o.c., II, p.170.] Rõ ràng Huyền Trang muốn đề cập đến hoàng đế Harsavardhana ở Kannauj gần hai thế kỷ về sau, vào thời ngài có mặt ở Ấn. Có hai đoạn Huyền Trang ca tụng vị vua này đã có liên hệ với PHV trong du ký là vua đã công bố sự cầu học Phật pháp và đã tổ chức một pháp hội tuyên dương Đại thừa.
Sau khi đánh đuổi được Shashanka, vua Harsavardhana mà Huyền Trang tôn vinh là Siladitya-raja cho tu sữa lại toàn bộ những tăng-già-lam bị hư hại và lại còn cho xây một ngôi chùa mới bọc đồng và dựng một tượng Phật cao 25 mét trong chánh điện của ngôi tăng-già-lam xây bởi vua Kumara-Gupta I. Không những nhà vua, mà còn cả những vua chư hầu đều noi gương bảo trợ PHV Nalanda nữa, ta có thể kể tên 6 tiểu vương quốc như Maukhari với quốc vương Purnavarma, Gauda ở Bengal, Kamarupa ở Assam, Nepal, Valabhi ở Saurastra và Chalukya ở Deccan [A. S. I. E. C., 1917--8, p.44—5]. Nalanda được chu cấp lương thực mỗi ngày, như Huệ Lý (Hwui Li) ghi lại trong cuốn “Cuộc đời của Huyền Trang” qua sự mô tả của Huyền Trang ở tiền bán thế kỷ thứ 7 như sau:
“Những ngôi tháp trang trí mỹ miều và những vọng đài huyền hoặc cao như những ngọn đồi đều gắn bó với nhau. Các vọng đài hình như bị chìm khuất trong sương mai và những căn phòng trên cao thì nằm trên mây. Từ các khung cửa sổ người ta có thể thấy mây luôn thay hình đổi dạng vì gió, và bên trên những mái hiên cao vút ta có thể quan sát được sự nối tiếp giữa mặt trời và mặt trăng. Và xin thêm rằng trên mặt hồ trong suốt nở đầy những hoa sen màu xanh, chen với màu đỏ thẩm của hoa Kie-ni (Kanaka) và đều khoảng có những cây Amra tỏa bóng mát. Ở sân ngoài là nơi chư tăng trú ngụ gồm bốn tầng. Mỗi tầng đều có tượng rồng và mái hiên sặc sở, những cột đá hồng ngọc được chạm trổ và trang trí đẹp đẻ, những hành lang cầu kỳ, và mái nhà được lợp bằng những mái ngói phản chiếu ánh nắng thành hàng ngàn bóng càng làm quang cảnh thêm phần hoa lệ.”
Nhà vua rất kính trọng chư tăng, và đã miễn thuế cho khoảng 100 làng lân cận để lo việc chu cấp cho tăng viện. Hai trăm gia đình trong những làng ấy thay nhau mỗi ngày cống hiến vài giạ gạo thường, vài trăm đấu bơ và sữa. Nhờ được cung phụng đầy đũ như thế mà tăng sinh ở đấy khỏi lo đến “tứ sự” (y phục, thức ăn, giường nằm và thuốc men). Do đó mà việc mong cầu tu học của họ đạt được đến toàn hão.
[The richly adorned towers, and the fairy-like turrets, like pointed hill-tops, are congregated together. The observatories seem to be lost in the vapours of the morning, and the upper rooms tower above the clouds. From the windows one may see how the winds and the clouds produce new forms, and above the soaring eaves the conjunctions of the sun and moon may be observed. And then we may add how the deep translucent ponds, bear on their surface the blue lotus, intermingled with the Kie-ni (Kanaka) flower, of deep red colour, and at intervals the Amra groves spread over all, their shade. All the outside courts, in which are the priests' chambers are of four stages. The stages have dragon projections and coloured eaves, the pearl-red pillars, carved and ornamented, the richly adorned balustrades, and the roofs covered with tiles that reflect the light in a thousand shades, these things add to the beauty of the scene.
The king of the country respects and honours the priests, and has remitted the revenues of about 100 villages for the endowment of the convent. Two hundred householders in these villages, day by day, contribute several piculs of ordinary rice, several hundred catties in weight of butter and milk. Hence the students here, being so abundantly supplied, do not require asking for the four requisites (clothing, food, bedding and medicine). This is the source of the perfection of their studies, to which they have arrived.] [Hwui Li, o.c., p.111-112.]
Lịch sinh hoạt hàng ngày ở Nalanda, theo Huyền Trang đại khái như sau: Sáng sớm, theo tiếng gọi mọi trú sinh đều dậy rồi tắm gội. Sau đó hành lễ tắm tượng Phật, cùng cúng dường hương hoa và tụng kinh. Tiếp theo là hành thiền, rồi ăn sáng. Ăn xong, tăng sinh đến giảng đường nghe thầy thuyết pháp và cùng tham gia tranh luận về những chủ đề đã học; nhiều khi kéo dài đến chiều tối. Buổi trưa là ngọ thực. Buổi chiều, có nghi lễ Caitya Vandana, các tăng sinh tập hợp ở cổng trường chính và hát những bài Thánh ca cúng dường đức Phật trước khi về phòng tọa thiền và ngủ.
Trong thời đại Gupta, sự tu học về mahayana (đại thừa), đặc biệt madhyamaka (trung quán luận) được phát triển mạnh mẽ. Kể từ 750 dưới thời đại Pala thì nghiên về Tantra (Thiền định Kim Cang thừa) cho đến những năm cuối của Nalanda. Ở thê kỷ thứ 8 đại sư Dharmaganj đã có công truyền bá PG đến Tibet (Tây tạng). Từ năm 1049 đến 1057 có vị viện chủ ở Nalanda là Naropa. Sau khi quân Hồi giáo xâm lăng Ấn và tàn phá Nalanda vào thế kỷ thứ 12 thì truyền thống PG đã được chuyển qua Tây tạng. Vậy mà năm 1235 có nhà chiêm bái Tây tạng Chag Lotsawa đến viếng Nalanda còn thấy có vị giảng sư già 90 tuổi Rahula Shribhadra đang dạy cho khoảng 70 tăng sinh.
B) Phát họa tổng thể của PHV Nalanda:
1) Ngôi tăng-già-lam xây bởi vua Kumara Gupta I ở mảnh đất phước lành tại trung tâm. (Beal, o. c., p. 168.)
2) Phía nam: ngôi tăng-già-lam xây bởi vua Skanda Gupta.
3) Phía đông: ngôi tăng-già-lam xây bởi vua Purra Gupta.
4) Phía đông bắc: tăng-già-lam xây bởi vua Narasimha Gupta.
5) Phía tây: tăng-già-lam xây bởi vua Kumara Gupta II.
6) Phía bắc: ngôi tăng-già-lam to lớn xây bởi vua Harsavardhana (Beal, o. c., p. 170.) Trong cuốn ‘Cuộc đời Huyền Trang’ của Huili thì lại ghi là cạnh ngôi xây bởi vua Kumara Gupta II.
7) Ở phía tây ngôi này thì có ngôi chùa. (Beal, o. c, p. 172.)
8) Về phía nam khỏang 100 bước, có ngôi tháp nhỏ.
9) Ở phía nam có bức tượng của "Quán Tự Tại Bồ Tát” (Avalokitesvara Bodhisattva).
10) Ở phía nam của bức tượng này có ngôi tháp thờ xá lợi của Đức Phật.
11) Ở phía tây bên ngòai tường của ngôi tháp, có bồn nước và thêm một ngôi tháp khác.
12) Ở phía đông nam khỏang 50 bước, bên trong bờ tường có một cây cổ thụ khác thường, thân đôi và cao đến 8 hay 9 bộ.
13) Kế đó bên phía đông có một đại tự cao 200 bộ, tương truyền xây bởi vua Narasimha Gupta.
14) Kế đó bên phía bắc khỏang 100 bước, có một ngôi chùa bên trong tôn tượng "Quán Tự Tại Bồ Tát” (Avalokitesvara Bodhisattva).
15) Ở phía bắc của ngôi chùa này có một đại tự khác cao 300 bộ, xây bởi Baladitya-raja (Natrasimha Gupta).
16) Ở về phía đông bắc lại có một ngôi chùa khác.
17) Cũng về phía đông bắc có nơi “bốn vị Phật quá khứ tọa vị”.
18) Ở phía nam có nôi chùa đồng xây bởi vua Siladitya-raja (Harsavardhana).
19) Về phía đong khỏang 200 bước bên ngòai bờ tường có một tượng Phật bằng đồng cao 80 bộ. Có một mái đình 6 tầng che bên trên do vua Purnavarma xây.
20) Ở phía bắc từ 2 đến 3 dặm hay lí có một tự viện bằng gạch thờ Bồ tát Đà-la (Tara).
21) Bên trong của cổng nam có một giếng nước lớn.
22) Tòan bộ PHV được bao quanh bởi một vòng tường cao, xây bởi vua Harsavardhana. (Ibid. p, 179.)
23) Cửa chính đi vào PHV nằm về phía nam.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.5/4/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
2) Phía nam: ngôi tăng-già-lam xây bởi vua Skanda Gupta.
3) Phía đông: ngôi tăng-già-lam xây bởi vua Purra Gupta.
4) Phía đông bắc: tăng-già-lam xây bởi vua Narasimha Gupta.
5) Phía tây: tăng-già-lam xây bởi vua Kumara Gupta II.
6) Phía bắc: ngôi tăng-già-lam to lớn xây bởi vua Harsavardhana (Beal, o. c., p. 170.) Trong cuốn ‘Cuộc đời Huyền Trang’ của Huili thì lại ghi là cạnh ngôi xây bởi vua Kumara Gupta II.
7) Ở phía tây ngôi này thì có ngôi chùa. (Beal, o. c, p. 172.)
8) Về phía nam khỏang 100 bước, có ngôi tháp nhỏ.
9) Ở phía nam có bức tượng của "Quán Tự Tại Bồ Tát” (Avalokitesvara Bodhisattva).
10) Ở phía nam của bức tượng này có ngôi tháp thờ xá lợi của Đức Phật.
11) Ở phía tây bên ngòai tường của ngôi tháp, có bồn nước và thêm một ngôi tháp khác.
12) Ở phía đông nam khỏang 50 bước, bên trong bờ tường có một cây cổ thụ khác thường, thân đôi và cao đến 8 hay 9 bộ.
13) Kế đó bên phía đông có một đại tự cao 200 bộ, tương truyền xây bởi vua Narasimha Gupta.
14) Kế đó bên phía bắc khỏang 100 bước, có một ngôi chùa bên trong tôn tượng "Quán Tự Tại Bồ Tát” (Avalokitesvara Bodhisattva).
15) Ở phía bắc của ngôi chùa này có một đại tự khác cao 300 bộ, xây bởi Baladitya-raja (Natrasimha Gupta).
16) Ở về phía đông bắc lại có một ngôi chùa khác.
17) Cũng về phía đông bắc có nơi “bốn vị Phật quá khứ tọa vị”.
18) Ở phía nam có nôi chùa đồng xây bởi vua Siladitya-raja (Harsavardhana).
19) Về phía đong khỏang 200 bước bên ngòai bờ tường có một tượng Phật bằng đồng cao 80 bộ. Có một mái đình 6 tầng che bên trên do vua Purnavarma xây.
20) Ở phía bắc từ 2 đến 3 dặm hay lí có một tự viện bằng gạch thờ Bồ tát Đà-la (Tara).
21) Bên trong của cổng nam có một giếng nước lớn.
22) Tòan bộ PHV được bao quanh bởi một vòng tường cao, xây bởi vua Harsavardhana. (Ibid. p, 179.)
23) Cửa chính đi vào PHV nằm về phía nam.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.5/4/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment