Quyển Thứ Tư
Ðời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập vưng chiếu dịch.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Ngũ Bá Ðệ Tử Thọ Ký' Thứ Tám
1.- Lúc bấy giờ, ngài Mãn-Từ-Tử từ nơi đức Phật nghe trí-tuệ phương-tiện tùy cơ nghi nói pháp như thế, lại nghe thụ-ký cho các đệ-tử lớn sẽ thành Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác, lại nghe việc nhân duyên đời trước, lại nghe các đức Phật có sức tự-tại thần-thông lớn, được điều chưa từng có, lòng thanh-tịnh hớn-hở, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật, đầu mặt lễ chân Phật rồi đứng qua một bên chiêm-ngưỡng dung-nhan của Phật mắt không tạm rời, mà nghĩ thế này :
'Thế-Tôn rất riêng lạ, việc làm ít có, thuận theo bao nhiêu chủng tính ở trong đời, dùng sức phương-tiện tri kiến mà vì đó nói pháp, vớt chúng-sinh ra khỏi chỗ tham trước, chúng con ở nơi công-đức của Phật không thể dùng lời nói mà tuyên bày được, chỉ có đức Phật Thế-Tôn hay biết bản-nguyện trong thâm-tâm của chúng con'.
2.- Bấy giờ Phật bảo các Tỷ-khiêu : 'Các ông thấy Mãn-Từ-Tử đây chăng ? Ta thường khen ông là bậc nhất trong hàng người nói pháp, cũng thường khen các món công-đức của ông, ròng-rặc siêng-năng hộ-trì giúp tuyên bày pháp của ta, có thể chỉ dạy lời mừng cho hàng bốn chúng (1) giải thích trọn vẹn chính-pháp của Phật, mà làm nhiều lợi ích cho những người cùng đồng hạnh thanh-tịnh. Ngoài đức Như-Lai, không ai có thể cùng tận chỗ biện-bác ngôn-luận của ông. Các ông chớ tưởng Mãn-Từ-Tử chỉ hay hộ-trì trợ tuyên pháp của ta thôi, ông cũng đã ở nơi chín mươi ức đức Phật thuở quá-khứ mà hộ-trì trợ tuyên chính-pháp của Phật, ở trong nhóm người nói pháp thuở đó cũng là bậc nhất.
Ông lại ở pháp-không của chư Phật nói, thông-suốt rành-rẽ, được bốn món trí vô-ngại, thường hay suy gẫm chắc-chắn nói pháp thanh-tịnh không có nghi lầm đầy đủ sức thần-thông của Bồ Tát tùy số thọ-mệnh mà thường tu hạnh thanh-tịnh.
Người đời thuở đức Phật kia đều gọi ông thực là Thinh-văn. Nhưng ông Mãn-Từ-Tử dùng phương-tiện đó làm lợi-ích cho vô-lượng trăm nghìn chúng-sinh, lại giáo hóa vô-lượng vô-số người khiến đứng nơi vô-thượng chính-đẳng, chính-giác. Ông vì muốn tịnh cõi Phật mà thường làm Phật-sự giáo-hóa chúng-sinh.
Các Tỷ-khiêu ! Ông Mãn-Từ-Tử cũng được bậc nhất ở trong hàng người nói pháp thuở bảy đức Phật, nay ở chỗ ta trong hàng người nói pháp cũng là bậc nhất.
Trong hàng người nói Pháp thuở các đức Phật trong Hiền-kiếp về đương-lai cũng lại là bậc nhất, mà đều hộ-trì giúp tuyên bày pháp của Phật. Ông cũng sẽ ở trong đời vị-lai hộ-trì trợ tuyên chính-pháp của vô-lượng vô-biên các đức Phật, giáo hóa làm lợi-ích cho vô-lượng chúng-sinh khiến an-lập nơi đạo Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác, vì tịnh cõi Phật mà thường siêng-năng tinh-tấn giáo-hóa chúng-sinh, lần lần đầy đủ đạo Bồ Tát.
Qua vô-lượng vô-số kiếp sau, ông sẽ ở nơi cõi này thành Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác , hiệu là :
Pháp-Minh Như-Lai, Ứng-cúng Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật-Thế-Tôn.
Ðức Phật đó lấy số thế-giới tam-thiên đại-thiên nhiều như số cát sông Hằng mà làm thành một cõi Phật. Ðất bằng bảy thứ báu, thẳng bằng như bàn tay không có núi gò, khe suối, rạch ngòi. Nhà, đài bằng bảy thứ báu đầy-dẫy trong đó, cung-điện của các trời ở gần trên hư-không, người cùng trời giao tiếp nhau, hai bên đều thấy được nhau, không có đường dữ cũng không có người nữ.
Tất cả chúng-sinh đều do biến-hóa sinh, không có dâm-dục, được pháp thần-thông lớn, thân chói ánh sáng, bay đi tự-tại, chí niệm bền chắc có đức tinh-tấn trí-tuệ, tất cả đều thân sắc vàng đủ ba mươi hai tướng tốt để tự trang-nghiêm.
Nhân-dân nước đó thường dùng hai thức ăn : một là Pháp-hỷ thực, hai là Thuyền-duyệt thực (2). Có vô-lượng vô-số nghìn muôn ức na-do-tha các chúng Bồ Tát được sức thần-thông lớn, bốn trí vô-ngại (3), khéo hay giáo-hóa loài chúng-sinh. Chúng Thanh-văn trong nước đó tính kể số đếm đều không thể biết được, đều được đầy đủ ba món Minh, sáu pháp thần-thông và tám món giải-thoát. (4)
Cõi nước của đức Phật đó có vô-lượng công-đức trang-nghiêm thành-tựu như thế, kiếp tên Bửu-Minh, nước tên Thiện-Tịnh. Phật đó sống lâu vô-lượng vô-số kiếp, pháp trụ đời rất lâu. Sau khi Phật diệt-độ, dựng tháp bằng bảy thứ báu khắp cả nước đó.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói bài kệ rằng :
3.- Các Tỷ-khiêu lóng nghe
Ðạo của Phật-tử làm
Vì khéo học phương-tiện
Chẳng thể nghĩ bàn được
Biết chúng ưa pháp nhỏ
Mà sợ nơi trí lớn
Cho nên các Bồ Tát
Làm Thanh-văn Duyên-giác
Dùng vô-số phương-tiện
Ðộ các loài chúng-sinh,
Tự nói là Thanh-văn
Cách Phật-đạo rất xa
Ðộ thoát vô-lượng chúng
Thảy đều được thành tựu
Dầu ưa nhỏ, biếng-lười
Sẽ khiến lần thành Phật.
Trong ẩn hạnh Bồ Tát
Ngoài hiện là Thanh-văn
Ít muốn, nhàm sinh tử
Thực tự tịnh cõi Phật
Bày ba độc cho người (5)
Lại hiện tướng tà-kiến,
Ðệ-tử ta như vậy
Phương-tiện độ chúng-sinh
Nếu ta nói đủ cả
Các món việc hiện hóa
Chúng-sinh nghe đó rồi
Thời lòng sinh nghi lầm
4.- Nay Phú-Lâu-Na đây
Ở xưa nghìn đức Phật
Siêng tu đạo mình làm
Tuyên hộ các Phật-pháp
Vì cầu tuệ vô-thượng
Mà ở chỗ chư Phật
Hiện ở trên đệ-tử
Học rộng có trí-tuệ
Nói pháp không sợ-sệt
Hay khiến chúng vui mừng
Chưa từng có mỏi mệt
Ðể giúp nên việc Phật.
Ðã được thần thông lớn
Ðủ bốn trí vô-ngại
Biết các căn lợi độn
Thường nói pháp thanh-tịnh
Diễn xướng nghĩa như thế
Ðể dạy nghìn ức chúng
Khiến trụ pháp đại-thừa
Mà tự tịnh cõi Phật.
Ðời sau cũng cúng-dàng
Vô-lượng vô-số Phật
Hộ-trợ tuyên chính-pháp
Cũng tự tịnh cõi Phật
Thường dùng các phương tiện
Nói pháp không e sợ
Ðộ chúng không kể được
Ðều thành nhất-thiết-trí
Cúng-dàng các Như-Lai
Hộ-trì tạng pháp-bảo,
Sau đó được thành Phật
Hiệu gọi là Pháp-Minh
Nước đó tên Thiện-Tịnh
Bảy thứ báu hợp thành
Kiếp tên là Bửu-Minh
Chúng Bồ Tát rất đông
Số nhiều vô-lượng ức
Ðều được thần-thông lớn
Sức uy-đức đầy-đủ
Khắp đầy cả nước đó,
Thanh-văn cũng vô-số
Ba minh tám giải-thoát
Ðược bốn trí vô-ngại
Dùng hạng này làm Tăng.
Chúng-sinh trong cõi đó
Dâm-dục đều đã dứt
Thuần một biến-hóa sinh
Thân trang-nghiêm đủ tướng
Pháp-hỷ, thuyền-duyệt thực
Không tưởng món ăn khác,
Không có hàng nữ-nhân
Cũng không các đường dữ.
Phú-Lâu-Na Tỷ-khiêu
Khi công-đức trọn đầy
Sẽ được tịnh-độ này
Chúng hiền thánh rất đông
Vô-lượng việc như thế
Nay ta chỉ nói lược.
5.- Bấy giờ, một nghìn hai trăm vị A-La-Hán, bậc tâm tự-tại, nghĩ như vầy : 'Chúng ta vui mừng được điều chưa từng có, nếu đức Thế-Tôn đều thụ-ký cho như các đệ-tử lớn khác thời sung sướng lắm'.
Ðức Phật biết tâm niệm của các vị đó nên nói với ngài Ðại-Ca-Diếp : 'Một nghìn hai trăm vị A-La-Hán đó, nay ta sẽ hiện-tiền thứ-tự mà thụ-ký đạo Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác.
Trong chúng đó, đệ-tử lớn của ta là Kiều-Trần-Như Tỷ-Khiêu, sẽ cúng-dàng sáu muôn hai nghìn ức đức Phật, vậy sau được thành Phật hiệu là Phổ-Minh Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự-trượng-phu, Thiên-nhân-sư Phật Thế-Tôn.
Năm trăm vị A-La-Hán : Ông Ưu-Lâu-Tần-Loa-Ca-Diếp, ông Dà-Gia-Ca-Diếp, ông Na-đề Ca-Diếp, ông Ca-Lưu-Ðà-Di, ông Ưu-Ðà-Di, ông A-Nâu-Lâu-Ðà, ông Ly-bà-Ða, ông Kiếp-tân-Na, ông Bạc-câu-La, ông Chu-Ðà, ông Sa-Dà-Ðà, v.v... đều sẽ được đạo Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác, đều đồng một hiệu là Phổ-Minh.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng :
6.- Kiều-trần-Như Tỷ-khiêu
Sẽ gặp vô-lượng Phật
Mới được thành chính-giác
Thường phóng quang-minh lớn
Ðầy đủ các thần-thông
Danh đồn khắp mười phương
Tất cả đều tôn-kính
Thường nói pháp vô-thượng
Nên hiệu là Phổ-Minh
Cõi nước đó thanh-tịnh
Bồ Tát đều dũng-mãnh
Ðều lên lầu gác đẹp
Dạo các nước mười phương
Ðem đồ cúng vô-thượng
Hiến dâng các đức Phật
Làm việc cúng đó xong
Sinh lòng rất vui mừng
Giây lát về bản-quốc
Có sức thần như thế.
Phật thọ sáu muôn kiếp
Chính-pháp trụ bội thọ
Tượng-pháp lại hơn chính
Pháp diệt trời người lo
7.- Năm trăm Tỷ-khiêu kia
Thứ tự sẽ làm Phật
Ðồng hiệu là Phổ-Minh
Theo thứ thụ-ký nhau :
Sau khi ta diệt-độ
Ông đó sẽ làm Phật
Thế-gian của ông độ
Cũng như ta ngày nay
Cõi nước đó nghiêm sạch
Và các sức thần-thông
Chúng Thanh-văn Bồ Tát
Chính-pháp cùng tượng-pháp
Thọ mệnh kiếp nhiều ít
Ðều như trên đã nói
Ca-Diếp ! Ông đã biết
Năm trăm vị tự-tại
Các chúng Thanh-văn khác
Cũng sẽ làm như thế
Vị nào vắng mặt đây
Ông nên vì tuyên nói.
8.- Bấy giờ, năm trăm vị A-La-Hán ở trước Phật được thụ-ký xong, vui mừng hớn-hở liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lậy chân Phật ăn-năn lỗi của mình mà tự trách : Thế-Tôn, chúng con thường nghĩ như vầy, tự cho mình đã được rốt-ráo diệt-độ, nay mới biết đó là như người vô-trí. Vì sao ? Chúng con đáng được trí-tuệ của Như-Lai mà bèn tự lấy trí nhỏ cho là đủ.
Thế-Tôn ! Thí như có người đến nhà bạn thân say rượu mà nằm, lúc đó người bạn thân có việc quan phải đi, lấy châu báu vô-giá cột trong áo của gã say, cho nó rồi đi. Gã đó say nằm đều không hay biết, sau khi dậy bèn dạo đi đến nước khác, vì việc ăn mặc mà phải gắng sức cầu tìm rất là khổ nhọc, nếu có được chút ít bèn cho là đủ.
Lúc sau người bạn thân gặp gỡ thấy gã bèn bảo rằng : 'Lạ thay ! Anh này sao lại vì ăn mặc mà đến nỗi này. Ta lúc trước muốn cho anh được an-vui tha hồ thụ năm món dục, ở ngày tháng năm dó, đem châu báu vô giá cột vào trong áo anh nay vẫn còn đó mà anh không biết, lại đi nhọc nhằn sầu khổ để cầu tự nuôi sống thực là khờ lắm; nay anh nên đem ngọc báu đó đổi chác lấy đồ cần dùng thời thường được vừa ý không chỗ thiếu thốn.
Ðức Phật cũng lại như vậy, lúc làm Bồ Tát giáo-hóa chúng con, khiến phát lòng cầu nhất-thiết-trí, mà chúng con liền bỏ quên không hay không biết. Ðã được đạo A-La-Hán tự nói là diệt-độ, khổ nhọc nuôi sống được chút ít cho là đủ, tất cả trí nguyện vẫn còn chẳng mất. Ngày nay đức Thế-Tôn giác-ngộ chúng con mà nói rằng : 'Các Tỷ-khiêu ! Ðạo của các ông không phải rốt-ráo diệt. Ta từ lâu đã khiến các ông gieo căn lành của Phật, dùng sức phương-tiện chỉ tướng Niết-bàn mà các ông cho là thực diệt-độ'.
Thế-Tôn ! Chúng con nay mới biết mình thực là Bồ Tát được thụ-ký sẽ thành đạo Vô-thượng Chính-đẳng Chính-giác. Vì nhân-duyên đó lòng rất vui mừng được điều chưa từng có.
Bấy giờ, ông A-Nhã Kiều-Trần-Như muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng :
9.- Chúng con nghe vô-thượng
Tiếng thụ-ký an-ổn
Vui mừng chưa từng có
Lậy Phật trí vô-lượng.
Nay ở trước Thế-Tôn
Tự hối các lỗi quấy
Trong Phật báu vô-lượng
Ðược chút phần Niết-Bàn
Bèn tự cho là đủ.
Như người ngu vô-trí
Thí như người nghèo cùng
Qua đến nhà thân-hữu
Nhà đó rất giầu lớn
Bày đủ các tiệc ngon
Ðem châu báu vô-giá
Cột dính trong vạt áo
Thầm cho rồi bỏ đi
Gã say nằm không hay
Sau khi gã đã dậy
Dạo đi đến nước khác
Cầu ăn mặc tự sống
Nuôi sống rất khốn khổ
Ðược ít cho là đủ
Chẳng lại muốn đồ tốt
Chẳng biết trong vạt áo
Có châu báu vô-giá
Người thân-hữu cho châu
Sau gặp gã nghèo này
Khổ thiết trách gã rồi
Chỉ cho châu trong áo.
Gã nghèo thấy châu đó
Lòng gã rất vui mừng
Giầu có các của cải
Tha hồ hưởng ngũ-dục.
Chúng con cũng như vậy
Thế-Tôn từ lâu xưa
Thường thường giáo-hóa cho
Khiến gieo nguyện vô-thượng
Chúng con vì vô-trí
Chẳng hay cũng chẳng biết
Ðược chút phần Niết-bàn
Cho đủ chẳng cầu nữa.
Nay Phật giác-ngộ con
Nói chẳng phải thực diệt.
Ðược Phật tuệ vô-thượng
Ðó mới là thực diệt
Con nay từ Phật nghe
Thụ-ký việc trang-nghiêm
Cùng tuần tự thụ-ký
Thân-tâm khắp mừng vui.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Thụ Học Vô Học Nhân Ký' Thứ Chín
1. Bấy giờ, ngài A-Nan và ngài La-Hầu-La nghĩ như vầy: " Chúng ta tự suy nghĩ, nếu được thụ-ký thời sung-sướng lắm". Liền từ nơi chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật, đầu mặt lậy chân Phật đồng bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Chúng con trong đây cũng đáng có phần, chỉ có đức Như-Lai, là chỗ về nương của chúng con. Lại chúng con là người quen biết của tất cả trời người A-tu-La trong đời. A-Nan thường làm vị thị-giả hộ trì tạng-pháp, La-Hầu-La là con của Phật, nếu Phật thụ-ký đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác cho, thời lòng nguyện cầu của con đã mãn, mà lòng trông của chúng cũng được đủ".
Lúc đó, hàng đệ-tử Thanh-văn, bậc học cùng vô-học, hai nghìn người đều từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch vai áo bên hữu đến trước Phật chắp tay một lòng chiêm-ngưỡng dung-nhan của Thế-Tôn như chỗ nguyện-cầu của A-Nan và La-Hầu-La rồi đứng qua một phía.
2. Bấy giờ, đức Phật bảo A-Nan: Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu là Sơn-Hải-Tuệ-Tự-Tại-Thông-Vương-Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh túc, Thiện-thệ Thế-gian-giải, Vô-thượng sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn; ông sẽ cúng-dàng sáu mươi hai ức đức Phật, hộ-trì tạng-pháp vậy sau chứng được đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác, giáo-hóa hai mươi nghìn muôn ức hằng-hà sa các chúng Bồ-Tát vv... làm cho thành đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác.
Nước tên là Thường-Lập-Thắng-Phan, cõi đó thanh-tịnh, đất bằng chất Lưu-Ly, kiếp tên Diệu-Âm-Biến-Mãn. Ðức Phật đó thọ-mệnh vô-lượng nghìn muôn ức vô-lượng a-tăng kỳ kiếp tính đếm số kể chẳng có thể biết được, chính-pháp trụ đời gấp bội thọ-mệnh, tượng-pháp lại gấp bội chính-pháp.
A-Nan! Ðức Phật Sơn-Hải-Tuệ-Tự-Tại-Thông-Vương đó, được vô-lượng nghìn muôn ức hằng-hà-sa các đức Phật Như-Lai ở mười-phương đồng ngợi khen công-đức của ngài.
Khi đó đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
3. Nay Ta nói trong Tăng
A-Nan, người trì pháp4. Bấy giờ, trong hội hàng Bồ-tát mới phát tâm, tám nghìn người, đều nghĩ thế này: "Chúng ta còn chưa nghe các vị Bồ-tát lớn được thụ-ký như thế, có nhân-duyên gì mà các Thanh-văn được thụ-ký như-thế."
Sẽ cúng-dàng các Phật
Vậy sau thành chính-giác
Hiệu rằng: Sơn-Hải-Tuệ
Tự-Tại-Thông-Vương Phật
Cõi nước kia thanh-tịnh
Tên Thường-Lập-Thắng-Phan
Giáo-hóa các Bồ-Tát
Số đông như hằng-sa
Phật có uy-đức lớn
Tiếng đồn khắp mười phương
Vì bởi thương chúng-sinh
Nên sống lâu vô-lượng
Chính-pháp bội thọ-mệnh
Tượng-pháp lại bội chính
Vô-số hàng chúng-sinh
Ðông như cát sông Hằng
Ở trong pháp Phật đó
Gieo nhân-duyên Phật-đạo.
Lúc ấy, đức Thế-Tôn biết tâm-niệm của các vị Bồ-Tát mà bảo rằng: "Các Thiện-nam tử! Ta cùng bọn ông A-Nan ở chỗ đức Phật Không-Vương đồng thời phát tâm vô-thượng chính-đẳng chính-giác. A-Nan thường ưa học rộng, còn ta thường siêng-năng tinh-tấn, cho nên nay ta đã thành vô-thượng chính-đẳng chính-giác mà A-Nan hộ-trì pháp của ta, ông cũng sẽ hộ-trì pháp-tạng của các đức Phật tương lai, giáo-hóa thành-tựu các chúng Bồ-tát. Bản-nguyện của ông như thế nên được thụ-ký dường ấy."
Ngài A-Nan tận mặt ở trước Phật, tự nghe Phật thụ-ký cùng cõi nước trang-nghiêm, chỗ mong cầu đã đủ, lòng rất vui mừng được đều chưa từng có. Tức thời nghĩ nhớ tạng-pháp của vô-lượng nghìn muôn ức các đức Phật thuở quá-khứ, suốt thấu không ngại như hiện nay nghe và cũng biết bản-nguyện.
Khi đó, ngài A-Nan nói kệ rằng:
Thế-Tôn rất ít có5. Bấy giờ, Phật bảo ông La-Hầu-La: Ông ở đời sau sẽ được làm Phật hiệu: Ðạo-Thất-Bảo-Hoa, Như-Lai Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật, Thế-Tôn. Ông sẽ cúng dường các đức Như-Lai như số vi-trần trong mười phương thế-giới. Thường vì các đức Phật mà làm trưởng-tử, cũng như hiện nay.
Khiến con nhớ quá-khứ
Vô-lượng các Phật-pháp
Như chỗ nghe ngày nay
Con nay không còn nghi
An-trụ trong Phật-đạo
Phương-tiện làm thị-giả
Hộ-trì các Phật-pháp.
Ðức Phật Ðạo-Thất-Bảo-Hoa đó, cõi nước trang-nghiêm, kiếp số thọ-mệnh, giáo-hóa đệ-tử, chính-pháp và tượng-pháp cũng đồng như đức Sơn-Hải-Tuệ-Tự-Tại-Thông-Vương Như Lai không khác. Ông cũng làm trưởng-tử cho Phật này, qua sau đây rồi sẽ được đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác.
Lúc đó đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Lúc ta làm Thái-tử6. Bấy giờ, đức Thế-Tôn thấy bậc hữu-học cùng vô-học hai nghìn người, chí ý hòa-dịu vắng lặng trong sạch, một lòng nhìn Phật, Phật bảo A-Nan: "Ông thấy bực hữu-học vô-học nghìn người đây chăng?"
La-Hầu làm trưởng-tử.
Ta nay thành Phật-đạo
Thụ pháp làm pháp-tử.
Ở trong đời vị-lai
Gặp vô-lượng ức Phật
Làm trưởng-tử cho kia
Một lòng cầu Phật-đạo.
Hạnh kín của La-Hầu
Chỉ ta biết được thôi
Hiện làm con cả ta
Ðể chỉ các chúng-sinh
Vô-lượng ức nghìn muôn
Công-đức không thể đếm
An-trụ trong Phật-pháp
Ðể cầu đạo vô-thượng.
Vâng! Con đã thấy.
- A-Nan! Các người sẽ cúng-dàng các đức Như-Lai như số vi-trần trong năm mươi thế-giới, cung kính tôn-trọng hộ-trì pháp-tạng. Rốt sau đồng thòi ở cõi nước trong mười phương đều được thành Phật, đều đồng một hiệu la Bảo-Tướng Như-Lai Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ Ðiều-ngự trượng-phu. Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn, sống lâu một kiếp, cõi nước trang-nghiêm, Thanh-văn, Bồ-tát, chính-pháp, tượng-pháp thảy đều đồng nhau.
Lúc đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
Hai nghìn Thanh-văn đâyLúc đó, bậc hữu-học cùng vô-học hai nghìn người nghe đức Phật thụ-ký vui mừng hớn-hở mà nói kệ rằng:
Nay đứng ở trước ta
Thảy đều thụ ký cho
Ðời sau sẽ thành Phật
Cúng-dàng các đức Phật
Như số trần nói trên.
Hộ-trì tạng-pháp Phật
Sau sẽ thành Chính-giác
Ðều ở nơi mười phương
Thảy đồng một danh-hiệu
Ðồng thời ngồi đạo-tràng
Ðể chứng tuệ vô-thượng
Ðều hiệu là Bửu-Tướng
Cõi nước cùng đệ-tử
Chính-pháp và tượng-pháp
Thảy đều không có khác.
Ðều dùng các thần-thông
Ðộ mười-phương chúng-sinh
Tiếng đồn vang khắp cùng
Lần nhập vào Niết-bàn.
Thế-Tôn đèn tuệ sáng
Con nghe tiếng thụ-ký
Lòng vui mừng đầy-đủ
Như được nước cam-lộ.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Pháp Sư' Thứ Mười
1. Lúc bấy giờ, đức Thế-Tôn nhân nói với Dược-Vương Bồ-Tát để bảo tám muôn đại sĩ rằng: "Dược-Vương! Trong đại-chúng đây vô-lượng hàng chư thiên, Long-Vương, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-dà, nhân cùng phi nhân, và Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hạng cầu Thanh-văn, hạng cầu Tích-Chi-Phật, hạng cầu Phật-đạo, các loại như thế đều ở trước Phật nghe kinh Diệu-Pháp-Liên-Hoa một bài kệ một câu nhẫn đến một niệm tùy-hỷ đó, ta đều thụ-ký cho sẽ được vô-thượng chính-đẳng-chính-giác."
Phật bảo Dược-Vương: "Lại sau khi đức Như-Lai diệt-độ, nếu có người nghe kinh Diệu-Pháp-Liên-Hoa, nhẫn đến một câu niệm tùy hỷ đó, ta cũng thụ-ký đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác cho.
Nếu lại có người thụ-trì đọc tụng, giải nói, biên chép kinh Diệu-Pháp-Liên-Hoa, nhẫn đến một bài kệ, đối kinh-điển này cung-kính xem như Phật. Các thứ cúng-dàng, hoa, hương, chuỗi ngọc hương bột, hương xoa, hương đốt, lọng lụa, tràng-phan, y-phục, kỹ nhạc, nhẫn đến chắp tay cung-kính. Dược-Vương nên biết! Các người trên đó đã từng cúng-dàng mười muôn ức Phật, ở chỗ các đức Phật thành-tựu chí nguyện lớn vì thương-xót chúng-sinh mà sinh vào nhân-gian.
Dược-Vương! Nếu có người hỏi những chúng-sinh nào ở đời vị-lai sẽ được làm Phật? Nên chỉ các người trên đó ở đời vị-lai ắt được làm Phật. Vì sao? Nếu có gã thiện-nam, người thiện-nữ nào ở nơi kinh Pháp-Hoa nhẫn đến một câu, thụ-trì, đọc tụng, giải nói biên chép. Các thứ cúng-dàng kinh quyển, hoa, hương, chuỗi ngọc, hương bột, hương xoa, hương đốt lọng lụa, tràng-phan, y-phục, kỹ-nhạc chắp tay cung-kính. Người đó tất cả trong đời đều nên chiêm-ngưỡng sùng phụng. Nên đem đồ cúng- dàng Như-lai mà cúng đó. Phải biết người đó là Bồ-tát lớn thành xong đạo vô-thượng chiùnh-đẳng chính-giác, vì thương xót chúng-sinh mà nguyện sinh trong đời để rộng nói phân-biệt kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa, huống lại người trọn hay thụ trì và các thứ cúng-dàng.
Dược-Vương nên biết! Người đó tự bỏ nghiệp-báo thanh-tịnh sau khi ta diệt độ vì thương chúng-sinh mà sinh nơi đời ác, rộng nói kinh này. Nếu người thiện-nam, người thiện-nữ đó, sau khi ta diệt-độ có thể riêng vì một người nói kinh Pháp-Hoa, nhẫn đến một câu, phải biết người đó là sứ của Như-Lai, đức Như-Lai sai làm việc của Như-Lai, huống là ở trong đại-chúng rộng vì người nói.
Dược-Vương! Nếu có người ác dùng tâm không lành ở trong một kiếp hiện ở trước Phật thường chê mắng Phật, tội đó còn nhẹ. Nếu có người dùng một lời dữ chê mắng người tại-gia hay xuất-gia đọc tụng kinh Pháp-Hoa, tội đây rất nặng.
Dược-Vương! Có người đọc tụng kinh Pháp-Hoa, phải biết người đó dùng đức trang-nghiêm của Phật tự trang-nghiêm mình, thời được Như-Lai dùng vai mang vác. Người đó đến đâu, mọi người nên hướng theo làm lễ, một lòng chắp tay cung kính cúng- dàng, tôn-trọng, ngợi-khen: hoa, hương, chuỗi-ngọc, hương-bột, hương-xoa, hương-đốt, lọng nhiễu, tràng-phan, y-phục, đồ cúng bậc thượng của trong loài người mà đem cúng-dàng cho người đó, nên cầm hoa báu trời mà rải cúng đó, nên đem đống báu trên trời dâng cho đó.
Vì sao? Người đó hoan-hỷ nói pháp, giây lát nghe pháp liền được rốt-ráo vô-thượng chính-đẳng chính giác vậy.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
2. Nếu muốn trụ Phật đạo
Thành tựu trí tự-nhiên
Thường phải siêng cúng-dàng
Người Thụ-trì Pháp-Hoa.
Có ai muốn mau được
Nhất-thiết-chủng trí-tuệ
Nên thụ-trì kinh này
Và cúng-dàng người trì.
Nếu người hay thụ-trì
Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa
Nên biết là sứ Phật
Thương nhớ các chúng-sinh
Những người hay thụ-trì
Kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa
Xa bỏ cõi thanh-tịnh
Thương chúng nên sinh đây
Phải biết người như thế
Chỗ muốn sinh tự-tại
Ở nơi đời ác này
Rộng nói pháp vô-thượng,
Nên đem hoa, hương trời
Và y-phục, báu trời
Ðống báu tốt trên trời
Cúng-dàng người nói pháp
Ðời ác, sau ta diệt
Người hay trì kinh này
Phải chắp tay lễ kính
Như cúng dường Thế-Tôn,
Ðồ ngon ngọt bậc thượng
Và các món y-phục
Cúng-dàng Phật-tử đó
Mong được giây lát nghe.
Nếu người ở đời sau
Hay thụ-trì kinh này
Ta khiến ở trong người
Làm việc của Như-Lai.
Nếu ở trong một kiếp
Thường ôm lòng chẳng lành
Ðỏ mặt mà mắng Phật
Mắc vô-lượng tội nặng
Có người đọc tụng trì
Kinh Diệu-Pháp-Hoa này
Giây lát dùng lời mắng
Tội đây còn hơn kia.
Có người cầu Phật-đạo
Mà ở trong một kiếp
Chắp tay ở trước ta
Dùng vô-số kệ khen
Do vì khen Phật vậy
Ðược vô-lượng công-đức.
Khen ngợi người trì kinh
Phước đây lại hơn kia.
Trong tám mươi ức kiếp
Dùng sắc thanh tối diệu
Và cùng hương, vị, xúc
Cúng-dàng người trì kinh
Cúng-dàng như thế rồi
Mà được chốc lát nghe
Thời nên tự mừng vui
Nay ta được lợi lớn
Dược-Vương! Nay bảo ông
Các kinh của ta nói
Mà ở trong kinh đó
Pháp-Hoa tột thứ nhất.
3. Lúc bấy giờ, Phật lại bảo ngài Dược-Vương Ðại Bồ-tát: "Kinh điển của ta
nói nhiều vô-lượng nghìn muôn ức, đã nói, hiện nói, sẽ nói, mà ở trong đó kinh Pháp-Hoa rất là khó tin khó hiểu.
Dược-Vương kinh này là tạng bí-yếu của các đức Phật, chẳng có thể chia bủa vọng trao cho người. Kinh đây là của các đức Phật giữ gìn từ xưa đến nay chưa từng bày nói, mà chính kinh này khi Như-Lai đương hiện-tại còn nhiều kẻ oán-ghét, huống là sau lúc Phật diệt-độ.
Dược-Vương nên biết! Sau khi Như-Lai diệt-độ, người nào có thể biên chép, thụ-trì, đọc tụng, cúng-dàng vì người khác mà nói, thời được Như-Lai lấy y trùm đó, lại được các căn lành, phải biết người đó cùng Như-Lai ở chung, được đức Như-Lai lấy tay xoa đầu.
4. Dược-Vương! Nơi nơi, chổ chổ, hoặc nói, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc chép,
hoặc chỗ có quyển kinh này đều nên dựng tháp bằng bảy thứ báu cho tột cao rộng đẹp-đẽ, chẳng cần để xá-lợi.
Vì sao? Vì trong đó đã có toàn thân của đức Như-Lai rồi. Tháp đó nên dùng tất cả hoa, hương, chuỗi ngọc, lọng lụa, tràng-phan, kỹ-nhạc, ca tụng, để cúng dường cung kính tôn-trọng ngợi khen. Nếu có người thấy được pháp này mà lễ lạy cúng-dàng, phải biết những người đó đều gần đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác.
Dược-Vương! Có rất nhiều người tại-gia làm đạo Bồ-tát, nếu chẳng có thể thấy nghe, đọc tụng, biên chép thụ-trì, cúng-dàng được kinh Pháp-Hoa này, phải biết người đó chưa khéo tu đạo Bồ-tát. Nếu có người được nghe kinh điển này, mới là khéo tu đạo Bồ-tát. Có chúng-sinh nào cầu Phật-đạo hoặc thấy hoặc nghe kinh Pháp-Hoa này, nghe xong tin hiểu thụ-trì, nên biết người đó được gần đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác.
Dược-Vương! Thí như có người khát tìm nước ở nơi gò cao kia xoi đào tìm đó, vẫn thấy đất khô biết rằng nước còn xa, ra công đào không thôi, lần thấy đất ướt rồi lần đến bùn, tâm người đó quyết chắc biết rằng nước ắt gần.
Bồ-tát cũng lại như thế, nếu chưa nghe chưa hiểu chưa có thể tu-tập kinh Pháp-Hoa này, phải biết người đó cách đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác còn xa.
Nếu được nghe hiểu suy-gẫm tu-tập kinh này, thời chắc biết được gần vô-thượng chính-đẳng chính-giác.
Vì sao? Vì đạo vô-thượng chính-đẳng chính-giác của Bồ-tát đều thuộc kinh này, kinh này mở môn phương-tiện bày tướng chân-thực. Tạng kinh Pháp-Hoa này, xa kín nhiệm sâu không có người đến được, nay Phật vì giáo-hóa để thành-tựu Bồ-tát mà chỉ bày cho.
Dược-Vương! Nếu có Bồ-tát nghe kinh Pháp-Hoa này mà kinh nghi sợ sệt, phải biết đó là Bồ-tát mới phát tâm. Nếu hàng Thanh-Văn nghe kinh này mà kinh nghi sợ sệt, phải biết đó là hàng tăng-thượng-mạn. (7)
5. Dược-Vương! Nếu có người thiện-nam, người thiện-nữ nào, sau khi đức
Như-Lai diệt độ muốn vì hàng bốn chúng mà nói kinh Pháp-Hoa này thời phải nói cách thế nào? Người thiện-nam, thiện-nữ đó phải vào nhà Như-Lai, mặc y Như-Lai, ngồi tòa Như-Lai, rồi mới nên vì bốn-chúng mà rộng nói kinh này.
Nhà Như-Lai chính là tâm từ-bi lớn đối với trong tất cả chúng-sinh, y Như-Lai chính là lòng nhu-hòa nhẫn nhục, tòa Như-Lai chính là nhất-thiết pháp không. An-trụ trong đây, sau rồi dùng tâm không biếng trễ vì các Bồ-tát và bốn-chúng rộng nói kinh Pháp-Hoa này.
Dược-Vương! Bấy giờ ta ở nước khác sai hàng hóa-nhân làm chúng nhóm nghe pháp của người đó, ta cũng sai hóa Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di nghe người đó nói pháp. Các người biến-hóa đó nghe pháp tin nhận thuận theo không hề trái. Nếu người nói pháp ở chổ vắng-vẻ, ta liền sai nhiều trời, rồng, quỉ, thần, Càn-thát-bà, A-tu-la v.v... nghe người đó nói pháp. Ta dầu ở nước khác nhưng luôn luôn khiến người nói pháp đó được thấy thân ta. Nếu ở trong kinh này quên mất câu lối, ta lại vì nói cho đó được đầy-đủ.
Bấy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
6. Muốn bỏ tính biếng-lười
Nên phải nghe kinh này
Kinh này khó được nghe
Người tin nhận cũng khó.
Như người khát cần nước
Xoi đào nơi gò cao
Vẫn thấy đất khô ráo
Biết cách nước còn xa
Lần thấy đất ướt bùn
Quyết chắc biết gần nước
Dược-Vương! Ông nên biết
Các người như thế đó
Chẳng nghe kinh Pháp-Hoa
Cách trí Phật rất xa,
Nếu nghe kinh sâu này
Quyết rõ pháp Thanh-văn
Ðây là vua các kinh
Nghe xong suy gẫm kỹ
Phải biết rằng người đó
Gần nơi trí-tuệ Phật
Nếu người nói kinh này
Nên vào nhà Như-Lai
Mà ngồi tòa Như-Lai
Ở trong chúng không sợ
Rộng vì người giải nói,
Từ-bi lớn làm nhà
Y nhu-hòa nhẫn-nhục
Các pháp không làm tòa
Ở đóvì người nói.
Nếu lúc nói kinh này
Có người lời ác mắng
Dao, gậy, ngói, đá đánh
Nhớ Phật nên phải nhịn
Ta trong muôn ức cõi
Hiện thân sạch bền chắc
Trải vô-lượng ức kiếp
Vì chúng sinh nói Pháp.
Sau khi ta diệt-độ
Nếu hay nói kinh này
Ta sai hóa tứ-chúng
Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni
Và nam, nữ thanh-tịnh
Cúng-dàng nơi Pháp-sư
Dẫn dắt các chúng-sinh
Nhóm đó khiến nghe pháp.
Nếu người muốn làm hại
Dao gậy cùng ngói đá
Thời khiến người biến-hóa
Giữ-gìn cho người đó
Nếu người nói Pháp-Hoa
Ở riêng nơi vắng-vẻ
Lặng-lẽ không tiếng người
Ðọc tụng kinh điển này
Bấy giờ ta vì hiện
Thân thanh-tịnh sáng suốt
Nếu quên mất chương cú
Vì nói khiến thông thuộc.
Nếu người đủ đức này
Hoặc vì bốn chúng nói
Chổ vắng đọc tụng kinh
Ðều được thấy thân ta
Nếu người ở chổ vắng
Ta sai Trời, Long-Vương
Dạ-xoa, quỉ, thần thảy
Vì làm chúng nghe pháp.
Người đó ưa nói pháp
Phân giải không trở-ngại
Nhờ các Phật hộ-niệm
Hay khiến đại-chúng mừng
Nếu ai gần Pháp-sư
Mau được đạo Bồ-tát
Thuận theo thầy đó học
Ðược thấy hằng-sa Phật.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Hiện Bửu Tháp' Thứ Mười Một
Lúc bấy giờ, trước Phật có tháp bằng bảy báu, cao năm trăm do-tuần, ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần, từ dưới đất nổi lên trụ ở giửa hư - không; các món vật báu trau-giồi, năm nghìn bao-lơn, nghìn muôn phòng nhà, vô-số tràng-phan để nghiêm sức đó, chuỗi ngọc báu rủ xuống, muôn nghìn linh báu treo trên tháp. Bốn mặt đều thoảng đưa ra mùi hương gỗ ly-cấu chiên-đàn khắp cùng cả cõi nước.
Các phan lọng đều dùng bảy thứ báu, vàng, bạc, lưu-ly, xa-cừ, mã-não, chân-châu và mai-khôi hợp lại thành, cao đến ngang cung trời Tứ-thiên-vương, trời Ðao-Lợi rưới hoa mạn-đà-la cúng dàng tháp báu.
Các trời khác và rồng, dạ-xoa, càn thát-bà, a-tu-la, ca-lâu-la, khẩn-na-la, ma-hầu-la-dà, nhân, phi-nhân v.v... nghìn muôn ức chúng đều đem tất cả hoa, hương, chuỗi ngọc, phan lọng, kỹ-nhạc mà cúng dàng tháp báu, đồng cung-kính tôn-trọng ngợi-khen.
Bấy giờ trong tháp báu vang tiếng lớn ra khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Ðức Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn! có thể dùng tuệ lớn bình-đẳng vì đại-chúng nói kinh giáo Bồ-Tát Pháp Phật sở Hộ-niệm Diệu-pháp Liên-hoa. Ðúng thế! Ðức Thích-Ca Mâu-ni Thế-Tôn! như lời Phật nói đó, đều chân-thực."
2.--- Bấy giờ, bốn-chúng thấy tháp báu lớn trụ trong hư-không, lại nghe trong tháp vang tiếng nói ra đều được pháp-hỷ, lấy làm lạ chưa từng có, liền từ chỗ ngồi đứng dậy cung kính chắp tay rồi đúng một bên.
Lúc đó, có vị đại Bồ-tát tên Ðại-Nhạo-Thuyết biết lòng nghi của tất cả trời, người, a-tu-la, v.v... trong thế-gian mà bạch Phật rằng: "Bạch Thế-Tôn! Do nhân-duyên gì mà có tháp này từ đất nổi lên, lại ở trong tháp vang ra tiếng như thế?"
Lúc đó, Phật bảo ngài Ðại-Nhạo-Thuyết Bồ-Tát: "Trong tháp báu này có toàn thân Như-Lai, thời quá-khứ về trước cách đây vô-lượng nghìn muôn ức vô-số cõi nước ở phương đông có nước tên Bảo-Tịnh, trong nước đó có Phật hiệu là Ða-Bảo, đức Phật đó tu hành đạo Bồ-Tát phát lời thệ-nguyện lớn rằng: "Nếu ta được thành Phật sau khi diệt-độ trong cõi nước ở mười-phương có chỗ nào nói kinh Pháp-Hoa, thời tháp miếu của ta vì nghe kinh đó mà nổi ra nơi trước để làm chứng-minh khen rằng: "Hay thay!" Ðức Phật đó thành Phật rồi lúc sắp diệt-độ ở trong đại-chúng trời, người bảo các Tỷ-khiêu rằng: "Sau khi ta diệt-độ muốn cúng-dàng toàn thân của ta thời nên dựng một tháp lớn."
Ðức Phật đó dùng sức nguyện thần-thông nơi nơi chỗ chỗ trong mười phương cõi nước, nếu có nói kinh Pháp-Hoa, thời tháp báu đó đều nổi ra nơi trước, toàn thân Phật ở trong tháp khen rằng: "Hay thay! Hay thay!"
Ðại-Nhạo-Thuyết! Nay tháp của Ða-Bảo Như-Lai vì nghe nói kinh Pháp-Hoa nên từ dưới đất nổi lên khen rằng: "Hay thay! Hay thay!"
3.--- Bấy giờ, ngài Ðại-Nhạo-Thuyết Bồ-Tát do sức thần của đức Như-Lai mà bạch Phật rằng: "Bạch Thế-Tôn! Chúng con nguyện muốn thấy thân của đức Phật đó". Phật bảo ngài Ðại-Nhạo-Thuyết Bồ-Tát Ma-ha-tát: Phật Ða-Bảo đó có nguyện sâu nặng: "Nếu lúc tháp báu của ta vì nghe kinh Pháp-Hoa mà hiện ra nơi trước các đức Phật, có Phật nào muốn đem thân ta chỉ bày cho bốn-chúng, thời các vị Phật của Phật đó phân thân ra nói pháp ở các cõi nước trong mười-phương đều phải nhóm cả một chỗ, vậy sau thân của ta mới hiện ra".
Ðại-Nhạo-Thuyết! Các vị Phật của ta phân thân nói pháp ở các cõi nước trong mười-phương nay nên sẽ nhóm lại". Ngài Ðại-Nhạo-Thuyết bạch Phật rằng: "Thưa Thế-Tôn! Chúng con cũng nguyện muốn thấy các vị Phật của Thế-Tôn phân thân để lễ lạy cúng-dàng."
4.--- Bấy giờ, Phật phóng một lằn sáng nơi lông trắng giữa chặn mày, liền thấy năm trăm muôn ức na-do-tha hằng-hà-sa cõi nước ở phương Ðông. Các cõi nước đó đều dùng pha-lê làm đất, cây báu, y báu để làm đồ trang-nghiêm, vô-số nghìn muôn ức Bồ-Tát đầy dẫy trong nước đó. Khắp nơi giăng màn báu, lưới báu phủ trên, đức Phật trong nước đó đều dùng tiếng lớn tốt mà nói các pháp, và thấy vô - lượng nghìn muôn ức Bồ-Tát khắp đầy trong nước đó vì chúng - sinh mà nói pháp. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn phía, trên dưới chỗ tướng sáng lông trắng chiếu đến cũng lại như thế.
Lúc đó, các Phật ở mười - phương đều bảo chúng Bồ-Tát rằng: Thiện-nam-tử! Ta nay phải qua thế-giới Ta-Bà, chỗ của đức Thích - Ca Mâu -Ni Phật, cùng để cúng-dàng tháp báu của Ða-Bảo Như-Lai."
5.--- Lúc bấy giờ, cõi Ta-bà liền biến thành thanh-tịnh, đất bằng lưu-ly, cây báu trang-nghiêm, vàng ròng làm dây để giăng ngăn tám đường, không có các tụ lạc làng xóm, thành ấp, biển cả, sông ngòi, núi sông cùng rừng bụi. Ðốt hương báu lớn, hoa mạn-đà-la trải khắp cõi đất, dùng lưới màn báu giăng trùm ở trên, treo những linh báu, chỉ lưu lại chúng trong hội này, dời các trời người để ở cõi khác.
Lúc đó các đức Phật đều đem theo một vị Bồ-tát lớn để làm thị-giả qua cõi Ta-bà đều đến dưới cây báu, mỗi mỗi cây báu cao năm trăm do-tuần, nhánh lá hoa trái thứ lớp rất trang-nghiêm. Dưới các cây báu đều có tòa sư-tử cao năm do-tuần cũng dùng đồ báu tốt mà trau-giồi đó.
Khi ấy, các đức Phật đều ngồi xếp bằng trên tòa này, như thế lần-lượt đến khắp đầy cả cõi tam-thiên đại-thiên mà ở nơi thân của đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật phân ra trong một phương vẫn còn chưa hết.
Bấy giờ, đức Thích-Ca Mâu-Ni vì muốn dung thụ các vị Phật của mình phân thân, nên ở tám phương lại biến thành hai trăm muôn ức na-do-tha cõi nước, đều làm cho thanh-tịnh, không có địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sinh cùng a-tu-la, lại cũng dời các hàng trời người để ở cõi khác.
Những nước của Phật biến hóa ra đó cũng dùng lưu-ly làm đất, cây báu trang-nghiêm cao năm trăm do-tuần, nhánh lá hoa trái đều có thứ lớp tốt đẹp, dưới cây đều có tòa báu sư-tử cao năm do-tuần, dùng các thứ báu để trau-giồi. Những nước đó cũng không có biển cả sông ngòi và các núi lớn: núi Mục-chân-lân-đà, núi Thiết-vi, núi Ðại Thiết-vi, núi Tu-di v.v... thông làm một cõi nước Phật, đất báu bằng thẳng, các báu xen lẫn nhau làm màn trùm khắp ở trên, treo các phan lọng, đốt hương báu lớn, các hoa trời báu trải khắp trên đất.
Ðức Thích-Ca Mâu-Ni Phật vì các Phật sẽ đến ngồi, nên ở nơi tám phương lại đều biến thành hai trăm muôn ức na-do-tha cõi nước, đều làm cho thanh-tịnh, không có địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sinh và a-tu-la, lại dời các hàng trời người để ở cõi khác. Những nước biến - hóa ra đó cũng dùng lưu-ly làm đất, cây báu trang-nghiêm, cao năm trăm do-tuần nhánh lá hoa trái thứ tự bằng báu cao năm do-tuần, cũng dùng chất báu tốt mà trau-giồi đó.
Những nước này cũng không có biển cả sông ngòi và các núi: núi Mục-chân-lân-đà, núi Ðại Mục-chân-lân-đà, núi Thiết-vi, núi Ðại Thiết-vi, núi Tu-di v.v..., thông lại làm một cõi nước Phật đất báu bằng thẳng, các báu đương xen lẫn nhau thành màn trùm khắp ở trên, treo các phan lọng, đốt hương báu tốt, các thứ hoa trời báu trải khắp trên đất.
Bấy giờ, ở phương Ðông, các đức Phật trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha hằng-hà-sa cõi nước của đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật phân thân ra, thảy đều nói pháp đến nhóm ở cõi này. Tuần-tự như thế, các đức Phật trong cõi nước ở mười-phương thảy đều đến mỗi mỗi phương các đức Như-Lai ngồi khắp đầy trong bốn trăm muôn ức na-do-tha cõi nước.
6.--- Lúc đó, các đức Phật đều ngồi tòa sư-tử dưới cây báu, đều sai vị thị-giả qua thăm viếng đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật, đều đưa cho đầy bụm hoa báu mà bảo thị-giả rằng: Thiện-nam-tử! Ngươi qua đến núi Kỳ-xà-Quật, chỗ của đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật, theo như lời của ta mà thưa cùng Phật thế này: "Như-Lai có được ít bệnh ít khổ sức khỏe an-vui, và chúng Bồ-tát cùng Thanh-văn đều an-ổn chăng?" Rồi đem hoa báu này rải trên Phật để cúng-dàng mà thưa rằng: "Ðức Phật kia cùng muốn mở tháp báu này." Các đức Phật sai người đến cũng như vậy.
Bấy giờ, đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật thấy các vị Phật của mình phân thân đến ngồi trên tòa sư-tử, đều nghe các Phật cùng muốn đồng mở tháp báu, Phật liền từ chổ ngồi đứng dậy trụ trên hư-không, tất cả hàng bốn-chúng đồng đứng dậy chắp tay một lòng nhìn Phật.
Khi ấy đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật dùng ngón tay hữu mở cửa tháp bảy báu vang ra tiếng lớn, như tháo khóa chốt mở cửa thành lớn.
Tức thời tất cả chúng trong hội đều thấy đức Ða-Bửu Như-Lai ở trong tháp báu ngồi tòa sư-tử, toàn thân không rã như vào cảnh thuyền-định lại nghe Phật đó nói: "Hay thay! Hay thay! Thích-Ca Mâu-Ni Phật sướng thích nói kinh Pháp-Hoa đó, ta vì nghe kinh đó mà đến cõi này."
Bấy giờ, hàng tứ-chúng thấy đức Phật đã diệt-độ vô-lượng nghìn muôn ức kiếp về trước nói lời như thế đều khen là việc chưa từng có, đều đem hoa trời báu rải trên đức Phật Ða-Bửu và Phật Thích-Ca Mâu-Ni.
Lúc đó đức Ða-Bửu Phật ở trong tháp báu chia nửa tòa cho Thích-Ca Mâu-Ni Phật mà nói rằng: "Thích-Ca Mâu-Ni có thể đến ngồi trên tòa này." Tức thời đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật vào trong tháp báu ngồi xếp bằng trên nửa tòa đó.
Bấy giờ, hàng đại - chúng thấy hai đức Như-Lai xếp bằng trên tòa sư-tử trong tháp bảy báu thời đều nghĩ rằng: "Ðức phật ngồi trên cao xa, cúi mong đức Như-Lai dùng sức thần-thông làm cho bọn chúng con đều được ở trên hư-không".
Tức thời đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật dùng sức thần-thông thiếp hàng đại-chúng đều ở hư-không, rồi dùng tiếng lớn mà khắp bảo đó rằng: "Ai có thể ở trong cõi Ta-bà này rộng nói kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa nay chính phải lúc. Như-Lai không bao lâu sẽ vào Niết Bàn, Phật muốn đem kinh Pháp-Hoa này phó-chúc cho có người".
Khi ấy, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
7.--- Ðấng Thánh Chúa Thế-Tôn.
Dù diệt-độ đã lâu
Ở trong tháp báu này
Còn vì pháp mà đến
Các ông lại thế nào
Há chẳng siêng vì pháp?
Phật Ða-Bửu diệt-độ
Ðã vô-lượng số-kiếp
Nơi nơi đến nghe pháp
Vì khó gặp được vậy.
Phật kia bản-nguyện rằng:
Sau khi ta diệt-độ
Nơi nơi tháp ta qua
Thường vì nghe Pháp-Hoa
Lại vô-lượng các Phật.
Số nhiều như hằng-sa
Của ta phân thân ra
Vì muốn đến nghe pháp
Và cùng để ra mắt
Phật diệt-độ Ða-Bửu.
Nên đều bỏ cõi đẹp.
Cùng với chúng đệ-tử
Trời, người, rồng thần thảy
Và các việc cúng-dàng
Muốn pháp lâu ở đời
Cho nên đến cõi này.
Ta vì các Phật ngồi
Dùng sức thần-thông lớn
Dời vô-lượng trời người
Làm cho nước thanh-tịnh.
Các đức Phật mỗi mỗi
Ðều đến dưới cây báu
Như hoa sen trang-nghiêm
Nơi ao báu trong sạch
Dưới mỗi cây báu đó
Có tòa báu sư-tử (8)
Phật xếp bằng ngồi trên
Sáng-suốt rất đẹp đẽ
Như giữa đêm tối-tăm
Ðốt đuốc lớn lửa sáng.
Thân Phật thoảng hương thơm
Bay khắp mười-phương nước
Chúng-sinh được hương xông
Vui mừng không kể xiết
Thí như luồng gió lớn
Thổi lay nhánh cây nhỏ
Dùng cách phương-tiện đó
Làm cho Pháp ở lâu.
8.--- Nói cùng hàng đại-chúng
Sau khi ta diệt-độ
Ai có thể hộ-trì
Ðọc nói kinh Pháp này
Thời nay ở trước Phật
Nên tự phát lời thệ.
Coi Phật Ða-Bửu kia
Dầu đã diệt từ lâu
Do bản thệ nguyện rộng
Mà còn rền tiếng lớn.
Ðức Ða-Bửu Như-Lai
Và cùng với thân ta
Nhóm họp các hóa Phật
Phải nên biết ý này.
Các hàng Phật-tử thảy
Ai có thể hộ pháp
Nay nên pháp-nguyện lớn
Khiến pháp ở đời lâu
Có ai hay hộ được
Kinh Diệu-Pháp-Hoa này
Thời là đã cúng-dàng
Thích-Ca cùng Ða-Bửu.
Ðức Ða-Bửu Phật đây
Ở trong tháp báu lớn
Thường dạo qua mười-phương
Vì để nghe kinh này.
Cũng là để cúng-dàng
Các hóa - Phật đến nhóm
Trang nghiêm rất sáng đẹp
Các thế-giới vô-lượng.
Nếu người nói kinh này
Thời là đã thấy ta
Cùng Ða-Bửu Như-Lai
Và các vị hóa - Phật.
9.--- Các thiện-nam-tử này
Ðều nên suy-nghĩ kỹ
Ðây là việc rất khó
Phải phát - nguyện rộn lớn
Bao nhiêu kinh điển khác
Số nhiều như hằng-sa
Dầu nói hết kinh đó
Cũng chưa đủ làm khó,
Hoặc đem núi Diệu-Cao
Ném để ở phương khác
Cách vô-số cõi Phật
Cũng chưa lấy làm khó.
Nếu người dùng ngón chân
Ðộng cõi nước Ðại-thiên
Ném xa qua cõi khác
Cũng chưa lấy làm khó,
Hoặc đứng trên hữu-đỉnh
Nói vô-lượng kinh khác
Vì để dạy bảo người
Cũng chưa lấy làm khó.
Nếu sau lúc Phật diệt
Người ở trong đời ác
Có thể nói kinh này
Ðây thời rất là khó,
Giả-sử lại có người
Dùng tay nắm hư-không
Ðể mà khắp dạo đi
Cũng chưa lấy làm khó.
Sau khi ta diệt-độ
Nếu người tự thư trì (9)
Hoặc bảo người thư trì
Ðây thời là rất khó,
Hoặc đem cả cõi đất
Ðể trên móng ngón chân
Bay lên đến Phạ.-thiên
Cũng chưa lấy làm khó,
Sau khi Phật diệt-độ
Người ở trong đời ác
Tạm đọc kinh pháp này
Ðây thời mới là khó.
Giả-sử gặp kiếp-thiêu (10)
Gánh mang những cỏ khô
Vào lửa không bị cháy
Cũng chưa lấy làm khó,
Sau khi ta diệt độ
Nếu người trì kinh này
Vì một người mà nói
Ðây thời mới là khó
Hoặc người trì tám muôn
Bốn nghìn các tạng pháp
Ðủ mười hai bộ kinh
Vì người mà diễn nói
Khiến các người nghe pháp
Ðều được sáu thần-thông
Dù được như thế đó
Cũng chưa lấy làm khó
Sau khi ta diệt-độ
Nghe lãnh kinh điển này
Hỏi nghĩa thú trong kinh
Ðây thời mới là khó.
Hoặc có người nói pháp
Làm cho nghìn muôn ức
Ðến vô - lượng vô - số
Hằng - hà - sa chúng-sinh
Chứng được A-La-Hán
Ðủ sáu phép thần-thông
Dầu có lợi ích đó
Cũng chưa phải là khó,
Sau khi ta diệt-độ
Nếu người hay phụng-trì
Những kinh điển như đây
Ðây thời là rất khó.
10.--- Ta vì hộ Phật-đạo
Ở trong vô-lượng cõi
Từ thuở trước đến nay
Rộng nói nhiều các kinh
Mà ở trong kinh đó
Kinh này là bậc nhất
Nếu có người trì được
Thời là trì thân Phật,
Các Thiện-nam-tử này
Sau khi ta diệt-độ
Ai có thể thụ-trì
Và đọc tụng kinh này
Thời nay ở trước Phật
Nên tự nói lời thệ.
Kinh pháp đây khó trì
Nếu người tạm trì đó
Thời ta rất vui mừng
Các đức Phật cũng thế
Người nào được như vậy
Các đức Phật thường khen
Ðó là rất dũng mãnh
Ðó là rất tinh-tấn
Gọi là người trì-giới
Bậc tu hạnh Ðầu-đà (11)
Thời chắc sẽ mau được
Quả vô-thượng Phật-đạo.
Có thể ở đời sau
Ðọc trì kinh pháp này
Là chân-thực Phật-tử
Trụ ở bậc thuần-thiện,
Sau khi Phật diệt-độ
Có thể hiểu nghĩa này
Thời là mắt sáng-suốt
Của trời người trong đời
Ở trong đời kinh sợ
Hay nói trong chốc lát
Tất cả hàng trời người
Ðều nên cúng-dàng đó.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Ðề-Bà-Ðạt-Ða' Thứ Mười Hai
1.--- Lúc bấy giờ, đức Phật bảo các vị Bồ-Tát và hàng trờI, ngườI, bốn chúng: "Ta ở trong vô-lượng kiếp về thời quá-khứ cầu kinh Pháp-hoa không có lười mỏi. Trong nhiều kiếp thường làm vị quốc-vương phát nguyện cầu đạo vô-thượng bồ-đề, lòng không thối-chuyển. Vì muốn đầy đủ sáu pháp ba-la-mật nên siêng làm việc bố-thí lòng không lẫn tiếc, bố-thí voi, ngựa, bảy báu, nước thành, vợ, con, tôi-tớ, bạn-bè, cho đến đầu, mắt, tủy, óc, thân, thịt, tay, chân, chẳng tiếc thân-mệnh.
Thuở đó, nhân-dân trong đời sống lâu vô-lượng, vua vì mến pháp nên thôi bỏ ngôi vua, giao việc trị nước cho Thái-Tử. Ðánh trống ra lệnh cầu pháp khắp bốn phương: "Ai có thể vì ta nói pháp đại-thừa, thời ta sẽ trọn đời cung cấp hầu hạ."
Khi ấy có vị tiên - nhân đến thưa cùng vua rằng: "Ta có pháp đại-thừa tên là kinh "Diệu-Pháp Liên-Hoa", nếu đại-vương không trái ý ta, ta sẽ vì đại-vương mà tuyên nói."
Vua nghe lời vị tiên-nhân nói, vui mừng hớn-hở, liền đi theo vị tiên-nhân để cung cấp việc cần dùng: hoặc hái trái, gánh nước, hoặc lượm củi, nấu ăn cho đến dùng thân mình làm giường ghế, thân tâm không biết mỏi. Thuở đó theo phụng thờ vị tiên-nhân trải qua một nghìn năm, vì trọng pháp nên siêng-năng cung cấp hầu hạ cho tiên-nhân không thiếu-thốn.
Bãy giờ, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
2.--- Ta nghớ kiếp quá-khứ
Vì cầu pháp đại-thừa
Dàu làm vị quốc vương
Chẳng ham vui ngũ-dục
Ðánh chuông rao bốn - phương
Ai có pháp đại-thừa
Nếu vì ta giải nói
Thân sẽ làm tôi-tớ.
Giờ có tiên Trường-thọ
Ðến thưa cùng Ðại-vương
Ta có pháp nhiệm-mầu
Trong đời ít có được
Nếu có thể tu hành
Ta sẽ vì ông nói.
Khi vua nghe tiên nói
Sinh lòng rất vui đẹp
Liền đi theo tiên-nhân
Cung cấp đồ cần dùng
Lượm củi và rau trái
Theo lời cung-kính dâng
Lòng ham pháp đại-thừa
Thân tâm không lười mỏi,
Khắp vì các chúng-sinh
Siêng cầu pháp mầu lớn
Cũng không vì thân mình
Cùng với vui ngũ-dục
Nên dầu làm vua lớn
Siêng cầu được pháp này
Do đó được thành Phật
Nay vẫn vì ông nói.
3.--- Phật bảo các Tỷ-khiêu rằng: "Thuở ấy, vua đó thời chính thân ta, còn tiên-nhân đó nay chính là ông Ðề-Bà-Ðạt-Ða. Do nhờ ông thiện-tri-thức Ðề-Bà-Ðạt-Ða làm cho ta đầy đủ sáu pháp ba-la-mật, từ-bi hỷ-xả, ba mươi hai tướng tốt, tám mươi món đẹp, thân sắc vàng tía, mười trí-lực, bốn món vô-sở-úy, bốn món nhiếp-pháp, mười tám món bất-cộng, thần-thông đạo lực, thành bậc đẳng chính-giác rộng độ chúng-sinh, tất cả công-đức đó đều là nhân thiện-tri-thức Ðề-Bà-Ðạt-Ða cả.
4.--- Phật bảo hàng tứ-chúng: "Qua vô-lượng kiếp về sau, ông Ðề-Bà-Ðạt-Ða sẽ được thành Phật hiệu là Thiên-Vương Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn. Cõi nước đó tên là Thiên-đạo, lúc Thiên-Vương Phật trụ ở đời hai mươi trung-kiếp, rộng vì các chúng-sinh mà nói pháp mầu, hằng-hà-sa chúng-sinh được quả A-la-hán, vô-lượng chúng-sinh phát tâm Duyên-giác, hằng-hà-sa chúng-sinh phát tâm vô-thượng đạo, được vô-sinh nhẫn đến bậc bất-thối-chuyển.
Sau khi đức Thiên-Vương Phật nhập Niết-bàn, chính-pháp trụ lại đời hai mươi trung kiếp, toàn thân xá-lợi dựng tháp bằng bảy báu, cao sáu mươi do-tuần. Các hàng trời nhân-dân đều đem hoa đẹp, hương bột, hương xoa, hương đốt, y-phục, chuỗi ngọc, tràng-phan, lọng báu, kỹ-nhạc, ca tụng để lễ lạy cúng-dàng tháp đẹp bằng bảy báu đó. Vô-lượng chúng-sinh được quả A-la-hán, vô-lượng chúng-sinh ngộ Tích-Chi Phật, bất-kkhả tư-nghì chúng-sinh phát tâm Bồ-đề đến bậc bất thối-chuyển".
Ðức Phật bảo các Tỷ-khiêu: "Trong đời vị lai, nếu có kẻ thiện-nam, người thiện-nữ nghe kinh Diệu-Pháp Liên-hoa phẩm Ðề-Bà-Ðạt-Ða, sinh lòng trong-sạch kính tin chẳng sinh nghi lầm, thời chẳng đọa địa-ngục, ngã-quỉ, súc-sinh, được sinh ở trước các đức Phật trong mười-phương, chỗ người đó sinh ra thường được nghe kinh này. Nếu sinh vào cõi nhân thiên thời hưởng sự vui thắng diệu, nếu sinh ở trước Phật thờì từ hoa sen hóa sinh".
5.--- Bãy giờ, ở hạ phương vị Bồ-tát theo hầu đức Ða-Bửu Như-Lai tên là Trí-Tích bạch với đức Ða-Bửu-Phật nên trở về bản-quốc. Ðức Thích -Ca Mâu-Ni Phật bảo Trí-Tích rằng: "Thiện-nam-tử! Chờ giây lát, cõi đây có Bồ-Tát tên Văn-Thù-Sư-Lợi có thể cùng ra mắt nhau luận nói pháp mầu rồi sẽ về bản-độ".
Lúc đó, ngài Văn-Thù-Sư-Lợi ngồi hoa sen nghìn cánh lớn như bánh xe, các vị Bồ-Tát cùng theo cũng ngồi hoa sen báu, từ nơi cung rồng Ta-Kiệt-La trong biển lớn tự-nhiên vọt lên trụ trong hư-không, đến núi Linh-Thứu, từ trên hoa sen bước xuống đến chỗ Phật, làm lễ xong, qua chỗ Trí-Tích cùng hỏi thăm nhau rồi ngồi một phía.
Ngài Trí-Tích Bồ-tát hỏi ngài Văn-Thù-Sư-Lợi rằng: "Ngài qua cung rồng hóa-độ chúng-sinh số được bao nhiêu?"
Ngài Văn-Thù-Sư-Lợi nói: "Số đó vô-lượng không thể tính kể, chẳng phải miệng nói được, chẳng phải tâm lường được, chờ chừng giây lát sẽ tự chứng biết".
Ngài Văn-Thù nói chưa dứt lời, liền có vô-số Bồ-tát ngồi hoa sen báu từ biển vọt lên đến núi Linh-Thứu trụ giữa hư-không. Các vị Bồ-Tát này đều là của ngài Văn-Thù-Sư-Lợi hóa độ, đủ hạnh Bồ-tát đều chung luận nói sáu pháp ba-la-mật. Những vị mà trước kia là Thanh-Văn ở giữa hư-không nói hạnh Thanh-Văn nay đều tu-hành "nghĩa không" của đại-thừa.
Ngài Văn-Thù-Sư-Lợi nói với ngài Trí-Tích rằng: "Tôi giáo-hóa ở nơi biển việc đó như thế".
Lúc ấy, ngài Trí-Tích Bồ-Tát nói kệ khen rằng:
Ðại-trí đức mạnh-mẽ
Hóa-độ vô-lượng chúng
Nay trong hội lớn này
Và tôi đều đã thấy
Diễn nói nghĩa thực tướng
Mở bày pháp nhất-thừa
Rộng độ các chúng-sinh
Khiến mau thành Bồ-Ðề.
6.--- Ngài Văn-Thù-Sư-Lợi nói: "Ta ở biển chỉ thường tuyên nói kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa".
Ngài Trí-Tích hỏi ngài Văn-Thù-Sư-Lợi rằng: "kinh này rất sâu vi-diệu là báu trong các kinh, trong đời rất ít có vậy có chúng-sinh nào siêng-năng tinh-tấn tu-hành kinh này mau được thành Phật chăng?
Ngài Văn-Thù-Sư-Lợi nói: có con gái của vua rồng Ta-Kiệt-La mới tám tuổi mà căn tính lanh-lẹ, có trí-tuệ, khéo biết các căn tính hành-nghiệp của chúng-sinh, được pháp tổng - trì, các tạng pháp kín rất sâu của các Phật nói đều có thể thụ-trì, sâu vào thuyền-định, rõ thấu các pháp. Trong khoảnh sát-na phát tâm Bồ-Ðề được bậc bất-thối-chuyển, biện - tài vô-ngại, thương nhớ chúng-sinh như con đỏ, công-đức đầy-đủ, lòng nghĩ miệng nói pháp nhiệm-mầu rộng lớn, từ-bi nhân đức khiêm-nhường, ý-chí hòa nhã, nàng ấy có thể đến Bồ-Ðề".
Trí-Tích Bồ-Tát nói rằng: "Tôi thấy đức Thích-Ca Như-Lai ở trong vô-lượng kiếp làm những hạnh khổ khó làm, chứa nhiều công-đức để cầu-đạo Bồ-Ðề chưa từng có lúc thôi dứt: ta xem trong cõi tam-thiên đại-thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng bột cải, mà không phải là chỗ của Bồ-Tát bỏ thân mệnh để vì lợi-ích chúng-sinh, vậy sau mới được thành đạo Bồ-Ðề, chẳng tin Long-nữ đó ở trong khoảng giây lát chứng thành bậc chính-giác".
Nói luận chưa xong, lúc đó con gái của Long-Vương bỗng hiện ra nơi trước đầu mặt lễ kính Phật rồi đứng một phía nói kệ khen rằng:
Thấu rõ tướng tội phước
Khắp soi cả mười-phương
Pháp-thân tịnh vi-diệu
Ðủ ba mươi hai tướng
Dùng tám mươi món tốt
Ðể trang-nghiêm pháp-thân
Trời, người đều kính-ngưỡng
Long thần thảy cung-kính
Tất cả loài chúng-sinh
Không ai chẳng tôn-phụng
Lại nghe thành Bồ-đề
Chỉ Phật nên chứng biết
Tôi nói pháp đại-thừa
Ðộ thoát khổ chúng-sinh.
7.--- Bãy giờ, ngài Xá-Lợi-Phất nói với Long-nữ rằng: "Ngươi nói không bao lâu chứng được đạo vô-thượng, việc đó khó tin. Vì sao? Vì thân gái nhơ-uế chẳng phải là pháp-khí, thế nào có thể được thành vô - thượng chính-giác? Ðạo Phật xa rộng phải trải qua vô-lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công-hạnh, tu đủ các độ, vậy sau mới thành được. Lại thân gái còn có năm điều chướng: một, chẳng được làm Phạm-Thiên-Vương; hai, chẳng được làm Ðế-Thích; ba, chẳng được làm Ma-vương; bốn, chẳng được làm Chuyển-luân Thánh-vương; năm, chẳng được làm Phật. Thế nào thân gái được mau thành Phật?".
Lúc đó, Long-nữ có một hột châu báu, giá-trị bằng cõi tam-thiên đại-thiên đem dâng đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long-nữ nói với Trí-Tích Bồ-Tát cùng tôn-giả Xá-LợI-Phất rằng: "Tôi hiến châu báu, đức Thế-Tôn nạp thọ, việc đó có mau chăng?".
---Ðáp: "Rất mau".
---Long-nữ nói: "Lãy sức thần của các ông xem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó".
Ðang lúc đó cả chúng-hội đều thấy Long-nữ thoạt nhiên biến thành nam-tử, đủ hạnh Bồ-tát, liền qua cõi Vô-Cãu ở phương Nam, ngồi tòa sen báu thànhg bậc Ðẳng-chíng-giác, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi món đẹp, khắp vì tất cả chúng-sinh trong mười-phương mà diễn nói pháp mầu.
Khi ấy trong cõi Ta-bà hàng Bồ-tát, Thanh-văn, Trời, Rồng, Bát-bộ, nhân cùng phi-nhân đều xa thấy Long-nữ kia thành Phật khắp vì hàng nhân thiên trong hội đó mà nói pháp, sinh lòng vui mừng đều xa kính lậy, vô-lượng chúng-sinh nghe pháp tỏ ngộ được bậc Bất-thối-chuyển, vô-lượng chúng-sinh được lãnh lời thụ-ký thành Phật. Cõi Vô Cãu sáu điệu vang-động, cõi Ta-bà ba nghìn chúng-sinh phát lòng Bồ-đề mà được lãnh lời thụ-ký.
Trí-Tích Bồ-Tát và ngài Xá-Lợi-Phất tất cả trong chúng-hội yên lặng mà tin nhận đó.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Trì' Thứ Mười Ba
1.--- Lúc bấy giờ, ngài Dược-Vương đại Bồ-tát và ngài Ðại-Nhạo-Thuyết Bồ-tát Ma-ha-tát cùng chung với quyến-thuộc hai muôn vị Bồ-tát đều ở trước Phật nói lời thệ rằng: "Cúi mong đức Thế-Tôn chớ lo, sau khi Phật diệt-độ chúng con sẽ phụng-trì đọc tụng nói kinh điển này, đời ác sau, chúng-sinh căn lành càng ít, nhiều kẻ tăng-thượng mạn tham lợi dưỡng cúng-dàng, thêm lớn căn chẳng lành, xa lìa đạo giải-thoát, dầu khó có thể giáo-hóa, chúng con sẽ khởi sức nhẫn lớn đọc tụng kinh này, thụ-trì giải nói biên chép, dùng các món cúng-dàng cho đến chẳng tiếc thân mệnh".
2.--- Lúc đó, trong chúng có năm trăm vị A-la-hán đã được thụ ký đồng bạch Phật rằng: "Thế-Tôn! Chúng con cũng tự thệ nguyện ở nơi cõi khác rộng nói kinh này".
Lại có bậc học và vô-học tám nghìn người đã được thụ-ký đồng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về phía Phật nói lời thệ rằng: "Thế-Tôn! Chúng con cũng sẽ ở cõi khác rộng nói kinh này. Vì sao! ---Vì người trong nước Ta-Bà nhiều điều tệ ác, ôm lòng Tăng-thượng-mạn, công-đức cạn mỏng, giận hờn, qua vạy tâm không chân thật".
3.--- Khi đó, dì của Phật là Ðại-Ái-Ðạo Tỳ-khiêu-ni cùng chung với bậc "học" và "vô học" Tỷ-khiêu-ni sáu nghìn người đồng từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay chiêm ngưỡng dung-nhan của Phật mắt chẳng tạm rời.
Bãy giờ, Thế-Tôn bảo Kiều-Ðàm-Di: "Cớ chi có sắc buồn mà nhìn Như-Lai, tâm ngươi toan không cho rằng ta chẳng nói đến tên ngươi, để thụ-ký thành vô-thượng chíng-đẳng chíng-giác ư?
Kiều-Ðàm-Di! Ta trước tổng nói tất cả Thanh-Văn đều đã được thụ-ký đó, đời tương-lai sau ngươi sẽ ở trong Pháp-Hội của sáu muôn tám nghìn ức đức Phật làm vị đại Pháp-Sư và sáu nghìn vị "học" "vô-học" Tỷ-khiêu-ni đều làm Pháp-sư. Ngươi lần lần đủ đạo hạnh Bồ-tát như thế sẽ được thành Phật hiệu là Nhất-thiết Chúng-Sinh-Hỷ-Kiến Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-Thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn.
Kiều-Ðàm-Di! Ủức Nhất-thiết-Chúng-Sinh Hỷ-Kiến Phật đó và sáu nghìn Bồ-tát tuần tự thụ-ký được đạo vô-thượng chính-đẳng chính giác.
Bãy giờ, mẹ của La-Hầu-La là bà Gia-Du-Ðà-La Tỷ-khiêu-ni nghĩ rằng: "Thế-Tôn ở nơi trong hội thụ-ký riêng chẳng nói đến tên tôi".
Phật bảo bà Gia-Du-Ðà-La: "Ngươi ở đời sau trong pháp-hội của trăm nghìn muôn ức đức Phật, tu hạnh Bồ-tát, làm vị đại Pháp-Sư, lần lần đầy đủ Phật đạo ở trong cõi Thiện-Quốc sẽ được thành Phật hiệu là Cụ-Túc-Thiên-Vạn-Quang-Tướng Như-Lai, Ứng-cúng, Chính-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Ðiều-ngự trượng-phu, Thiên-nhân-sư, Phật Thế-Tôn. Phật sống lâu vô-lượng vô-số kiếp.
Lúc đó bà Ðại-Ái-Ðạo Tỷ-khiêu-ni và bà Gia-Du-Ðà-La Tỷ-khiêu-ni cùng cả quyến thuộc đều rất vui mừng được việc chưa từng có, liền ở trước Phật mà nói kệ rằng:
Ðấng Thế-Tôn Ðạo-Sư
Làm an-ổn trời người
Chúng con nghe thụ-ký
Lòng an-vui đầy-đủ.
Các vị Tỷ-khiêu-ni nói kệ đó rồi, bạch Phật rằng: "Chúng con cũng có thể ở cõi nước phương khác rộng tuyên nói kinh này".
4.--- Bãy giờ, đức Thế-Tôn nhìn tám mươi muôn ức na-do-tha vị đại Bồ-tát, các vị Bồ-tát đó đều là bậc bất-thối-chuyển, chuyển pháp-luân bất-thối được các pháp tổng-trì, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước Phật một lòng chắp tay mà nghĩ rằng: "Nếu đức Thế-Tôn dạy bảo chúng ta nói kinh này, thời chúng ta sẽ như là Phật dạy rộng tuyên nói pháp này".
Các vị đó lại nghĩ: Nay đức Phật yên lặng chẳng thấy dạy bảo, chúng ta phải làm thế nào?"
Lúc đó, các vị Bồ-tát kính thuận ý của Phật, và muốn tự thỏa mãn bàn nguyện, bèn ở trước Phật nói lớn tiếng mà phát lời thệ rằng: "Thế-Tôn, sau khi Như-Lai diệt độ, chúng con đi giáp vòng qua lại khắp mười phương thế-giới hay khiến chúng-sinh biên chép kinh này thụ-trì, đọc tụng, giải nói nghĩa đó, nghĩ nhớ chân chính, đúng như pháp mà tu hành, như thế đều là sức uy-thần của Phật. Cúi mong đức Thế-Tôn ở phương khác xa giữ-gìn cho".
Tức thời các vị Bồ-tát đều đồng tiếng mà nói kệ rằng:
5.--- Cúi mong Phật chớ lo
Sau khi Phật diệt-độ
Trong đờiác ghê sợ
Chúng con sẽ rộng nói.
Có những người vô-trí
Lời ác mắng rủa thảy
Và dao gậy đánh đập
Chúng con đều phải nhẫn.
Tỷ-khiêu trong đời ác
Trí tà lòng dua vạy
Chưa được nói đã được
Lòng ngã-man dẫy đầy,
Hoặc người mặc áo nạp
Lặng lẽ ở chỗ vắng
Tự nói tu chân-đạo
Khinh rẻ trong nhân-gian
Vì ham ưa danh-lợi
Nói pháp cho bạch-y
Ðược người đời cung-kính
Như lục thông La-Hán
Người đó ôm lòng ác
Thường nghĩ việc thế-tục
Giả danh "A-luyện-nhã"
Ưa nói lỗi chúng con
Mà nói như thế này
Các bọn Tỷ-khiêu này
Vì lòng tham lợi-dưỡng
Nói luận nghĩa ngoại-đạo
Tự làm kinh điển đó
Dối lầm người trong đời
Vì muốn cầu danh tiếng
Mà giải nói kinh đó
Thường ở trong đại-chúng
Vì muốn phá chúng con
Ðến Quốc-vương, quan lớn
Bà-La-Môn, cư-sĩ
Và chúng Tỷ-khiêu khác
Chê bai nói xấu con
Ðó là người tà-kiến
Nói luận nghĩa ngoại-đạo
Chúng con vì kính Phật
Ðều nhẫn các ác đó
Bị người đó khinh rằng
Các người đều là Phật
Lời khinh-mạn dường ấy
Ðều sẽ nhẫn thụ đó.
Trong đời ác kiếp-trược
Nhiều các sự sợ sệt
Quỉ dữ nhập thân kia
Mắng rủa hủy nhục con
Chúng con kính tin Phật
Sẽ mặc giáp nhẫn-nhục
Vì để nói kinh này
Nên nhẫn các việc khó,
Con chẳng mến thân mệnh
Chỉ tiếc đạo vô-thượng.
Chúng con ở đời sau
Hộ-trì lời Phật dặn
Thế-Tôn tự nên biết
Tỷ-khiêu ác đời trược
Chẳng biết Phật phương-tiện
Tùy cơ-nghi nói pháp
Chau mày nói lời ác
Luôn luôn bị xua đuổi
Xa rời nơi chùa tháp
Các điều ác như thế
Nhớ lời Phật dặn bảo
Ðều sẽ nhẫn việc đó
Các thành ấp xóm làng
Kia có người cầu pháp
Con đều đến chổ đó
Nói pháp của Phật dặn.
Con là sứ của Phật
Ở trong chúng không sợ
Con sẽ khéo nói pháp
Xin Phật an lòng ở
Con ở trước Thế-Tôn
Mười phương Phật đến nhóm
Phát lời thệ như thế
Phật tự rõ lòng con.
KINH DIỆU PHÁP LIÊN-HOA
QUYỂN THỨ TƯ
-------
Ôm châu đi làm thuê mướn, được chút ít cho là đủ. Nỏi Cao-nguyên đào giếng, chí cầu suối sâu. Tháp báu vọt lên giáo-hóa tròn khắp. Nhân cùng quả đồng nói. Pháp mầu ý khẩn cầu.
Nam-mô Pháp-Hoa Hội-thượng Phật Bồ-tát. (3 lần)
Năm trăm đệ-tử thụ-ký chứng quả Phật Ða-Bửu vọt ra trước, Ngài Nhạo-Thuyết hỏi căn nguyên. Vì pháp cầu thầy hiền, nghe diễn kinh Diệu-Liên.
Nam-mô Quá-khứ Ða-Bửu Phật. (3 lần)
----------
THÍCH NGHĨA
(1) 1.- Tỷ-khiêu, 2.- Tỷ-khiêu ni, 3.- Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di.
(2) Lãnh hội pháp mầu, lòng vui mừng, thân khoan khoái gọi là "pháp hỷ thực". Trụ trong thuyền-định, tâm an, thân khoẻ gọi là "Thuyền duyệt thực".
(3) 1.- Pháp vô ngại (có trí nói pháp suốt thông). 2.- Từ vô ngại (lời tiếng đầy đủ không trệ). 3.-Nghĩa vô ngại (nghĩa ý thấu đáo) 4.- Nhạo thuyết vô ngại (thường ưa thích nói pháp).
(4) 1.- Nội hữu sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát - 2. Nội ô sắc tướng ngoại quán sắc giải thoát- 3. Tịnh bội xả thân tác chứng giải-thoát - 4.-Hư không xứ giải-thoát--- 5.- Thức vô-biên xứ giải thoát ---6.- Vô sở hữu xứ giải-thoát ---7.- Phi hữu tưởng phi vô tưởng giải-thoát ---8.- Diệt thụ tưởng giải-thoát.
(5) Tham, sân, si.
(6) Sau khi Phật diệt-độ, thời kỳ đầu giáo pháp cùng người tu,chứng quả v.v., cũng như khi Phật còn tại thế thời gọi là "thời kỳ chính pháp". Lần lần người tu và chứng quả không được như trước thời gọi là "thời kỳ tượng-pháp" (tương tự).
(7) Ðược ít mà lầm tự cho là được nhiều, chứng bậc thấp mà lầm cho là chứng bậc cao.
(8) Sư-tử làm chúa loài muông thú, ở trong hàng thú tự-tại vô-úy. Tòa Sư-tử chính là lấy nghĩa tự-tại vô-úy đó.
(9) Biên chép và thụ trì.
(10) Một đại-kiếp có 4 kỳ trung-kiếp; 1. Trung-kiếp thành. 2. Trung-kiếp trụ 3. Trung-kiếp hoại 4. Trung-kiếp không --- Thành là kết cấu hiện thành thế-giới. Trụ là thời kỳ toàn vẹn thế-giới hữu tình đều đầy đủ như hiện nay đây vậy.. Hoại là hư rã, thế-giới hư rã do 3 nguyên nhân: A- Lửa, B- Nước, C- Gió. Trong đây kiếp thiêu chính là thời kỳ lửa cháy tan thế-giới. Tan hết là không.
(11) Tiếng Phạn, nghĩa là giũ sạch bụi nhơ (đầu tẩu) có 12 hạnh: 1. Mặc phấn-tảo y. 2. Chỉ ba y không được dư 3. Thường khất thực 4. Ngày một bửa ăn chính 5. Ngày một lần ngồi ăn. 6. Ăn có tiết lượng. 7. Ở chỗ vắng vẻ 8. Ngồi trong gò mã 9. Ngồi dưới bóng cây 10. Ngồi chỗ trống 11. Tùy hạp ngồi 12. Ngồi luôn không nằm.
------------
Sự tích
TUNG ÐỀ KINH
MÌNH VÀ NGƯỜI ÐỀU THOÁT KHỔ
Quận Phùng-Dực, ông Lý-sơn-Long làm chức Tả-giám môn Hiệu-úy trong niên hiệu Võ-Ðức bạo chết, mà trên ngực khoảng bằng bàn tay không lạnh, người nhà chưa nỡ tẩn-liệm. Ðên ngày thứ bảy sống lại thuật rằng: "Ðang lúc chết bị người bắt dẫn đến một dinh quan rất hùng tráng rộng lớn. Trong sân có bọn tù vài nghìn người, hoặc mang gông, hoặc xiềng xích đều đứng xây mặt về hướng Bắc, chật cả sân.
Quân hầu dắt Sơn-Long đến dưới dinh. Có một vị Thiên-Quan ngồi giường cao kẻ hầu hạ nghi-vệ như hàng vua chúa. Sơn-Long hỏi quân hầu: "Quan nào đó?" -- Quân hầu đáp: "Vua đãy". Sơn-Long đến dưới thềm -- Vua hỏi: "Người thuở sanh bình làm phước nghiệp gì?" Sơn-Long thưa: "Tôi tụng thuộc kinh Pháp-Hoa hai quyển" Vua nói: "Rất hay! Ðược lên thềm". Ông Long đã lên trên nhà thấy phía Ðông-Bắc có một tòa cao giống như tòa diễn giảng. Vua chỉ tòa nói với Sơn-Long rằng: "Nên lên tòa này tụng kinh". Sơn-Long vâng lệnh đến bên tòa. Vua liền đứng dậy nói: "Thỉnh Ngài Pháp-sư lên tòa". Sơn-Long lên tòa xong. Vua liền xây về phía tòa mà ngồi. Sơn-Long khai kinh tụng rằng: "Diệu-Pháp Liên -Hoa kinh, tự phẩm đệ nhứt". Vua nói "Thỉnh Pháp-sư thôi" Sơn-Long liền thôi xuống tòa lại đứng dưới thềm đoái xem trong sân, bọn tù nhân vừa rồi không còn một người. Vua bảo Sơn-Long rằng: "Phước đức tụng kinh của ông chẳng những là tự lợi, nhẫn đến làm cho bọn tù trong sân nhân nghe đề kinh Pháp-Hoa mà đều được thoát khổ, há chẳng hay lắm thay! Nay tha ngươi trở về".
Sơn-Long lạy từ. Ði được vài mươi bước, vua kêu trở lại rồi bảo quân hầu: "Nên dắt người này đi xem các ngục".
Quân hầu liền dắt Sơn-Long đi qua phía Ðông hơn trăm bước thấy một thành bằng sắt rất rộng lớn, trên có mái trùm kín". Quanh thành cỏ nhiều lỗ nhỏ, thấy các nam nữ từ dưới đất bay vào trong lỗ liền chẳng trở ra. Sơn-Long lấy làm lạ hỏi quân hầu . ---Ðáp: "Ðây là dại địa ngục, trong đó nhiều lớp phân cách theo tội riêng khác. Các người đó đều theo nghiệp dữ của mình đã tạo. Vào ngục chịu khổ" --- Sơn-Long nghe xong buồn sợ xưng "Nam-mô Phật" xin quân hầu dắt ra. Ðến cửa viện thấy một vạc lớn lửa mạnh nước sôi,, bên vạc có hai người ngồi ngủ. Sơn-Long hỏi đó. Hai người đáp: "Tôi bị tội báo vào vạc nước sôi này. Nhờ Hiền giả xưng Nam-mô Phật cho nên các người tội trong ngục đều được một ngày nghỉ mệt nên chúng tôi ngủ". Sơn-Long lại xưng "Nam-mô Phật".
Quân hầu đưa Sơn-Long về nhà, thấy hàng thân thuộc đương khóc, sắm-sửa những đồ tẩn liệm. Sơn-Long vào đến bên thấy thời liền sống lại.
Chuyện trên đây là chính ông Lý-Sơn-Long nói với chủ chùa Tổng-Trì. Chủ chùa thuật lại với tôi.
(Rút trong bộ "Minh-báo-ký")
"Nhiệm-mầu thay kinh Pháp-Hoa! Người tụng trì được công-đức, ngoài Phật ra không ai có thể nghĩ lường được. Ðọa địa-ngục, vì tội nghiệp nặng, lên tòa vừa khai tụng đề kinh mà cả mấy ngàn tù nhân dưới sân đều thoát khổ. Thoát khổ là bởi tội nghiệp tiêu. Tội nghiệp nặng mà tức khắc tiêu tan, nếu không phải công-đức rộng lớn quyết không thể được nghe đề kinh Pháp-Hoa mà công-đức còn lớn dường ấy, huống là người trì tụng đề kinh, huống là người trì tụng một phẩm, một quyển đến toàn bộ, nhẫn đến người giải nói, biên chép ấn tống. Ông Sơn-Long được thoát ngục, được vua trọng, được quân hầu kính, phải chăng là do uy-lực của kinh Pháp-Hoa. Ta đối với kinh Pháp-Hoa, thật nên chí thành đảnh đới, thụ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, ấn tống, nếu ta có chí tự thoát khổ và thoát khổ cho người.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA.SYDNEY.27/4/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment