Friday, 25 April 2014

Ý NGHĨA NHÀ LỬA TAM GIỚI TRONG KINH PHÁP HOA.
 
   Kinh pháp hoa khẳng định rằng, Đức Phật Thích Ca  đã thành Phật từ Vô Lượng kiếp quá khứ lâu xa, không phải Ngài mới thành Phật. Còn Phật thích Ca Mới Thành Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội Bồ đề, gần thành Già da, mọi người thấy được chỉ là phương tiện của Phật.   Thật vậy, nếu Ngài không hiện thân trên cuộc đời này, làm thế nào loài người biết được đức Phật là gì.
   Đức Phật cũng dùng phương tiện nói rằng Ngài mới thành Phật để khích lệ chúng ta tu hành. Ngài mang thân người mà tu hành đạt Chánh Đẳng Chánh Giác. Thì chắc chắn chúng ta tu hành cũng thành Phật. Đó là phương tiện, không phải Chân Thật. Vì từ trước đến nay chỉ có duy nhất có đức Phật Thích Ca thành Phật. trong khi những người khác chỉ chứng được của vị: Tu Đà Hoàn, cho đến A La Hán, Bích chi Phật hay quả vị Bồ Tát. Điều này cũng thể hiện trong kinh Nguyên Thủy, Đức Phật nói rằng sau khi Phật diệt độ chỉ có Ngài Di Lặc thành Phật ra đời,
 Còn khoảng giữa không ai thành Phật.
   Như vậy khởi đầu Phật nói: Ai tu cũng thành Phật, nhưng cuối cùng Ngài chỉ thọ ký cho Ngài Di Lặc Bồ tát thành Phật trước.
 Vì việc khó khăn thâm nhập vào Chân Thật Môn mà hàng Thượng căn, Thượng trí, như Phật mới có khả năng. Nên Phật phải mở cánh cửa phương tiện cho mọi người tu hành.   Trong kinh Pháp Hoa đức Phật xác định rằng Ngài đã triển khai vô số phương tiện, để giúp mọi người vững bước tăng tiến trên đường đạo. Nếu quá trình Phật đạo lâu dài xa, mọi người sẽ thấy chán ngán và bỏ cuộc.
   Tuy  pháp phương tiện của đức Phật không phải là  Chân Thật. Nhằm kích lệ chúng ta tu hành. Ví như cô giáo vẽ ô Tô trên bảng hay đưa ra mô hình chiếc ô tô, mặc dù không phải là chiếc xe thật ,Nhưng nó cũng giống thật, và giúp cho các em hình dung ra chiếc xe thật
   Phương tiện của đức Phật cũng vậy, mặc dù không phải là pháp chân thật, nhưng chúng ta nương theo nó tu hành cũng dẫn đến kết quả vị Phật. vì vậy chúng ta tu pháp phương tiện nhưng chứng được Pháp Chân Thật. Phật tử đi chùa về hình thức tu giống nhau. Nhưng người nào có quyết tâm tu biết nương vào pháp phương tiện. Lần lần phước đức và trí tuệ cũng sanh ra, được mọi người kính mến. Người xuất gia cũng vậy, Sử dụng phương tiện Phật dạy, trên bước đường tu lần lần điều chỉnh được tâm tốt đẹp. Tạo được công đức, và đầy đủ tâm hạnh từ bi sẽ đạt kết quả vị Phật.
   Có thể nói pháp phương tiện về hình thức tu giống nhau, nhưng sự chứng quả của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Vì động cơ của nội Tâm, sự chuyển biến nội tâm của mỗi người khác nhau, nên kết quả tu chứng của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Như đã nói chúng ta tu pháp phương tiện, mà lần lần chứng Pháp  Chân Thật. Thật vậy trên bước đường tu, lúc mới bước vào đạo. Không ai biết ta hoặc ta còn khuyết điểm ba nghiệp Thân – Khẩu –Ý thường không tốt, khiến mọi người không cảm tình với ta, Thật tu thì phải làm cho mọi người chấp nhận được mình và tiến hơn nữa là mọi người  phải kính mến mình.
   Muốn được mọi người chấp nhận, việc trước nhất là ta phải phát huy trí tuệ,để thấy đúng, nói đúng, ít nói thì ít sai lầm. người ta không có cơ hội gây khó cho mình. Nói nhiều đôi khi làm không được. Phật dạy chúng ta nói việc đã làm, làm việc đã nói. Thí dụ : Tôi khuyên mọi người lạy Phật Hồng Danh, sám hối, để được tiêu nghiệp ác, bản thân tôi cũng đã tu pháp này rồi, đạt được thành quả tốt đẹp, người mới làm theo. Bước đầu pháp tu hiểu biết nói đúng, khiến cho mọi người tin tưởng tu theo là đã thành tựu đạo đức, tức là Pháp Chân Thật hiện ra.
   Bước thứ hai : Người Thật tu kiểm tra và điều chỉnh thâm tâm mình. Lấy đối tượng là Phật , Bồ Tát và Thanh Văn Tăng để điều chỉnh thâm thân ta. Trải qua ít nhất là mười năm không gián tiếp với bên ngoài. Trong khoảng thời gian ấy, tôi luôn luôn nghĩ về kinh Pháp Hoa. Học tập các Thầy Đạo Sư đi trứơc. Tôi nghiền ngẩm đời của đức Phật, các bậc Thánh Tăng ghi trong sách vở. học và tiếp nhận những điều hoàn toàn tốt đẹp, các Ngài đã ghi lại để điều chỉnh tâm mình.
   Thí dụ : Học về cuộc đời của Trí Giả Đại Sư tôi tâm đắc nhất là pháp tu 25 phương tiện của Ngài chỉ dạy. Tại sao Ngài dạy chúng ta như vậy? Vì đó là kinh nghiệm thiết thực trong đời sống tu của Ngài, không riêng gì các Thiền Sư. Chính Đức Phật của chúng ta  khi Ngài Trắc nghiệm Pháp tu khổ hạnh quên cả ăn. Chỉ còn da bọc sương sắp ngã ngục. Sau khi uống được bát sữa của Tu Già Ta, cúng dường, thân tâm Ngài hồi phục. Đức Phật Ngài đã nhận ra sai lầm pháp tu khổ hạnh. Từ kinh nghiệm sống thực tế ấy
. Đức Phật mới đưa ra pháp tu trung đạo sống bình thường không khổ cực ép xác. Cũng không hưởng thụ quá cao xa vật chất quá múc. Lúc ấy năm anh em Trần Kiều Như không chấp nhận, vì họ đang say mê tu ép xác khổ hạnh. Đức Phật đi khất thực mang về nuôi năm anh em Trần Kiều Như,sau khi họ nhận ra phải tu Trung Đạo mới sáng suốt. Lúc này đức Phật mới đưa ra pháp tu Trung Dạo:
1/-* Không ép xác cực khổ.
 2/-*Không quá sung sướng phục vụ cho thân quá dư thừa.
 Ngài Tri Giả Đại Sư rút ra kinh nghiệm của Phật, Của các thầy Tổ Ngài dạy rằng: Không nên ăn nhiều, cũng không nên ăn quá ít. Không ăn những thứ không hợp với cơ thể. Ngài đưa ra những pháp tu điều chỉnh thâm tâm, kết hợp Thân Tâm hài hòa là tu đúng Pháp.. Thực hành sai Pháp thì Tâm và thân phá hoại lẫn nhau.
   Thử nghĩ xem tại sao chúng ta không được giải thoát như các Thiền Sư, đơn giản là chúng ta để Tâm hành hạ Thân. Chúng ta muốn đủ thứ, làm sao tâm đáp ứng đủ, tất nhiên thân ráng sức làm phải ốm yếu bệnh hoạn, thì tâm cũng khổ theo. Nhiều người tu cũng rơi vào tình trạng này, họ cứ khăng khăng giữ theo pháp nguyên thủy, nên suốt đời cũng không giải thoát được ? Phải đọa ba đường ác. Uổng cả một đời tu hành.
   Ngài Trí Giả Đại Sư dạy chúng ta phải theo đức Phật tu hành theo Trung Đạo. Thân thể người có khỏe mạnh mới trắc nghiệm được các pháp cao hơn. Ta hành đạo bằng sức khỏe và trí tuệ. Người có sức khỏe thì mới giảng pháp được suốt ngày. Ta khai đạo bằng miệng và trí tuệ, những người thực hành luật nhiều quá, cứng nhắc không biết vận dụng theo thời đại.
   Thí dụ: Ta cứ đi chân đất không đi dép chịu sao nổi đường nhựa bây giờ. Không đi máy bay, đi bộ ra Hà Nội họp phải đi mấy tháng cho tới. Vậy chúng ta cứ khư khư theo Nguyên Thủy thời đạo pháp phải đi xuống, không đi sâu vào lòng dân tộc được. Chính vì lẽ đó mà Trí Giả Đại Sư dạy : Muốn cho Phật Giáo phát triển, phải đi sâu vào lòng dân tộc, mới có những trang sử đẹp như thời đại Lý- Trần.
   Muốn được như ý trên người tu hành phải dùng Tâm để lắng nghe cơ thể, mình nghe mình còn tốt hơn Bác Sĩ . Làm việc nhiều áp xuất lên cao, ta biết lấy viên thuốc uống hoặc phải nghỉ ngơi cho huyết áp hạ xuống. Người mệt loáng choáng ta biết áp xuất hạ, phải uống viên thuốc bổ hoặc ly sửa hay nghỉ ngơi. Ta phải biết điều chỉnh thân tâm một cách nhẹ nhàng để được khỏe mạnh ,hùng tráng, biết lắng nghe theo yêu cầu của thân thì Tâm được giải thoát. Thân khỏe không gây áp lực cho Tâm. Tâm sẽ thanh thản và từ đó dễ gây ra hảo tướng. Thiết nghĩ Pháp phương tiện mà Ngài Trí Giả Đại Sư dạy rất mang lại ích lợi thực tiễn của chúng ta, trên bước đường hành đạo. Làm được việc lớn thì tốt, nhưng không làm được cũng không sao.   Vì muốn để cho thân bệnh hoạn, tất nhiên không làm được việc gì, tâm luôn buồn phiền thì lại nhiễm độc cho người khác là điều cấm kỵ đối với người tu. Chính vì thế mà Đức Phật giành cho chúng ta ba tháng an cư để an dưỡng thân tâm.
   Pháp Chân Thật chỉ có đức Phật mới biết, hàng Bồ Tát trở xuống dều không biết được. hàng Nhân Thiên thì phải tu pháp phương tiện, nhằm điều chỉnh Thân Tâm, giúp cho thân khỏe mạnh và tâm an lạc, Từ đó mới có thể tiến tu Bồ Tát pháp.
 Một số Tỳ Kheo thời  Phật tại thế,Vì chấp Pháp thực hành không được giải thoát. Không chứng ngộ.   Những Pháp hành mà họ chấp giữ, đã trở lại hành hạ chính họ.  Trong khi Phật luôn luôn nhắc nhở rằng: Pháp ví như thuyền đưa chúng ta qua sông mê, bến khổ,Ví như chiêc xe chở chúng ta ra khỏi nhà lửa Tam Giới. Nhưng ngày nay một số người cũng sai phạm như thế. Kinh Pháp Hoa gọi là uống lầm thuốc độc. Họ sử dụng Pháp để nhấn chìm chính họ vào cảnh khổ đau, mà kinh diễn tả rằng chúng ta ở trong tam giới không an lành, Giống như đang dạo chơi trong nhà lửa tam giới vậy.
   Nhà lửa này có thật hay không ? Những người đọc kinh Pháp Hoa nghe nói thế giới này là nhà lửa liền nghĩ rằng phải cấp tốc chạy ra khỏi thế Giới này. Nghĩa là từ chấp có họ lại rơi vào chấp không. Thử nghĩ xem chạy ra khỏi nhà lửa này, chúng ta được gì? Đức Phật thường bảo chúng ta rời khỏi thực tế, chẳng khác gì lắm bắt lông rùa, sừng thỏ, là điều không tưởng, không bao giờ có.
   Nhà lứa Tam Giới là phương tiên của Phật nói, cho đối tượng đau khổ ở trần gian. Đức Phật khẳng định trong kinh Pháp Hoa phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16 rằng: “Đức Như Lai thấy rõ thật tướng của mọi chúng sanh ở trong ba cõi không có sanh tử. Nhưng vì vô minh vọng kiến ngăn che, nên sanh các tánh ham muốn khác nhau tạo tội sai biệt. Nên Đức Như Lai Phải dùng các pháp đối trị như thế mới sanh căn lành”
Rõ ràng là những người bị phiền não vây quanh, Phật mới nói như vậy, vì thế người muốn sanh về cõi Trời hay cõi Cực Lạc, Niết Bàn, Phật mới
dạy họ những pháp tu về đó. Phật nói nhà lửa Tam giới cho những người đang bị khổ đau nhà lửa thiêu đốt. Đức Phật chỉ họ hướng đi là xe dê, xe Nai, xe trâu hay Tam Thừa Giáo để thoát ly. Nhưng khi ra khỏi nhà lửa Tam Giới rồi, ở bãi đất trống. Trưởng Giả mới cho biết sự thật rằng trước đây ông hứa cho ba thứ xe, nhưng nay chỉ cho một thứ xe tốt nhất là đại Bạch Ngưu xa tức là Nhất Thừa.
   Một Tổ đắc đạo biết được  yếu nghĩa của Pháp Hoa đã ca ngợi rằng: “Vãng hoàng tam giới, trường ngự bạch Ngưu chi xa, Xuất nhập cưu cư chung cứ,Thanh liên chi tòa, Thanh lương hóa trạch, thệ túc hóa thành”.
   Nghĩa là hành giả Pháp hoa đi ra đi vào nhà lửa Tam Giới một cách tự do,. Lửa không đốt cháy được, họ bình an vô cùng nhờ có xe Nhất Thừa. Thâm nhập Pháp Hoa Được thành quả như thế.
   Trong khi người sử dụng xe Tam Thừa chỉ chạy ra khỏi nhà lửa thôi.
Tổ Phước huệ tụng kinh Pháp Hoa cũng đã dạy rằng: “Tiên hứa tam xa, chung dữ nhất”. Nghĩa là trước hứa cho ba xe sau chỉ cho một se: “ Tiên ư Thảo xa,hậu gia trung”. Nhắc đến phẩm Tín Giải thư tư, cũng từ lúc trước ở am tranh, nhưng sau được phú chúc Gia tài tất cả hình ảnh này là thí dụ để giúp chúng ta hiểu rằng, với người cầu đạo Thanh Văn Đức Phật dạy tứ Thánh Đế. Với người cầu Duyên Giác Phật nói mười hai nhân duyên. Với người cầu Bồ Tát Phật nói Pháp Lục Độ. Phật đã dùng ba xe thí dụ cho tam Thừa Giáo, dành cho Thanh Văn- Duyên Giác –Bồ Tát và Ngài khẳng định rằng Tam Thừa giáo này chỉ là Phương tiện mà thôi.
   Những người mê lầm hiểu sai ý Phật dạy. họ chấp Pháp để tự làm khổ họ và làm khổ người khác.
 Thí dụ: đơn giản một số người quyên tiền xây chùa rất khổ nhọc, và người bắt buộc cúng cũng khổ. Theo Phật phải hiểu chiều sâu bên trong lời Phật dạy. Tại sao Phật han chế  đời sông tu hành của chư Tăng với một y một bát. Vì đức Phật muốn tránh tối đa của thí chủ Đàn Na. Người ta theo Phật đông, vì Ngài không đòi hỏi gì của họ. Người muốn cúng dường thật nhiều, Ngài nhận một số ít, được cúng dường Phật họ hoàn toàn hoan hỷ vô cùng. Ngài Ca Diếp làm Tổ được Phật ấn chứng kế thừa sự nghiệp của Phật. Ngài đã sống đúng theo tinh thần  Phật dạy, chỉ làm lợi ích cho cuộc đời, không làm tổn hại mọi loài Chúng ta tu hành giác ngộ, nhận chân cuộc đời này là giả tạm, nên không để tâm đến vật chất ,lợi danh,. Người tu như vậy là giải thoát Tăng. Làm ruộng phước cho mọi người gieo trồng căn lành.
   Đức Phật dạy chúng ta hai trường hợp sự đau khổ trong tam giới là ảo giác không thật, và giải thoát trong tam giới là thật, Phổ Hiền Bồ Tát cũng nhắc nhở chúng ta: “ Ở nơi các hoặc nghiệp cảnh ma, trong vòng thế gian được giải thoát, Như hoa sen không dính nước, nào khác Nhật Nguyệt chẳng dừng không”. Thật vậy trên bước đường tu, nhận ra lời Phật dạy là không có sanh tử, là không có khổ đau. Nhưng khổ đau về tính ham muốn khác nhau, từ đó mới tạo ra đủ thứ tội lỗi. Quan sát thấy mình thanh tịnh, tu hành thật an lạc vô cùng. Nhưng khởi lên ý niệm thấy người nào có ý hại ta, là khởi nên vọng điên đảo bắt đầu phát sanh.
   Theo kinh người chống ta, nhưng lòng ta thanh thản bình thường chỉ lo tu học . Một khoảng thời gian sau tự hiệp hòa, như vậy không phải ảo giác là gì? Chúng ta bị vọng kiến ngăn che, nghĩ rằng người này thù người kia, người nọ xấu, tạo thành sự bất an cho mình đó là nhà lửa Tam Giới. Thí dụ : Đại chúng chùa này chùa kia hiểu lầm nhau sinh ra hằn thù đó là lửa Tham –Sân –Si trong tam giới đốt cả Tam Giới..
    Lủa tam Giới thiêu đốt chúng ta đầu tiên là dục giới, tức là lòng tham muốn thúc dục Tâm ta làm việc này việc nọ, nhưng lao vào làm đã khổ lại không được gì, nổi sân hận càng tăng lên.   Người không tham muốn không khổ.
   Đời sống vật chất càng cao càng khổ, kinh nghiệm thực tế cho ta thấy có đôi khi chết vì vật chất hay bị tù tội.
   Cắt đứt được lòng tham, ta không còn cái khổ,ở cõi dục, là ta đã tăng tiến lên một bước để tiếp tục vượt lên cảnh khổ đau của sắc giới. Sắc Giới chỉ cho sắc thân của con người còn thân vật chất. Phải khổ vì nó dù thế nào Tâm quản lý thân.
 Người không giám bỏ đi vào vòng tranh chấp, tranh chấp tài sản, quyền lợi, tất nhiên phải đụng chạm nhau, phải khổ.
   Chúng ta tu hành thoát khỏi khổ đau này dễ dàng được giải thoát
   Thật vậy:Phật dạy các Tỳ kheo chí cầu tu 37 trợ đạo phẩm liền ra khỏi nhà lửa sanh tử chứng Niết Bàn, cứ thử nghiệm sẽ nhận biết ngay. Trước hết Phật dạy người tu muốn thoát ly khổ đau của thế gian, phải biết thực hành quán Tứ Niệm Sứ, quán thân bất tịnh, quán thọ thì khổ quán tâm vô thường, quán Pháp vô ngã, quán Tứ Niệm Sứ thuần thục sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng vô cùng.
   Quán thân bất tịnh để diệt  trừ ái nhiễm , nhiều người cứ nghĩ thân mình đẹp, lo tô điểm cho nó, nhưng Phật dạy phải quan sát thân này là thùng phân biết đi, thường phải nghĩ sắc thân như cái nghĩa địa, ăn nuốt biêt bao nhiêu là chúng sinh. Tạo đầy cái nghiệp chướng trần lao. Quán thân như vậy, ta và đối tượng đều là thùng phân biết đi, quả thật đáng ghê sợ còn gì mà luyến ái.
   Phật dạy các Tỳ Kheo qua nghĩa địa quán sát thấy người chết, sẽ dẹp bỏ ái nghiệp không bị đắm nhiễm vào tình cảm nam nữ được giải thoát.
 Quán thọ nhân của cúng dường là khổ,nên tôi thường không nhận. Bất cứ việc cho nào cũng kèm theo điều kiện, không ai cho không cả, Vì thế nhận là bị người ràng buộc, Phải đáp ứng được yêu cầu của người, nhất là yêu cầu về tinh thần, cầu cho người sống được an lành. Người chết được vãng sanh thì càng khổ hơn nữa. Nếu chúng ta không thật tu, không đắc đạo thì cầu sao được.
   Quán tâm vô thường để xả bỏ mọi việc không bị vướng mắc, sẽ không khổ đau, ngày hôm trước có người hứa cho toàn bộ tiền xây chùa, họ hứa chắc nhu đinh đóng cột. Nhưng ngày hôm sau họ đã đổi ý. Thiết nghĩ trời đất còn có thay đổi, huống chi con người, ý thức sâu sắc về lời Phật dạy về sự vô thường của cái tâm, chúng ta chấp nhận sự thay đổi, một cách nhẹ nhàng để không bị lệ thuộc khổ đau.
   Tất cả Pháp, mọi sự được mất trên cuộc đời đều là không. Chỉ còn tội hay phước đeo dính chúng ta mà thôi. Cảm nhận được một cách thấm thía Pháp như thế. Trước sau gì chúng ta cũng phải rời bổ cuộc đời này, không nên tranh chấp hơn thua.   Làm được việc gì tốt là sẵn lòng làm. Chỉ tu một Pháp Tứ Niệm Xứ đã hiện được  tướng giải thoát. Chúng ta không luyện tập như vậy học bao nhiêu cũng vô ích.
   Thành tựu được 37 trợ đạo phẩm ra khỏi nhà lửa tam giới, tâm hoàn toàn yên tĩnh, tốt đẹp, lúc ấy hành giả vẫn ở ngay trên cuộc đời, không chạy đi đâu nhưng không bị lửa Tham- Sân-Si đốt cháy. Nước ái dục không nhấn chìm.Ở, tại thế giới này nhưng không ai có khả năng tác hại được hành giả, làm tốt cho đời thì được đời ghi công. Làm đẹp cho đạo thì được đạo quý mến.   Nói cách khác theo kinh Pháp Hoa Niết Bàn đương nhiên hiện hữu tại trần gian  này.
   Được đức Phật dạy chúng ta sự thật rất hay. Đức Phật an trụ Niết Bàn ngay trên thế gian sanh tử này. Ngài chứng Niết Bàn ngay cõi đời này. Còn chúng sanh phải khổ đau sanh tử ở thế gian. Nghĩa là chúng ta nằm trong tay giáo lý của đức Phật, đang sống tong nhà Phật. Ở trong Niết Bàn của Phật, nhưng lại than khóc khổ đau, thật tội nghiệp.
   Tất cả khổ đau trong Tam Giới đều là ảo giác,.  Nếu biết nương theo Phật dạy, nương vào cách Phật tu hành, Chúng ta ở trần Gian
này vẫn hưởng được Niết Bàn an lạc của Phật.
   Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần) ./ ..HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOITINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/4/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment