CẨM NANG QUY Y TAM BẢO(TISARAṆA)
Tỳ khưu Hộ Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
LỢI ÍCH CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO
Lợi ích của phép quy y Tam Bảo có hai phần
- Sự lợi ích chung của phép quy y Tam Bảo.
- Sự lợi ích riêng của mỗi quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
- Sự lợi ích riêng của mỗi quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
1. Sự lợi ích chung của phép quy y Tam Bảo
Người cận sự nam, cận sự nữ đã thọ phép quy y Tam Bảo:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi....
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi....
được thành tựu xong rồi, người ấy có được lợi ích chung của phép quy y Tam Bảo vô cùng phong phú, vô lượng, vô biên.
Trong Chú giải dạy rằng:
“Saraṇagatānaṃ teneva saraṇagamanena bhayaṃ santāsaṃ dukkhaṃ duggatiṃ parikilesaṃ hanati vināsetīti attho” [1].
Đối với người đã thành tựu phép quy y Tam Bảo... sẽ có được sự lợi ích như:
- Tránh khỏi tái sinh trong 4 cõi ác giới.
- Giảm bớt được sự khổ thân.
- Tiêu diệt được sự kinh sợ, khổ tâm.
- Diệt được họa tử sinh luân hồi trong tam giới.
- Giảm bớt được sự khổ thân.
- Tiêu diệt được sự kinh sợ, khổ tâm.
- Diệt được họa tử sinh luân hồi trong tam giới.
Đó là sự lợi ích chung của phép quy y Tam Bảo.
Giải thích:
* Tránh khỏi tái sinh trong 4 cõi ác giới
Bốn cõi ác giới đó là địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh, 4 cõi khổ này dành cho người nào đã tạo ác nghiệp, sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sinh vào một trong 4 cõi ác giới ấy.
Đối với người đã thành tựu phép quy y Tam Bảo, do năng lực phước thiện phép quy y Tam Bảo này, sau khi chết có thể tránh khỏi tái sinh trong bốn cõi ác giới, cũng do năng lực của phước thiện này, cho quả tái sinh trong cõi thiện giới, đó là cõi người hoặc cõi trời dục giới...
Đức Phật dạy:
“Yekeci Buddhaṃ saranaṃ gatāse
Na te gamissanti apāyabhūmiṃ
Pahāya manusaṃ dehaṃ
Devakāyaṃ paripūressanti” [2].
Na te gamissanti apāyabhūmiṃ
Pahāya manusaṃ dehaṃ
Devakāyaṃ paripūressanti” [2].
Những người nào đã quy y Đức Phật,
Những người ấy sau khi bỏ thân người
Sẽ không tái sinh trong cõi ác giới
Sẽ hóa sinh lên cõi trời dục giới.
Những người ấy sau khi bỏ thân người
Sẽ không tái sinh trong cõi ác giới
Sẽ hóa sinh lên cõi trời dục giới.
* Giảm được sự khổ thân
Hễ có thân là có khổ, song người đã thọ phép quy y Tam Bảo rồi, họ là người có nhiều phước thiện cho quả tốt lành, có đầy đủ mọi thứ cần thiết trong cuộc sống như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh và các thứ phương tiện khác, do đó, nên giảm được mọi sự khổ thân, đói khát, nóng lạnh v.v...
* Tiêu diệt được sự kinh sợ, khổ tâm
Người đã quy y nương nhờ nơi Tam Bảo, tâm thường niệm tưởng đến 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, thì chắc chắn mọi kinh sợ sẽ không thể phát sinh được.
Đức Phật dạy:
“Evaṃ Buddhaṃ sarantānaṃ,
Dhammaṇca Saṃghaṇca bhikkhavo
Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā,
Lomahaṃso na hessati” [3].
Dhammaṇca Saṃghaṇca bhikkhavo
Bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā,
Lomahaṃso na hessati” [3].
Này chư Tỳ khưu,
Như Lai đã dạy các con như vậy:
Kinh hoàng, run sợ hoặc nổi da gà.
Không phát sinh đến người thường niệm
Ân đức Phật, Ân đức Pháp, Ân đức Tăng.
Như Lai đã dạy các con như vậy:
Kinh hoàng, run sợ hoặc nổi da gà.
Không phát sinh đến người thường niệm
Ân đức Phật, Ân đức Pháp, Ân đức Tăng.
* Diệt được họa tử sinh luân hồi trong tam giới
Sở dĩ, chúng sinh luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, là vì có ba cái họa:
- Họa phiền não luân (Kilesavaṭṭa)
- Họa nghiệp luân (Kammavaṭṭa)
- Họa quả luân (Vipākavaṭṭa)
- Họa nghiệp luân (Kammavaṭṭa)
- Họa quả luân (Vipākavaṭṭa)
Họa Tam Luân này kết nối với nhau thành vòng tròn, không có chỗ bắt đầu cũng không có chỗ cuối cùng; nghĩa là: Có phiền não khiến tạo nên nghiệp, có nghiệp cho quả tái sinh, có tái sinh thì còn phiền não, tạo nghiệp cho quả tái sinh... Cứ như vậy, khiến chúng sinh luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân hồi vô thủy-vô chung. Người đã thọ phép quy y nương nhờ nơi Tam Bảo: Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo thực hành pháp hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc được 4 Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn được tất cả mọi phiền não không còn sót; đồng thời cũng phá tan rã vòng Tam Luân, diệt được họa tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, do nhờ thành tựu được phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới.
2. Sự lợi ích riêng của mỗi phép quy y
Mỗi phép quy y: quy y Phật Bảo, quy y Pháp Bảo, quy y Tăng Bảo có đối tượng khác nhau, nên có sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc khác nhau.
a) Sự lợi ích của phép quy y Phật Bảo
Những người có đức tin trong sạch nơi Đức Phật Bảo, thành kính xin quy y Phật Bảo rằng:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật; người ấy có sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc như sau:
“Hite pavattanena ahite ca nivattanena sattānaṃ bhayaṃ hiṃsati Buddho” [4].
“Người đã quy y Phật Bảo, Đức Phật, dạy bảo những pháp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc, răn cấm những pháp đem lại sự bất lợi, thoái hóa, khổ não giáo huấn pháp hành để diệt họa tử sinh luân hồi của chúng sinh”.
Giải thích:
* Dạy bảo những pháp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc
Đức Phật dạy rằng:
“Sampannasīlā bhikkhave viharatha”.
“Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ các con sống, nên giữ gìn giới hạnh cho đầy đủ trọn vẹn”.
Khi có giới hạnh trong sạch làm nền tảng cho pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ được phát triển và tăng trưởng. Đó là những pháp đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài, diệt được nỗi khổ do phiền não.
* * Răn cấm những pháp đem lại sự bất lợi, sự thoái hóa, khổ não
Đức Phật dạy bảo rằng:
“Sace bhāyatha dukkhassa
Sace vo dukkhamappiyaṃ
Mā kattha pāpakaṃ kammaṃ
Avi vā yadi vā raho”.
Sace vo dukkhamappiyaṃ
Mā kattha pāpakaṃ kammaṃ
Avi vā yadi vā raho”.
Nếu các con sợ khổ thân, khổ tâm,
Nếu các con ngán khổ thân, khổ tâm,
Thì các con chớ nên hành nghiệp ác
Cả nơi trống trải lẫn nơi kín đáo.
Nếu các con ngán khổ thân, khổ tâm,
Thì các con chớ nên hành nghiệp ác
Cả nơi trống trải lẫn nơi kín đáo.
* Giáo huấn pháp hành để diệt họa tử sinh luân hồi
Đức Phật thấy rõ, biết rõ căn duyên của chúng sinh, cho nên Ngài giáo huấn pháp hành thiền tuệ thích hợp với căn duyên của chúng sinh ấy, khi tiến hành thiền tuệ người ấy chắc chắn chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, diệt được họa tử sinh luân hồi trong tam giới.
b) Sự lợi ích của phép quy y Pháp Bảo
Những người có đức tin trong sạch nơi Đức Pháp Bảo, thành kính xin quy y Pháp Bảo rằng:
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp; người ấy có sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc như sau:
“Bhavakantārato uttaraṇena assāsadāṇena ca Dhammo” [5].
“Người đã quy y Pháp Bảo, chánh pháp có khả năng diệt được họa tử sinh luân hồi; giải thoát khỏi kiếp trầm luân, cho quả an lạc”.
Giải thích:
* Giải thoát khỏi kiếp trầm luân
Chánh pháp đó là 4 Thánh Đạo, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, có khả năng giải thoát khỏi kiếp trầm luân, đó là kiếp tử sinh luân hồi trong cõi dục giới, cõi sắc giới, cõi vô sắc giới.
* Cho quả an lạc
Chánh pháp đó là 4 Thánh Quả, khi nhập Thánh Quả hưởng sự an lạc Niết Bàn.
* Diệt được họa tử sinh luân hồi
Chánh pháp đó là 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, diệt được họa tử sinh luân hồi trong ba giới, bốn loài.
c) Sự lợi ích của phép quy y Tăng Bảo
Những người có đức tin trong sạch nơi Đức Tăng Bảo, thành kính xin quy y Tăng Bảo rằng:
Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng; người ấy có sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc như sau:
“Appakānampi kārānaṃ vipulaphalapaṭilābhakaraṇena Saṃgho” [6].
“Người đã quy y Tăng Bảo, làm phước thiện dù chút ít, song quả của phước thiện lớn lao vô lượng, được chư Thánh Tăng dạy dỗ pháp hành thiền tuệ, để diệt họa tử sinh luân hồi”.
Giải thích:
* Làm phước thiện dù chút ít, song quả của phước thiện lớn lao vô lượng
Chư Thánh Tăng là phước điền cao thượng của chúng sinh không nơi nào sánh được. Do đó, người cận sự nam, cận sự nữ là thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, thành kính dâng lễ cúng dường đến chư Thánh Tăng và chư phàm Tăng dù ít nhưng họ sẽ được hưởng quả của phước thiện lớn lao vô lượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp trong vị lai; Họ được thành tựu quả báu trong cõi người (manussasampatti), được thành tựu quả báu trong cõi trời (devasampatti), và được thành tựu quả báu Niết Bàn cao thượng (Nibbānasampatti).
* Được chư Thánh Tăng dạy dỗ pháp hành thiền tuệ
Người cận sự nam, cận sự nữ được gần gũi thân cận với chư Thánh Tăng, chư phàm Tăng, được lắng nghe chư Thánh Tăng dạy dỗ pháp hành thiền tuệ, được tiến hành pháp hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt được họa tử sinh luân hồi trong ba giới, bốn loài.
Tiêu chuẩn trở thành cận sự nam, cận sự nữ
- Người cận sự nam dịch nghĩa từ danh từ Pāḷi upāsaka.
- Người cận sự nữ dịch nghĩa từ danh từ Pāḷi upāsikā.
- Người cận sự nữ dịch nghĩa từ danh từ Pāḷi upāsikā.
Người cận sự nam, người cận sự nữ là những người gần gũi thân cận với Tam Bảo: Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo.
Người cận sự nam, cận sự nữ thuộc trong hàng tứ chúng: Tỳ khưu (Bhikkhu), Tỳ khưu ni (Bhikkhunī), cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsikā), là hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Gotama. Cho nên, địa vị người cận sự nam, cận sự nữ cũng rất cao quý.
Một số người có quan niệm rằng:
“Trong gia đình có tôn thờ Đức Phật, hằng ngày dâng lễ hương hoa cúng dường lễ bái Đức Phật, họ đi đến chùa dâng lễ hương hoa cúng dường lễ bái Đức Phật, làm phước bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng v.v... Đương nhiên họ là người Phật tử, là người cận sự nam hoặc cận sự nữ rồi”. Nhưng thực ra, mọi việc phước thiện ấy, chưa đủ tiêu chuẩn để chính thức trở thành người cận sự nam, người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama, mà chỉ có thể gọi là người có thiện tâm tín ngưỡng Đạo Phật hoặc người có đức tin nơi Tam Bảo mà thôi.
Một người có ý nguyện muốn trở thành người cận sự nam, hoặc người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Người ấy cần phải có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, đến gần gũi thân cận với bậc thiện trí trong Phật giáo, lắng nghe chánh pháp, nhất là phải học hỏi, ghi nhớ hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức Phật Bảo cao thượng, Đức Pháp Bảo cao thượng, Đức Tăng Bảo cao thượng; rồi thưa bạch với bậc thiện trí ấy, xin làm lễ theo nghi thức thọ phép quy y Tam Bảo.
Khi được thành tựu phép quy y Tam Bảo rồi, thì người ấy chính thức được công nhận là người cận sự nam, hoặc cận sự nữ đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời, trọn kiếp.
Phép quy y Tam Bảo này không những đối với các hàng phàm nhân, mà còn đối với chư bậc Thánh Nhân nữa. Mặc dù chư bậc Thánh Nhân đã thành tựu phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới, ngay khi chứng đắc Thánh Đạo, khi sát-na Thánh Đạo Tâm phát sinh có đối tượng Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não. Thế mà chư bậc Thánh Nhân còn phải xin thọ phép quy y Tam Bảo, trước sự hiện diện của Đức Phật, hoặc bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, kính xin Ngài chứng minh và công nhận họ là người cận sự nam, cận sự nữ đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời, huống hồ các hàng phàm nhân.
Cho nên, đối với các hàng phàm nhân, tiêu chuẩn để trở thành người cận sự nam hoặc người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama; người ấy không những có đức tin nơi Tam Bảo, mà còn có trí tuệ hiểu biết rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì, những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của đại thiện tâm hợp với trí tuệ, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo. Một điều quan trọng nữa là người ấy biết cách thức thọ đúng phép quy y Tam Bảo, để cho được thành tựu. Sau khi thành tựu được phép quy y Tam Bảo, người ấy mới được chính thức công nhận là người cận sự nam hoặc người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời, trọn kiếp.
-ooOoo-
XIN THỌ PHÉP QUY Y TAM BẢO
(TISARAṆAGAMANA)
(TISARAṆAGAMANA)
Chư bậc Thánh Nhân và các hàng phàm nhân có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt, hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, có nhận thức đúng đắn rằng: “Đức Phật cao thượng, Đức Pháp cao thượng, Đức Tăng cao thượng”. Trước sự hiện diện và chứng minh của bậc thiện trí trong Phật giáo, những người ấy thành tâm kính xin thọ phép quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo, hầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới, bốn loài.
1. Xin quy y nơi Đức Phật Bảo nghĩa thế nào?
Đức Phật (Buddha) là Bậc tự chính mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt tất cả mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp; đặc biệt, diệt mọi tiền khiên tật, trở thành bậc Thánh Arahán đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, có danh hiệu là Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị. Ngài thuyết pháp tế độ chúng sinh có duyên lành nên tế độ, cũng được chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Arahán y theo Ngài. Còn bậc Thánh thấp hoặc cao, hoặc chưa chứng đắc hoàn toàn tùy thuộc vào năng lực ba-la-mật của mỗi chúng sinh đã tích lũy từ nhiều kiếp trong quá khứ.
* Bậc Thánh Nhân quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo là khi chứng đắc Thánh Đạo, sát-na Thánh Đạo Tâm phát sinh, có đối tượng Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não, tùy theo khả năng của mỗi Thánh Đạo Tuệ. Bậc Thánh Nhân thành tựu được phép quy y Phật Bảo theo pháp Siêu tam giới (Lokuttarasaraṇagamana).
Bậc Thánh Nhân quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo đó là đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn y theo Đức Phật.
* Hạng phàm nhân xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo là khi xin thọ phép quy y Đức Phật Bảo, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ phát sinh có đối tượng 9 Ân đức Phật, diệt bằng cách đè nén, chế ngự phiền não. Hạng phàm nhân thành tựu được phép quy y Phật Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraṇagamana).
Hạng phàm nhân xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo là thực hành theo lời giáo huấn của Đức Phật, cố gắng tinh tấn tạo mọi thiện pháp: Từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài; đồng thời tránh xa mọi ác pháp, sự bất lợi, sự thoái hóa, sự khổ não lâu dài.
* Có phải quy y nương nhờ nơi kim thân của Đức Phật hay không?
Thời kỳ Đức Phật còn tại thế, Ngài Đại đức Vakkali có đức tin trong sạch nơi Đức Phật, xin Đức Phật cho phép xuất gia trở thành Tỳ khưu, để có nhiều cơ hội được gần gũi chiêm ngưỡng kim thân của Đức Phật, vì Đức Phật có đầy đủ 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ. Ngài Đại đức Vakkali không chú tâm đến pháp học và pháp hành, chỉ chú tâm chiêm ngưỡng kim thân của Đức Phật mà không bao giờ biết đủ.
Một hôm, Đức Phật quở trách Ngài Đại đức Vakkali rằng:
“Kim te Vakkali, iminā pūtikāyena diṭṭhena!
Yo kho Vakkali, dhammaṃ passati, so maṃ passati, yo maṃ passati, so dhammaṃ passati” [7].
Yo kho Vakkali, dhammaṃ passati, so maṃ passati, yo maṃ passati, so dhammaṃ passati” [7].
“Này Vakkali! Ích lợi gì mà con nhìn sắc thân ô trược này của Như Lai!
Này Vakkali, người nào thấy (chứng ngộ) pháp, người ấy mới thấy Như Lai; người nào thấy Như Lai, người ấy thấy (chứng ngộ) pháp”.
Về sau, Ngài Đại đức Vakkali tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán.
“thấy pháp”, “thấy Như Lai”: không phải thấy bằng mắt thịt (maṃsacakkhu), mà phải thấy bằng “pháp nhãn” (dhammacakkhu) hoặc “tuệ nhãn” (paññācakkhu) bằng Thánh Đạo Tuệ - Thánh Quả Tuệ thuộc trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới (Lokuttaravipassnā) y theo Đức Phật.Như vậy, thấy Đức Phật không chỉ là thấy kim thân có đầy đủ 32 tướng tốt chính và 80 tướng tốt phụ của Ngài, mà còn chính là chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn thuộc pháp Siêu tam giới mà Ngài đã dạy.
Một đoạn kinh trong bài kinh Mahāparinibbānasutta (kinh Đại Niết Bàn), trước khi sắp tịch diệt Niết Bàn, Đức Phật gọi Đại đức Ānanda đến và dạy rằng:
- Này Ānanda, trong số các con, nếu có người nghĩ rằng: Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn rồi, chúng ta sẽ không còn vị Tôn sư nữa (natthi no satthā), thì các con chớ nên nghĩ vậy.
Đức Phật dạy rằng:
“Yo vo Ānanda, mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā” [8].
“Này Ānanda, Chánh Pháp nào Như Lai đã thuyết, Luật nào Như Lai đã chế định ban hành, khi Như Lai tịch diệt Niết Bàn rồi, Pháp và Luật ấy là vị Tôn sư của các con”.
Trong chú giải bài kinh Đại Niết Bàn này dạy rằng:
Dhammo: Chánh pháp đó là gồm toàn Tạng Kinh và Tạng Vi Diệu Pháp.Vinayo : Luật đó là toàn Tạng Luật.
Phân tách theo pháp môn
Tạng Luật có 21.000 pháp môn
Tạng Kinh có 21.000 pháp môn
Tạng Vi Diệu Pháp có 42.000 pháp môn
Tạng Kinh có 21.000 pháp môn
Tạng Vi Diệu Pháp có 42.000 pháp môn
Trọn bộ Tam Tạng có tất cả là 84.000 pháp môn.
Trong chú giải này, Đức Phật giải thích rằng:
“Iti imāni caturāsītidhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbāyāmi. Ahañca kho pana dāni ekakova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute, imāni caturāsītidhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti anusāsisanti” [9].
“Như vậy, 84.000 pháp môn này vẫn tồn tại, chỉ có một mình Như Lai tịch diệt Niết Bàn. Thật ra, bây giờ chỉ có một mình Như Lai giáo huấn, dạy dỗ các con; khi Như Lai tịch diệt Niết Bàn rồi, 84.000 pháp môn này sẽ giáo huấn, dạy dỗ các con”.
Căn cứ vào những đoạn kinh và chú giải trên; hiện nay, Đức Phật chính là Pháp và Luật hoặc 84.000 pháp môn. Mỗi pháp môn chính là một vị Tôn sư giáo huấn, dạy dỗ người đệ tử chúng ta. Sở dĩ, có nhiều pháp môn như vậy là để cho phù hợp với căn duyên của mỗi đệ tử chúng ta. Ví như mỗi loại thuốc để cho phù hợp với căn bệnh của mỗi bệnh nhân.
Như vậy, người cận sự nam, cận sự nữ khi đọc câu:
“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”.
“Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật” là nương nhờ nơi giáo pháp của Đức Phật, hành theo Pháp và Luật hoặc pháp môn nào, chính Pháp và Luật hoặc Pháp môn ấy giáo huấn, dạy dỗ hành giả, dẫn dắt hành giả đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt phiền não, y theo pháp hành của Đức Phật đã chứng đắc.
Tuy Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm, song giáo pháp của Đức Phật vẫn còn lưu truyền lại trên thế gian cho đến ngày nay. Chúng ta là những người đệ tử của Đức Phật có duyên lành được học theo pháp học và hành theo pháp hành, lời giáo huấn của Đức Phật. Cho nên, chúng ta luôn có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo.
Ngày nay, chúng ta thành tâm đọc câu:
“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”.
“Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật” vẫn còn có ý nghĩa đầy đủ, có tầm quan trọng không kém thời xưa.
2. Xin quy y nơi Đức Pháp Bảo nghĩa thế nào?
Đức Pháp Bảo (Dhammo) đó là 10 chánh pháp: pháp học và 9 pháp Siêu tam giới (4 Thánh Đạo + 4 Thánh Quả + 1 Niết Bàn) mà Đức Phật đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối.
* Bậc Thánh Nhân quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo là khi chứng đắc Thánh Đạo, sát-na Thánh Đạo Tâm phát sinh, có đối tượng Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được phiền não, tùy theo khả năng của mỗi Thánh Đạo Tuệ. Bậc Thánh Nhân thành tựu được phép quy y Pháp Bảo theo pháp Siêu tam giới (Lokuttarasaraṇagamana).
Bậc Thánh Nhân quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo là đã nương nhờ theo học pháp học, đã hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ và đã thành pháp thành, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn theo lời giáo huấn của Đức Phật.
* Hạng phàm nhân xin quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo là khi xin thọ phép quy y Đức Pháp Bảo với đại thiện tâm hợp với trí tuệ phát sinh có đối tượng 6 Ân đức Pháp, diệt bằng cách đè nén, chế ngự phiền não. Hạng phàm nhân thành tựu được phép quy y Pháp Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraṇagamana).
Hạng phàm nhân xin quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo là theo nương nhờ học pháp học lời giáo huấn của Đức Phật và hành theo pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ, nhưng chưa đạt đến pháp thành, chưa chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả nào.
3. Xin quy y nơi Đức Tăng Bảo nghĩa thế nào?
Đức Tăng Bảo (Saṃgha) đó là chư Thánh Tăng (Ariyasaṃgha) không phải chư phàm Tăng (Puthujjanasaṃgha).
Chư Thánh Tăng có 4 đôi thành 8 bậc Thánh:
4 đôi: Thánh Đạo - Thánh Quả tương xứng
Nhập Lưu Thánh Đạo® Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo® Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo® Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo® Arahán Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo® Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo® Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo® Arahán Thánh Quả
8 bậc Thánh: 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả
Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo.
Bậc Nhất Lai Thánh Đạo.
Bậc Bất Lai Thánh Đạo.
Bậc Arahán Thánh Đạo.
Bậc Nhập Lưu Thánh Quả.
Bậc Nhất Lai Thánh Quả.
Bậc Bất Lai Thánh Quả.
Bậc Arahán Thánh Quả.
Bậc Nhất Lai Thánh Đạo.
Bậc Bất Lai Thánh Đạo.
Bậc Arahán Thánh Đạo.
Bậc Nhập Lưu Thánh Quả.
Bậc Nhất Lai Thánh Quả.
Bậc Bất Lai Thánh Quả.
Bậc Arahán Thánh Quả.
* Bậc Thánh Nhân quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo, là khi chứng đắc Thánh Đạo, sát-na Thánh Đạo Tâm phát sinh, có đối tượng Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt phiền não, tùy theo khả năng mỗi bậc Thánh Đạo Tuệ. Bậc Thánh Nhân thành tựu được phép quy y Tăng Bảo theo pháp Siêu tam giới (Lokuttarasaraṇagamana).
Bậc Thánh Nhân quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo là đã chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhân.
Trong Phật giáo có 4 bậc Thánh Nhân:
Bậc Thánh Nhập Lưu.
Bậc Thánh Nhất Lai.
Bậc Thánh Bất Lai.
Bậc Thánh Arahán.
Bậc Thánh Nhất Lai.
Bậc Thánh Bất Lai.
Bậc Thánh Arahán.
* Hạng phàm nhân xin quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo đó là nương nhờ nơi chư Thánh Tăng, không phải chư phàm Tăng, bởi vì chư phàm Tăng không có đầy đủ 9 Ân đức Tăng.
Khi xin quy y Tăng Bảo với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng, diệt bằng cách đè nén, chế ngự phiền não. Hạng phàm nhân thành tựu được phép quy y Tăng Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraṇagamana).
* Hạng phàm nhân xin quy y nương nhờ nơi chư phàm Tăng trong trường hợp nào?
Trường hợp làm phước thiện bố thí: Những người cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, khi làm phước thiện bố thí dâng lễ cúng dường đến chư Thánh Tăng và chư phàm Tăng; sự cúng dường đến chư Tăng Bảo gồm cả chư Thánh Tăng và chư phàm Tăng, có được nhiều phước thiện vô lượng, có quả báu vô lượng ngay kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai.
Trường hợp nghe Chánh pháp: Những người cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, đến gần gũi thân cận với chư Thánh Tăng và chư phàm Tăng, để lắng nghe Chánh pháp, xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoặc bát giới, hoặc cửu giới,... theo học pháp học Phật giáo, theo hành pháp hành Phật giáo, hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ, để dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.
Tóm lại:
Bậc Thánh Nhân quy y nương nhờ nơi Tam Bảo, là khi chứng đắc Thánh Đạo, sát-na Thánh Đạo Tâm phát sinh có đối tượng Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt phiền não. Bậc Thánh Nhân thành tựu được phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới (Lokuttarasaraṇagamana).
* Hạng phàm nhân xin quy y nương nhờ nơi Tam Bảo, khi có đại thiện tâm hợp với trí tuệ phát sinh có đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, diệt bằng cách đè nén, chế ngự phiền não. Hạng phàm nhân thành tựu được phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraṇagamana).
Thọ phép quy y Tam Bảo thành thói quen tốt
Người cận sự nam, cận sự nữ là hạng phàm nhân, đã có một lần thành tựu phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới rồi.
Nếu biết rõ phép quy y Tam Bảo của mình không bị đứt, hoặc không bị ô nhiễm do bởi phiền não, thì không cần phải xin thọ phép quy y Tam Bảo trở lại.
Nếu biết rõ phép quy y Tam Bảo của mình bị đứt, hoặc bị ô nhiễm do bởi phiền não, thì cần phải xin thọ phép quy y Tam Bảo trở lại, để có được nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo cao thượng, hầu mong đem lại sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc Niết Bàn cao thượng.
Thật ra, đối với hàng phàm nhân (puthujjana) vốn còn nhiều phiền não nặng nề ở trong tâm, mà chưa diệt được, có khi tâm bị ô nhiễm do bởi phiền não. Vì vậy muốn giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo, cùng ngũ giới, bát giới v.v... cho hoàn toàn trong sạch thuần khiết và trọn vẹn không phải là việc dễ. Cho nên, người cận sự nam, cận sự nữ thường xin thọ phép quy y Tam Bảo trở lại là một việc không thừa, thậm chí còn rất cần thiết nữa. Vả lại, thường xuyên xin thọ phép quy y Tam Bảo để trở thành một thói quen tốt, thì thật quý báu biết dường nào!
Tại các nước Phật giáo Theravāda, trong các buổi lễ, dù lớn, dù nhỏ, thường có phong tục tập quán, trước tiên lễ bái Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, tiếp đến nghi thức các người cận sự nam, cận sự nữ thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, bát giới, cửu giới... Một vị Đại Trưởng Lão đại diện chư Tăng hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, bát giới, cửu giới... các người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh cùng lặp lại theo vị Đại Trưởng Lão từng chữ, từng câu theo phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi hoặc bằng tiếng Pāḷi và ý nghĩa tiếng của xứ sở mình.
Ví dụ: Vị Đại Trưởng Lão hướng dẫn bằng tiếng Pāḷi.
NTL [10]: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Nghĩa: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.
Tất cả người cận sự nam, cận sự nữ lặp lại.
CSN [11]: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.
Tương tự:
NTL: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.
CSN: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.
NTL: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
CSN: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
Tiếp theo Dutiyampi: Lần thứ nhì..., Tatiyampi: Lần thứ ba cũng lặp lại như cách trên v.v...
Nghi thức thọ phép quy y Tam Bảo phổ thông này trở thành truyền thống của các nước Phật giáo Theravāda trong thời nay.
Thật ra, sự thành tựu của phép quy y Tam Bảo, chính là do sự hiểu biết cách thức thọ phép quy y Tam Bảo của người cận sự nam, cận sự nữ; còn vị Thầy hướng dẫn phép quy y Tam Bảo chỉ để giúp đỡ, dạy dỗ cho người cận sự nam, cận sự nữ, để được thành tựu phép quy y Tam Bảo mà thôi, cho nên trường hợp:
- Nếu không có Ngài Đại Trưởng Lão, thì một vị Tỳ khưu có khả năng hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.
- Nếu không có vị Tỳ khưu, thì một vị Sadi có khả năng hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.
- Nếu không có vị Sadi, thì người cận sự nam, cận sự nữ có khả năng hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.
- Nếu người nào hiểu biết rõ cách thức thọ phép quy y Tam Bảo, dù cho vị Thầy nào hướng dẫn, thì người ấy cũng vẫn thành tựu được phép quy y Tam Bảo. Trái lại, người cận sự nam, cận sự nữ nào không hiểu biết rõ cách thọ thức phép quy y Tam Bảo, dù cho vị Thầy nào hướng dẫn, thì người cận sự nam, cận sự nữ ấy cũng vẫn không thành tựu phép quy y Tam Bảo.
Cũng ví như, một thí sinh có đủ tài năng dự thi, dù gặp ban Giám khảo nào, thì thí sinh ấy vẫn trúng tuyển. Trái lại, nếu một thí sinh không có đủ tài năng dự thi, dù có gặp ban Giám khảo nào, thì thí sinh ấy vẫn không trúng tuyển.
Để cho phép quy y Tam Bảo của mình trở thành thói quen tốt lành; hằng ngày, trước khi tụng kinh lễ bái Tam Bảo, người cận sự nam, cận sự nữ nên đọc thọ phép quy y Tam Bảo ba lần và ngũ giới hoặc bát giới..., tiếp theo tụng kinh lễ bái Tam Bảo, tụng kinh Parittapāli,... để trở thành một thói quen tốt lành cho mình.
Như vậy, kiếp sống hiện tại, tâm thường được an lạc, mọi điều kinh sợ không sinh, bởi vì, đã có Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, là nơi nương nhờ cao thượng của mình, nên tất cả mọi thiện pháp có cơ hội phát triển, từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp cho đến Siêu tam giới thiện pháp. Nếu chưa trở thành bậc Thánh Nhân thì đến lúc lâm chung, từ bỏ cuộc đời, tâm không mê muội; có thiện tâm trong sáng, minh mẫn, tâm niệm đến đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng. Do năng lực thường thiện nghiệp (āciṇṇakusalakamma) của mình, trở thành cận tử thiện nghiệp (āsanna-kusalakamma), sau khi chết, do thiện nghiệp này cho quả, chắc chắn tái sinh trong cõi thiện giới (cõi người, hoặc cõi trời dục giới) hưởng được mọi sự an lạc lâu dài, đặc biệt đã tạo được duyên lành, nhân thiện trong giáo pháp của Đức Phật.
Quả báu của phép quy y Tam Bảo
* Phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới và quả báu
Thiện pháp của phép quy y Tam Bảo lớn lao vô lượng cho nên quả báu của phép quy y Tam Bảo cũng lớn lao vô lượng không sao kể xiết.
Thiện pháp của phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới đó là 4 Thánh Đạo thiện tâm (maggakusalacitta), có đối tượng Niết Bàn.
Quả báu của phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới cho quả có hai thời kỳ:
1- Kiếp hiện tại
Quả báu không có thời gian ngăn cách: 4 Thánh Đạo Tâm thuộc Siêu tam giới thiện tâm cho quả không có thời gian ngăn cách (akālika) đó là 4 Thánh Quả Tâm cùng trong Thánh Đạo lộ trình tâm.
Thánh Đạo - Thánh Quả tương xứng với nhau:
Nhập Lưu Thánh Đạo cho Nhập Lưu Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo cho Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo cho Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo cho Arahán Thánh Quả
Nhất Lai Thánh Đạo cho Nhất Lai Thánh Quả
Bất Lai Thánh Đạo cho Bất Lai Thánh Quả
Arahán Thánh Đạo cho Arahán Thánh Quả
* Nhập Thánh Quả: Bậc Thánh Nhân có thể nhập Thánh Quả (Phalasamāpatti) cuối cùng mà mình đã chứng đắc, để an hưởng sự an lạc tịch tịnh Niết Bàn (Santisukha).
2- Kiếp vị lai
Bậc Thánh Nhập Lưu không còn tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh), chỉ còn tái sinh làm người, hoặc chư thiên từ 1 kiếp cho đến 7 kiếp tối đa, sẽ trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn.
Bậc Thánh Nhất Lai chỉ còn tái sinh một kiếp duy nhất, sẽ trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn.
Bậc Thánh Bất Lai không còn trở lại tái sinh cõi dục giới, chỉ tái sinh cõi sắc giới, rồi sẽ trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn.
Bậc Thánh Arahán ngay kiếp hiện tại sẽ tịch diệt Niết Bàn chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
* Phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới và quả báu
Phước thiện của phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới đó là đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng.
Quả báu của phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới vô cùng phong phú, thật vô lượng không sao kể xiết được.
Để có sự so sánh, xin trích một đoạn trong bài kinh Velāmasutta [12] giữa phước thiện bố thí với pháp thiện thọ phép quy y Tam Bảo như sau:
...Này ông phú hộ Anathapiṇdika, chuyện đã từng xảy ra, có Bàlamôn Velāma làm phước thiện đại thí như:
Bố thí 84.000 mâm vàng đầy bạc (rūpiya).
Bố thí 84.000 mâm bạc đầy vàng.
Bố thí 84.000 mâm đồng đầy bạc.
Bố thí 84.000 con voi gồm đầy đủ đồ trang sức bằng vàng.
Bố thí 84.000 đồ trải bằng da sư tử, da cọp.
Bố thí 84.000 con bò sữa cùng với đồ đựng sữa.
Bố thí 84.000 cô gái trẻ đẹp cùng với đồ trang sức ngọc maṇi...
Bố thí 84.000 chiếc ghế ngồi có trang trí đồ quý giá.
Bố thí 84.000 x 10.000.000 vải đủ loại đặc biệt. Ngoài ra, bố thí đồ ăn, đồ uống,... không sao kể xiết.
Bố thí 84.000 mâm bạc đầy vàng.
Bố thí 84.000 mâm đồng đầy bạc.
Bố thí 84.000 con voi gồm đầy đủ đồ trang sức bằng vàng.
Bố thí 84.000 đồ trải bằng da sư tử, da cọp.
Bố thí 84.000 con bò sữa cùng với đồ đựng sữa.
Bố thí 84.000 cô gái trẻ đẹp cùng với đồ trang sức ngọc maṇi...
Bố thí 84.000 chiếc ghế ngồi có trang trí đồ quý giá.
Bố thí 84.000 x 10.000.000 vải đủ loại đặc biệt. Ngoài ra, bố thí đồ ăn, đồ uống,... không sao kể xiết.
Bàlamôn Velāma chính là tiền thân của Như Lai, làm phước đại thí vào thời đại ấy không có bậc xứng đáng cúng dường (thời đại không có Đức Phật và chư Đại đức Tăng).
- Này ông phú hộ, người nào làm phước thiện bố thí đến vị Thánh Nhập Lưu có chánh kiến đầy đủ, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn ông Bàlamôn Velāma làm phước thiện bố thí trong thời ấy.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 100 vị Thánh Nhập Lưu, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 1 vị Thánh Nhập Lưu.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 1 vị Thánh Nhất Lai, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 100 vị Thánh Nhập Lưu.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 100 vị Thánh Nhất Lai, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 1 vị Thánh Nhất Lai.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 1 vị Thánh Bất Lai, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 100 vị Thánh Nhất Lai.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 100 vị Thánh Bất Lai, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 1 vị Thánh Bất Lai.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 1 vị Thánh Arahán, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 100 vị Thánh Bất Lai.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 100 vị Thánh Arahán, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 1 vị Thánh Arahán.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 1 Đức Phật Độc Giác, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 100 vị Thánh Arahán.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến 100 Đức Phật Độc Giác, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 1 Đức Phật Độc Giác.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí đến 100 Đức Phật Độc Giác.
Người nào làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng có Đức Phật chủ trì, người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước bố thí cúng dường đến Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Người nào xây cất ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng từ tứ phương, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng có Đức Phật chủ trì.
Người nào có đức tin trong sạch nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo, thành kính thọ phép quy y Tam Bảo, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người xây dựng ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng từ tứ phương.
Người nào có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có tác ý thiện tâm trong sạch thọ trì giữ gìn ngũ giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người thành kính thọ phép quy y Tam Bảo...
Người nào tiến hành thiền định đề mục niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh, trong khoảng thời gian ngắn ngủi bằng thời gian ngửi mùi thơm, thì người ấy có phước thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có tác ý thiện tâm trong sạch thọ trì giữ gìn ngũ giới trong sạch.
Người nào tiến hành thiền tuệ, có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dù trong khoảng thời gian ngắn ngủi bằng búng đầu ngón tay, thì người ấy có phước thiện, có quả báu nhiều hơn người tiến hành thiền định đề mục rải tâm từ đến tất cả chúng sinh...
Qua đoạn kinh trên, nhận chân được phước thiện bố thí cúng dường cao nhất là cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng có Đức Phật chủ trì, thật là một cơ hội hiếm có.
Phước thiện xây cất một ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng từ tứ phương, thì phải chờ đợi thời gian lâu mới có thể thành tựu được phước thiện ấy.
Phước thiện thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới có phước thiện nhiều hơn, và có quả báu nhiều hơn phước thiện xây cất ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng từ tứ phương, và bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng có Đức Phật chủ trì.
* Vì sao phước thiện thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới cao quý như vậy?
Xét thấy rằng: Một người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có nhiều tiền của, thì người ấy có thể xây cất ngôi chùa lớn để dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng. Còn để thành tựu phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới một cách trọn vẹn, người ấy không những có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, mà còn phải có trí tuệ hiểu biết rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì, những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của đại thiện tâm hợp với trí tuệ, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới cho được thành tựu. Do đó, thọ phép quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới có phước thiện vô lượng, và có quả báu cũng vô lượng.
Tích quả báu của phép quy y Tam Bảo
Tích chuyện tiền kiếp của Ngài Đại đức Saraṇagamaniyatthera [13] được tóm lược như sau:
Trong thời kỳ Đức Phật Anomadassī [14] xuất hiện trên thế gian, vào thời kỳ tuổi thọ con người có khoảng 100 ngàn năm. Một người con trai hiếu nghĩa phụng dưỡng cha mẹ mù lòa nghĩ rằng: “Ta có bổn phận phụng dưỡng chăm non cha mẹ mù lòa, không thể nào đi xuất gia trở thành Tỳ khưu được. Ta có duyên lành sinh ra làm người, gặp được Đức Phật xuất hiện trên thế gian, Đức Pháp và Đức Tăng, ta nên đến xin thọ phép quy y nương nhờ nơi Tam Bảo”.
Người con trai ấy có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tìm đến Ngài Đại Trưởng Lão Nisabha là bậc Thánh Tối Thượng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật Anomadassī, thành kính đảnh lễ Ngài xin thọ phép quy y Tam Bảo. Kính xin Ngài công nhận là một cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời. Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, người cận sự nam ấy làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ mù lòa, và giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo của mình hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn; hết lòng tôn kính Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, cho đến hết tuổi thọ con người thời kỳ ấy 100 ngàn năm.
Sau khi chết từ cõi người, do thiện nghiệp của phép quy y Tam Bảo trọn vẹn ấy cho quả tái sinh lên cõi trời Tam Thập Tam Thiên [15] làm Vua trời Sakka trong cõi ấy liên tục suốt 80 kiếp Vua trời. Khi tái sinh trong cõi người, có 75 kiếp được trở thành vị Chuyển Luân Thánh Vương, còn làm Vua trong một nước lớn thì không sao kể xiết. Đó là do quả báu của phép thọ quy y Tam Bảo ở thời kỳ Đức Phật Anomadassī.
Do năng lực phước thiện thọ trì phép quy y Tam Bảo này, đặc biệt suốt trong khoảng thời gian lâu dài tử sinh luân hồi, không hề bị tái sinh trong 4 cõi ác giới: (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) kiếp nào cả; chỉ có tái sinh làm thiên nam ở cõi trời dục giới, an hưởng mọi sự an lạc cao quý nhất trong cõi trời; hoặc tái sinh làm người nam trong cõi người, cũng hưởng mọi sự an lạc cao quý nhất trong cõi người.
Tái sinh trong cõi nào cũng được 8 quả báu đặc biệt.
Ngài dạy rằng:
Tôi được mọi người, mọi chúng sinh tôn kính trong khắp mọi nơi.
Tôi là người có trí tuệ sắc bén.
Tất cả chư thiên chiều theo ý của tôi.
Tôi có nhiều của cải không ai sánh được.
Tôi có được màu da như vàng ròng trong mọi kiếp.
Tôi được mọi người, mọi chúng sinh quý mến.
Tôi có những người bạn thân thiết, không bao giờ phản bội.
Danh thơm, tiếng tốt của tôi được vang khắp mọi nơi.
Tôi là người có trí tuệ sắc bén.
Tất cả chư thiên chiều theo ý của tôi.
Tôi có nhiều của cải không ai sánh được.
Tôi có được màu da như vàng ròng trong mọi kiếp.
Tôi được mọi người, mọi chúng sinh quý mến.
Tôi có những người bạn thân thiết, không bao giờ phản bội.
Danh thơm, tiếng tốt của tôi được vang khắp mọi nơi.
Đó là 8 quả báu của phép quy y Tam Bảo.
Ngài Đại đức Saraṇagamaniya kể lại rằng:
Đến thời kỳ Đức Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Do phước thiện phép quy y Tam Bảo, trong thời kỳ Đức Phật Anomadassī ấy, cho quả tái sinh vào trong gia đình phú hộ trong kinh thành Sāvatthi. Khi cậu bé được 7 tuổi, một hôm, cậu bé cầm đầu nhóm trẻ con ra khỏi thành, đi rong chơi ghé vào chùa nhìn thấy chư Đại đức Tăng, cậu bé đến hầu đảnh lễ vị Đại đức thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo, do vị Đại đức ấy hướng dẫn:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Cậu bé lặp lại theo Ngài Đại đức:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi...
Ngài Đại đức hướng dẫn quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng; cậu bé lặp lại theo Ngài Đại đức xong, đồng thời cậu bé chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo - Nhập Lưu Thánh Quả cho đến Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Arahán, cùng Tứ Tuệ Phân Tích, Lục thông cùng một lúc, không trước không sau với thọ phép quy y Tam Bảo.
Đức Phật Gotama cho phép cậu bé xuất gia trở thành Tỳ khưu trong giáo pháp của Ngài, có pháp danh là Đại đức Saraṇagamaniyatthera. Bởi vì, tiền kiếp của Ngài là cận sự nam đã có phép quy y Tam Bảo trong thời kỳ Đức Phật Anomadassī, giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo hoàn toàn và trọn vẹn, không hề bị ô nhiễm bởi phiền não.
Như vậy, phước thiện của phép quy y Tam Bảo đem lại:
- Thành tựu quả báu trong cõi người (manussasampatti)
- Thành tựu quả báu trong cõi trời (devasampatti)
- Thành tựu quả báu cao thượng Niết Bàn (Nibbānasampatti) đó là kiếp chót chứng đắc thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong tam giới.
Quả báu của phép quy y Tam Bảo thật là tuyệt vời và vô lượng.
Năng lực phước thiện của phép quy y Tam Bảo
Tích người ngư dân tên Damila [16] suốt cuộc đời làm nghề đánh cá nuôi mạng, đến 50 tuổi ông lâm bệnh nặng nằm trên giường, không thể ngồi dậy được, hằng ngày phải nhờ người vợ chăm nom săn sóc. Một hôm, một vị Đại đức đến đứng trước nhà, bà chủ nhà (vợ của ngư dân) thỉnh mời Ngài vào nhà, Ngài ngồi gần ông Damila.
Ông Damila với giọng yếu ớt bạch rằng:
- Suốt bao nhiêu năm qua, con chưa có một lần nào hầu gặp Ngài, cũng không dâng cúng dường Ngài một thứ gì cả, con có ân nghĩa gì đáng cho Ngài đến thăm con.
Với tâm bi mong bệnh nhân bớt khổ, Ngài Đại đức bèn hỏi:
- Này ông Damila, bệnh tình của ông như thế nào?
Người vợ thay ông bạch rằng:
- Kính bạch Ngài Đại đức, bệnh tình rất trầm trọng.
Ngài Đại đức hỏi tiếp rằng:
- Này ông Damila, ông có muốn thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hay không?
Ông Damila với giọng yếu ớt bạch rằng:
- Kính bạch Ngài Đại đức, con muốn được thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Bạch Ngài.
Ngài Đại đức hướng dẫn ông Damila thọ phép quy y Tam Bảo:
“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”.
Ông Damila lặp lại theo Ngài:
“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi...”
Ngài Đại đức hướng dẫn, còn ông Damila lặp lại theo Ngài phép quy y Tam Bảo xong, thì ông Damila không còn hơi để lặp lại thêm được nữa, rồi tắt thở, mà chưa kịp thọ trì ngũ giới. Sau khi chết, do phước thiện thọ phép quy y Tam Bảo lúc lâm chung, cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. Vị thiên nam quán xét rằng:
- “Do phước thiện nào, mà ta được hóa sinh làm thiên nam như thế này?”.
Vị thiên nam liền nhớ lại tiền kiếp, biết rõ do phước thiện thọ phép quy y Tam Bảo xong, mà chưa thọ trì ngũ giới, do nhờ Đại đức có tâm bi thương xót cứu khổ. Nhớ ơn Ngài, từ cõi trời liền hiện xuống đảnh lễ Ngài Đại đức bạch rằng:
- Kính bạch Ngài Đại đức, bây giờ con là một thiên nam, trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. Sở dĩ, con được hóa sinh làm thiên nam, là nhờ Ngài có tâm bi thương xót tế độ cho con thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, con chỉ thọ được phép quy y Tam Bảo xong, mà chưa kịp thọ trì ngũ giới, thì đã con đã hết hơi, tắt thở. Do phước thiện phép quy y Tam Bảo ấy cho quả hóa sinh làm thiên nam. Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ngài, biết ơn Ngài vô hạn. Kính xin Ngài có tâm bi tế độ con, cho con thọ đầy đủ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, để cho con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài trong các tầng trời cao hơn.
Ngài Đại đức có tâm bi tế độ hướng dẫn vị thiên nam thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Vị thiên nam vô cùng hoan hỷ, biết ơn Ngài Đại đức vô hạn, thành kính đảnh lễ Ngài, xin phép trở về cõi trời hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời.
Qua tích người ngư dân làm nghề đánh cá nuôi mạng, cả cuộc đời không làm phước thiện nào đáng kể. Đến lúc gần lâm chung, người ngư dân có duyên lành được Ngài Đại đức đến thăm viếng, ông vô cùng hoan hỷ, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, được thọ phép quy y Tam Bảo trước lúc lâm chung. Do nhờ cận tử thiện nghiệp (āsannakusalakamma) thọ phép quy y Tam Bảo có một năng lực phi thường, có khả năng tuyệt vời, ngăn được mọi ác nghiệp đã tạo cả cuộc đời, để cho phước thiện phép quy y Tam Bảo cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương, cõi thấp nhất trong 6 cõi trời dục giới, có tuổi thọ 500 năm tuổi trời, so với cõi người bằng 9 triệu năm. Bởi vì, một ngày đêm ở cõi trời Tứ Đại Thiên Vương bằng 50 năm ở cõi người.
Người ngư dân Damila cả cuộc đời làm nghề đánh cá, sát sanh không làm phước thiện nào đáng kể. Lúc lâm chung nhờ phước thiện của phép quy y Tam Bảo cho quả tái sinh làm thiên nam trong cõi trời Tứ Đại Thiên Vương. Năng lực phước thiện của phép quy y Tam Bảo thật phi thường!
Mười quả báu của phép quy y Tam Bảo
Trong bài kinh Sakkasutta [17] được tóm lược như sau:
Một thuở nọ, Đức vua trời Sakka (Đế Thích) cùng 500 chư thiên đến hầu Ngài Đại đức Māhāmoggallāna, đảnh lễ xong đứng một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Ngài Đại đức dạy Vua trời Sakka rằng:
- Này Đức vua trời Sakka, phép quy y Đức Phật Bảo là điều cao thượng nhất. Số chúng sinh trong đời này, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, đã thọ phép quy y Đức Phật Bảo, sau khi họ chết, do phước thiện phép quy y Đức Phật Bảo, cho quả tái sinh làm thiên nam, hoặc thiên nữ trong cõi trời. Số chư thiên ấy có được 10 quả báu đặc biệt: Tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, an lạc trời, tiếng thơm trời, địa vị cao quý trời, sắc trời, thanh trời, hương trời, vị trời, xúc trời tuyệt vời hơn cả các hàng chư thiên khác trong cõi trời ấy.
Tương tự như trên:
- Này Đức vua trời Sakka, phép quy y Đức Pháp Bảo là điều cao thượng nhất. Số chúng sinh trong đời này, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo đã thọ phép quy y Đức Pháp Bảo, sau khi họ chết, do phước thiện phép quy y Đức Pháp Bảo, cho quả tái sinh làm thiên nam, hoặc thiên nữ trong cõi trời. Số chư thiên ấy có được 10 quả báu đặc biệt: Tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, an lạc trời, tiếng thơm trời, địa vị cao quý trời, sắc trời, thanh trời, hương trời, vị trời, xúc trời tuyệt vời hơn cả các hàng chư thiên khác trong cõi trời ấy.
Này Đức vua trời Sakka, phép quy y Đức Tăng Bảo là điều cao thượng nhất. Số chúng sinh trong đời này, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo đã thọ phép quy y Đức Tăng Bảo, sau khi họ chết, do phước thiện phép quy y Đức Tăng Bảo, cho quả tái sinh làm thiên nam, hoặc thiên nữ trong cõi trời. Số chư thiên ấy có được 10 quả báu đặc biệt: Tuổi thọ trời, sắc đẹp trời, an lạc trời, tiếng thơm trời, địa vị cao quý trời, sắc trời, thanh trời, hương trời, vị trời, xúc trời tuyệt vời hơn cả các hàng chư thiên khác trong cõi trời ấy...
Quả báu của phép quy y Tam Bảo vô cùng phong phú, cũng rất phi thường là do thiện pháp quy y Tam Bảo vô cùng lớn lao, có năng lực thật phi thường.
-ooOoo-
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO
Phép quy y Tam Bảo có một tầm quan trọng trong Phật giáo.
* Tầm quan trọng ấy như thế nào?
Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi, vị Tỳ khưu.
Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi.
Phép quy y Tam Bảo để trở thành người cận sự nam, cận sự nữ.
Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi.
Phép quy y Tam Bảo để trở thành người cận sự nam, cận sự nữ.
1- Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi, vị Tỳ khưu như thế nào?
Trong thời kỳ đầu Phật giáo phát triển, chư Tỳ khưu Tăng toàn là bậc Thánh Arahán số lượng rất ít, nên Đức Phật cho phép mỗi vị Tỳ khưu, đi mỗi con đường để thuyết pháp tế độ chúng sinh, truyền bá Phật giáo, hai vị Tỳ khưu không nên đi cùng chung một con đường.
Một vị Tỳ khưu đi thuyết pháp tế độ chúng sinh, có số người phát sinh đức tin trong sạch, có ý nguyện muốn xuất gia trở thành Sadi, Tỳ khưu. Vị Tỳ khưu ấy dẫn giới tử về hầu Đức Phật, xin phép xuất gia trở thành Sadi, Tỳ khưu. Có những miền xa xôi Tỳ khưu vất vả dẫn giới tử về hầu Đức Phật, xin phép xuất gia. Cho nên, Đức Phật cho phép Tỳ khưu rằng:
“Anujanāmi Bhikkhave, imehi tīhi saraṇagamanehi pabbajjaṃ upasampadaṃ” [18].
“Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép thọ Sadi, Tỳ khưu bằng cách cho thọ phép quy y Tam Bảo”.
NGHI THỨC THỌ SADI - TỲ KHƯU
Giới tử có ý nguyện muốn thọ Sadi, Tỳ khưu, trước tiên phải cạo tóc, râu, mặc y cāsa màu lõi mít, để chừa vai bên phải vào đảnh lễ Thầy tế độ, xong ngồi chồm hổm chắp hai tay để ngang trán, xin thọ phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi.
Vị Thầy tế độ (upajjhāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại đúng từng chữ, từng câu theo vị Thầy tế độ như sau:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Khi giới tử lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành Sadi-Tỳ khưu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.
Đó là cách thọ Tỳ khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo (Saraṇagamanū-pasampadā).
Trải qua một thời gian sau, Phật giáo càng ngày càng phát triển, Tỳ khưu càng ngày càng đông. Cho nên, Đức Phật truyền dạy chư Tỳ khưu được biết rõ, từ đó về sau, bỏ cách xuất gia thọ Tỳ khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo. Đức Phật cho phép xuất gia thọ Tỳ khưu bằng cách tụng một lần Tuyên ngôn (Ñatti) và tiếp theo tụng 3 lần Thành sự ngôn (Kammavācā) gọi là ñatticatutthakammavācā..
Đức Phật dạy như sau:
“Yā sā Bhikkhave, mayā tīhi saraṇagamanehi upasampadā anuññātā, taṃ ajjatagge paṭikkhipāmi.
Anujānāmi Bhikkhave, ñatticatutthena kammena upasampādetuṃ” [19].
“Này chư Tỳ khưu, trước kia, Như Lai cho phép thọ Tỳ khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo, kể từ nay về sau, Như Lai bỏ cách thọ Tỳ khưu ấy.
Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép thọ Tỳ khưu bằng cách tụng 1 lần Ñatti: Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Kammavācā: Thành sự ngôn” [20]
Cách thọ Tỳ khưu bằng cách tụng 1 lần Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Thành sự ngôn Pāḷi gọi là: Ñatticatutthakammūpasampadā.
Cách thọ Tỳ khưu này bắt đầu từ Ngài Đại đức Rādha và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Hiện nay các nước Phật giáo theo truyền thống Theravāda như nước Srilankā, nước Myanmar, nước Thái lan, nước Campuchia, nước Lào, Phật giáo Nguyên thuỷ tại Việt Nam v.v... nghi thức lễ xuất gia thọ Tỳ khưu hầu như giống hệt nhau về nghi thức thọ Tỳ khưu tụng 1 lần Ñatti: Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Kammavācā: Thành sự ngôn, hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi.
2- Phép quy Tam Bảo để trở thành vị Sadi như thế nào?
Người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhận thức đời sống tại gia có nhiều điều ràng buộc, khó có thể hành phạm hạnh cao thượng, nên người ấy có ý nguyện từ bỏ nhà đi xuất gia. Bởi vì đời sống bậc xuất gia nhẹ nhàng, không bị nhiều ràng buộc, thuận lợi hành phạm hạnh cao thượng: Học pháp học, hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ v.v...
Đức Phật chế định người giới tử đủ 20 tuổi trở lên, được phép thọ Tỳ khưu; người dưới 20 tuổi được thọ Sadi (Sāmaṇera).
Đức Phật cho phép xuất gia thọ Sadi rằng:
“Anujānāmi Bhikkhave, tīhi saraṇagananehi sāmaṇerapabbajjaṃ, evañca pana Bhikkhave pabbajjetabbo” [21].
“Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép xuất gia thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo.
Này chư Tỳ khưu, như vậy gọi là xuất gia thọ Sadi”.
Nghi thức thọ Sadi [22]
Giới tử có ý nguyện muốn thọ Sadi, trước tiên cạo tóc, râu, mặc y cāsa màu lõi mít, để chừa vai bên phải, vào đảnh lễ Thầy tế độ, xong ngồi chồm hổm chắp hai tay để ngang trán xin thọ phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi.
Vị Thầy tế độ (upajjhāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại đúng từng chữ, từng câu theo vị Thầy tế độ như sau:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Khi giới tử đã lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành vị Sadi trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.
Ngài Rāhula khi ấy mới lên 7 tuổi, là vị Sadi đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.
Nghi thức lễ thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo này được lưu truyền từ thời kỳ Đức Phật mãi cho đến ngày nay, Phật lịch 2.548 trên các nước Phật giáo Theravāda.
3- Phép quy y Tam Bảo để trở thành người cận sự nam, cận sự nữ như thế nào?
Một người muốn trở thành người cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsikā) được gần gũi thân cận với Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo. Điều trước tiên, người ấy phải có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức Phật cao thượng, Đức Pháp cao thượng, Đức Tăng cao thượng, người ấy tìm đến hầu đảnh lễ vị Đại Trưởng Lão, thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo phổ thông như sau:
Kính thỉnh vị Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo, và người đệ tử lặp lại thọ phép quy y Tam Bảo theo vị Đại Trưởng Lão:
Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.
Người đệ tử lặp lại theo vị Đại Trưởng Lão đầy đủ 3 lần, mỗi lần:
- Khi lặp lại câu quy y Phật:
“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật.
- Khi lặp lại câu quy y Pháp:
“Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp.
- Khi lặp lại câu quy y Tăng:
“Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng.
Lần thứ nhì và lần thứ ba cũng như lần thứ nhất.
Như vậy, khi thành tựu phép quy y Tam Bảo, ngay khi ấy, người ấy được chính thức trở thành một người cận sự nam (upāsaka), hoặc người cận sự nữ (upāsikā) đã quy y Tam Bảo đến trọn đời trọn kiếp.
Thật ra, địa vị người cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo rất khó được, mà người nào có được thì thật là cao quý. Bởi vì, Đức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó. Cũng như vậy, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo xuất hiện trên thế gian cũng là điều khó. Cho nên, được trở thành người cận sự nam, hoặc người cận sự nữ cũng là điều rất khó.
Trong thời kỳ nào có Tam Bảo xuất hiện và còn tồn tại trên thế gian, trong thời kỳ ấy, chúng sinh có duyên lành được cơ hội tốt đến xin thọ phép quy y Tam Bảo: quy y Phật Bảo, quy y Pháp Bảo, quy y Tăng Bảo. Tam Bảo không phải lúc nào cũng hiện hữu trên thế gian này đâu! Khi nào có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, khi ấy mới có Tam Bảo, mà Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là một điều vô cùng hi hữu, rất hiếm có. Như Đức Phật đã dạy:
“Buddhuppādo dullabho lokasmim...”
Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là điều khó được.
Thật vậy, có khi suốt thời gian lâu dài một a-tăng-kỳ kiếp trái đất, trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian, gọi là Suññakappa: trái đất không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
Thật hy hữu và vô cùng diễm phúc trong kiếp trái đất hiện tại mà chúng ta sống, có 5 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên trái đất này.
Trong thời quá khứ đã có ba Đức Phật: Đức Phật Kakusandha, Đức Phật Koṇāgamana và Đức Phật Kassapa xuất hiện trên trái đất này, Đức Phật thứ tư là Đức Phật Gotama của chúng ta đã xuất hiện và Ngài đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm rồi, nhưng giáo pháp của Ngài vẫn còn lưu truyền lại trên thế gian cho đến ngày nay, nên chúng ta có duyên lành, được có cơ hội tốt đến xin thọ phép quy y Tam Bảo. Những người nào thành tựu được phép quy y Tam Bảo xong rồi, những người ấy chính thức trở thành người cận sự nam hoặc người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Cận sự nam, cận sự nữ là hai chúng trong tứ chúng: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam và cận sự nữ. Như vậy cận sự nam, cận sự nữ cũng là một địa vị cao quý trong Phật giáo.
Trong kinh sách dạy rằng: Giáo pháp của Đức Phật Gotama chỉ tồn tại trên thế gian này khoảng 5.000 năm. Sau thời gian 5.000 năm giáo pháp của Đức Phật Gotama bị mai một, bị hoại diệt hoàn toàn, vì không còn các hàng đệ tử có khả năng giữ gìn duy trì được nữa. Trong thời hiện tại này, giáo pháp của Đức Phật Gotama vẫn còn đang lưu truyền, ba ngôi Tam Bảo vẫn còn hiện hữu. Những người cận sự nam, cận sự nữ có duyên lành đã thọ phép quy y Tam Bảo được thành tựu xong rồi, nên có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhất tâm giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo, cho được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn. Những người ấy, chắc chắn sẽ được quả báu lớn lao, vô cùng phong phú, được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc cao thượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, cho đến khi đạt đến Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.
Như vậy, Phép quy y Tam Bảo có một tầm quan trọng không những đối với bậc xuất gia Sadi, Tỳ khưu, mà còn đối với các hàng tại gia cận sự nam, cận sự nữ nữa.
-ooOoo-
NGƯỜI CẬN SỰ NAM - CẬN SỰ NỮ TRONG PHẬT GIÁO
Đối với người cận sự nam, cận sự nữ còn là hạng phàm nhân, thọ phép quy y Tam Bảo là bước đầu tiên vào ngưỡng cửa Phật giáo. Phép quy y Tam Bảo của mỗi chúng sinh phải trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Là giai đoạn thành tựu được phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraṇagamana).
Giai đoạn giữa: Là giai đoạn có cơ hội tốt thọ phép quy y Tam Bảo. Trong những buổi lễ làm phước bố thí, thường có lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, bát giới... Và hằng ngày, hằng đêm tụng kinh lễ bái Tam Bảo. Trước tiên, nên đọc thọ phép quy y Tam Bảo, để trở thành một thói quen tốt lành, trong kiếp tử sinh luân hồi của mình.
Giai đoạn cuối: Là giai đoạn tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo, sát-na Thánh Đạo Tâm phát sinh, có đối tượng Niết Bàn. Đó là giai đoạn thành tựu phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới (Lokuttarasaraṇagamana) và liền tiếp theo chứng đắc Thánh Quả, không có thời gian ngăn cách (akālika). Đó là quả báu của phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới, Thánh Đạo Tâm và Thánh Quả Tâm chắc chắn chỉ có đối tượng Niết Bàn mà thôi.
Phép quy y Tam Bảo của mỗi người cận sự nam, cận sự nữ hoàn hảo giai đoạn đầu, hoàn hảo giai đoạn giữa và hoàn hảo giai đoạn cuối, có mục đích cứu cánh cuối cùng là Niết Bàn.
Phép quy y Tam Bảo và các Pháp
Để phép quy y Tam Bảo được hoàn hảo, người cận sự nam, cận sự nữ cần phải hành các pháp hỗ trợ cho phép quy y Tam Bảo được hoàn hảo và cũng nhờ có được đức tin trong sạch nơi Tam Bảo hỗ trợ cho các pháp hành được hoàn thiện.
Các pháp ấy là:
- Hành phước thiện bố thí.
- Giữ gìn ngũ giới, bát giới, cửu giới, thập giới,...
- Hành 10 nghiệp thiện, tránh xa 10 nghiệp ác.
- Sống theo chánh mạng, tránh xa cách sống tà mạng.
- Không nuôi mạng bằng 5 nghề buôn bán có hại như:
Không làm nghề buôn bán vũ khí sát hại chúng sinh.
Không làm nghề buôn bán chúng sinh: người, các loài thú vật.
Không làm nghề buôn bán các loại thịt.
Không làm nghề buôn bán các chất say như rượu, thuốc phiện, ma túy, thuốc lá,...
Không làm nghề buôn bán các loại chất độc giết hại chúng sinh.
Không làm nghề buôn bán chúng sinh: người, các loài thú vật.
Không làm nghề buôn bán các loại thịt.
Không làm nghề buôn bán các chất say như rượu, thuốc phiện, ma túy, thuốc lá,...
Không làm nghề buôn bán các loại chất độc giết hại chúng sinh.
- Tiến hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ, v.v...
* Người cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo như thế nào?
Người cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo nên tìm hiểu bài kinh Mahānāmasutta [23] được tóm lược như sau:
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Nigrodhārāma, xứ Kapilavatthu; khi ấy, Đức vua Mahānāma dòng Sakya, đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ bèn bạch rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là cận sự nam (cận sự nữ)? Bạch Ngài.
Đức Phật dạy rằng:
- Này Mahānāma, người có đức tin nơi Tam Bảo đến xin quy y nơi Đức Phật Bảo, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo, xin quy y nơi Đức Tăng Bảo.
Này Mahānāma, người đã thọ phép quy y Tam Bảo như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ).
- Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có giới? Bạch Ngài.
Đức Phật dạy rằng:
- Này Mahānāma, cận sự nam (cận sự nữ) tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.
Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) có tác ý thiện tâm tránh xa 5 điều giới như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có giới.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có đức tin đầy đủ? Bạch Ngài.
Đức Phật dạy rằng:
- Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) trong Phật giáo này, là người có đức tin trong sạch nơi sự tự chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác của Như Lai rằng:
Đức Thế Tôn là:
Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại.
Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị.
Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng.
Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh.
Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới.
Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân.
Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại...
Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh).
Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài.
- Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) có đức tin trong sạch nơi sự chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác của Như Lai như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có đức tin đầy đủ.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có phước bố thí đầy đủ? Bạch Ngài.
Đức Phật dạy rằng:
- Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) trong Phật giáo này là người không có tâm keo kiệt, bủn xỉn trong của cải của mình, biết đem của cải ra, làm phước bố thí với thiện tâm trong sạch, với đôi bàn tay dịu dàng của mình, có thiện tâm hoan hỷ bố thí đến những người đáng bố thí, không có tâm thiên vị, luôn luôn hoan hỷ phân phát của cải của mình đến cho người khác.
Này Mahānāma, làm phước bố thí như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có phước bố thí đầy đủ.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có trí tuệ? Bạch Ngài.
Đức Phật dạy rằng:
- Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) tiến hành thiền tuệ, có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp - sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, tham ái trở thành bậc Thánh Nhân.
Này Mahānāma, có trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có trí tuệ...”.
Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, có 4 hạng: Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ; dù là các bậc xuất gia tu sĩ, hoặc các hàng tại gia cư sĩ cũng đều có khả năng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhân.
Cận sự nam - cận sự nữ thấp hèn hoặc cao quý
Người cận sự nam, cận sự nữ đã quy y Tam Bảo rồi, trở thành người cận sự nam hoặc cận sự nữ cao quý hoặc thấp hèn do căn cứ vào 5 chi pháp đang hiện hữu trong người cận sự nam, cận sự nữ ấy.
5 chi pháp ấy mà Đức Phật đã thuyết dạy trong bài kinh Caṇḍālasutta [24] là:
* 5 chi pháp của người cận sự nam - cận sự nữ thấp hèn
- Này chư Tỳ khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ thấp hèn, ô nhiễm và đáng chê trách.
5 chi pháp ấy như thế nào?
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người không có đức tin nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người phá giới, không có giới.
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người mê tín dị đoan, tin nhảm nhí vô căn cứ, không tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người mong cầu phước thiện bên ngoài Phật giáo.
- Người cận sự nam, cận sự nữ lo hộ độ, phục vụ, giúp truyền bá duy trì ngoại đạo tà giáo.
Này chư Tỳ khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ thấp hèn, ô nhiễm và đáng chê trách.
* 5 chi pháp của người cận sự nam - cận sự nữ cao quý
- Này chư Tỳ khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ cao quý, cận sự nam, cận sự nữ ngọc, cận sự nam, cận sự nữ như đóa sen hồng, đóa sen trắng.
5 chi pháp ấy như thế nào?
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người có giới, giữ gìn giới đầy đủ trọn vẹn.
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người có chánh kiến, không tin nhảm nhí vô căn cứ, chỉ tin nghiệp và quả của nghiệp.
- Người cận sự nam, cận sự nữ là người mong cầu phước thiện trong Phật giáo.
- Người cận sự nam, cận sự nữ lo hộ độ, phụng sự, giúp truyền bá duy trì Phật giáo.
Này chư Tỳ khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ cao quý, cận sự nam, cận sự nữ ngọc, cận sự nam, cận sự nữ như đóa sen hồng, đóa sen trắng.
Người Phật tử tại gia cận sự nam, cận sự nữ cần phải có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có chánh kiến nơi nghiệp của mình (kammassakatā sammādiṭṭhi), không mê tín dị đoan, không tin nhảm nhí vô căn cứ, không tin vào sự may rủi... mà chỉ có tin nơi nghiệp và quả của nghiệp của mình mà thôi. Như vật người Phật tử ấy gọi là người có chánh kiến nơi nghiệp của mình, tin chắc rằng:
“Kammassako m hi, kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammapaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi” [25]
“Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta, ta sẽ là người thừa hưởng quả của nghiệp thiện hoặc nghiệp ác ấy.
Nếu nghiệp ác có cơ hội cho quả, thì phải chịu quả khổ não, mà không oán trách ai cả, cố gắng tạo nghiệp thiện, rồi hoan hỷ trong nghiệp thiện.
Nếu nghiệp thiện có cơ hội cho quả, thì được hưởng quả an lạc, không phát sinh tâm ngã mạn, cố gắng tạo nghiệp thiện, bồi bổ tích lũy nhiều nghiệp thiện.”
Bởi vì, người Phật tử có chánh kiến, có đức tin rằng:
“Ngoài nghiệp của mình ra, không một ai có khả năng cho quả khổ não hoặc an lạc cả”.
-ooOoo-
NGHI THỨC THỌ PHÉP QUY Y TAM BẢO VÀ NGŨ GIỚI
Thời xưa, theo kinh sách ghi lại, người ta đến lắng nghe chánh pháp, rồi phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, xin thọ phép quy y Tam Bảo, mà không thọ trì ngũ giới, bát giới, cửu giới,... cùng một lúc.
Thời nay, lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoặc bát giới v.v... cùng một lúc đã trở thành một nghi lễ phổ thông trong Phật giáo theo truyền thống trong các nước Phật giáo Theravāda.
Phép quy y Tam Bảo có một tầm rất quan trọng đối với người chưa từng thọ phép quy y Tam Bảo, nay xin thọ phép quy y Tam Bảo được thành tựu xong; ngay khi ấy, người ấy chính thức trở thành người cận sự nam hoặc người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo, kể từ lúc đó cho đến trọn đời.
Đối với người cận sự nam hoặc người cận sự nữ đã từng thọ phép quy y Tam Bảo, có xin thọ phép quy y Tam Bảo lại nhiều lần cho càng thêm vững chắc, trở thành thói quen tốt lành làm tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Tam Bảo trong kiếp hiện tại, và để tạo duyên lành cho những kiếp vị lai.
Và thọ trì ngũ giới là thường giới (niccasīla) của người tại gia nói chung, đối với người cận sự nam, cận sự nữ nói riêng. Người cận sự nam, cận sự nữ giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn hoàn toàn, giúp hỗ trợ phép quy y Tam Bảo được hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm do bởi phiền não.
Do đó, xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cùng một lúc.
Lễ sám hối Tam Bảo
Lễ sám hối Tam Bảo là một điều rất cần thiết trước khi xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Trong đời sống hàng ngày, đối với hạng phàm nhân có phiền não, nên thân, khẩu, ý khó tránh khỏi phạm những sai lầm với Tam Bảo, do cố ý hoặc vô ý. Nếu đã phạm lỗi lầm rồi, thì thân, khẩu, ý không còn trong sạch, do bị ô nhiễm bởi phiền não. Muốn cho thân, khẩu, ý trở lại trong sạch thanh tịnh, thì chỉ có cách sám hối tội lỗi của mình, rồi cố gắng giữ gìn, không để tái phạm nữa. Khi đại thiện tâm phát sinh có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, khi ấy, nên xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới...
Cũng như theo lẽ thường, người ta muốn mặc một bộ quần áo mới đẹp sang trọng, trang điểm những đồ trang sức quý giá như kim cương, hột xoàn, ngọc manī... Điều trước tiên, người ta cần phải tắm rửa cho thân hình sạch sẽ, sau đó, mới mặc quần áo mới đẹp sang trọng, trang điểm những đồ trang sức quý giá ấy. Đó là thuộc về phần thân. Còn về phần tâm, muốn thỉnh Tam Bảo: Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo ngự vào trong tâm của mình, điều trước tiên, phải nên làm cho tâm của mình trở nên trong sạch thanh tịnh, bằng cách sám hối những lỗi lầm với Tam Bảo. Khi đại thiện tâm đã trở nên trong sạch thanh tịnh, khi ấy, mới nên xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới v.v...
Theo truyền thống của người Myanmar (Miến Điện), từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã dạy con học thuộc lòng bài sám hối Tam Bảo, cho nên trong những buổi lễ dù nhỏ, dù lớn thuộc về Phật giáo, như lễ làm phước thiện bố thí, lễ nghe thuyết pháp, ngày giới “uposathasīla” hằng tháng, thậm chí kể cả hằng ngày, lễ bái Tam Bảo... Trước tiên mọi người đều đồng thanh đọc bài sám hối Tam Bảo, tiếp theo mới xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoặc bát giới, hoặc cửu giới... trở thành một phong tục tập quán theo truyền thống từ xưa cho đến nay.
Nhận xét, thấy truyền thống lễ sám hối Tam Bảo của người Myanmar (Miến Điện) đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cả trong kiếp hiện tại lẫn trong kiếp vị lai. Do đó, người cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nên bắt chước để trở thành một truyền thống tốt lành trong Phật giáo.
Bài sám hối Tam Bảo
Trong buổi lễ dù nhỏ, dù lớn, có một người hoặc nhiều người hết lòng thành kính đảnh lễ Tam Bảo xong, có sự hiện diện của chư Tỳ khưu Tăng (hoặc một vị Tỳ khưu), tất cả mọi người đều đồng thanh đọc bài sám hối Tam Bảo.
Bài sám hối của người Myanmar đại ý như sau:
Okāsa, okāsa...
Kính bạch Ngài, con xin phép Ngài cho con một cơ hội... Thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp, ý ác nghiệp trong ba loại ác nghiệp này, nếu có nghiệp nào con lỡ phạm đến Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, đến ông bà, cha mẹ, Thầy tổ v.v... Để mong tránh ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả khổ, nên con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, thành tâm xin sám hối Tam Bảo về những lỗi lầm ấy của con, lần thứ nhì, lần thứ ba.
Do năng lực đại thiện tâm sám hối những lỗi lầm này, con cầu mong luôn luôn tránh khỏi 4 cõi ác giới, 3 nạn tai họa, 8 trường hợp bất lợi, 5 loại kẻ thù... và mong sớm chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
Nội dung bài sám hối Tam Bảo có 3 phần chính
- Sám hối tội lỗi, để tránh khỏi những tai họa, mọi nghiệp ác không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ.
- Cầu mong tránh khỏi mọi trường hợp bất lợi.
- Mong sớm chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn.
Giải thích:
Thân ác nghiệp có 3 nghiệp ác là sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
Khẩu ác nghiệp có 4 nghiệp ác là nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, nói lời vô ích.
Ý ác nghiệp có 3 nghiệp ác là tham lam, thù hận, tà kiến.
4 cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh.
3 nạn tai họa:
Nạn bom đạn chiến tranh.
Nạn dịch bệnh truyền nhiễm.
Nạn chết đói.
Nạn dịch bệnh truyền nhiễm.
Nạn chết đói.
8 trường hợp bất lợi: Chúng sinh, ở trong những hoàn cảnh sau đây không thể hành phạm hạnh cao thượng, không chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn đó là:
- Chúng sinh trong cõi địa ngục.
- Chúng sinh trong cõi súc sinh.
- Chúng sinh trong cõi ngạ qủy.
- Phạm thiên trong cõi sắc giới Vô Tưởng Thiên (chỉ có thân mà không có tâm), kể cả phạm thiên còn phàm trong cõi vô sắc giới (chỉ có tâm mà không có thân) không nghe được chánh pháp.
- Dân chúng sống vùng hẻo lánh.
- Sinh trưởng trong gia đình ngoại đạo tà kiến.
- Người khuyết tật câm điếc.
- Người có trí tuệ mà không gặp được Đức Phật, hoặc chư Tỳ khưu Tăng.
5 loại kẻ thù gây tai họa của cải tài sản:
- Nước lụt phá hũy của cải tài sản.
- Lửa cháy thiêu hủy của cải tài sản.
- Kẻ trộm cướp chiếm đoạt của cải tài sản.
- Vua tàn bạo chiếm đoạt của cải tài sản.
- Con cái hư đốn làm tiêu tan của cải tài sản...
Lời chúc lành
Sau khi mọi người cận sự nam, cận sự nữ xin phép làm lễ sám hối Tam Bảo xong, Ngài Đại Trưởng Lão thay mặt chư Tăng chúc lành đến cận sự nam, cận sự nữ. Lời chúc lành của mỗi vị Đại Trưởng Lão (hoặc vị Đại đức, hoặc vị Tỳ khưu) về lời không giống nhau, song về ý thì đều giống nhau. Quý Ngài thường cầu chúc cho tất cả người cận sự nam, cận sự nữ sớm được thành tựu những điều mong ước của mình.
Chư Phật Độc Giác thường cầu chúc rằng:
Icchitaṃ patthitam tumhaṃ,
Khippameva samijjhatu.
Khippameva samijjhatu.
Điều mong ước, ý nguyện của các con
Cầu chúc sớm được thành tựu như ý.
Cầu chúc sớm được thành tựu như ý.
Mọi người cận sự nam, cận sự nữ đều hoan hỷ đồng nói lên lời:
Sādhu! Sādhu!
Lành thay! Lành thay!
Lành thay! Lành thay!
Xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới
Tiếp theo mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh đọc lời xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau:
Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
Nghĩa:
“Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con.
Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì.
Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba”.
Trên đây là nghi thức lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoặc bát giới, hoặc cửu giới,... phổ thông trong nước Myanmar (Miến Điện) đã trở thành truyền thống từ xưa cho đến nay.
-ooOoo-
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY TẠI VIỆT NAM
Chư cố Đại Trưởng Lão có công đem Phật giáo Nguyên thủy Theravāda về truyền bá trên quê hương, trong đó Ngài Cố Đại Trưởng Lão Hộ Tông là Sư Tổ có công lớn nhất. Ngài đã dịch và ấn hành nhiều sách, nhiều kinh tụng hằng ngày cho Sadi, Tỳ khưu, cận sự nam, cận sự nữ.
Trong những bài kệ lễ bái Tam Bảo, có 3 bài kệ sám hối Tam Bảo và có 3 bài kệ khẳng định không quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y Đức Phật, quy y Đức Pháp, quy y Đức Tăng mà thôi.
Những bài kệ này có thể đem sử dụng vào trong trường hợp trước và sau khi thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoặc bát giới hoặc cửu giới, thì thật là hợp thời.
Trước khi xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới thì nên đọc 3 bài kệ sám hối Tam Bảo: Sám hối với Đức Phật Bảo, sám hối với Đức Pháp Bảo, sám hối với Đức Tăng Bảo, để làm cho tâm của mình trở nên trong sạch nơi Tam Bảo, rồi xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, thì thật hợp thời.
Và sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, mà chỉ có quy y Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng trưởng đức tin càng thêm vững chắc, thì cũng thật hợp thời.
Nghi thức lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới
Trong các buổi lễ dù nhỏ, dù lớn, dù có một người hoặc nhiều người, có sự hiện diện chứng minh của Ngài Đại Trưởng Lão, hoặc Ngài Đại đức, hoặc vị Tỳ khưu, Sadi... trước tiên thành kính đảnh lễ Tam Bảo xong, rồi đồng thanh đọc ba bài kệ sám hối Tam Bảo.
Bài kệ sám hối Tam Bảo
1) Bài kệ sám hối với Đức Phật Bảo
Uttamaṅgena vande haṃ(Ut-tá-măn-ghê-ná voanh-đê-hăng)
Pādapaṃsuṃ varuttamaṃ(Pa-đá-păng-xung vóa-rút-tá-măng)
Buddhe yo khalito doso(Bút-thê dô khá-lí-tô đô-xô)
Buddho khamatu taṃ mamaṃ *.(Bút-thô khá-má-tú tăng má-măng).
Nghĩa:
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức Phật
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật Bảo,
Cúi xin Phật Bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)
Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức Phật
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật Bảo,
Cúi xin Phật Bảo xá tội ấy cho con.
(đảnh lễ một lạy)
2) Bài kệ sám hối với Đức Pháp Bảo
Uttamaṅgena vande haṃ(Ut-tá-măn-ghê-ná voanh-đê-hăng)
Dhammañca duvidhaṃ varaṃ(Thăm-manh-chá đú-ví-thăng vóa-răng)
Dhamme yo khalito doso(Thăm-mê dô khá-lí-tô đô-xô)
Dhammo khamatu taṃ mamaṃ *.(Thăm-mô khá-má-tú tăng má-măng).
Nghĩa:
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Hai hạng Pháp Bảo: pháp học và pháp hành
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp Bảo,
Cúi xin Pháp Bảo xá tội ấy cho con.(đảnh lễ một lạy)
Hai hạng Pháp Bảo: pháp học và pháp hành
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp Bảo,
Cúi xin Pháp Bảo xá tội ấy cho con.(đảnh lễ một lạy)
3) Bài kệ sám hối với Đức Tăng Bảo
Uttamaṅgena vande haṃ(Ut-tá-măn-ghê-ná voanh-đê-hăng)
Saṃghañca duvidhuttamaṃ(Xăng-khăng-chá đú-ví-thút-tá-măng)
Saṃghe yo khalito doso(Xăng-khê dô khá-lí-tô đô-xô)
Saṃgho khamatu taṃ mamaṃ. [26]
(Xăng-khô khá-má-tú tăng má-măng).
(Xăng-khô khá-má-tú tăng má-măng).
Nghĩa:
Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ
Hai bậc Tăng Bảo: Thánh Tăng và phàm Tăng
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng Bảo,
Cúi xin Tăng Bảo xá tội ấy cho con.(đảnh lễ một lạy)
Hai bậc Tăng Bảo: Thánh Tăng và phàm Tăng
Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng Bảo,
Cúi xin Tăng Bảo xá tội ấy cho con.(đảnh lễ một lạy)
Bài kệ cầu nguyện
Iminā puññakammena(Í-mí-na punh-nhá-kam-mê-ná)
Sabbe bhayā vinassantu(Xặp-bê phá-gia wí-nát-xăn-tú)
Nibbānaṃ adhigantuṃ hi(Níp-ba-năng á-thí-găn-tung-hí)
Sabbadukkhā pamuccāmi.(Xặp-bá-đúc-kha pá-múc-cha-mí).
Nghĩa:
Do nhờ năng lực thiện tâm sám hối này
Cầu xin mọi tai họa hãy đều tiêu diệt
Mong chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả Niết Bàn
Con mong giải thoát mọi cảnh khổ tái sinh.
Cầu xin mọi tai họa hãy đều tiêu diệt
Mong chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả Niết Bàn
Con mong giải thoát mọi cảnh khổ tái sinh.
Lợi ích của sự sám hối và cầu nguyện
Năm điều tai họa (antarāyikadhamma):
Kammantarāyika: Tai họa do trọng ác nghiệp.
Kilesantarāyika: Tai họa do phiền não tà kiến cố định.
Vipākantarāyika: Tai họa do quả tái sinh.
Ariyūpavādantarāyika: Tai họa do chê trách bậc Thánh Nhân.
Aṇāvitikkamantarāyika: Tai họa do phạm giới. [27]
Kilesantarāyika: Tai họa do phiền não tà kiến cố định.
Vipākantarāyika: Tai họa do quả tái sinh.
Ariyūpavādantarāyika: Tai họa do chê trách bậc Thánh Nhân.
Aṇāvitikkamantarāyika: Tai họa do phạm giới. [27]
Trong 5 điều tai họa ấy, có 3 điều: Tai họa do trọng ác nghiệp, tai họa do phiền não tà kiến cố định và tai họa do quả tái sinh, cả 3 điều tai họa này xảy ra trong kiếp hiện tại, vô phương cứu chữa, đành phải chịu quả khổ của ác nghiệp mà thôi.
Riêng 2 điều: Tai họa do chê trách bậc Thánh Nhân và tai họa do phạm giới, cả 2 điều tai họa này, ngay trong kiếp hiện tại, có thể cứu chữa bằng cách làm lễ sám hối lỗi lầm của mình.
Tai họa chê trách bậc Thánh Nhân bao gồm cả Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, bậc Thầy tổ, ông bà, cha mẹ, những bậc Trưởng Lão, bậc có giới đức,...
Nếu có lỡ lầm xúc phạm đến các bậc ấy, thì chỉ có phương cách làm lễ sám hối lỗi lầm của mình với những bậc ấy mà thôi.
Sau khi làm lễ sám hối xong, người ấy phải luôn tâm niệm không để tái phạm; như vậy, người ấy tránh được mọi điều tai họa, sẽ thành tựu được sự lợi ích, sự tiến hóa trong mọi thiện pháp, sự an lạc cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai.
Do đó, lễ sám hối Tam Bảo là điều lợi ích lớn lao.
Tai họa do phạm giới đối với hạng phàm nhân vốn có phiền não còn nặng nề, trong cuộc sống hàng ngày khó tránh khỏi điều phạm giới.
Nếu đã phạm giới dù nhỏ dù lớn, thì cũng có thể gây ra tai họa trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai. Muốn tránh khỏi điều tai họa xảy đến cho mình, thì chỉ có phương cách làm lễ sám hối, rồi xin thọ trì giới trở lại, đó là phương cách duy nhất, để cho giới của mình trở nên trong sạch trở lại.
Lễ sám hối là phương cách chung cả cho Sadi, Tỳ khưu lẫn người cận sự nam, cận sự nữ.
Đối với chư Tỳ khưu, trước khi hành tăng sự như lễ tụng Bhikkhupātimokkha “Lễ tụng giới Tỳ khưu hằng tháng vào ngày rằm và ngày cuối tháng, chư Tỳ khưu mỗi vị đều phải làm lễ sám hối āpati 2-3 vị lẫn nhau xong, rồi mới hành Tăng sự tụng Bhikkhupātimokkha”.
Đối với Sadi, nên sám hối và chịu hành phạt xong, rồi xin thọ phép quy y Tam Bảo.
Đối với hạng cận sự nam, cận sự nữ, nên làm lễ sám hối Tam Bảo xong, rồi mới xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoặc bát giới, hoặc cửu giới,... đó là việc hợp pháp, để làm tăng thêm đức tin và lòng tôn kính Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo.
Bài kệ cầu nguyện đó là nguyện vọng tha thiết của mình, mong tránh khỏi tai họa và mong sớm chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới, bốn loài.
Nhận xét thấy rằng lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới mà người Myanmar sử dụng rất rõ ràng:
- Người xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
- Khẩn khoản thỉnh Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Như vậy, đây là một lễ nghi xin rất hợp tình, hợp lý đối với người xin và người hướng dẫn.
Xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới
Sau khi đọc 3 bài kệ sám hối Tam Bảo và bài kệ cầu nguyện xong, tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh đọc bài xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau:
Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi
(á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí
(á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí
anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante.
á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).
á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).
Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi(Đú-tí-giăm-pí á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí
anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
(á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).
(á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi
(Tá-tí-giăm-pí á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí
(Tá-tí-giăm-pí á-hăng phăn-tê tí-xá-rá-nê-ná xá-há panh-chá-xi-lăng Thăm-măng gia-cha-mí
anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
(á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).
(á-núc-ghá-hăng cắt-toa xi-lăng đê-thá mê phăn-tê).
Nghĩa:
Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con.
Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì.
Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới.
Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba.
Người hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới
Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới (hoặc bát giới, cửu giới...) có thể là Ngài Đại Trưởng Lão hoặc Ngài Đại đức, hoặc vị Tỳ khưu, hoặc vị Sadi; nếu không có những bậc xuất gia, thì thậm chí người cận sự nam hoặc cận sự nữ là bậc thiện trí có khả năng hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới đúng theo nghi thức.
Thật ra, phép quy y Tam Bảo và ngũ giới được thành tựu phần chính là do người đệ tử biết cách thức thọ phép quy y Tam Bảo, còn vị Thầy hướng dẫn phép quy y Tam Bảo, để giúp đỡ hỗ trợ cho người đệ tử thành tựu được phép quy y Tam Bảo.
Người đệ tử biết cách thức thọ phép quy y Tam Bảo như sau:
- Khi lặp lại câu quy y Phật:
“Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật.
- Khi lặp lại câu quy y Pháp:
“Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp.
- Khi lặp lại câu quy y Tăng:
“Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng.
Khi lặp lại câu điều giới nào, thì có tác ý thiện tâm tránh xa đối tượng phạm điều giới ấy, giữ gìn điều giới ấy cho được trong sạch hoàn toàn.
Người cận sự nam, cận sự nữ thành tựu được phép quy y Tam Bảo và ngũ giới là do nhờ vị Thầy dạy dỗ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Do đó, vị Thầy có vai trò rất quan trọng đối với các hàng đệ tử.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.21/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment