Ý nghĩa cầu siêu và ngày giỗ kỵ
Cuộc đời con người hễ có sanh thì ắt sẽ có tử, cũng chính vì vậy mới cần có cầu siêu và các ngày giỗ kỵ.
Mỗi khi gia đình nào chẳng may xảy ra sự đau buồn vì có người thân ra đi, thì chúng ta thường hay đến chùa thỉnh cầu Thầy đến nhập liệm và cúng cầu siêu cho hương linh.
Nhiều Phật tử nhờ thuận duyên được đi chùa thường xuyên thì hiểu rõ ý nghĩa nầỵ Nhưng cũng có nhiều gia đình vì công việc đa đoan nên ít khi đến chùa, vì vậy không hiểu được vấn đề thế nào là cầu siêu, cầu an.
Khi người mới mất trong thời kỳ chờ tẩn liệm thì thần thức của người đó lìa khỏi thân xác, (tức thân tứ đại giả tạm: đất, nước gió, lửa). Xác thần thức (linh hồn) vẫn còn phưởn phất chung quanh. Có điều là lúc đó họ rất nhạy bén, tinh vi có thể nhìn thấy và biết tất cả mọi sự việc chung quanh, (vì thần thức là vô hình). Chúng ta nghĩ gì, làm gì thần thức đều rõ tất cả. Vì vậy, điều tối kỵ nhứt là trong quyến thuộc không nên làm động tâm thức của người chết; không tranh cải nhau, không giành hơn thua tiền bạc, không làm bất cứ việc gì dù là việc rất nhỏ như bất đồng ý kiến trong việc ma chay, hoặc nói xấu quá khứ của người quá vãng.
Vì sao chúng ta phải cử kiêng như vậy? Vì không nên làm cho vọng linh nổi sân giận mà có ảnh hưởng lớn đến sự siêu thoát của linh hồn. Vì vậy khi quý Thầy cô đang nhiếp tâm cầu nguyện cho hương linh, thì người thân của người quá vãng cũng phải nhiếp tâm thành kính cầu nguyện, giữ sự im lặng. Ðến việc Ăn mặc cũng nên trang nghiêm, đúng theo tang chế.
Khi chúng ta lễ Phật hoặc lễ người quá cố cũng phải năm vóc sát đất (tức là đầu, hai tay, hai gối đều phải quì sát đất). Lễ như vậy mới tỏ hết lòng thành kính đến với chư Phật và người qua đời.
Cúng tuần thất 49 ngày tức là 7 tuần kể từ ngày mất. Tại sao chúng ta phải cúng như vậy? Trong thời gian 49 ngày đó, đối với hương linh là thời gian quan trọng. Hương linh thường bơ vơ không biết phải nương tựa vào đâu? Ðôi khi còn bị các vong linh khác hoặc nghiệp báo trong đời quấy rối thần thức rồi bị nghiệp lôi kéo, hoặc đòi nợ, hoặc trả thù; chẳng hạn có khi bị lôi cuốn vào những thế giới đen tối đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).
Nếu hương linh được ký tự vào chùa thì rất tốt vì họ không bị bơ vơ đói khác, lạnh lẽo bên ngoài. Họ có nơi trú ngụ, được nghe kinh, được sự bảo vệ của Tam Bảo. Tâm linh người đó được hướng về cõi lành và thần thức người đó sẽ biết chọn cho mình một hướng đi. Tìm vào đường tu thì hiển nhiên sẽ được vãnh sanh về cõi Cực Lạc.
Những người ở thế gian, nếu không biết tu lở gieo nghiệp dữ, nhưng đến phút lâm chung, nhờ có Thầy cúng và hướng dẫn và được đem về chùa an trú, trí linh tại chùa cũng sẽ được chuyển kiếp lành. Ðược làm người, được sanh nơi giàu sanh, hiền lương sáu căn đây đủ thông minh sáng suốt, không bị làm súc vật đau khổ.
Lại nữa, chúng ta cầu siêu như vậy; bố thí, cúng dường Tam Bảo, ấn tống kinh sách, cùng những việc thiện khác tất cả đều hồi hướng cho hương linh. Hương linh đó sẽ cảm nhận được. Tam Bảo chứng minh cho ta, vì vậy mà phước báu đó chúng ta sẽ được hưởng 7 phần và hương linh sẽ được 3 phần. Như thế việc làm của ta không hoài công và có ý nghĩa vô cùng.
Khi mãn tuần thất 49 ngày, 100 ngày, và giáp năm; rồi thời gian trôi qua 10 năm, 20 năm; có người cho rằng người chết đã lâu rồi, đã đi đầu thai còn đâu mà ăn hưởng gì nữa...
Xin thưa, không phải vậy. Thật sự thần thức làm sao dùng được thức ăn ở thế gian.
Nhưng thưa điều nầy: vì lòng hiếu thảo, vì tình nghĩa vì muốn tưởng nhớ và sự biết ơn của những người hậu sanh nên phải làm giổ. Chúng ta thiết một mâm cơm chay trên bàn thờ hoặc ở chùa; quì thấp nén hương dâng lên Phật, dâng lên bàn thờ tổ tiên với tất cả lòng thành - trước là kính lễ Phật, Pháp, Tăng, rồi thứ đến kính lễ người quá vãng tưởng nhớ lại Ông Bà tổ tiên và người vừa mất. Âu cũng là một hành động quí giá cao đẹp. Việc làm của chúng ta được như vậy. Tự nhiên trong lòng chúng ta cũng cảm nhận sự vui mừng nao nao nhẹ nhàng thoải mái.
Một điều quan trọng là đừng bao giờ sát sanh mà làm giỗ, điều đó rất tai hại cho bản thân ta mà còn ảnh hưởng không tốt với vong linh người quá cố.
Về phần nghi thức tang chế, phong tục tập quán ViệtNam đã bị ảnh hưởng theo truyền thống của người Trung Hoa, xuất xứ theo đạo Khổng. Nhưng đối với thời đại hiện nay thì có nhiều điểm không phù họp nữa:
Về phần nghi thức tang chế, phong tục tập quán Việt
Như: phải để tang 3 năm, 1 năm và phải mặc đồ tang khi ra đường. Người con trưởng nam và cháu đích tôn phải khác với con dâu, con gái, cháu ngoại.
Thời đại ngày nay, vì nhu cầu mưu sinh, giao tế, sự tang chế hạn chế tiết giảm dần. Và hiện nay, chỉ còn một mảnh vải trắng quấn trên đầu lúc nhập liệm thọ tang. Có nhiều gia đình vì hoàn cảnh, xả tang ngay khi đến lò thiêu hoặc lúc hạ huyệt.
Ðiều nầy thật cũng xót xa lắm; có lẽ vì hoàn cảnh bất khả kháng mà phải như vậy.
Thiết nghĩ, để tang chỉ là một hình thức hiếu kính. Nhưng xin thưa, cũng đừng nên quá vội vàng như vậy mà làm tổn thương đến hương linh người mất.
Người đã chết thì không còn hiện hữu ở thế gian; vĩnh viễn không còn thấy nhau trong nụ cười, trong sự mật thiết vui buồn nữa. Ðời người chỉ có thể thôi, sống ở thác về chỉ để lại những kỷ niệm tốt xấu trong đời mà thôi (Ðó chính là nghiệp vậy).
Chúng ta sống làm thiện hay làm ác, thì nghiệp thiện và nghiệp ác sẽ theo chúng ta đến đời sau. Tục ngữ có câu làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ, nhân quả không sai.
Ðức Phật dạy: Từ, Bi, Hỷ, Xả (tứ vô lượng tâm). Khổng tử dạy: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Những ai có lòng tin, thực hành theo trong đời sống của mình, sẽ cảm thấy nhiệm mầu vô cùng.
Nhân mùa Vua Lan về, người viết xin được vài lời chia xẻ, bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình. Kính chúc quí vị một mùa Vu Lan thân tâm thường an lạc và gia quyến được nhiều phước báu trong cuộc sống. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.23/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment