Friday, 30 May 2014

Giới thể - giới tướng .
 
Tu nhân xuất thế mới chứng được quả xuất thế, đi xuất gia vì có giải thoát nghiệp mà chứng ngôi Thánh La Hán, là cực quả cao nhất về Thanh văn đạo, mới cắt đứt vòng luân hồi sinh tử. Sau khi chứng quả vẫn giữ hết thảy các điều giới tướng to nhỏ, mà Phật đã chế ra được đầy đủ tốt hơn hết, chứ không coi là không còn tác dụng.
Giới pháp của Phật dạy để chúng sinh thụ trì được có Giới thể mà tu hành được phúc lành lợi lạc giải thoát.
Giới thể là thứ thiện nghiệp, nên cũng gọi là Nghiệp thể. Là hạt nhân tốt rất mầu nhiệm cao quý nhất, trên thế gian không thể có được. Y vào nghiệp nhân này mà tu tiến lên sẽ này mầm đạo, sinh trưởng nên cây kết thành đạo quả, lên các ngôi Hiền Thành sau này; Cực quả cao siêu là ngôi Chính giác.
Khi đã bẩm thụ đắc giới (thể) tiếp tục gìn giữ trọn vẹn, tu hết đời này sang đời khác, bao giờ phúc đức và trí tuệ đều tiến hơn lên, bởi hạt nhân giới lành ở trong tâm thức của mình tu lên đến chừng mực nào, thì sẽ chứng được những quả vị ấy; khi tu được phúc tuệ lưỡng toàn thì thanh Phật đạo.
Những vị tu về Thanh văn đạo:
Kinh Niết Bàn Phật nói về Thanh văn giới có 4 bậc:
Ngũ giới
Bát giới
Thập giới
Cụ giới.
Nhưng chỉ tỷ khiếu tăng trong phẩm giới Cụ túc là đứng đầu và mới có quyền lãnh đạo đầy đủ việc Phật Pháp được.
Khi xả báo thân thì bao nhiêu giới tướng Phật chế ra cho mà tu ở đời đều không còn nữa, các vị Tỷ khiếu ni, Sa di, Sa di ni khi hết đời cũng đầu hết giới.
Giới thể thì từ khi bẩm đắc giới, không phạm giới trọng hay xả giới, thì giới thể vẫn còn tồn tại. Nhưng vị phàm tăng hay những vị chưa chứng quả Thánh A La Hán tịch đi, thức thần rời thể xác theo nghiệp thể dẫn đi trong thời gian 7 x 7 = 49 ngày, đầu thai sang đời sau lại tu tiếp đến khi xả hết kiến hoặc và tư hoặc, thì chứng Niết bàn giải thoát sinh tử luân hồi.
Người trụ tì Ngũ giới gìn giữ tốt, giới thể nguyên vẹn suốt đời, đến các đời sau tu mãi cũng được siêu thăng từ thấp đến cao.
Người không thụ được ngũ giới suốt đời thì thụ giới Bát quan trai, thụ trì từng ngày một, tích góp côngdần dần.
Tu nhân xuất thế mới chứng được quả xuất thế, đi xuất gia vì có giải thoát nghiệp mà chứng ngôi Thánh La Hán, là cực quả cao nhất về Thanh văn đạo, mới cắt đứt vòng luân hồi sinh tử. Sau khi chứng quả vẫn giữ hết thảy các điều giới tướng to nhỏ, mà Phật đã chế ra được đầy đủ tốt hơn hết, chứ không coi là không còn tác dụng.
Cho nên Luật có câu: 
“Chỉ có bậc La Hán mới giữ được đầy đủ mọi giới lớn hơn nhỏ của Phật dạy”
Thật thế, giới Luật là “Thuỳ phạm tứ nghi, nghiêm chế tam nghiệp”. Chả lẽ Đức Thánh Tăng cao siêu nhất của đạo Thanh Văn mà lại cử chỉ nhố nhăng: đi, đứng, ngồi, nằm đều mất nết, thân, khẩu, ý nghiệp không bằng người tầm thường, thì còn ra Thánh hiền gì. Như vậy làm gì chính pháp?.
Khi Phật mới thành đạo, chính Ngài thân độ các đệ tử xuất gia, do kim khẩu của Phật nói một câu:
“Thiện lai Tỷ khiếu. Tu phát tự lạc”
Trong đó chỉ hai tiếng Thiện lai là giới thể của đệ tử đã phát sinh thành đạo quả rồi, nên râu tóc mới rụng hết ngay (nếu ai không đắc đạo ngay khi ấy, thì không được hưởng tiêu chuẩn Phật độ Thiện lai mà Phật chỉ thuyết pháp không thôi).
Đã đắc đạo quả lên bậc Hiền Thánh, thì lúc nào cũng vẫn tốt nguyên, không làm điều trái ác biểu thị hoàn toàn Nghiệp thể.
Trong thời kỳ đó Phật chỉ thuyết mấy câu giới kinh tóm tắt, răn dạy cho tất cả các đệ tử mà thôi.
Qua 12 năm sau, đạo Phật thịnh mạnh người tu xuất gia đông đúc, tín đồ số lượng ngày càng rất nhiều, lợi lộc ngày càng lắm, những vị phàm tăng (với khi Phật cho phép Ngài Át Nan độ ni), thì cả sư ni do kiến cảnh sinh tâm phạm các điều không hay, ngày càng nặng nề, Phật vì hộ thế cơ hiềm và cho khỏi tổn thương giới thể, cho nên tuỳ phạm tuỳ chế những điều giới cấm (giới tướng), nếu ai huỷ phạm giới nào thì phải sám hối ngay, hầu hết phá giới không tiến đạo được, lại còn bị tội phạm giới, chứ còn nói gì đến đắc đạo chứng quả được nữa.
Sau khi Phật đã chế ra các điều giới của hàng Thanh văn các người muốn đi xuất gia làm Tăng làm Ni đều phải làm theo thụ giới và trì giới. Ngay thời Phật còn ở đây cũng cậy, vì không còn thụ Thiện lai ở Phật được nữa; từ đấy trở đi chỉ có chư Tăng thụ giới cho nhau:
Giới tử làm lễ Tăng xin cầu giới, giới sư truyền giới pháp cho. “Yết ma đắc xứ sở” mới được.
Ngay có vị thượng căn giác ngộ đắc đạo rồi mới đi xuất gia, cũng phải đăng đàn thụ giới. Hãy coi ngài Huệ Năng làm gương.
Nếu không thụ giới không có giới thể vô lậu nhân mà chỉ tu phúc suông, làm lành tất nhiên được phúc, nhưng là phúc thế gian (hữu lậu), dù phúc to đến đâu, sinh lên cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng cao tột đỉnh Tam giới - nhưng nhân quả bất thất hưởng hết phúc ở cõi trời đó lại phải đoạ xuống chứ không thể thoát được. Hãy coi sự tích vị đại tiên Uất Đầu Lam Phất tự hiểu. Khi ông hưởng hết phúc lớn của mình đã tu ở đời làm người kiếp trước, liền lại sa xuống làm loài sâu bọ trong cái bờm của ngựa!
Còn như giới Bồ tát của Đại thừa thì có phân biệt với Thanh văn. Giới Thanh văn là thân giới, giới Bồ tát là tâm giới.
Cực quả Thanh văn chỉ ngang bằng ngôi trụ thứ bảy của hàng Biệt giáo (ngôi Hiền) Bồ tát. Từ ngôi trụ thứ tám trở lên ngôi Diệu Giác (ngôi Thánh đại Bồ tát) thì còn cách cao xa lắm.
Thanh văn Phật có chế giới nào thì thụ trì giới ấy.
Bồ tát là tính giới nên chia ra bằng nào điều cũng là tính giới cả.
Giới Bồ tát thì từ đời kiếp quá khứ qua Đức Phật Lư Sá Na trao truyền đức Phật Thích Ca, đức Thích Giáo chủ Ngài lại trùng tuyên liền một lúc cả giới trọng liền giới khinh ngay sau khi vừa Thành đạo, mọi người đi qua đều không biết cứ tưởng ngài ngồi Thiền định ở gốc cây Bồ đề. Sau ai muốn thụ giới Bồ tát thì bái thỉnh Ngài làm ngôi Hoà thượng truyền giới Đại thừa cho, sau khi Ngài vào Niết bàn phép đó vẫn làm như vậy.
Giới Thanh văn chỉ được một phần đạo nào, dù quên dù nhớ đã có thụ giới rồi nhưng hiện đời vẫn phải thụ giới.
Giới Bồ tát đời trước đã thụ được thì đời đời kiếp kiếp, giới thể vẫn còn tồn tại, nếu có thụ giới nữa cũng không phải chỉ là mới đắc giới (trừ đời trước đã có một đời phạm trọng, xả giới, mất Bồ đề tâm).
Đời hiện sinh dù chưa gặp hay không gặp đàn hợp duyên thụ giới cũng hiện hành giới pháp được liền.
Giới Thanh văn chủ yếu hộ thế cơ hiềm gây lòng tin kính cho nhân dân, cho nên lúc tịch chỉ có đơn thuần nghiệp thể.
Giới Bồ tát thì khi thụ thân khác, cả các giới trọng khinh hợp nhất với thức thần tuỳ loại thụ sinh không chỉ cứ thân người sáu căn đầy đủ toàn thân nguyên lành mới được thụ như Thanh văn.
Vì giới Bồ tát là Phật tính giới. Kinh Phạm Võng dạy:
“Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính, nhất thiết ý thức sắc tâm thị tình thị tâm gia nhập Phật tính giới trung”.
Tuy có Phật tính, nếu không thụ giới vẫn không có giới, nên vẫn phải thụ giới Bồ tát mới thành Phật tính giới. Như thế đủ biết Phật tính giới là tối thượng, độc nhất vô song, vì giới thể Bồ tát mới thành Phật được.
Bồ tát khi thụ giới đã có đủ 58 giới cả trọng liền khinh ngay. Việc hoằng đạo lợi sinh cần phải rất nhiều giới khác nữa. Trì giới Thi La Ba La Mật, Lục độ, vạn hạnh.
Tạm tụ đại giới: Chỉ Ác giới, Tác thiện giới, Độ sinh giới. Tiếp Luật nghi giới, tiếp Thiện pháp giới, tiếp chúng sinh giới. Định cộng giới, Đạo cộng giới.
Bồ tát xuất gia làm Tăng phải trì cả giới Thanh văn. Vì cõi Sa bà Thanh văn là chính nên phải hộ trì giới của Thanh văn.
Hết thảy thứ giới đều thúc liễm cái tâm, cho nên Kinh Lăng Nghiêm dạy:
“Tiếp tâm là Giới, nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ”.
Trong Luật tạng nói:
“Chỉ có Phật là hoàn toàn căng trì cả Tam thừa giới luật thanh tịnh tinh nghiêm nhất mà thôi”.
Vì lúc nào cũng như lúc nào không thể sơ suất.
Nếu hoằng đạo, muốn tận độ chúng sinh mà thân tâm mình lại không có giới pháp trang nghiêm pháp thân thì sao mà nghe được?
Sư Tăng sánh hàng cùng Tam Bảo, nhân thiên sư phạm, trong tâm vô hình thế nào không biết, bề ngoài hành vi không tốt, không nghiêm, thì còn ai kính tôn trọng noi theo.
Có người lại “chê học Luật là Tiểu thừa, khinh trì giới là chấp tướng”. Lại có người nói “Đã tu được thì thôi cần gì giới luật”. Như thế đều là không hiểu ý hay và sự cần thiết của giới luật.
Luật là cái gốc của Đại Tiểu thừa muốn tu giỏi pháp môn gì chăng nữa, màkhông giữ được giới luật, dù đến diệu ngộ đắc pháp hiện tiền cũng đều là ma nghiệp cả.
Đã gọi là “Trì nhi bất chấp”. Chấp trược phải lìa bỏ, nhưng nghiêm trì thì Thánh phàm đồng tuân.
Thiền là Phật tâm, giới là Phật hạnh. Giới tướng hộ trì và nuôi nghiệp đề chứng được đạo quả, thì sao lại bỏ giới không có tác dụng?
Ngay Ngài Tân Đầu Lư đã đắc đạo quả A La hán rồi, chỉ vì thất uy nghi một chút mà bị Phật đuổi đi biệt xứ sang hai châu khác; chỉ khi Phật vào Niết bàn rồi mới trở về Nam Diêm Phù Đề, hữu danh vô hình, cùng 16 vị Thánh Tăng mà bảo vệ đạo Phật, chứng minh cho trai chủ đấy thì biết. Cho nên dù Thánh dù phàm cũng không lúc nào coi thường mà lìa bỏ Giới tướng được.
Kinh Bảo Tích dạy:
“Dù xây dựng ngôi chùa tháp toàn bằng vàng, bạc, lưu li, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, to cao lên đến cõi trời Tam thập tam Thiên, không bằng một ngày tĩnh toạ trì giới trong sạch cao quý là đệ nhất cùng dàng đức Như Lai”. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment