Thỉnh thoảng có dịp tôi đến chùa Bảo Quang, thăm thầy Nhuận Hùng và anh Nguyễn Thanh Cúc các vị hay nhắc tôi gởi bài để đăng vào Tạp Chí Trúc Lâm, nhân mùa Vu Lan-Báo Hiếu. Rất khó khăn, vì đề tài này đã biết bao nhiêu văn sĩthi sĩ viết rồi và ca tụng. Có thể chúng ta đã đọc qua tác phẩm “Bông hồng cài áo”của sư ông Nhất Hạnh hay các bài đạo ca về Mẹ của Hòa thượng Quảng Thanh, nó đã gói trọn trái tim của ta, nhân mùa báo hiếu. Nhưng nói về công ơn cha mẹ, nói hoài, viết mãi cũng không bao giờ cạn nguồn cảm hứng.
Đề tài “Bà Thanh Đề và nữ giớitrong Phật môn” chủ đích chỉ thoáng qua địa vị của nữ giới trong kinh và lịch sửbình đẳng trong cách chỉ dạy của Đức Phật mà nữ giới được thừa hưởng từ lâu. Còn lễ Vu Lan - Báo Hiếu , chắc chắn chúng ta như đã thuộc lòng trong tâm thức và hànhđộng rồi.
Nhân đọc tờ báo Người Việt phát hành tại Hoa Kỳ số 9677 ngày 5 tháng 6, 2012 và Saigon Nhỏ ngày 7 tháng 6, 2012 số1123 có bản tin “Vatican chỉ trích gắt gao nữ tu Farley vị nữ tu này đòi tự do tình dục, cũng như Tòa Thánh trừng phạt một tổ chức lớn, Nữ tu Hoa Kỳ đòi bìnhđẳng với tu sĩ nam giới.”
Trước đó nữa các tổ chức ni sư bên Đài Loan và Hồng Kông đòi bỏ Bát Kỉnh Giới mà các cô được thừa hưởng. Đây là thời điểm mà các nữ tu vùng lên đòi các thứ quyền, mà thực ra người “tu” đâu có, và ắt có quyền hành gì?
Nhớ lại 1973, tôi cùng Linh mục Nguyễn Văn Minh đi làm nhiệm vụ ở đơn vị Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH ở Huế và Quảng Trị thì bị thương. Trận chiến ở đây rất khốc liệt, chết sống trong tích tắc. Chúng tôi được các dì Phước chăm sóc theo lịnh của Linh mục Thuận, tuyên úy tiểu khu Thừa Thiên Huế.
Sau mấy ngày hồi phục, các dì Phước cứ hỏi tôi về nữ tu bên Phật giáo.
Các dì Phước nói rằng: “Bên Phật giáo có Phật Bà Quan Âm, bên Công giáo có Đức Mẹ Maria là tiêu biểu cho phái nữ. Nhưng trong nữ tu công giáo không bao giờ có sự bình đẳng với các Linh mục và các cấp cao hơn nữa. Chúng tôi chỉ phục tùng vì tổ chức và giáo quyền.
Vậy xin hỏi nữ tu bên Phật giáo thì sao?”
Thực sự lúc đầu tôi từ chối, vì sựhiểu biết hạn hẹp của mình. Hơn nữa nếu nói rõ ra thì có sự phân bì, thật là ngại.
Nhưng các dì hỏi mãi, tôi đành phải dùng ngôn từ môc mạc đời thường để các dì hiểu cho mà không chấp. Câu trả lời với tính cách cá nhân, không đại diện cho ai và tổ chức nào của Phật giáo; nếu có lỗi lầm, tôi phải gánh lấy trách nhiệm.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Thầy của chúng tôi, sau khi thành Phật đã tuyên bố tất cả chúng sanh đều có “Phật tánh”và sẽ “thành Phật”. Câu tuyên bố này làm cho các quốc gia có sẵn nhiều giai cấp như Ấn Độ, Nepal, Trung Hoa… đều bàng hoàng và sửng sốt. Như vậy, theo lời tuyên bố long trời lở đất này, hà cớ gì nữ giới không thành Phật được? Vậy nữ giới có quyền được hưởng tất cả các quyền mà không ai có thể tước bỏ và cấm đoán.
Trong Phật giáo, được chấp thuận cáchđây gần 2000 năm, giáo đoàn Ni giới do Sư bà Ma Ha Bà Sà Bà Đề và Sư cô Khê Ma lãnh đạo, 2 vị này cũng xuất thân từcác vương triều, nên sự bành trướng trong ni giới phát triển rất mạnh.
Phật giáo Việt Nam hiện tại có 2 trườngđào tạo ni giới, tại Saigon là trường Từ Nghiêm và Dược Sư, cứ 6 năm cho ra trường hàng trăm ni chúng, có nhiều vị lên thẳng Đại học hay qua các trường cao đẳng, và đã trang bị cho các vị đầy đủ bản lĩnh để hoằng hóa độ sinh.
Ngay tại Huế của các Dì đây, có sưbà Diệu Không xuất thân trong vương triều nhà Nguyễn. Sư bà là vị lãnh đạo cao cấp trong giáo hội và ni giới. Sư bà cũng là dịch tác gia, viết báo, xây chùa, bảo trợ cho tăng ni. Bộ “Đại Trí Bộ Luận” không ai dịch qua nổi sư bà; cũng tại Huế này, có Ni sư Trí Hải có cử nhân Anh văn, hiện làm thư viện trưởng Đại học Vạn Hạnh, dạy học viết sách, dịch kinh. Cuốn sách “Bắt trẻ đồng xanh” là một kiệt tác đã đưa ni sư lên hàng dịch tác gia. Sách của ni sư sánh hàng với giáo sư Phạm Công Thiện và linh mục Nguyễn Ngọc Lan. Giới trí thức, sinh viên học sinh coi 3 vị này là thần tượng, ai cầm sách của họ không cần đọc cũng được gọi là trí thức. Ni sư vì quá nổi tiếng tại Saigon, nên nhà thơBùi Giáng đã yêu thầm nhớ trộm, nhưng có lẽ Ni sư chọn con đường hi sinh cho Phật giáo nên bỏ ngoài tai. Có nhiều lần thất tình, nhà thơ gọi Ni sư là Mẹ.
Tại Quảng Ngãi quê tôi, có sư bà Ân Thuận xuất thân từ vương triều, là ni sư đầu tiên tại tỉnh nhà. Sư bà có công lớn trong việc duy trì mạng mạch của Phật giáo tại tỉnh và triều đình.
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế, trong giáo đoàn khi Đức Phật của chúng tôi lúc còn tại thế cũng ầm ĩ kỳthị chia ra 2 khuynh hướng. Khuynh hướng bảo thủ do Ngài Xá Lợi Phất cầm đầu, và khuynh hướng cởi mở do Ngài Đại Trí Văn Thù Sư Lợi cầm đầu.
Đức Phật biết rõ, nên trước khi nhập Niết Bàn, ngài dựng nên một nhân vật “Long Nữ” trong kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà ĐạtĐa. Nhân vật Long Nữ là đỉnh cao của sự bình đẳng nam nữ. Long Nữ đã được trau dồi nhiều đời, nhiều kiếp qua kinh Pháp Hoa, nên khi vọt lên khỏi nước, đến trước Phật mà cúng dường, và sau đó được Đức Phật “thọ ký” . Phật tính vốn bình đẳngđối với tất cả chúng ta, nó không có giai cấp hay chủng tộc, lại không có phân biệt giới tính nam nữ.
Ni giới trong Phật giáo có đầy đủthẩm quyền lập chùa, truyền đạo v.v.. không ai có quyền ngăn cấm, miễn là bản thân họ có đủ Trí Đức và Tài.
Trong các bài giảng của Đức Phật luôn luôn có sự hiện hữu của nữ giới, như kinh Địa Tạng có thánh nữ Bà la Môn, con của bà Duyệt Đế Lợi là hóa thân của ngài Địa Tạng. Nếu không có bà Vi Đê Huy, hoàng hậu của vua Bình Sa Vương, mẹ của vua A Xà Thế thì không có bộ kinh “Quán vô lượng thọ”.
Bà Huy Thỵ là hoàng hậu của vua Lương Võ Đế bên Trung Hoa, vương triều rất sùng đạo Phật, tạo dựng biết bao ngôi chùa,ủng hộ hàng ngàn tăng đoàn. Vì không nghe lời khuyên của Ngài Đạt Ma Tổ Sư, cống cao ngã mạn, nên phạm lỗi lầm, bà Huy Thị phải đọa vào ngục A Tì, nên các đại sưTrung Hoa cầm đầu là đại sư Chí Công biên soạn cho riêng họ bộ Lương Hoàng Sám. Bộ kinh này muốn nói lên tấm lòng biết ăn năn hối lỗi của mình, đừng ỷ quyền ỷthế mà áp đặt lên những người cô thế.
Lại nữa, nếu không có bà Thanh Đềthì không bao giờ có “Kinh Vu Lan báo hiếu”. Ngài Mục Kiền Liên là con một của bà, ngài học rộng rất uyên bác trong các vấn đề. Trước đây Ngài là lãnh đạo của một giáo phái Bà La Môn, sau khi trải qua bao lần nghe Phật thuyết giáo, Ngài ngộ đạo và theo làm đại đệ tử của Phật, cho nên bà Thanh Đề ghen ghét ám hại tăng đoàn, sau khi chết bà bị đọa vào địa ngục. Với huệ nhãn sẵn có và thấu hiểu quả báo học được từ Đức Phật, Ngài Mục Kiền Liên phải nhờ Đức Phật chỉ bầy phương thức cứu mẹ ngài.
Trong kinh nói nhiều về công hạnh của ngài Mục Kiền Liên, bà Thanh Đề mẹ ngài. Nhưng tựu trung Đức Phật đề cao tánh hiếu thảo của người con đối với cha mẹ côngơn quốc gia, nòi giống, bà con giòng họ.
Lễ Vu Lan báo hiếu là thể hiện đầy đủcác đức tánh đó. Cho nên các quốc gia theo truyền thống Đại thừa coi lễ này là rất trọng đại.
Đức tính Mẹ hay nữ giới được Đức Phậtđề cao lên hàng đỉnh điểm trong lễ này, vì Ngài thấu hiểu, và đau trong nỗi đau của người đàn bà: “suốt cuộc đời của người đàn bà chỉ lo cho chồng, và nuôi nấngđàn con, chin tháng cưu mang, không ngớt lo toan, quên ăn bỏ ngủ …” nỗi đau của con là nỗi đau của mẹ.
Sau cùng là người đàn bà rất đặc biệt có ảnh hưởng sâu đậm đối với Phật giáo trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai tại nước Trung Hoa. Người đàn bà này tự xưng là Phật tử có pháp danh là Không Minh. Đời bà thông qua các tiểu thuyết gia, sử gia đã thần thánh hóa, đã tiểu thuyết hóa, nào là vô cùng độc ác, vô cùng dâm đãng, kể cả giết con mình để đoạt ngai vàng… Người đó là bà Võ Tắc Thiên – khi nghe đến Võ Tắc Thiên là ai cũng nghĩ ngay đến một trường thiên tiểu thuyết, nhưng thực ra, bà tên thật là Chiếu Nhi, con của ông Võ Sĩ Hoạch, một quan Đô đốc ở một châu quận.
Khi bà được tuyển vào cung chỉ mới 14 tuổi, lúc đầu chỉ làm tì nữ, lên thứ phi, rồi Hoàng hậu. Vì bà có vẻ đẹp đồng quê, lại thông minh sẵn có, nên vua Lý Thế Dân thương yêu say đắm, lại được lòng Thái tử Lý Trị. Trong suốt cuộc đời của bà, từ khi làm tì nữ, thứ phi rồi hoàng hậu, sau cùng là lên ngôi Hoàng đế, không biết bao nhiêu biến cố làm đau đầu cho riêng bà và thiên hạ, kể cả chết người.
Riêng đối với Phật giáo, có những đặc thù sau đây:
Khi Lý Thế Dân băng hà, tất cả cung phi mỹ nữ, hoàng hậu thứ phi đều phải vào chùa Cảnh Nghiệp do Sư bà Trí Phương làm trụ trì, cắt tóc làm ni cô. Bà Võ Tắc Thiên cũng không ngoại lệ. Đây là luậtcủa các đời vua bên Trung Hoa. Sau này, Lý Trị lên ngôi Hoàng đế lại nghĩ đến bà, nên triệu bà vào cung và phong cho bà là Hoàng hậu. Sau đó bà đã đảo chánh lên làm vua lấy hiệu là Thiên Trụ Quốc hiệu là Thánh Thần Hoàng Đế.
Một lần bà lên núi Tung Sơn du ngoạn và viếng chùa, bị mưu sát, sau nhờ chư tăng chùa Thiếu Lâm lên núi Băng Sơn tìm cây Tuyết Liên làm thuốc cứu mạng nên bà thoát chết. Lại nhờ nhà sư Pháp Minh sửa lại bộ Đại Vân Kinh để tạo điều kiện cho bà lên ngôi Hoàng đế.
Trong đời của bà, may mắn được học hỏi giáo lý Đại thừa qua ngài Thần Tú - Huệ Năng, ngài Huyền Trang, những đại sưlẫy lừng thời bấy giờ tại Trung Hoa, cho nên bà có kiến thức Phật học thâm sâu. Một hôm, trước điện Phật, bà hốt nhiên phát huệ Phật, sáng tác bài kệ như sau:
Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kiêm kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
Nam Mô Khai Kinh Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Theo thiển ý của riêng tôi, người nào ngộ được Đạo rồi, mới sáng tác nổi bài kệ này. Vì qua bài kệ đã nói lên toàn bộgiáo lý của Đức Phật mà người Phật tử phải giữ lấy mà hành trì.
Chỉ riêng bài kệ này, cuộc đời và sựnghiệp của bà Võ Tắc Thiên đã đi vào lịch sử của Phật giáo.
Cuộc trao đổi đến đây chấm dứt, tôi hỏi các dì Phước có ý kiến gì không? Các dì nói: “Anh nói dài, nói dai, và nói dở, chúng tôi không hiểu gì hết. Nhưng tối nay chúng tôi sẽ chiêu đãi một bữa cơm thịnh soạn để hạ nhiệt, và đạo đạt bài của anh lên cõi trên.”
Sau này vì công vụ nên tôi thường tháp tùng các linh mục vào lễ các nhà thờ, nên có cái nhìn phân biệt:
- Khi hành lễ các dì Phước không bao giờ được lên cung thánh – cũng sắp hàng với tín đồ lên nhận bánh thánh.
- Còn giới Ni bên Phật giáo thì đường thênh thang rộng mở, không bị bất cứ luật lệ nào ngăn cấm, miễn sao có tài và đức.
Thật lòng vì Đạo mà thấy thương cho thân phận của các dì Phước.
Nhân lễ Vu Lan, bài viết này kính tặng các bà mẹ, các cô - chị trong các đạo tràng và ban trai soạn của chùa Bảo Quang, chùa Huệ Quang, chùa Phổ Đà v.v.. Các vị là những hoa sen ngát hương, chẳng những còn là hoa hồng thắm tươi. Hãy tự hào, nhờ các vị mà mạng mạch của Phật Giáo càng ngày càng lớn mạnh. Bây giờ đến các chùa, đến các đạo tràng, các khóa tu, đa số là nữ giới. Thành ra chúng ta mới thấy rằng nữ giới là quan trọng. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment