Đạo Phật bắt đầu du nhập vào Trung Hoa từ lúc nào, điều đó vẫn còn là một nghi vấn, tuy nhiên khi Bồ Đề Đạt Ma vượt ngàn trùng dương đi qua truyền lại cốt yếu của Thiền thì đạo Phật đã phát triển khá vững vàng ở đó rồi.
Trong nhiều thế kỷ của Trung quốc thời xa xưa, các truyền thống đạo Khổng, đạo Lão và đạo Phật đã thay phiên nhau tạo ảnh hưởng, mỗi đạo có những thời kỳ thăng trầm khác nhau. Đạo Phật khi bành trướng nhiều hơn cũng dần dần du nhập vào một số yếu tố triết lý của đạo Lão.
Theo những bản đăng lục xưa của Trung Quốc, phụ nữ chỉ có một vai trò phụ thuộc và mờ nhạt, dù đôi khi họ lại là nhân vật chính trong một số truyện (điển hình là truyện Ling Xingpo).
Những danh ni như Tổng Trì, Ling Xingpo và Lingzhao là những phụ nữ được công nhận là đã đạt được sự chứng ngộ, với công hạnh và trí tuệ sáng tỏ về Phật pháp, nhưng cũng chỉ được nhắc đến trong những câu truyện nói về người thầy của họ, và trong một vài trường hợp, người thầy ấy đã bị chính họ vượt qua. Những tài liệu phần lớn đều lấy từ “TruyềnĐăng Lục”, tuyển tập những câu truyện về tiểu sử và cuộc đời của những vị thầy nổi tiếng, và trích từ những công án. Một số câu truyện hay công án khác có nhân vật chính là phụ nữ cũng được nhắc đến.
Phần lớn những chi tiết về thời điểm trong cuộc đời của vị danh ni như ngày sinh, ngày viên tịch đều là dự đoán, dựa trên những chi tiết được biết đến trong cuộc đời của những vị thầy, những thân thích thuộc phái nam của họ và các triều vua đương thời.
* * * * *
Sau khi Đức Phật nhập diệt, tăng đoàn ở Ấn độ bắt đầu chia thành những nhóm nhỏ ở trong các tịnh thất gần làng mạc. Những thành phố thiêng của Ấn độ đã bịchôn vùi dưới lớp cát đá, dòng sông Savasti rộng lớn đã khô cạn và biến mất. Các vương quốc Kosala và Magadha bị những kẻ nổi loạn chiếm đóng, và bộ tộc Thích Ca đã bị tiêu diệt. Đạo Phật đã hưng thịnh ở Ấn độ một thời gian lâu dài, và dần dần lan tràn qua bốn phương đông tây, nam bắc nhờ công trình của những vịtăng đã đơn độc mạo hiểm ngàn trùng xuyên lục địa để đem pháp Phật truyền bá mọi nơi.
Một số người nói rằng đạo Phật đã đến Trung Hoa rất sớm, ngay cả trước khi Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) được sinh ra, trước khi kinh Đại Thừa được tìm ra, khi một vị pháp sư xuất hiện trước triều đình của Thái tửChao biểu diễn thần thông bằng cách biến hóa ra một ngọn tháp cao ba bộ (3 foot tall) trên đầu ngón tay. Một số khác nói rằng một vị hoàng đế Trung hoa được báo mộng và đã truyền lệnh cho những sứ giả đi về phía tây. Họ gặp hai vị tăngđang đem theo những bản kinh trên lưng một con ngựa trắng. Các vị tăng được hộtống về Loyang, ở đó họ xây dựng một ngôi chùa, sau được gọi là chùa Bạch Mã. Trên bức tường của ngôi chùa, họ đã khắc lại những bản kinh, từng chữ từng lời không sai sót. Ngôi chùa ấy hiện nay vẫn còn tồn tại.
Tổng Trì
(Phần Thịt)
Từ nhỏ Tổng Trì đã được dạy dỗ theo nề nếp gia phong của đạo Khổng, biết hiếu đễ với cha mẹ, biết tôn ti trật tự, kính trên nhường dưới. MẹTổng Trì xuất thân từ miền Bắc, có tâm hồn yêu thiên nhiên theo ảnh hưởng của đạo Lão. Từ khung cửa sổ cung điện họ thường nhìn ra phía xa, nơi rừng thông ẩn hiện trong làn sương mờ ảo, và đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng lấp lánh trong những ngày mùa đông. Ở phía dưới thấp các cây cối như những cây thông, cây bách, cây mận v.v.. đã bị chặt để lấy củi đốt. Khi mùa xuân đến những cơn bão bất ngờ ập tới khiến sườn đồi trần trụi bị sập lở, tràn xuống phía dưới như thác lũ.
Những ngày mùa hè khu đồi phía xa mờ đục trong ánh nắng, Tổng Trì ngắm nhìn lũ con trai ở ngoài chơi trò thả diều. Trông chúng hoàn toàn khác biệt với cô. Một bên là quần là áo lụa, mũ gấm, hài thêu, một bên là quần áo bằng vải thô, đi giầy rơm. Hai thế giới khác biệt, cách nhau bởi một lằn ranh giớinghiêm ngặt và kiên cố như bức tường của hoàng cung.
Đôi khi nhịp điệu đều đều trong cung điện bị phá vỡ bởi tiếng vó ngựa, tiếng người kêu từ một đội quân từ đâu phóng về. Họ mang gươm giáo, cung tên, mặc áo giáp trận, đội mũ sắt có giải da dài xuống, trông như những con người vô hình, không diện mạo dưới lớp trang bị đó. Ngay cả những con ngựa cũng mặc áo giáp. Sự xuất hiện của họ khiến dân chúng đều dạt sang một bên, cúiđầu mắt nhìn xuống đất. Họ cũng lại là một thế giới khác - một thế giới có định vị rõ ràng, bất khả xâm phạm.
Thân phụ của Tổng Trì tên là Vũ; ông là hoàng đế của Lương triều trong một thời kỳ xáo động và binh biến. Không xa lắm trên phía bắc là một triều vua khác, một hoàng đế khác. Mộtđất nước chia đôi với hai vương quốc riêng biệt, nhưng không khác biệt nhau trong những mưu đồ chính trị liên miên tiếp diễn cho những tham vọng vô cùng tận của con người.
Năm mươi năm trước, có một vị vua cũng tên là Vũ đế đã tìm mọi cách để triệt hạ đạo Phật lúc đó đang nhanh chóng lan tràn, đầu tiên bằng nhữngluật lệ giới hạn khắt khe, sau cùng bằng những vụ bắt bớ giam cầm, xử tử. Nhưng rồi vị vua Vũ này qua đời, và đạo Phật từ từ lan dần ra đến tận các vùng nông thôn. Kinh sách được dịch ra và chép lại. Nhiều kinh sách khác được thỉnh về từ Ấn độ, nhiều vị thầy xuất hiện, cho đến khi giới tăng lữ lên đến cả vạn người, sinh hoạt âm thầm dưới bóng đen đe dọa của chiến tranh.
Khi phụ thân của Tổng Trì lên ngôi vua, ông đổi đạo từ đạo Lão sang đạo Phật, cấm rượu thịt trong cung điện, bắt tất cả đều ăn chay, và ra lệnh phá hủy những đền thờ của đạo Lão. Mỗi năm, Lương Vũ Đế đều nhiều lần thỉnh mời các tăng ni và giới cư sĩ đến dự những buổi pháp hội, trong đó ông ân xá cho tù nhân và làm những đàn tràng thuyết pháp, giảng nói về kinh Phật. Triềuđình còn đặc cách miễn thuế và tài trợ cho những tăng sĩ và chùa chiền mới lập.Đó là một thời kỳ Phật giáo được ban nhiều đặc quyền nhất. Cùng với sựphát triển của đạo Phật, đạo tâm của Tổng Trì cũng phát triển theo thời gian, qua những cơ hội được tiếp cận với Phật pháp trong triều đình.
Tổng Trì rất siêng năng đi nghe giảng Pháp. Cô thường lẻn vào phía sau, núp bóng dưới tà áo dài của những mệnh phụ trong triều, chăm chú lắng nghe từ đầu đến cuối. Cô bị thu hút bởi những lời kinh tiếng kệ, những khuôn mặt từ hòa, không khí trang nghiêm ở nơi đó.
Cô được nghe giảng về Giới Luật, cảm thấy hoàn toàn hợp lý như những nguyên tắc đạo đức mà cô từng được dạy dỗ; cô đã gặp hai vị ni sư từng đốt ngón tay phải để cúng dường; cô nghe kể về tượng Phật lớn được tạc từ núi đá bên dòng sông Dương Tử. Cô được nghe kinh Bát Nhã Ba La Mật do ba vị tăng đứng tụng liên tiếp, không có một chút ngưng nghỉ nào.
Mùa xuân nọ, một pháp hộiđược tổ chức trên công viên gần hoàng cung. Lúc đó, cô đã trở thành một thiếu nữ đến tuổi cập kê, nhưng vẫn tìm mọi cách để tránh né việc lập gia đình, cố thu nhỏ mình lại để không ai để ý đến mình. Chuyện này cũng không có gì khó khăn trong khung cảnh đông đúc đầy cạnh tranh của một nội cung toàn là phụ nữ.
Trong ba ngày liền công viên đầy ắp những người, tăng ni và cư sĩ lẫn lộn với nhau không có chút phân biệt. Tổng Trì ngắm nhìn những nhóm nhỏ ni cô đi với nhau, di chuyển âm thầm như những con mèo giữa đám đông. Trên những cành cây đầy hoa nở rộ, những con chim hoàng yến cất tiếng hót líu lo, phướn cờ bay phất phới bên những hàng đèn lồng mầu bạc – tạo nên một phong cảnh tuyệt vời, với hình ảnh cung điện từ xa lấp lánh những ánh sáng từ bậc thang bằng cẩm thạch. Những tay áo rộng phất phới phản chiếu trên mặt hồ gợn sóng lăn tăn theo cơn gió, tiếng ồn ào của những lời giảng, tiếng bàn cãi và âm thanh của những nghi lễ tôn giáo lấp đầy không gian. Buổi tối,đám ngự lâm quân thắp sáng những ngọn đèn lồng mầu bạc, chiếu những mảng ánh sáng mầu vàng lên khung trời sẫm tối. Trong một vài thoáng chốc, sự phân biệt giai cấp kiên cố mà cô đã quen sống xưa nay bỗng nhiên tan biến đi như sương sớm ban mai. Tất cả đều là một với nhau, và một cũng là tất cả.
Trong âm thầm, chí nguyện của cô tăng trưởng dần, cho đến khi nó trở thành một ước muốn duy nhất. Khi côđược 19 tuổi, sớm hơn tuổi thông thường một năm, Tổng Trì xin mẹ cho phép xuấtgia. Mẹ cô lại phải xin với hoàng đế, và được ông hoan hỉ đồng ý. Ngay lập tức, cô được gởi đến một tu viện dành cho những phụ nữ quý tộc.
Trong lễ thế phát, ni thệ nguyện gìn giữ và hành trì giới luật suốtđời, trong đó có những giới luật nghiêm ngặt dành cho ni giới. Nhưng điều ấy không khó khăn gì đối với ni; có những giới luật không bắt buộc, và cũng có nhữnggiới luật dễ dàng tuân theo, bởi vì không có cơ hội nào để vi phạm cả. Các ni cô học và chép lại những bản kinh trên những cuộn giấy dài, làm việc lau chùi quét dọn những bức tượng nhiều vô số ở trong chùa. Đời sống nhàn nhã không có mấy kỷ luật khắt khe, với nhiều tiện nghi thoải mái, sự tu tập thiên về nghilễ hình thức hơn là tìm hiểu nghĩa lý cốt yếu của đạo Phật. Sau một ít năm ni đã nhận ra được sự khiếm khuyết của phụ vương trong sự truyền bá đạo Phật –hậu quả là đối với cả triệu người nông dân của Trung Quốc, tôn giáo mới mẻ này chỉ đem lại những khốn khó, nghèo khổ và mất mát.
Hầu hết những vị sư Phật giáo thời bấy giờ không chịu làm việc; lấy cớ rằng luật lệ không cho phép họ làm như vậy. Nhiều người xuất gia vào chùa thật ra chỉ là để trốn thuế. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment