Thursday, 2 May 2013

Danh Ni Truyn
Khema
Thân Trí Tuệ


Trong thời Phật còn tại thế ở Ấn Độ, người nào sinh vào gia tộc, giai cấp nào là suốt đời ở trong giai cấpđó, không bao giờ thoát ra được. Cuộc đời của mỗi người đều đã được định sẵn, tùy theo nơi mình sinh ra. Ngay cả những đồ vật như quần áo, đồ ăn. hay những đồquý như trang sức, gỗ đàn v.v.. cũng đều có giai cấp cả, và sự phân biệt đẳng cấpđó được coi như một tục lệ thiêng liêng không ai có thể xâm phạm được.



Giai cấp cao quý nhất là Bà La Môn, rồi đến quân đội, và giớicông nông - tất cả đều học kinh Vệ Đà và làm những nghi lễ cúng tế cần thiết. Giai cấp Bà La Môn dạy những giáo điều của tôn giáo, quân đội bảo vệ cho quốc gia, còn giới công nông thì lo canh tác, chăn nuôi, buôn bán kinh doanh và cho vay lấy lời. Trong kinh Bhavagad Gita có dạy rằng, “Thà không làm tốt bổn phận riêng của mình còn hơn là làm tốt những việc thuộc về người khác.” Điều đó nói lên sự thật là một số lớn người không làm tốt được gì cả bổn phận riêng của họ, nhưng đôi khi cũng có những người được sanh vào đúng chỗ thích hợp với họ.


Đó là trường hợp của vua Bimbisara, vị lãnh đạo của vương quốc Magadha. Cũng giống như Tất Đạt Đa, ông được sanh ra trong dòng dõi vương gia võ tướng. Ông học kinh Vệ Đà, lo bảo vệ cho biên giới, cố gắng thăng tiến nền giáo dục , và làm những việc an sinh, cứu trợ cho dân chúng những khi trời làm cơn hạn, hay xóm làng bị lụt lội tràn về. Ông trị nước trong sự công minh, liêm chính, và luôn tìm cách để cải thiện đời sống của nhân dân trong các điều kiện kinh tế và xã hội.


Vị vương phi được vua Bimbisara ưu ái nhất có tên là Khema, có nghĩa là “Bình An” . Nàng xuất thân từmột gia đình quý tộc ở Sagala. Khema có một sắc đẹp tuyệt vời và quyến rũ; da nàng óng mịn như tơ, và đôi mắt nàng là cả một bầu trời lung linh huyền ảo.

Khema rất hãnh diện với sắcđẹp của mình. Nàng mặc những chiếc váy lộng lẫy – khoác lên thân hình tuyệt mỹ những chiếc áo bằng lụa mỏng thêu hình những nhánh cây hoa lài, hoa dâm bụt và những đầu rắn. Nàng đi chân trần, ngón chân và cổ chân đeo đầy nữ trang, và trên mái tóc đen mướt điểm một số trâm bằng vàng rực rỡ. Từ tai cho đến cổ, xuống đến thắt lưng, nàng đeo lủng lẳng những sợi dây bằng san hô, ngọc trai, bạc và đồng. Khi nàng đi bộ, phải có người hầu che lọng cho khỏi nắng, khi nào không muốn đi nữa thì nàng được khiêng đi trên kiệu, nếu không muốn đi kiệu nữa thì nàng nằm lên một ghế trường kỷ có đệm tóc người. Mỗi đêm, nàng nằm ngủ trong chiếc giường có lọng phía trên, hai bên thị nữ luôn tay xoa bóp cho đến khi chìm vào giấc ngủ.


Đức Phật đến nước Magadha này đã nhiều lần, giảng pháp cho nhà vua và các quần thần. Mỗi khi nghe ngài nói về vô thường trong tất cả mọi sự trên thế gian này, rằng tất cả những gì sinh ra đều sẽ bị hoại diệt và chết đi, và nguyên nhân của mọi sự khổ trên đời này là do lòng ham muốn mà ra v.v…, là Khema cảm thấy bực bội vô cùng. Tự trong thâm tâm, nàng cũng biết rằng sắc đẹp tuyệt trần của nàng rồi cũng có ngày tàn phai, nhưng nàng không muốn nghe ai nhắcđến điều đó. Đôi khi có những sự thực tất yếu chúng ta đã biết nhưng thường hay lảng tránh không muốn đối diện với nó. Tuy nhiên, Khema là người có duyên với Phật pháp. Trong tiền kiếp nàng đã ở vào hàng vương hậu, và cũng là một người tu hành đã đem hết của cải ra bố thí, ngay cả mái tóc của mình. Khema có rất nhiều công đức – nhưng nàng không hề biết đến điều đó.
Nhà vua, vốn rất thích Phật pháp, bèn nghĩ cách bầy kế với một số ngườiđể dụ cho Khema phải đi nghe Đức Phật giảng pháp. Ngài yêu cầu những thi sĩ tài ba nhất trong triều đình làm những bài thơ tả lại những cảnh đẹp thơ mộng và trang nhã của khu vườn Kỳ Viên, nơi Đức Phật thường ngụ tại đó. Khi Khema bắt đầu chú ý hỏi về khu vườn đẹp đẽ đó, nhà vua liền hứa sẽ đưa nàng đến đó thưởng lãm.


Nhà vua cười đùa với Khema:“Ái phi, hãy để ta chơi trò bịt mắt với nàng nhé, như vậy mới ngạc nhiên và thích thú hơn!” Khema rất thích những gì bất ngờ, nên nàng để nhà vua lấy một giải lụa bịt mắt lại và dẫn nàng lên xe. Trên con đường gồ ghề sỏi đá dẫn đến vườn Kỳ Viên, Khema thích thú cười khanh khách. Khi đến nơi, nhà vua đỡ nàng xuống xe rồi tháo giải lụa bịt mắt ra, để thấy Đức Phật đang ngồi ngay trước mặt chờ đợi. Khema tức giận, đòi phải trở vềcung điện ngay, nhưng vua nhất mực giữ nàng lại, nửa van lơn, nửa cương quyết.
“Hãy ở lại đây xem phong cảnh, thưởng thức trái cây và nghe Đức Phật nói chuyện một lát đi,” nhà vua nói.


Lúc đó, Đức Phật không giảng một đề tài gì đặc biệt, nhưng trong khi ngài nói chuyện, từ từ hiện ra bên cạnh ngài bóng dáng một giai nhân tuyệt sắc, đẹp lộng lẫy hơn cả Khema. Thoạt tiên Khema còn cảm thấy giận dữ hơn. Nhưng rồi nàng bị cuốn hút bởi bóng sắc của người phụ nữ đó – và lạ kỳ thay, nàng cảm thấy ganh tỵ với vẻ đẹp của cô ta. Khema chưa bao giờ phải ganh tỵ về sắc đẹp với ai cả, đây là lần đầu tiên nàng có cảm giác này. Tuy nhiên, trước khi nàng kịp làm quen được với cảm giác ghen tỵ đó, bỗng nhiên hình dáng người phụ nữ bắt đầu thay đổi. Làn da mịn màng bỗng trở nên càng ngày càng thô kệch và nhăn nheo. Thân hình cân đối kia bỗng trở thành dị dạng, xồ xề. Mái tóc óng mượt đen nhánh bỗng bạc mầu đi, trở thành một mầu xám trắng ảm đạm. Người phụ nữ kia bây giờ lưng bắtđầu còng xuống, hai cánh tay lỏng lẻo xộc xệch, gót chân dầy lên, và răng dần dần rụng hết.


Khema chứng kiến cảnh tượng kỳ lạ này, tất cả hiện ra chớp nhoáng chỉ trong vòng vài phút, và cảm thấy cuộcđời nàng đã bị sụp đổ tới tận gốc rễ. Nàng đang chứng kiến cái thế giới nàngđang sống biến đổi và chết đi. Đột nhiên Khema nhận ra ý nghĩa điều Đức Phật nói về lòng ham muốn – con người ta thường ước muốn có sự thay đổi, đồng thời lạiước muốn không có thay đổi, tuỳ theo những yêu ghét trong tâm … tất cả đều là những điều không thể được. Mọi sự trên thế gian này đều không có gì bền vững, tất cả rồi sẽ thay đổi với thời gian - bản thân nàng cũng sẽ thay đổi, nhà vua cũng thay đổi, và những điều nàng từng biếtđến xưa nay rồi sẽ mất dần đi.


“Hãy quán chiếu thân này, Khema,” Đức Phật nói, “Đừng mê đắm nó. Thân của nàng rồi cũng sẽ chết đi thôi. Hãy lưu ý rằng rằng tất cả mọi sựcó sanh rồi sẽ có diệt, có khởi lên rồi sẽ chìm xuống .” Khema chưa bao giờ nhìn nhận sự sợ hãi sâu kín của mình – sự bất an tiềm tàng trong tâm mặc dù nàng đã có tất cả mọi thứ đẹp đẽ nhất trên đời- đó chính là sự sợ hãi đối diện với sựthật. Ngay lập tức nàng đã nhận ra được điều này, đồng thời cũng nhận thấy rằng từ xưa đến nay những điều nàng đã làm đều do những con quỷ bí mật trong tâm xui khiến, và phần lớn những điều nàng mơ ước đều chỉ là sản phẩm của lòng ái ngã. Thật chán ngán biết bao! Thế giới của nàng đã chết đi với sự gục ngã và hoại diệt của người đàn bà huyễn ảo trước mắt, và tiếp đó là sự thức tỉnh củaĐạo Tâm vẫn thường hằng nơi mỗi con người. Khi tâm ấy cất tiếng nói lên, nó sẽkhông bao giờ im lặng nữa. Trong lòng nàng tràn dâng nỗi đau buồn cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh trong vòng sanh tử. Nàng khiêm cung nhận thấy tất cảmọi người đều như nhau dưới làn da. Chỉ trong một thoáng chốc, từ tận cùng đáy tim tiếng nói thâm trầm của Đạo Tâm ấy cất lên, và ngay trong giây phút sau nàng bỗng ngộ nhập được tri kiến của đạo tâm ấy. Cùng một lúc với sự buông bỏ sựsợ hãi, nàng chấp nhận chân lý trước mắt, và tâm nàng đã hoàn toàn được chuyển hóa. Tuy là một nữ đệ tử tại gia, chỉ trong một lần thôi, nàng đã giác ngộ được hoàn toàn ý nghĩa của sự vô thường trong lời giảng của Đức Như Lai.
“Tôi đã sai lầm”, nàng nhìn quanh, cất tiếng nói lớn , “Tôi đã nhận ra sự thật – tôi đã không hiểu biết gì trước đây cả”.


Khi họ trở về cung, Khema đã làm một điều bất ngờ cho nhà vua – nàng xin phép được rời cung điện và xuất gia. Vua Bimbisara không bao giờ ngờ là chuyện này sẽ xẩy ra. Đem Khema đến học Phật, ngàiđã hi vọng một sự thay đổi nào đó … nhưng nhà vua cũng đủ trí tuệ để hiểu rằng, hi vọng cũng như sắc đẹp, đều là những thứ không thể bền lâu. Nhà vua đành ngậm ngùi chấp nhận cho Khema rađi với những nuối tiếc khôn nguôi, và tự oán trách chính mình, vì chẳng biết oán trách ai khác.


Ngày hôm sau, không một chút luyến tiếc, Khema đã bỏ lại tất cả những gì yêu thích nhất sau lưng, những gìđã được xem như không thể tách rời với con người của nàng, và đến trước tăngđoàn quỳ gối xin thế phát. Nàng được nhận y bát và bắt đầu thọ giới tu tập. Giác ngộ không phải là chung kết của con đường tu tập, mà chính đã có sẵn nơi sựkhởi đầu của con đường đó, và ở ngay trong mọi giây phút. Một ngày nọ, Ma Vương hiện hình thành một thanh niên tuấn tú đến tìm cách cám dỗnàng, nói rằng: “Nàng trẻ đẹp, ta cũng thế, chúng mình hãy vui thú với nhauđi.” Nhưng Khema hiện nay không còn màngđến những điều đó - một khi ý thức về vô thường đã khai mở, nó sẽ không bao giờbị xóa nhòa. Khema trả lời. “Những thú vui dục lạc chỉ là gươm đao và rắn độc. Ta đã buông bỏ tất cả rồi. Những thứ ấy chỉ đem lại đau khổ, ta không muốn phải chịu như thế nữa!”


Hai tuần sau khi thọ giới xuấtgia, một buổi chạng vạng hoàng hôn, trong khi ngồi ngắm ánh đèn lồng lấp loáng trong cơn gió chiều, bỗng Ni cảm thấy như mình đang hòa nhập vào pháp giớichung quanh, vượt ra ngoài cái vỏ hình tướng giới hạn, vượt ngoài mọi xao động, mọi biến thiên xưa nay. Trong chớp nhoáng Ni đã bừng tỉnh nhận chân được thếgiới chung quanh vô thường mà vẫn hằng thường, động mà vẫn bất động. Như người vừa mới được sinh ra lại, cái nhìn của Ni đối với đời sống thật mới mẻ, thấu suốt thấy sự không hai của Sắc và Không, không khác biệt, không xa rời. Dần dần Ni đã trở thành một trong những phụ tá đắc lực và thân cận nhất với Pajapati trong việc hình thành hệ thống Ni đoàn của thời ban sơ ấy. Khema, người ái phi đẹp tuyệt trần của một vịvua, đã được trao quyền làm lễ thế phát cho các tỳ kheo ni, được đăng đàn thuyết pháp và nổi tiếng là một trong những tỳ kheo ni có trí tuệ nhất.


Vài năm sau người bạn xưa của Ni, vua Bimbisara, đã bị chính con trai của mình nổi dậy cướp ngôi và tống vào ngục thất. Từ khu rừng đang cư ngụ, Ni có thể thấy được nhà vua trong căn ngục thất tăm tối với những bức tường u ám bao quanh, trong lòng tràn dâng niềm thương cảm tuôn trào. Sau khi hành hình Bimbisara, đứa con trai bất hiếu đã bắtđầu một cuộc ruồng bố kéo dài một thời gian lâu dài. Đôi khi, nghĩ đến những bất hạnh đã xẩy ra, Ni cũng không khỏi buồn thương, khóc cho những đau khổ ngút ngàn của thế giới Ta Bà này.


Khi Ni đã cao tuổi, dung nhan xưa bắt đầu tàn phai, vua Prasenajit ở Kosala thường hay đến thăm hỏi đạo. Trong sự nhiệt tâm tìm hiểu đạo pháp, nhà vua có rất nhiều thắc mắc, nhiều câu hỏi không thể có câu trả lời rõ ràng.


“Chúng sanh hữu tình có tồn tại sau cái chết không?” Nhà vua hỏi. “Chúng sanh có không tồn tại sau cái chết không? Chúng sanh có vừa tồn tại vừa không tồn tại sau cái chết không? Chúng sanh có vừa không tồn tại vừa không phải không tồn tại sau cái chết không?” Với những câu hỏi như vậy, Ni trả lời: “Phật không nói đến những chuyện đó”.
Nhà vua bực tức: “Thế thì Phật nói gì, nếu không nói đến những vấn đề này?”
“Những câu hỏi như thế này –và bất cứ câu trả lời nào – cũng đều không có liên hệ gì cả.” Khema trả lời.“Khi đã liễu ngộ rồi, không có gì cần phải hỏi nữa. Khi nhận ra tất cả chỉ từ một pháp tánh khởi sanh rồi diệt, cứ như thế đó, không có khởi đầu, không có chấm dứt, người ta sẽ không còn nói đến sự tồn tại hay không tồn tại nữa.”
“Điều đó rất cao siêu,” Ni nói, cố giảng giải bằng những hình ảnh giả dụ khác nhau, cho đến khi nhà vua chợt bừng ngộ, tràn ngập niềm vui chan hòa.


Vua Prasenajit sau đó cũng bịchính con của mình làm phản và truất phế, và vị vua cướp ngôi ngài đó sau nàyđã âm mưu tiêu hủy cả một bộ tộc Thích Ca. Tuy nhiên, lúc còn trị vì trên ngôi, vua Prasenajit đã tìm đến những vị thầy danh tiếng để hỏi những câu hỏi hắc búa này, và ngài cũng nghe những câu trả lời tương tự. Thật diệu kỳ thay! Nhà vua nghĩ thầm, Khema cũng trả lời y như vậy. Những lời nói trao đổi giữa nhà vua và Khemađã được ghi lại và là một phần trong kinh điển căn bản của đạo Phật. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment