Danh Ni Truyện
(tiếp theo)
Ratnavati
Đức Phật được chúng sanh trong tất cả mọi giống loài kính ngưỡng, trong đó có Long Vương, vua của những long thần sống tận sâu thẳm dưới đáy biển. Long thần thường có thần thông và trí tuệ. Họ có mặt người, nhưng lại có thân hình như rắn. Trông họ thật trẻ trung, xinh đẹp và đầy quyến rũ. Thủy cung của họ là một khung cảnh tráng lệ với những trân châu, bảo ngọc lấp lánh tràn đầy.
Một hôm, Đức Phật xuống dưới Long Cung giảng pháp, đem theo vài đệ tử thân cận. Những long thần tấp nập đến nghe giảng và vấn đạo với Ngài, trong đó có Ratnavati, con gái của Long Vương, một nữ long thần tuyệt đẹp, rạng rỡ trong trang phục gấm lụa lượt là, điểm những hạt trai lấm tấm ở trên. Nàng luôn luôn cười vui, và được mọi người cảm mến với tính tình nhu mì, bình thản.
Long thần có rất nhiều châu ngọc tuyệt vời, mỗi viên ngọc đều có nét độc đáo riêng và có giá trị rất lớn. Ratnavati (có nghĩa là Ánh sáng rạng ngời), với cả mười ngàn thị nữ long thần theo tháp tùng, đi đến trước mặt Phật, mỗi người đều có một hạt châu trong tay để cúng dường Đức Phật. Họ đồng thanh nói lên bằng một giọng thánh thót: “Hôm nay chúng con có được phước duyên nghe Đức Thế Tôn giảng pháp và đã giác ngộ được đạo vô thượng Bồ Đề. Nguyện từ nay, chúng con sẽ luôn luôn giữ tâm giác ngộ này, và sẽ hành trì, gìn giữ chánh pháp cho đến mãi mãi vềsau.”
Ma Ha Ca Diếp, vị đệ tử trong hàng trưởng lão của Phật, đang ngồi bên cạnh ngài. Y phục của ông hơi bị lấm bụi, một bên vai để trần ra ngoài. Lúc đó Ma Ha Ca Diếpđã quá tuổi trung niên. Khi sinh ra ông đã được 30 tướng tốt, chỉ thua Đức Phật với 32 tướng tốt, và đã trở một đệ tử trung kiên của ngài trong nhiều năm. Ông nổi tiếng là khắc khổ, luôn luôn nghiêm giữ giới luật. Ma Ha Ca Diếp thường đểtâm bay bổng lên những cảnh giới cao xa, thỉnh thoảng lại bị phân trí với mộtđiều gì đó, ví dụ như một cánh hoa đang la đà bay trong gió chẳng hạn. Cho nên trong sự giao tiếp bình thường với người khác, có những giây phút nhỏ nhặt ông hơi bị lúng túng. Khi nghe Ratnavati và phái đoàn nữ long thần đồng thanh nói vềsự giác ngộ đối với Phật, ông bỗng sực tỉnh, lên tiếng phản đối:
“Xin lỗi quý vị,” ông nói bằng một giọng nghiêm nghị, kẻ cả, như nói với người dưới, và vẫn ngồi trong tư thế kiết già, không buồn đứng lên: “Đạo vô thượng không phải dễ giác ngộ. Có lẽ quý vị không hiểu được rằng phải có công phu khó nhọc như thếnào để chứng được đạo quả, nên mới nói như vậy. Vả lại, làm sao quý vị có thểgiác ngộ được khi còn là người nữ? Đạo vô thượng Bồ Đề không thể ngộ được khi còn ở trong thân nữ.”
Ratnavati bật cười lên như nghe điều gì ngộ nghĩnh lắm, giọng nàng cất lên như tiếng chim hót, trong trẻo như tiếng chuông khánh, như tiếng phong linh: “Tại sao vậy, có gì là khó đâu?” Nàng đưa bàn tay xinh xắn lên trở qua trở lại. “Giác ngộ dễ như trở bàn tay vậy mà.”
Nhìn gương mặt lạnh lùng của Ma Ha Ca Diếp, Ratnavati thở ra một hơi dài. Nàng kiên nhẫn nói:
“Nếu người nữ không thể giác ngộ được, thì người nam cũng vậy. Đã là con người thì có gì khác nhau đâu? Giác ngộ Phật tánh là điều hoàn toàn bình thường tự nhiên. Vấn đề là ở ngay nơi thân và tâm này thôi. Ở trong tôi đã sẵn có giác ngộ rồi mà.”
Ma Ha Ca Diếp cười châm biếm:
“Sao, cô bảo là cô đã sẵn giác ngộ rồi à?”
Ông tưởng là ông đã gài bẫy được cô gái, nhưng Ratnavati thật khôn khéo và có biện tài; nàng không muốn tranh luận, nhưng vẫn có lập trường thật vững chắc. Nếu cần phải tranh luận, nàng sẽ không chịu thua.
“Ngài vẫn nghĩ là có sự khác biệt giữa động và tịnh, giữa không và sắc à?”
Ratnavati lên tiếng thuyết giảng một hồi về bản chất của tánh không và các hiện tượng. Nàng nói về tánh không của mê và ngộ, tánh không trong những ý niệm của con người, tánh không trong quả vị Bồ Tát, và ngay trong quả vị Phật.
Đức Phật ngồi thoải mái, vui vẻ chứng kiến cuộc trao đổi giữa hai người. Ngài đã quen thuộc với Ma Ha Ca Diếp từ bao nhiêu lâu nay, và ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên đã biết ngay ông là một đệ tử chân chính, có khả năng tu tập trong sự tinh tấn chuyên cần vớigiới
đức đầy đủ. Ngài cũng biết rằng, ngay cả người đệ tử cao cấp này cũng không khỏi có những nhược điểm của con người, và đôi khi cũng cần có cơ hội để cải thiện hơn cho ông.
Nàng công chúa long thần vẫn tiếp tục thao thao bất tuyệt, và Ma Ha Ca Diếp càng lúc càng không nói gì được, cuối cùng ông bỏ cuộc, không ngắt lời nàng nữa.
“Giác ngộ đến cùng một lúc trong thân và tâm, không cần có dụng công gì cả,” nàng kiên nhẫn giải thích. “Ngài thấy đó, Đạo đã có sẵn nơi chúng ta, chẳng phải là cái gì có thể thụ đắc từ ngoài. Ngài có hiểu như vậy không?” Nàng dừng lại, nhìn ông chờ đợi, đầy hi vọng.
Ma Ha Ca Diếpđang mải nghĩ cách để phản bác lại, không chú ý lắm đến những lời nói của nàng, nên chụp ngay cơ hội:
“Nếu cô nói cô đã có sẵn Đạo, vậy thì hãy chuyển pháp luân đi!”
Nữ long thần thở dài. Chẳng lẽ ngài đệ tử này vẫn còn chậm hiểu ư?
“Pháp luân ngay trước mặt ngài đó thôi!” Nàng nói,đưa tay chỉ vào người nàng, vào bộ trang phục đẹp đẽ sang trọng. “Tôi chuyển pháp luân ngay ở đây! Tôi chuyển mà không cần dụng công, không cần chấp trước. Ởtrong Không, tôi chuyển mà vẫn là không chuyển, không có gì làm chướng ngại- rõ ràng như biển trước mắt vậy. Còn có cách chuyển pháp luân nào khác nữa bây giờ?”
Ma Ha Ca Diếp lại phản đối. “Nhưng một nữ nhân không thể chuyển pháp luân được – đàn bà làm sao mà đạt được đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác!”
Nữ long thần trả lời dứt khoát:
“Tôi sẽ đượcđạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, khi ngài được đạo.” Lời nói này chính là cao điểm, là điều mà nàng đã muốn dùng đủ mọi cách để truyền đạt đến ông. Đạo Vô Thượng không phải là điều có thể đắcđược- có nghĩa là, nó không phải như một phần thưởng để nhận lấy, một điều gì có thể nắm giữ được. Đạo không có ởngoài con người, chẳng phải là điều có thể tìm thấy được ở một nơi chốn này hay nơi chốn khác. Nếu không ngộ được đạo ở chính mình, thì không thể ngộ ở đâu được.
Ma Ha Ca Diếp kêu lên: “Nhưng tôi sẽ không được đạo! Đạo làm sao mà được chứ!”
“Chính thế!”Nàng trả lời. Cuối cùng rồi ông đã hiểu - mặc dù đã phải mất một lúc khá lâu.Đàng sau nàng, năm trăm vị Bồ Tát chứng kiến trong sự kiên nhẫn và hiểu biết, cùng thở dài khoan khoái, hơi thở nhẹnhàng như cơn gió dịu ngọt.
“Lành thay! Lành thay!” Đức Phật nói. Tất cả trời, rồng, a tu la, quỷ thần, và các chúng sanh khác trong pháp hội đều nghĩ rằng Ratnavati sẽ chứng ngộ được Đạo bất khả đắc không thể nghĩ bàn.
“Không nghi ngờ gì nữa,” Đức Phật mỉm cười, thích thú với cuộc tranh luận vừa qua, “Trong vài trăm a tăng kỳ kiếp, Ratnavati, con sẽ trở thành Phật, có tên là Phổ Thế,là một vị Phật giác ngộ hoàn toàn trong một thế giới gọi là Ánh sáng rạng ngời”.
Ratnavati vỗtay mừng rỡ- một thế giới gọi là Ánh sáng rạng ngời, thật thích thú biết bao! Những nữ long thần cất tiếng hợp ca, rào rạt như sao trên trời, như tiếng suối reo. Trong khi đó, Ma Ha Ca Diếp cúi nhìn xuống đất, trầm tư mặc tưởng trong sự đả thông những chướng ngại cuối cùng. Đức Phật nghiêng mình, bỏ một mớ châu ngọc vào trong lòng ông. Người đệ tử này, cuối cùng sẽ tìm được ngọc quý của chính mình.
Srimala
(Phổ Minh Như Lai)
Trong thời Đức Phật tại thế, Srimala là một công chúa, con của nhà vua Prasenajit và hoàng hậu Mallika của vương quốc Kosala. Khi lớn lên, Srimala kết hôn với vua Yasomitra của đô thị Ayodhya ở đồng bằng sông Hằng. Nàng được rước về một cung điện lộng lẫy, có những căn phòng quét vôi trắng tinh, có lầu trên sân thượng nhìn xuống khu vườn ngoạn mục phía dưới, và những bao lơn trên lầu đều có màn che kín đáo.
Một ngày nọ, nhà vua Prasenajit có duyên lành được nghe Đức Phật giảng pháp, bỗng cảm thấy như cả vũ trụ thế giới này đều chấn động– cái nhìn đối với mọi sự không còn là như vậy nữa , mặc dù tất cả trông vẫn như vậy. Tất cả những gì nhà vua ôm ấp xưa nay, cho là quý giá nhất trên đời, bỗng nhiên trở thành tầm thường như cát bụi, đồng thời, nhà vua cũng khởi lên một ước muốn mãnh liệt muốn trân quý tất cả những gì đến trong cuộc đời mình. Ngài thỉnh Đức Phật đến triều đình để các quần thần trong triều cũng như hoàng hậu được nghe pháp. Chỉ đáng tiếc một điều là cô con gái quý của vua và hoàng hậu không có mặt ở đấy để được nghe. Cô công chúa này ai cũng biết là cực kỳ thông minh, lại có lòng từ bi, tính mẫn cảm tế nhị và chắc là thế nào cũng hấp thụ được những điều Đức Phật nói.
Họbèn viết cho Srimala một lá thơ, kể lại những điều họ đã học được.
Khi thơ đến, Srimala đang ngả mình trên những chiếc gối êm, một thị nữ đang thoa dầu lên mái tóc đen nhánh óng mượt, một thị nữ khác đang bôi son vào gót chân của nàng. Từ vành môi cho đến móng tay, móng chân và lòng bàn tay của nàng đều tô một mầu đỏ thắm. Một thị nữ khác đang xoa bóp phần cổ và ngực của nàng với dầu thơm tỏa mùi hương gỗ đàn nhè nhẹ.
Một thị vệ trong cung bước vào phòng kính cẩn cúi chào, thưa với hoàng hậu: “Muôn tâu hoàng hậu, có thơ mới đến từ Kosala”.
Hoàng hậu mừng rỡ cầm lấy bức thơ; nàng đang nhớ cha mẹ mấy hôm nay. Đi về phía cửa sổcho thêm ánh sáng, nàng tựa người vào thanh cửa đọc thơ. Phía dưới là vườn ngự uyển với những hồ và ao tắm rải rác đó đây, với hàng xích đu dưới bóng những cây dừa cao ngất. Xa tận xa, vượt ra khỏi bức tường thành bao quanh phạm vi thành phố, là khu rừng xanh trải rộng như một tấm thảm lớn.
Khi Srimala đọc thơ của cha mẹ kể lại sự ngưỡng mộ mới mẻ của họ đối với Đức Phật và Pháp của ngài giảng, nàng đã cảm nhận được tất cả. Ngay tức thì, nàng phát khởi Tâm Bồ Đề, trải lòng từ mẫn đối với tất cả mọi chúng sinh.
Nhìn ra ngoài cửa sổ, tâm hồn nàng tràn ngập một niềm ao ước muốn được gặp Đức Phật. Ước nguyện này thật mãnh liệt, sâu xa và thuần khiết, đến nỗi bỗng nhiên nàng thấy Đức Phật thị hiện ngay trước mắt, toàn thân tỏa ra một vầng hào quang chói lọi, và tuy ngài trông thật trang nghiêm, nhưng vẫn có một vẻ gì gần gũi và ấm áp đối với người được diện kiến.
Srimala quỳ xuống đê đầu sát đất đảnh lễ Đức Phật. Những giòng lệ vui mừng tuôn trào, thấm ướt mặt đất.
Nàng nói: “Bạch Đức Thế Tôn, tướng của ngài, hào quang của ngài thật đẹp đẽ quá, không gì có thể sánh bằng trên thế giới vũ trụnày. Trí tuệ ngài thật bao la quá, không chướng ngại nào có thể che lấp được.”
Giọng nói của nàng tràn đầy xúc động, như người mới khám phá được một điều gì mới lạtuyệt vời!
“Ngài là người thấu hiểu được mọi sự. Xin hãy gia hộ, độ trì cho con sớm khai mở hạt giống giải thoát!”
Đức Phật mỉm cười thật từ bi: “Ta đã độ trì cho con từ bao nhiêu kiếp trước cho tới bây giờ, Srimila! Ta vẫn sẽ luôn độ trì cho con. Nhưng con chẳng cần phải làm gì cả, chỉ cần tiếp tục như từ trước tới giờ thôi. Hãy nuôi dưỡng lòng từ bi và trí tuệ con đã có được từ bao nhiêu kiếp tới nay!”
LờiĐức Phật nói thật bất ngờ đối với Srimala, vì từ đó tới giờ nàng không biết tiền kiếp của mình như thế nào, nhưng nay nghe Phật nói, bỗng nhiên nàng nhớ lại tất cả, và càng cảm thấy kính nể và biết ơn gấp bội đối với Đức Phật.
“Phải, trong những kiếp trước con đã từng quy ngưỡng Đức Như Lai, nếu không làm sao con thấy được ta như bây giờ? Những công đức từ lâu đời lâu kiếp này sẽ giúp cho con được giác ngộ thành Phật. Con sẽ là Chánh Biến Tri Phổ Minh Như Lai Quang Phật. Quốc độ nơi con ở sẽ không có những gì xấu ác trong đó. Người trong quốc độ đó sẽ không có già bệnh, và tất cả những ai sinh trong cõi giới đó đều đẹp đẽ vô cùng – tất cả đều rạng rỡ,thân tỏa hương thơm, ngày qua ngày sống trong hỷ lạc, sống mạnh khoẻ, vui vẻtrong những kiếp lâu dài. Tất cả đều quy y theo chánh pháp Đại thừa và cũng sẽthành Phật.”
Đương nhiên là, khi Đức Phật đi đến đâu và nói gì cũng có chư thiên, chư bồ tát, quỷthần, long thần đi theo lắng nghe. Khi nghe nói đến quốc độ này, tất cả bọn họ đều lập tức phát nguyện một ngày nào đó sẽ được sinh vào quốc độ đó. Lúc ấy Srimala đứng lên, cung kính thưa với Đức Phật rằng:
“Con nguyện… từ nay sẽ luôn giữ giới hạnh, kính trọng và đối với mọi người bình đẳng, quảng đại và hoan hỉ với cái vui của người. Con nguyện sẽ bố thí những tài sản của con mà không mưu cầu lợi lộc cho riêng mình. Con nguyện sẽ làm bạn với những người đang cần bạn, và chia xẻ những nỗi đau của họ.”
Nàng thẳng người lên nói tiếp: “Nhưng con sẽ không ngần ngại ngăn chận những gì cần phải ngăn chận, hủy diệt những gì cần phải hủy diệt, sửa đổi những gì cần sửa đổi. Với tất cả phương tiện thiện xảo, con nguyện không bao giờ rời xa Chánh Pháp vô thượng của Đại Thừa. “
Nàng dơ hai tay lên, ngửa mặt hướng về phía mặt trời: “Nếu đây là những lời nói chân thật, xin hãy cho mưa hoa rơi xuống, cho âm thanh vi diệu vang lên!”
Lúcđó, từ trên trời cao, những tràng hoa kadamba và sirisa sắc mầu cam và đỏthắm rơi xuống lả tả tràn ngập, tiếng nhã nhạc vang lừng khắp bốn phương. Tất cả mọi người hiện diện đều nguyện sẽ ởcùng với Hoàng hậu Srimala mãi mãi. Và Đức Phật mỉm cười - nụ cười của Ngài vốn vẫn có nét đẹp đôn hậu, nay càng thêm rạng rỡ với những tia ngũ sắc tỏa vòng hào quang sáng chói, để chứng minh cho lời nguyện của Srimala.
Sựgiác ngộ đến với Srimala như cơn sấm sét. Hoa đến lúc nở sẽ hé mở tự nhiên, trái đến lúc chín thì một tia nắng nhẹcũng đủ làm cho chín. Quả giác ngộ trong Srimala đã đến lúc chín mùi, tất cả mọi sự đều thông suốt, tất cả đều khai mở không còn chướng ngại. Sau khi đã được Đức Phật chứng minh, hoàng hậu Srimala ra lệnh cho tụ họp mọi người lại, và giảng pháp cho tất cả đềuđược khai ngộ. Đầu tiên, đàn bà và trẻ em gái trên bẩy tuổi đều được quy y theo Pháp Bảo Đại Thừa. Vua Yasomitra, chồng của nàng, cũng quy y cải đạo. Cuối cùng, đàn ông và trẻ em trai trên bẩy tuổi cũng đều quy y theo.
Chuyện này đã được Tôn giả Ananda kể lại rất nhiều lần. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment