An cư kiết hạ là truyền thống có giá trị rất thiết yếu trong Phật giáo. Truyền thống này đã có từ thời đức Phật. Nhưng thực ra, pháp an cư không phải đức Phật là người đầu tiên chế định, mà Ngài đã tùy thuận theo truyền thống vốn có của xã hội Ấn Độ đương thời và áp dụng cho hàng đệ tử xuất gia của mình. Duyên khởi của sự việc này chúng ta có thể tìm thấy nơi luật Tứ phần:
Nhân một lần đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ nhóm sáu Tỳ-kheo trong ba mùa xuân, hạ và đông đều du hành trong nhân gian. Gặp lúc trời mưa vào mùa hạ, y bát, ống đựng kim… của họ bị nước cuốn trôi. Họ lại dẫm đạp lên cỏ non và các loại côn trùng sinh trưởng trong mùa mưa, đoạn diệt đi mạng sống của chúng. Điều này đã bị các cư sĩ chỉ trích, rằng các Sa môn Thích tử không biết hổ thẹn, bên ngoài nói biết chánh pháp nhưng thực ra không biết chánh pháp. Các tu sĩ ngoại đạo còn có ba tháng an cư, còn các Thích tử trong ba mùa đều du hành trong nhân gian. Ngay cả mùa mưa nước lớn cũng du hành, khiến y bát bị trôi, lại dẫm đạp, hủy hoại cỏ non và các loài khác. Loài chim, côn trùng còn có hang tổ là trú xứ nghỉ ngơi của chúng, còn các Sa môn Thích tử không được như thế.
Những Tỳ-kheo sống đời thiểu dục tri túc, có lương tâm, biết hổ thẹn, đã quở trách nhóm sáu Tỳ-kheo và đến chỗ đức Thế Tôn bạch đầy đủ sự việc này lên Ngài. Đức Thế Tôn nhân đây tập họp các Tỳ-kheo lại, khiển trách nhóm sáu Tỳ-kheo thiếu tịnh hạnh, không có hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm để cho thế gian cơ hiềm. Và rồi Ngài chế định: Từ nay về sau cho phép các Tỳ-kheo an cư ba tháng mùa hạ (Tứ phần luật 37, An cư kiền độ, Ðại 22, tr. 830b).
Duyên khởi để đức Phật chế định pháp an cư là như vậy. Từ đó về sau, hàng năm cứ vào ba tháng mùa mưa, chư Tăng tập họp lại cùng một trú xứ để an cư.
Theo lịch của Ấn Độ thì một năm được chia thành ba mùa: mùa nắng, mùa mưa và mùa lạnh. Mùa nắng kể từ ngày 16 tháng 2 đến rằm tháng 6. Mùa mưa kể từ ngày 16 tháng 6 đến rằm tháng 10. Mùa lạnh kể từ 16 tháng 10 đến rằm tháng 2. Truyền thống Nguyên thủy Phật giáo y cứ theo lịch này nên bắt đầu vũ kỳ an cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina). Nếu an cư được bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 thì gọi là Tiền an cư (Purimikavassà). Còn nếu như có duyên sự không thực hiện Tiền an cư được mà phải dời lại một tháng sau, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 và kết thúc vào ngày 16 tháng 10 thì gọi là Hậu an cư (Pacchimikàvassà). Truyền thống Phật giáo Bắc truyền thì bắt đầu kỳ an cư vào sau lễ Phật đản, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 và kết thúc an cư vào ngày 16 tháng 7. Phật giáo Bắc tông dùng cụm từ an cư mùa hạ (kiết hạ an cư) thay cho cụm từ an cư mùa mưa (vũ kỳ an cư). Sự sai khác về thời gian trong hai truyền thống này là do có sự sai khác về điều kiện thời tiết khí hậu của từng quốc độ. Và một số nhà phiên dịch Trung Hoa khi dịch kinh cũng đã dịch kiết hạ an cư thay cho vũ kỳ an cư.
Suốt thời gian kiết hạ, các Tỳ-kheo phải cấm túc tại một nơi. Tuy thế, nếu có các duyên sự quan trọng như cha, mẹ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,
Sikkhamana, Sa-di, Sa-di-ni đau yếu, bịnh hoạn, tai nạn… thì được phép rời khỏi nơi an cư trong vòng 7 ngày. Nếu đi qua ngày thứ 8, mặt trời mọc lên, thì phạm tội ác tác. Ngoài ra, trong tín đồ nếu có người đau chết, tai nạn cũng được phép ra đi thăm viếng; hoặc trong hàng cư sĩ tại gia đến thỉnh đi trai Tăng, thuyết Pháp cũng được phép ra đi trong vòng 7 ngày. Cách thức đi trong khoảng thời gian 7 ngày tiếng Pali gọi là Sattàhakicca, tức là Tỳ-kheo hay Sa-di khi rời trú xứ an cư phải nguyện trước một, hai hay ba Tỳ-kheo, hoặc trước Tăng chúng thế này: Sace me antarayo natthi, sattahabbhantare aham puna nivattisam (Nếu không có sự rủi ro đến tôi, tôi sẽ trở về trong vòng 7 ngày).
Trong truyền thống an cư, thường thì chư Tăng tập trung về cùng một trú xứ và sống chung suốt ba tháng mùa mưa. Suốt thời gian này các Tỳ-kheo chuyên tâm vào việc phát triển thiền định và đọc tụng kinh điển. Trong thời gian 9 tháng chư vị phải vân du giáo hóa khắp nơi, nên ba tháng an cư là thời gian cần thiết để cho chư vị cùng nhau tu tập và học hỏi giáo pháp. Bên cạnh đó, việc cùng an cư sẽ giúp chư Tỳ-kheo có cơ hội học hỏi kinh nghiệm tu học lẫn nhau, phát triển và thắt chặt tình đồng đạo. Trong các kinh điển, đôi khi ta thấy đức Phật tán thán hạnh độc cư và khuyến khích các Tỳ-kheo nên sống theo hạnh đó. Nhưng trong một số trường hợp, Ngài lại khuyên các Tỳ-kheo nên hòa hợp chung sống, trao đổi kinh nghiệm tu tập, sách tấn và nương tựa lẫn nhau. Như vậy, chúng ta thấy lời dạy của đức Phật luôn tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà được nói ra.
Thanh tịnh và hòa hợp là hai yếu tố hình thành nên Tăng đoàn của đức Phật. An cư là dịp để chư Tăng trưởng dưỡng hai yếu tố đó. Thiếu hai yếu tố đó, Tăng già dù có tồn tại cũng chỉ là vấn đề hình thức và cố nhiên là không giữ trọn ý nghĩa của từ Sangha. Việc đức Phật tùy thuận theo truyền thống của xã hội Ấn Độ đương thời như vậy không chỉ vì Ngài muốn tránh đi sự cơ hiềm của thế gian, mà Ngài cũng thấy được tính thực tiễn của nó. Một mặt là để giúp các Tỳ-kheo có thời gian tu học và mặt khác là để thắt chặt tính hòa hiệp trong cộng đồng Tăng lữ. Ngoài ra, thời gian an cư của chư Tăng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cư sĩ gần gũi học tập giáo pháp và thực hành tu tập. Trong suốt 9 tháng kia, chư Tăng thường nay đây mai đó, du hóa khắp nơi, các cư sĩ không có dịp để học hỏi, nên đây là thời gian tốt nhất cho các cư sĩ thân cận chư Tăng tu học. Điều này giúp cho mối liên hệ giữa các Tỳ-kheo với cư sĩ tại gia được thắt chặt, hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển tâm linh, cũng như xây dựng một giáo hội với Tứ chúng chặt chẽ, bền vững.
Như vậy, dù truyền thống an cư giữa Nam truyền và Bắc truyền tuy có khác nhau về vấn đề thời gian, nhưng ý nghĩa của hai truyền thống này thì không có gì sai khác. Dù an cư mùa hạ hay an cư mùa mưa thì vấn đề cốt lõi của nó là để phát triển đời sống tâm linh và xây dựng mối hòa hiệp giữa các thành viên trong Tăng già. Thấy được điều đó thì ba tháng an cư mới có giá trị thật sự. Và một vị Tỳ-kheo khi kiết giới an cư mới thấy được trách nhiệm lẫn lợi ích trong ba tháng an cư này.
Đọc trong kinh ta thấy có nhiều Tỳ-kheo đã chứng được đạo quả qua thời gian tu tập ba tháng này. Nhưng bên cạnh đó cũng có những vị đã biến thời gian an cư thành dịp tích trữ tứ sự, thâu gom vật phẩm. Xét ra con người ở thời đại nào cũng vậy, không phải ai xuất gia cũng đều đặt lý tưởng giải thoát lên hàng đầu. Có lẽ cõi đời này vốn như vậy. Có thánh thì cũng có phàm. Có người xuất gia bước đến chân trời cao rộng nhưng cũng có người vẫn cứ luẩn quẩn mãi trong lợi danh dù khi đã cạo bỏ tóc râu. Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật đã từng dạy: Này các Tỳ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của ta, đừng là kẻ thừa tự tài vật (Dhammadāyāda me bhikkhave bhavatha mā āmisadāyādā bhavatha). Mỗi Tỳ-kheo khi tham gia an cư phải hiểu được tinh thần của lời dạy đó để việc an cư ba tháng của mình có đầy đủ ý nghĩa, không đi lệch ra khỏi mục đích của truyền thống này.
Trên đây chỉ là một vài nét khái quát về duyên khởi và ý nghĩa của pháp an cư. Chi tiết và phương thức thực hiện pháp an cư để biết đầy đủ thì cần phải đọc vào Luật tạng. Trong phạm vi của một bài viết có giới hạn, người viết chỉ trình bày một vài nét cơ bản như vậy, với hy vọng chia sẻ cùng người đọc về một truyền thống đã được truyền thừa hơn 2500 năm, qua đó có được một cái nhìn đúng đắn khi áp dụng truyền thống này vào đời sống xuất gia, để cho giá trị cao cả vốn có của nó không bị mất đi.■HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.13/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Những Tỳ-kheo sống đời thiểu dục tri túc, có lương tâm, biết hổ thẹn, đã quở trách nhóm sáu Tỳ-kheo và đến chỗ đức Thế Tôn bạch đầy đủ sự việc này lên Ngài. Đức Thế Tôn nhân đây tập họp các Tỳ-kheo lại, khiển trách nhóm sáu Tỳ-kheo thiếu tịnh hạnh, không có hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm để cho thế gian cơ hiềm. Và rồi Ngài chế định: Từ nay về sau cho phép các Tỳ-kheo an cư ba tháng mùa hạ (Tứ phần luật 37, An cư kiền độ, Ðại 22, tr. 830b).
Duyên khởi để đức Phật chế định pháp an cư là như vậy. Từ đó về sau, hàng năm cứ vào ba tháng mùa mưa, chư Tăng tập họp lại cùng một trú xứ để an cư.
Theo lịch của Ấn Độ thì một năm được chia thành ba mùa: mùa nắng, mùa mưa và mùa lạnh. Mùa nắng kể từ ngày 16 tháng 2 đến rằm tháng 6. Mùa mưa kể từ ngày 16 tháng 6 đến rằm tháng 10. Mùa lạnh kể từ 16 tháng 10 đến rằm tháng 2. Truyền thống Nguyên thủy Phật giáo y cứ theo lịch này nên bắt đầu vũ kỳ an cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina). Nếu an cư được bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 thì gọi là Tiền an cư (Purimikavassà). Còn nếu như có duyên sự không thực hiện Tiền an cư được mà phải dời lại một tháng sau, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 và kết thúc vào ngày 16 tháng 10 thì gọi là Hậu an cư (Pacchimikàvassà). Truyền thống Phật giáo Bắc truyền thì bắt đầu kỳ an cư vào sau lễ Phật đản, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 và kết thúc an cư vào ngày 16 tháng 7. Phật giáo Bắc tông dùng cụm từ an cư mùa hạ (kiết hạ an cư) thay cho cụm từ an cư mùa mưa (vũ kỳ an cư). Sự sai khác về thời gian trong hai truyền thống này là do có sự sai khác về điều kiện thời tiết khí hậu của từng quốc độ. Và một số nhà phiên dịch Trung Hoa khi dịch kinh cũng đã dịch kiết hạ an cư thay cho vũ kỳ an cư.
Suốt thời gian kiết hạ, các Tỳ-kheo phải cấm túc tại một nơi. Tuy thế, nếu có các duyên sự quan trọng như cha, mẹ, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,
Sikkhamana, Sa-di, Sa-di-ni đau yếu, bịnh hoạn, tai nạn… thì được phép rời khỏi nơi an cư trong vòng 7 ngày. Nếu đi qua ngày thứ 8, mặt trời mọc lên, thì phạm tội ác tác. Ngoài ra, trong tín đồ nếu có người đau chết, tai nạn cũng được phép ra đi thăm viếng; hoặc trong hàng cư sĩ tại gia đến thỉnh đi trai Tăng, thuyết Pháp cũng được phép ra đi trong vòng 7 ngày. Cách thức đi trong khoảng thời gian 7 ngày tiếng Pali gọi là Sattàhakicca, tức là Tỳ-kheo hay Sa-di khi rời trú xứ an cư phải nguyện trước một, hai hay ba Tỳ-kheo, hoặc trước Tăng chúng thế này: Sace me antarayo natthi, sattahabbhantare aham puna nivattisam (Nếu không có sự rủi ro đến tôi, tôi sẽ trở về trong vòng 7 ngày).
Trong truyền thống an cư, thường thì chư Tăng tập trung về cùng một trú xứ và sống chung suốt ba tháng mùa mưa. Suốt thời gian này các Tỳ-kheo chuyên tâm vào việc phát triển thiền định và đọc tụng kinh điển. Trong thời gian 9 tháng chư vị phải vân du giáo hóa khắp nơi, nên ba tháng an cư là thời gian cần thiết để cho chư vị cùng nhau tu tập và học hỏi giáo pháp. Bên cạnh đó, việc cùng an cư sẽ giúp chư Tỳ-kheo có cơ hội học hỏi kinh nghiệm tu học lẫn nhau, phát triển và thắt chặt tình đồng đạo. Trong các kinh điển, đôi khi ta thấy đức Phật tán thán hạnh độc cư và khuyến khích các Tỳ-kheo nên sống theo hạnh đó. Nhưng trong một số trường hợp, Ngài lại khuyên các Tỳ-kheo nên hòa hợp chung sống, trao đổi kinh nghiệm tu tập, sách tấn và nương tựa lẫn nhau. Như vậy, chúng ta thấy lời dạy của đức Phật luôn tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà được nói ra.
Thanh tịnh và hòa hợp là hai yếu tố hình thành nên Tăng đoàn của đức Phật. An cư là dịp để chư Tăng trưởng dưỡng hai yếu tố đó. Thiếu hai yếu tố đó, Tăng già dù có tồn tại cũng chỉ là vấn đề hình thức và cố nhiên là không giữ trọn ý nghĩa của từ Sangha. Việc đức Phật tùy thuận theo truyền thống của xã hội Ấn Độ đương thời như vậy không chỉ vì Ngài muốn tránh đi sự cơ hiềm của thế gian, mà Ngài cũng thấy được tính thực tiễn của nó. Một mặt là để giúp các Tỳ-kheo có thời gian tu học và mặt khác là để thắt chặt tính hòa hiệp trong cộng đồng Tăng lữ. Ngoài ra, thời gian an cư của chư Tăng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cư sĩ gần gũi học tập giáo pháp và thực hành tu tập. Trong suốt 9 tháng kia, chư Tăng thường nay đây mai đó, du hóa khắp nơi, các cư sĩ không có dịp để học hỏi, nên đây là thời gian tốt nhất cho các cư sĩ thân cận chư Tăng tu học. Điều này giúp cho mối liên hệ giữa các Tỳ-kheo với cư sĩ tại gia được thắt chặt, hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển tâm linh, cũng như xây dựng một giáo hội với Tứ chúng chặt chẽ, bền vững.
Như vậy, dù truyền thống an cư giữa Nam truyền và Bắc truyền tuy có khác nhau về vấn đề thời gian, nhưng ý nghĩa của hai truyền thống này thì không có gì sai khác. Dù an cư mùa hạ hay an cư mùa mưa thì vấn đề cốt lõi của nó là để phát triển đời sống tâm linh và xây dựng mối hòa hiệp giữa các thành viên trong Tăng già. Thấy được điều đó thì ba tháng an cư mới có giá trị thật sự. Và một vị Tỳ-kheo khi kiết giới an cư mới thấy được trách nhiệm lẫn lợi ích trong ba tháng an cư này.
Đọc trong kinh ta thấy có nhiều Tỳ-kheo đã chứng được đạo quả qua thời gian tu tập ba tháng này. Nhưng bên cạnh đó cũng có những vị đã biến thời gian an cư thành dịp tích trữ tứ sự, thâu gom vật phẩm. Xét ra con người ở thời đại nào cũng vậy, không phải ai xuất gia cũng đều đặt lý tưởng giải thoát lên hàng đầu. Có lẽ cõi đời này vốn như vậy. Có thánh thì cũng có phàm. Có người xuất gia bước đến chân trời cao rộng nhưng cũng có người vẫn cứ luẩn quẩn mãi trong lợi danh dù khi đã cạo bỏ tóc râu. Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật đã từng dạy: Này các Tỳ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của ta, đừng là kẻ thừa tự tài vật (Dhammadāyāda me bhikkhave bhavatha mā āmisadāyādā bhavatha). Mỗi Tỳ-kheo khi tham gia an cư phải hiểu được tinh thần của lời dạy đó để việc an cư ba tháng của mình có đầy đủ ý nghĩa, không đi lệch ra khỏi mục đích của truyền thống này.
Trên đây chỉ là một vài nét khái quát về duyên khởi và ý nghĩa của pháp an cư. Chi tiết và phương thức thực hiện pháp an cư để biết đầy đủ thì cần phải đọc vào Luật tạng. Trong phạm vi của một bài viết có giới hạn, người viết chỉ trình bày một vài nét cơ bản như vậy, với hy vọng chia sẻ cùng người đọc về một truyền thống đã được truyền thừa hơn 2500 năm, qua đó có được một cái nhìn đúng đắn khi áp dụng truyền thống này vào đời sống xuất gia, để cho giá trị cao cả vốn có của nó không bị mất đi.■HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.13/5/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment