4. Vô Thường-Vô Ngã-Không
Vô Thường - Trong sanh có diệt, trong diệt có sanh. Hợp rồi tan, tan rồi hợp. Sự thay đổi triền miên không dự đoán được. Tất cả tùy thuộc vào nhân và duyên.
Vô Ngã – Không có cái gì là chủ thể độc lập tồn tại. Tất cả tùy thuộc vào nhân và duyên, kể cái “ta”, đó là do ngũ uẩn hợp lại, và tất nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi luật vô thường.
Khổ - Đời là khổ. Sanh khổ, già khổ, bịnh khổ, chết khổ, thân khổ, tâm tư khổ, tính toán khổ. Muốn không được khổ. Được cái không muốn cũng khổ. Tóm lại cái gì cũng khổ.
Căn bản của khổ là vì ta chấp thường (muốn tất cả xảy ra như dự đoán) và chấp ngã từ đó qúi cái ta và qúi luôn cái thuộc về của ta (tiền tài, quyến thuộc, danh vọng, thân xác, tư tưởng).
Nhìn một cách lạc quan, nếu không có vô thường thì sẽ không có sự tiến bộ. Một con người đầy tràn tham sân si, cố gắng bao nhiêu cũng vẫn hoàn tham sân si. Nếu không có quan niệm vô ngã thì liệu mình có nuôi dưỡng một tâm đại từ bi chăng? Thay đổi cái nhìn một chút xíu (chánh kiến) thì khổ cũng là niết bàn.
Vô thường, vô ngã, khổ là chân lý căn bản của Đạo Phật. Một căn bản tuyệt đối mà người học Phật có thể dùng để đánh giá một kinh sách có thực là chân Pháp hay không. Đó là suy luận trong tinh thần Nguyên Thủy, vì pháp vô thường, vô ngã, khổ vẫn còn trụ vào đạo đức để mà hành Đạo. Trong tinh thần Bát Nhã của Đại thừa, một là tất cả, tất cả là một. Hiện tượng không khác gì đại thể, hiện tượng cũng chính là đại thể. Trong tinh thần đó thì KHÔNG mới chính là Nhất Ấn dùng để nhận diện kinh pháp liễu nghĩa cứu cánh niết bàn.
Bàn Luận:
Học Vô thường, Vô ngã, Khổ để ta nhận thấy cái tạm bợ phù phiếm của vạn pháp, để ta học tập tánh buông thả không rượt đuổi, bám víu theo cái không thể bám víu vào. Chọn con đường Phật Đạo tức là chọn con đường tu sửa chính bản thân mình. Muốn biết kinh mình theo có đúng thực là chân kinh, thiết nghĩ cũng không phải là chuyện khó lắm. Đạo Phật rất thiết thực. Học cho kỹ, tư duy cho kỹ, và rồi thực hành cho kỹ – văn tư tu. Nếu kết quả là mình tìm được thêm an lạc, đem đến niềm an lạc cho người chung quanh mình thì đích thực đấy là chân kinh. Nếu tâm mình thêm xốn xang, tâm người quanh mình thêm bộp chợp thì chắc mình phải đặt lại vấn đề coi mình có học kỹ chưa, tư duy kỹ chưa, hay hành kỹ chưa. Phải đem thân tâm mình ra làm vật thí nghiệm thực hành Pháp thì mình mới thực sự thâm nhập kinh tạng – nếu không vậy thì dầu kinh tốt cũng chẳng ăn nhằm gì đến mình.
Thực Hành:
Học Vô thường, Vô ngã, Khổ chúng ta phải nhận ra rằng mọi người ít nhiều ai cũng bị chi phối bởi Vô thường, Vô ngã, và nhất là Khổ. Hiểu như vậy ta mới dễ có sự tương thông để dễ dàng tha thứ cho người và cả cho ta. Con người dở của ta hôm nay chắc chắn ngày mai phải được khá hơn – nếu không thì uổng nhân duyên ta có mặt ở cõi đời này. Người cũng thế, mình phải phá bỏ định kiến rằng họ không thể tiến bộ lên được. Nếu nhỡ họ không mảy may cải thiện thì ít nhất cái nhìn của mình cũng được cải thiện đôi chút, từ đó mình sẽ không thấy họ quá xấu.
Thực hành vô ngã là một điều rất khó, vì tất cả mọi sự nhận xét đều từ quan điểm của chính mình. Giá trị của vạn vật, vạn pháp đều đặt trên quan điểm này. Tôi tốt, cái của tôi tốt, tư tưởng của tôi tốt. Sự tham ái rất mạnh mẽ. Nhưng nếu không phá cái xiềng xích trên thì mình không thể tiến xa trên đường Phật Pháp. Thế thì ta có thể thực hành từng bước từng bước một. Mỗi ngày ta nới rộng vòng gianh giới phạm vi thương yêu của mình. Mỗi ngày ta tập thương yêu chân thành hơn một chút. Bồ Tát Quán thế Âm là một gương sáng mình có thể học theo – Tâm vô ngại của ngài tầm thinh cứu khổ tất cả chúng sinh. Có cái nhìn rộng mở như thế mới đem lại sự tự tại trên con đường tu học của mình.
Câu Hỏi:
Theo thuyết vô ngã , con người không thật có,vậy anh là ai , chị là ai. Ai đang vui buồn , yêu, ghét, ai tranh chấp, ai hận thù, ai ham muốn, ai đang trả lời câu hỏi.
Chữ "Không" trong Phật giáo có nghĩa là gì ? Anh / Chị hiểu như thế nào về câu: "Sắc bất dị không, không bất dị sắc" ( Sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc) trong bài tâm kinh Bát nhã mà ACE chúng ta thường đọc tụng ?
Tại sao có sự khác biệt giữa "vô thường, vô ngã, và khổ" và "vô thường, vô ngã, và không"?
Tại sao gọi là Pháp Ấn?
Tài Liệu BHT/TU
TAM PHÁP ẤN
I.- VÔ THƯỜNG
A. MỞ ĐỀ:
- Lòng tham của con người khiến con người ôm ấp bám víu mãi mãi vào sự vật .
- Trong cõi đời, mọi vật đều tương đối, không có một sự vật gì là tuyệt đối.
- Sự mâu thuẫn giữa lòng người và sự vật đã gây đau khổ cho kiếp sống.
B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
I.- ĐỊNH NGHĨA VÔ THƯỜNG:
Vô thường nghĩa là mọi vật không thường, không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn luôn thay đổi. Từ bắt đầu hình thành, đến hoàn chỉnh rồi hư rã, rồi tan biến: Thành, Trụ, Hoại, Không (hay sanh, trụ, dị, diệt ). Như làn sóng khi mới nhô lên là giai đoạn thành, khi lên cao là giai đoạn trụ, khi hạ xuống là giai đoạn hoại, khi làn sóng không còn nữa là giai đoạn không.
Con người khi mới sinh ra là giai đoạn thành, lớn lên là giai đoạn trụ, già bịnh là giai đoạn hoại, chết là giai đoạn không. Nhưng trong giai đoạn thành lại bao gồm nhiều giai đoạn thành, trụ, hoại, không nữa. Con người, trong giai đoạn thành thì khi hình thành hợp tử là “Thành”. Từ hợp tử đến khi phát triển thành thai nhi hoàn chỉnh là “Trụ” rồi thai nhi biến đổi dần là “Hoại”. Đến khi không còn là thai nhi nữa là “Không”, để cho ra đời đứa bé sơ sinh, giai đoạn lớn lên, giai đoạn già bịnh và giai đoạn chết cũng đều thế, mỗi giai đoạn đều có những giai đoạn nhỏ: Thành, Trụ, Hoại, Không thậm chí trong một phút cơ thể ta trải qua không biết bao nhiêu chu kỳ Thành, Trụ, Hoại, Không ấy. Ngay trong giai đoạn hình thành hợp tử cũng phải trải qua nhiều giai đoạn Thành, Trụ,Hoại, Không của các tế bào. Cho đến khi chết đi, chắc chắn cũng còn tiếp nối chuỗi Thành, Trụ, Hoại, Không ấy. Mọi vật trong vũ trụ, nhỏ như vi trùng hoặc lớn như trăng, sao đều biến chuyển trải qua các chu kỳ ấy cả nên gọi là Vô Thường.
II.- QUAN SÁT SUY LUẬN;
1.- Thân vô thường :
Có thân thể nào trẻ đẹp mãi mãi, mạnh khỏe mãi mãi ? Khoa học đã chứng minh trong thân thể ta các tế bào luôn luôn thay đổi, trong một phút không biết bao nhiêu tế bào mới phát sinh thay thế cho tế bào cũ hủy diệt, tế bào này già hơn tế bào trước ( tự suy nghiệm thân thể của mình, thân thể lúc già so với lúc còn trẻ)
Đức Phật lúc còn là Thái Tử đã than với Da Du Đà La : “Chúng ta sẽ già yếu xấu xa. Thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi! Mắt trong của em rồi sẽ mờ đục, môi đỏ của em rồi sẽ úa màu: Ta nghe trong ta, trong em, trong tất cả mọi người, mỗi ngày mỗi đổ vỡ dưới sức tàn phá của búa thời gian, tất cả những gì quý giá nhất của đời người... chúng ta ôm giữ một cách tuyệt vọng những bảo vật ở trong ta như ôm một cái bóng, như nắm bắt một làn hương" Trí tuệ thay!
Thân ta là Vô Thường thế mà con người muốn cung phụng cho cái thân này mà đã gây ra không biết bao nhiêu là tội ác ghê gờm ( Tần Thủy Hoàng ăn óc khỉ, chiến tranh trên thế giới )
2.- Tâm vô thường :
Tâm niệm chúng ta thay đổi trong từng phút, từng giây. Vui đó rồi buồn đó, thân đó rồi hờn giận đó ( ngay cả với vợ con chúng ta ).
Phút trước ta nhớ chuyện này, phút sau ta nghĩ đến chuyện khác. Tâm chúng ta sanh diệt trong từng sát na nhưng chính nó sinh diệt mau lẹ nên ta có cảm tưởng như không thay đổi gì ( giống như hình ảnh trên màn ảnh khi chiếu phim ) “ Ta phút trước khác ta phút này “ ( Xuân Diệu )
Cái tâm của ta hay nói gọn hơn là cái “ ta “ vô thường tạm bợ, giả tạo mà người đời cho là “ trung tâm điểm của vũ trụ “, bám víu vào nó, nhân danh nó mà ôm loam, vơ vét tài sản danh lợi dù có gây đau thương cho kẻ khác, dẫm đạp lên hạnh phúc của kẻ khác cũng mặc. Thật là si mê lầm lạc.
3.- Hoàn cảnh vô thường :
Như chúng ta đã thấy không phải chỉ có cái thân ta vô thường , tâm ta vô thường mà mọi vật đều vô thường . Quang cảnh sơn hà , địa hải cũng vô thường “ Thương hải tang điền” ( châu thổ sông Thái Bình , mũi Cà Mau ) “vật đổi sao dời” , “không ai giàu ba họ không ai khó ba đời” , “ lên voi xuống chó” … (thực tế chiến tranh vừa qua ) – một số mẫu chuyện đạo .
III. NGƯỜI PHẬT TỬ SỐNG NHƯ THẾ NÀO KHI HIỂU LÝ VÔ THƯỜNG :
1.- Quyết nghi :
Có người cho rằng : đạo Phật nói “vô thường” là vô tình gieo rắt quan niệm chán đời thối chí, vì mọi sự vật đều vô thường thì không nên làm gì cả , tất cả sẽ trở về với tro bụi .
Nhờ thuyết vô thường ta hiểu rõ thêm mặt trái của đời , cái hào nhoáng của vật chất là mồi nhữ ta vào đau khổ Con người có hiểu lý vô thường của sự vật mới khỏi bị trói buộc bởi lòng tham muốn của mình , mới khỏi bị mê lầm say đắm. Bởi chính “chấp thường còn không mất” mà con người bị đau khổ thì đức Phật lấy phương thuuốc “ Vô Thường “ để đối trị . Khi lành bệnh thì phải bồi dưỡng thêm bằng phương thuốc “Chơn Thường” vậy ta phải dùng phương thuốc này để trị bệnh ta đang mắc phải khi đã lành bệnh ta sẽ bốc thêm thang thuốc “ chơn thường” (nhưng cũng để hiểu qua phương thuốc ta có thể nhắc đến ví dụ ngài A Nan trả lời đức Phật khi đức Phật hỏi A Nan về tiếng chuông )
2.- Quan niệm của chúng ta :
Lý “Vô Thường” chi phối mọi sự vật từ thân ,tâm đến hoàn cảnh .
-Ta không bi quan chán nãn khi hiểu lý vô thường . nhưng ta không đắm đuối với cái ta này và cũng không đắm đuối với cái công danh , sự nghiệp tài sản của ta hiện có. Dùng thuốc “vô thường” để trị bênh “tham ái”, “mê mờ” nó làm cho chúng ta mãi mãi trôi lăn trong đau khổ. Diệt trừ được tham ái mê mờ chúng ta sẽ tiến đến sự an tịnh của tâm hồn.
- Bình tĩnh thản nhiên trước mọi thay đổi bất ngờ của sự vật khi hiểu lý vô thường ( kể cả sự chia ly hay vĩnh biệt những người thân thích ).
- Dám hy sinh tài sản tính mạng để làm việc nghĩa .
- Giã từ những thú vui tạm bợ để tìm đến thú vui chơn thật . Phật tánh sẽ thể hiện .
- Tinh tấn tiến tu.
C. KẾT LUẬN :
Tất cả mọi sự đều vô thường vậy thì tài sản của cải , danh vọng … và cả con người (bản thân ta , người thân thích của ta) có cái gì giữ được nghiêm trang mãi mãi đâu? Nhưng vì mê mờ chấp chước ta không thấy được điều đó , luôn luôn bám víu mọi cái cố giữ chặt lấy mọi cái nên khi nó phải theo định luật “vô thường” mà biến dịch đi, hủy hoại đi ta lại khổ đau vì nó .
Có hiểu lý “vô thường” con người mói có thể xả bỏ dần những tham đắm. Có xả bõ được tham đắm mới vơi bớt khổ đau .
II.VÔ NGÃ
A. MỞ ĐỀ:
Bát nhã tâm kinh : “Sắc tức thị Không , Không tức thị Sắc” Sắc ở đây là các uẩn là các pháp có nghĩa là : các pháp (vạn sự , vạn vật) thảy đều không : Không chính là các pháp ( là vạn sự vạn vật) . Chúng ta cũng thường nghe câu nói của Như Lai được truyền tụng “ Tất cả các pháp đều vô ngã” vậy vô ngã là thế nào ? Tại sao tất cả các pháp đều vô ngã. Qua bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ về lý vô ngã của Phật giáo.
B. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
I.ĐỊNH NGHĨA :
Vô ngã là không có ngã , không có một cái gì thật sự tự có , độc lập , chủ động , vĩnh viễn tồn tại .
II. QUAN SÁT , SUY LUẬN:
1.- Duyên sinh vô ngã:
Mọi sự vật đều do các nhân duyên hòa hợp mà thành chứ không có một cái gì tự nó thực có
Ví dụ : quyển vở do giấy kết hợp lại, bìa, kim đóng … chỉ nói riêng về giấy cũng có mặt cả cây rừng cả qúa trình tạo ra bột giấy, cả công người làm và nguyên liệu khác để có được tờ giấy. Cây viết do nhựa ( vỏ viết) , sắt ( ngòi viết) cao su ( ruột viết ) , công người làm nếu ta chỉ lấy riêng ngòi viết thì nó không phải là cây viết, nếu ta chỉ lấy riêng cái vỏ thì không gọi đó là cây viết.
… Nhưng tất cả các cái đó hợp lại mới gọi là cây viết. ( câu chuyện ông quan với cổ xe và người lái xe) .
Suy ra mọi sự vật đều như thế, ngay cả con người cũng thế đều do duyên sinh ngũ uẩn : sắc thọ tưởng , hành , thức. Sắc là thân thể, các giác quan , thọ là cảm giác , tưởng là khả năng hồi tưởng , trí nhớ hành là khả năng suy nghĩ , nhận thức, thức là tác dụng nhận thức, phân tích so sánh ( đẹp , xấu) .
2.-Vô ngã trên bình diện con người :
Xét riêng về con người, nếu thân này là thật có của ta thì ta phải làm chủ được nó , muốn sống , muốn chết do ta. Nhưng sự thật ta không làm chủ được gì cái bản thân ta, chỉ một luồng gió độc là kết thúc mạng sống . Một tai nạn thình lình có thể đưa vào bệnh viện , dù ta không muốn. Đang mạnh khỏ e tự nhiên lại ốm đau .
Vì trong tất cả các nhân duyên , một nhân hay một duyên nào đó thay đổi thì bản thân ta phải thay đổi theo . Và khi khuyết đi một nhân một duyên nào đó thì bản thân ta không còn nữa . Tâm ta cũng vậy ,tâm ta khởi lên ý niệm “đẹp”, “xấu”, “buồn” , “vui” … là do sự có mặt của năm uẩn và sự tác dụng của ngoại cảnh , nếu một trong năm uẩn vắng mặt hoặc không có ngoại cảnh tác dụng thì không thể nào có đẹp , xấu , vui , buồn (Nêu một số ví dụ ). Suy ra , những sự khổ , lạc đều thế .
3.- Không có gì tồn tại độc lập :
Năm uẩn thực ra cũng không phân chia ra được , sở dĩ tạm phân tích để dễ nhân , dể hiểu thôi . Cũng như nói : “ thân thể người ta chia ra làm ba phần” là chia ra như vậy để quan sát chứ làm sao tách riêng cái đầu ra khỏi thân mình được, làm sao lấy cái tay hoặc cái chân riêng ra ngoài con người ? Cũng vậy , năm uẩn không thể nào tồn tại độc lập từng uẩn một mà cái này phải nương vào cái kia ,cái kia phải nương tựa vào cái nọ , cái này có , cái kia có , cái này không , cái kia không ( nêu một số ví dụ).
Không một sự vật nào trong vũ trụ có tự tánh riêng biệt. Vậy có sự vật nào mà tự nó thật có không ?
III. CẦN HIỂU ĐÚNG VÔ NGÃ :
Có người chưa hiểu chu đáo nội dung vô nga,õ cho rằng : vô ngã tức là không có gì cả tức là trống không hủy diệt để rồi đâm ra bi quan , yếm thế . Vô ngã là không có một cái gì (kể cả con người ) là có tự thể riêng biệt , là thực có mà do nhiều kềt hợp mà thành . Nếu thiếu một nhân hay một duyên nào đó thì không còn nữa ( phải hiểu rõ chữ “Không" trong kinh Bát Nhã) .
Nếu hiểu được rốt ráo thì ta không thấy gì là “cái ta” và cũng không có gì là “của ta”.
“Con tôi , tài sản tôi
người ngu sinh ưu não
tự ta, ta không có
con đâu, tài sản đâu” (pháp cú)ù
Trở lại ví dụ tờ giấy ,thì không phải là không có tờ giấy . Tờ giấy vẫn là vật hiện hữ u trước mắt ta nhưng đạo Phật nói rằng không có tờ giấy , vì không có cái gì có tự tánh riêng biệt của nó là tờ giấy cả , mà nó do nhiều nhân nhiều duyên hợp lại mới thành tờ giấy . Vậy ngay hiện tại đã không có gì “là tờ giấy” rồi chứ không phải nói đến sau này ( vô thường ) . Vô thường là quan niệm về thời gian, vô ngã là quan niệm về không gian.
Tờ giấy tuy không có tự ngã riêng biệt nhưng lại đầy đủ pháp giới vạn hữu trong nó.
Nhìn vào tờ giấy này ta còn thấy mặt trời , vì nếu không có mặt trời chiếu lên thì không có loại thực vật nào mọc được cho nên nhìn tờ giấy này ta sẽ thấy ánh mặt trời chói lọi trong đó. Rồi ta còn thấy rừng cây xanh mướt, thấy những chiếc lá rụng mục đi để cây rừng tươi tốt , ta thấy những chất khoáng trong lòng đất mà rễ cây hút lên để nuôi cây . Rồi ta thấy ông tiều phu đốn cây để đem về làm bột giấy , thấy cả ba má của ông tiều phu ( vì không có ba má ông tiều phu thì làm gì có ông tiều phu) …
Tóm lại nhìn tờ giấy này bằng con mắt quán chiếu duyên sinh .. . ta thấy nó đầy đủ cả vũ trụ vạn hữu ( trái tim hiểu biết).
IV. ÁP DỤNG GIÁO LÝ VÔ NGÃ VÀO ĐỜI SỐNG :
1.- Đức Phật dạy giáo lý Vô Ngã là vừa nói lên Phật tánh các pháp . Ơû đó không có gì để được gọi là “ TÔI”, là “CỦA TÔI” lại vừa mong con người hiểu rõ Phật tánh ấy mà rời bỏ tư tưởng mê lầm chấp cố “TÔI” có thế mới rời bỏ “tham” , “sân” gốc của đau khổ để sống an vui hạnh phúc .
2.- Hiểu Vô Ngã con người mới thực sự bỏ ác làm thiện , làm thiện mà không chấp chước , làm thiện đối với mọi người vì hiểu rằng : Mọi người là mình , mình là mọi người.
3.- Tất cả thiện , ác, tốt, xấu đều xuất hiện theo nhân duyên tùy nhân duyên , nên có thể biến đổi xấu thành tốt , ác thành thiện , tu tập cải tạo lấy bản thân mình.
C.KẾT LUẬN :
Người Phật tử đã hiểu lý Vô Ngã , tập sống cuộc đời không cố chấp, không vị kỷ luôn luôn nghĩ đến hạnh phúc chung của toàn xã hội , của tất cả chúng sanh . Chúng ta phải hun đúc lòng tự tin , luôn luôn tinh tấn tu học , giảm đoạn tham, sân, si để đi đến giảm thoát.
III.- KHÔNG
Thông thường người ta hiểu “Không” là trái với “Có “, “Có” là quan niệm có sự vật hiện hữu của sự vật . “Không” là quan niệm phủ định sự vật là không có , là hư ảo , là giả huyển .
Vì quan niẹâm chữ “Không” của thế gian như vậy nên nhiều người đã ngộ nhận : Phập giáo quan niệm tất cả đều “Không” tức là Phật giáo đi vào con đường “Hư vô chủ nghĩa”
Cái “Không” như thế ; không phải là cái “Không” của Phật giáo. Chiếc xe kia có đó , sử dụng đựơc nó để đi chỗ này đến chỗ kia . Sao gọi là hư huyển ?
Qua bài Vô thừơng chúng ta đã thấy : không có sự vật nào là bất di bất dịch, tồn tại mãi mãi mà luôn biến đổi không ngừng .
Qua bài Vô ngã chúng ta đã nhận rõ thêm : mọi vật .mọi sự đều do nhân duyên hoà hợp mà thành , nếu một nhân hay một duyên thay đổi thì vật đó , sự đó cũng thay đổi. Không có một thực thể cố định . Vì vậy nên gọi là “ Không”
Nhưng đấy cũng chỉ mới là trên mặt hiẹân tượng .
Các bậc chứng ngộ , với trí Bát Nhã thì nhìn thấy cái “Không”rất không .
Ngài Đạo Hạnh đã phổ diễn qua mấy câu thơ tuyệt tác . Phan Kế Bính dịch Nôm :
“Có” thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Thử xem bóng nguyệt dòng sông
Ai hay không có, có không là gì ?
Cái “Không” ở đây chắc hẳn ø không phải là cái “Không” , cái “Có” đối đãi của thế gian . Lại cũng không phải là cái chân không khi nhà khoa học hút hết không khí trong bình cầu ra . “Không” không có nghĩa là trống rỗng (không có gì cả ) . Phải như “bóng nguyệt dòng sông” ta mới hiểu được cái “Không” của Phật giáo . Mặt hồ phẳng lặng , thật trong veo mới thấy được mặt trăng nguyên hình củ a nó dưới dòng sông được nếu nước hồ có trong mà mặt hồ hơi gợn tí sóng , xao động một chút thôi , cũng chẳng nhìn được mặt trăng nguyên vẹn dưới hồ .
Phải có cái tâm tĩnh lặng mới hiểu được chữ “Không” này
Mặt trăng đáy hồ là có hay không ? Và cả mặt trăng trên bầu trời xanh kia là không hay có ? An trú tâm rồi , bây giờ chúng ta quan sát đối tượng thì sẽ có được lời giải đáp .
"Tự tánh của “Không” là không nằm trên bình diện có, "Không" không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng , không có tướng sinh , không có tướng diệt và vượt thoát mọi tri kiến . Tại sao thế ? ví tự tánh của “Không” không có vị trí trong không gian , không có hình tướng, không thể khái niệm được , chưa bao giờ từng sinh khởi . Tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng , không phân biệt .Cái thấy ấy là cái thấy chân chính và xác thực . Qúy vị khất sĩ ! qúy vị nên biết rằng không những tự tánh của "Không" như thế mà các pháp cũng đều như thế" ( kinh pháp ấn Thi Hộ dịch từ Phạn ra hán . Nhất Hạnh dịch từ Hán ra Việt và chú giải )
Thiền sư Nhất Hạnh đã giải thích : "Không" ở đây , không phải khái niệm "Không" đối chiếu với khái niệm “Có” và là hai thực tại của vạn hữu , vượt thoát mọi khái niệm của nhận thức thông thường . Ta không thể đem cái nhận thức thông thường của ta ra mà hiểu "Không" bởi vì "Không" không nằm trên bình diện có , không , không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng , không có tướng sinh , không có tướng diệt và vượt thoát mọi tri kiến "Không" là tiếng gọi tự thân thực tại tri kiến của ta là cái khuôn khổ ý niệm không thể chứa đựng được tự thân thực tại , ta không thể sử dụng các khuôn khổ của vọng tưởng như : sinh và diệt, có và không , một và nhiều , trên và dưới v.v. . . Những khuôn khổ này không chứa đựng được tự thân thực tại , không nắm bắt được tự thân thực tại . Kinh văn rất rõ ràng :
Vì tự tánh của "Không" là không có vị trí trong không gian , không có hình tướng , không thể khái niệm được , chưa bao giờ từng sinh khởi , tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt. Vì không bị kẹt trong nhận thức khái niệm nên tự tánh của "Không" bao hàm được vạn pháp , ta không bị kẹt trong những khuôn khổ nắm bắt và vượt thoát ra được thế giới của khái niệm thì ta được cái thấy chân thật về tự thân thực tại , nghĩa là về "Không" , cái thấy này được gọi là cái thấy bình đẳng . Cái thấy hằng ngày bình thường của ta là cái thấy qua khuôn khổ ý niệm : ta thấy vạn vật là những thực tại riêng biệt : núi là núi , sông là sông , núi có ngoài sông , sông có ngoài núi , ta không phải là người kia , người kia không phải là ta …
Cái thấy ấy là cái thấy phân biệt , cắt xén thực tại từng mảnh vụn rời rạc có sinh , có diệt , có lớn có nhỏ , có trong có ngoài . Trong thế giới của tự thân thực tại , vạn vật không có thực tế riêng biệt , cái này nằm trong cái kia , cái này có mặt vì cái kia có mặt . Chỉ có cái thấy bình đẳng mới nhận thức được tự thân thực tại "Không" tức là thể tính bình đẳng không phân biệt của thực tại, Phật giáo đại thừa gọi thế giới đó là thế giới “Chân Như” (Bhùtathatà)
( giải thích của thiền sư Nhất Hạnh )
Thiền sư còn nhắc nhở chúng ta chú ý câu kinh “vì thoát ly mọi nắm bắt , cho nên nó ( tức là “tự tánh của Không” ) bao hàm được tất cả các pháp và an trúø nơi cái thấy bình đẳng không phân biêt : cái thấy ấy là cái thấy chân thực .
Để nhận được điểm đặc biệt ở đây là : “tự tánh của Không” được xem như vừa là đối tượng , vừa là chủ thể của nhận thức . Theo ngữ pháp thì chủ ngữ của động từ bao hàm là : “tự tánh của Không”. “tự tánh của Không”tức là đối tượng của nhận thức .Mà “tự tánh của không” cũng là chủ ngữ của động từ an trú (an trú nơi “cái thấy bình đẳng không phân biệt”) “cái thấy bình đẳng không phân biệt” là chủ thể của nhận thức . Vậy thì chủ thể của nhận thức và đối tượng nhận thức tương hệ nhau , không tách rời nhau.
Như vậy, theo một nhà khoa học vừa là học giả Phật giáo Uông Trí Biểu , đập vỡ cái chén để thấy được toàn là đất sứ , phân tích đất sứ để thấy toàn là hydro, oxy , silicat, nhôm … tiếp tục phân tích để thấy các nguyên tử các phân tử. Phân tích thêm nữa thì thấy chỉ còn là những điện tử và cuối cùng chuyển thành năng lượng . Rồi kết luận “ sắc tức thị không” như vậy cũng chỉ là giải thích trên cơ sở bước đầu vì cũng chỉ là giải thích một hiện tượng vật chất mà thôi . Dù sao, cách giải thích đó cũng giúp cho người mới nghiên cứu Phật giáo tiếp thu được một cách rất dễ dàng . Cây hoa hồng đẹp đẽ kia , có hay không ? có cây hoa hồng chỉ là cây hoa hồng ta đang chiêm ngưỡng đó không ? bây giờ chúng ta cũng không chỉ đứng trên góc độ “Vô Thường” , “Vô Ngã” để luận mà chúng ta phải quán sâu hơn về cái "Không" của đạo Phật đã phân tích ở trên .
Đã đành phải có giống cây hoa hồng , nhưng chắc chắn không có cây hoa hồng nếu không có đất , không có nước , không có bàn tay con người chăm sóc , không có không khí , không có ánh sáng v.v… và v.v… vậy cả vũ trụ trong cây hoa hồng (đương nhiên là có cả con người ) anh A có là anh A thực thể riêng biệt không ? trong vấn đề Vô Ngã, chúng ta đã thấy phải đủ nhân duyên hội họp mới có anh A . Bây giờ ta còn thấy rõ thêm : một anh A hiện hữu là phải có người nông dân (cung cấp lương thực) , người thợ dệt (cung cấp vải mặc) , người thợ nề ( xây nhà ở ) , có nước có không khí ,có ánh sáng v.v… Mà có người nông dân cần phải có người thợ rèn , còn phải có sắt để chế tạo công cụ ( lại phải có bò cày hay máy cày , ta phải có người kỹ sư chế tạo máy , cứ thế mà suy ra … ) không thể có một anh A thực thể riêng biệt mà cả vũ trụ hiện diện trong anh A . Và như vậy, trong anh A có cả anh , có cả tôi . Vậy thì làm gì có cái thực thể riêng biệt , làm gì có núi là núi, có sông là sông , có anh là anh , có tôi là tôi ! Mà trong núi có cả sông, trong sông có cả núi, trong tôi đã có anh, trong anh có cả tôi có cả mọi người có cả vũ trụ.
Cái "Không" trong Phật giáo là cái "Không" như thế đó. Chứ "Không" này, không thể đo lường bằng ý niệm của con người vì bằng ý niệm thì thực tại đâu còn giữ được nguyên hình của thực tại nữa, nó đã bị ý thức hóa mất rồi , đã bị thay hình đổi dạng qua nhận thức chủ quan của ta . Phải nhìn qua thiền quán thì chúng ta mới khỏi nhận định lệch lạc về chữ "Không" của đạo Phật .
Là một Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử khi hiểu lý Vô Thường, Vô Ngã ta cần hiểu lẽ không (chân như). Có được như vậy ta mới phá vỡ được những nhận thức mê lầm về thực tại và giúp ta không còn khiếp sợ trước sự khổ đau của cái có, cái không, cái được , cái mất trong cuộc đời .Chúng ta lăn vào trong biến động của cuộc đời mà tâm hồn vẫn an nhiên tự tại .
TAM PHÁP ẤN HAY NHẤT PHÁP ẤN
Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng : Vô Thường – Vô Ngã – Không là giáo lý căn bản của đạo Phật . Bất kỳ thuyết lý nào mệnh danh của đạo Phật mà không bao hàm tính chất đặc trưng ấy thì chắc chắn không phải giáo lý đạo Phật . Cho nên xem nó là ba dấu ấn để xác nhận giáo lý của đạo Phật ( tam pháp ấn)
Nhưng cũng có những vị cho rằng ba sắc thái đặc biệt của Phật giáo gọi là ba pháp ấn đó là : VÔ THƯỜNG – VÔ NGÃ – KHỔ . Các pháp do duyên sinh , không tự có nên Vô Ngã . Vì do các điều kiện sinh nên biến dịch vô thường theo sự biến dịch các duyên. Vì vô thường biến dịch ,đoạn diệt nên đem lại khổ đau đối với chúng hữu tình .
Vậy thì “khổ đau” là vì mê chấp , vọng tưởng , không thấy được “Vô Thường”, “Vô Ngã” chứ khổ đau đâu phải là một sắc thái đặc biệt của Phật giáo ?.
Nói cho rốt ráo “Vô Thường” , “Vô Ngã”, “Không” có tương hệ mật thiết (qua ba bài trên chúng ta đã nhận được điều này) vô thường cũng dẫn đến "Không" vô ngã cũng dẫn đến "Không" cũng là cái "Không" của Phật giáo , nhưng đó cũng chỉ là trên mặt khảo sát hiện tượng . Cái "Không" Phật giáo đề cập đến sau cùng vượt lên trên khảo sát hiện tượng và vượt ra ngoài ý niệm con người ( như đã bàn đến trong bài KHÔNG ).
Vậy thì giáo lý nào được biểu lộ được nét đặc thù đó thì chắc chắn đó là giáo lý đạo Phật cho nên có thể nói chỉ có một pháp ấn ( nhất pháp ấn ) đó là "KHÔNG" .
Ngày xưa qúy ngài thường nói cửa Phậ t là " Cửa Không" cũng do ý nghĩa đó . Nếu không có cái "Không" ấy thì không phải là cửa Phật.
Trong kinh Pháp Aán ( thuộc về A hàm , kinh số 104 của Đại Tạng tân tu ) , kinh này thuộc về thể tài vô vấn tự thuyết (phần lớn các kinh do có người hỏi mà Phật thuyết ), sau khi đức Phật thuyết về “tự tánh của Không” , ngài dạy : “qúy vị khất sĩ qúy vị nên biết rằng : Không những “tự tánh của Không” như thế mà các pháp cũng đều như thế . Đó gọi là “Pháp Aán” .như vậy Phật cũng chỉ nói một pháp ấn là "KHÔNG". Nhưng cái "KHÔNG" ấy có ba cửa đi vào giải thoát ( tam giải thoát môn ) . Đó là "Không", “Vô Tướng”, “Vô Tác”. ( chúng ta sẽ có dịp bàn kỹ về “tam giải thoát môn” trong một bài giáo lý khác).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT. |
|
No comments:
Post a Comment