Triết lý và thực tiễn của Pháp môn Tịnh Độ.
B. Thực tiễn
Ấn Quang đại sư có nói: “Pháp môn niệm Phật là pháp bối trần hiệp giác, phản bổn quy nguyên, là diệu pháp tối thực tiễn”.
1. Thực tiễn là có Tín, Nguyện và Hạnh. Người niệm Phật chỉ nương vào ba món tư lương đó, không nên tu thêm bất kỳ pháp môn nào nữa.
2. Người niệm Phật nên có Tín, Nguyện, quyết tâm xả ly thân thể và cõi Ta-bà đầy ô trược, nguyện vãng sinh Tịnh độ thành Phật độ chúng sinh, cùng thoát ly biển khổ sinh tử.
3. Người niệm Phật cần phải nghiêm trì Ngũ giới, trì trai mà niệm Phật.
4. Ngũ vị tân không được dùng, là người Phật tử phải biết điều ấy. Lại không được hút thuốc vì khi hút, làm cho thân khẩu trở nên hôi hám, không thích hợp với việc niệm Phật thanh tịnh.
5. Người niệm Phật phải giữ giới dâm, thường quán thân bất tịnh. Trong Thập Nghị Luận của Đại sư Trí Giả có nói rõ điều đó.
6. Nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác của giới vọng ngôn cũng nên tuân giữ.
7. Bình thường, tất cả các loại rượu không được uống. Không được mua bán rượu, ngay cả rượu thuốc cũng không nên uống.
8. Khi xem kinh, đọc sách, không được nằm.
9. Nếu nhà cửa quá chật hẹp không thể đặt bàn thờ để lễ bái, nên hướng về phía Tây mà lễ lạy. Phàm khi tôn trí bàn thờ Phật, nên đặt giữa nhà, không nên đặt những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng, hoặc nơi để tạp vật. Trong phòng ngủ không được tôn thờ hình ảnh Phật, Bồ-tát. Tượng ảnh để thờ, nên lấy Tam Thánh, hoặc Phật Bổn sư. Ngoài ra, không được thờ các hình tượng tạp nhạp khác.
10. Người sơ cơ niệm Phật, nên đọc ba kinh Tịnh độ (kinh Di-đà, Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh). Có thể tham khảo thêm các loại sách luận liên quan Tịnh độ, như: Văn Sao Tập của Ấn Quang đại sư, sách Tịnh Độ Thánh Hiền, Tịnh Độ Thập Nghi… Tiến thêm một bước, có thể đọc thêm các kinh Lăng-nghiêm, chương Đại Thế Chí Bồ-tát Niệm Phật Viên Thông, Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm. Ngoài ra, dù có nghe ai nói kinh này hay, chú kia tốt cũng không bỏ pháp niệm Phật mà tin theo Tà kiến, ngoại trừ các kinh chú do chính kim khẩu Phật nói.
11. Người niệm Phật nếu công việc quá bận rộn, nên áp dụng phương pháp Thập niệm. Phải định cho mình thời khóa tu tập rõ ràng. Ngoài ra, trong các oai nghi nên tùy duyên mà niệm Phật, nhớ lúc nào nên phát khởi niệm lúc đó. Dù sao, có tâm chí thành nhớ Phật, niệm Phật, cầu vãng sinh vẫn tốt hơn những người không có niệm. Đối với người nhàn rỗi, có thể tăng cường thời khóa. Trong các oai nghi, nên luôn dụng công niệm Phật, mặc niệm cho nối tiếp nhau không để gián đoạn.
12. Người niệm Phật, bình thường có làm được phước điền gì nên thành tâm hồi hướng vãng sinh Tây Phương. Không nên cầu hưởng phước báo nhân thiên mà chướng ngại cho việc vãng sinh.
13. Người niệm Phật có Phật gia hộ, đó là một thuận duyên rất lớn. Thế nhưng, do nghiệp lực quá nặng, trong quá trình dụng công niệm Phật tâm khó chuyên nhất, hành giả nên chí tâm sám hối, tu tập thêm các phước lành như bố thí, cúng dường, phóng sinh, ấn tống kinh sách thì nghiệp lực có thể tiêu trừ đôi phần, công phu niệm Phật có thể được chuyên nhất hơn.
14. Người niệm Phật trong khi niệm, nên suy tưởng như mình đang lâm chung, chuẩn bị đọa địa ngục thì tâm không khẩn thiết cũng trở nên khẩn thiết (lời của Vĩnh Gia đại sư).
15. Người niệm Phật không nên chuyên chú sự tướng bên ngoài (tức là chuyên lo chưng diện bề ngoài, mua danh, cầu lợi) mà còn phải lo việc dứt trừ các sự tướng trong nội tâm (Ấn Quang đại sư).
15. Người niệm Phật không nên chuyên chú sự tướng bên ngoài (tức là chuyên lo chưng diện bề ngoài, mua danh, cầu lợi) mà còn phải lo việc dứt trừ các sự tướng trong nội tâm (Ấn Quang đại sư).
16. Khi niệm Phật, nếu như thường xuyên lâm vào cảnh hôn trầm, buồn ngủ, đó không phải là do sức yếu, mà chính là do nghiệp chướng khiến xui ngăn cản, nên khẩn thiết chí thành mà niệm Phật. Nếu niệm không ra câu, ra tiếng được, thì phải thường nhớ tưởng đến Phật. Khi nào thấy có thể niệm được nên ứng thanh mà niệm (niệm ra tiếng). Như thế lâu ngày, nghiệp sẽ tiêu trừ (Ấn Quang đại sư).
17. Người niệm Phật phải giữ sao cho “tâm niệm” cùng với “hành vi” luôn luôn thuận hòa, hiền hậu, mới có thể thành tựu được công đức, phước lành. Nếu chẳng như thế, mà lại còn kiêm tu thêm gian xảo, thâm hiểm, ác độc… thì cũng như chót núi đá trơ vơ, mưa bao nhiêu cũng không có đọng lại chút nước nào, cây cỏ cũng không sao sinh trưởng lên nổi (Ấn Quang đại sư).
18. Người niệm Phật phải có tin sâu, nguyện phải cho thiết tha. Mỗi ngày, ít nhất tự tâm phát nguyện vãng sinh ba lần, phải tha thiết có tâm cầu liễu sinh thoát tử. Có như thế mới thành tựu việc vãng sinh Tịnh độ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.25/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment