Tuesday, 18 June 2013

Người xưa nói: “Một niệm lành, niệm mãi trong tâm, tâm sẽ trọn lành“. Niệm lành mà còn vậy, huống chi hằng ngày tâm hành giả tu Tịnh Độ, luôn duyên vào A Di Đà Phật..Nên Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Tâm làm Phật, Tâm là Phật“ là ý này đây. Liên Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư nói: “Mỗi tiếng niệm Phật của mình, tiếng nào mình cũng đã là Phật rồi“. Tâm đã là phật, thì còn tìm phật ở đâu nữa?…..
Công đức xưng danh thật bất khả tư nghì, hàng phàm phu tội chướng, phạm tội ngũ nghịch còn mong cứu độ mà niệm phật vãng sanh, khen cho chúng ta trong vòng sanh tử mà bỏ pháp này thì biết nương vào đâu?? Kinh Niết Bàn nói: “Một tiếng niệm Phật phân làm mười sáu phần công đức. Nếu có một người bố thí cho chúng sanh khắp cả một thế giới trải qua ba tháng nhưng chỉ đem một phần trong mười sáu phần công đức của một tiếng niệm Phật thì cũng hơn công đức người bố thí kia“.
…………..
Chư tổ dạy: “Tâm vô nhị dụng“. Nghĩa là tâm không thể làm hai việc cùng một lúc. Khi tâm lo nghĩ một việc nào khác thì tâm không thể niệm Phật được.
Kinh Pháp Cú dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình“.
Theo Duy Thức học: “Ý thức công vi thủ, tội vi khôi“. Nghĩa là về công ý thức đứng đầu, về tội thì ý thức cũng đứng đầu. Làm ác do ý thức, làm thiện cũng do ý thức. Thí dụ: ý thức muốn đánh, muốn đá thì tay mới đánh, chân mới đá. Ý thức muốn chửi mắng, miệng mới chửi mắng v.v… Sa địa ngục do ý thức lôi kéo. Vãng sanh Cực Lạc cũng do ý thức đưa đẩy. Làm ma hay làm Phật đều do ý thức làm.
Bằng những lý lẽ trên. Với ý trì ta bắt ý thức phải niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc để thành Phật, thật đúng là diệu pháp. Khi ý thức niệm Phật thì, như đã nói ở trên, ý thức không còn làm được việc gì khác, bặt vọng niệm, vọng tưởng, mà câu Phật hiệu luôn hiện tiền.
Trong suốt thời gian ý trì không có vọng niệm vọng tưởng, đúng là tu chỉ của Thiền. Lại lắng nghe rành rẽ rõ ràng danh hiệu Phật đó là tu quán của Thiền. Như vậy ý trì không khác chỉ quán song tu của Thiền.
Cách tập ý trì:
Cách thứ nhứt:
- Bước 1: dùng máy (cassette hay chip) hát niệm Phật A Di Đà (6 chữ hay 4 chữ tùy ý thích), hành giả tịnh tọa, lắng lòng nghe (nhĩ căn = lỗ tai), dùng ý thức nghĩ, ghi nhận, đưa vào tâm từng chữ, từng câu rành rẽ, rõ ràng theo đúng nhịp điệu hát của máy. Đừng để bị xen tạp và gián đoạn.
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày tự nhiên thuần thục.
Nhớ: khi tập cách này phải xả, bỏ quên, không quan tâm đến cách niệm trước đây.
Cách này quá dễ, ai ai cũng thực hành được, nhưng có khuyết điểm là tâm còn phan duyên theo tiếng bên ngoài, gọi là hướng ngoại.
- Bước 2: Không dùng máy nữa, mà dùng bốn hay sáu ngón tay để nhịp.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, dùng ngón tay nhịp, dùng ý thức để nghĩ, niệm từng chữ, một cách rành rẽ, rõ ràng, theo từng nhịp của ngón tay.
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày tự nhiên thuần thục.
- Bước 3: không dùng máy và ngón tay.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, tự nghĩ và tự niệm rành rẽ, rõ ràng từng chữ, từng câu thánh hiệu A Di Đà.
Lúc đầu biết tâm mình đang niệm Phật A Di Đà, chứ chưa nghe tiếng. Quen dần, thuần thục sẽ nghe rành rẽ, rõ ràng, từng tiếng (từng chữ), từng câu thánh hiệu A Di Đà.
Cái nghe này là nghe bằng tánh nghe (không phải bằng nhĩ căn, lỗ tai). Tình trạng nầy gọi là “Phản văn, văn Phật hiệu“.
Người mới (sơ cơ) ý trì chỉ năm hoặc mười phút là mệt, niệm không được nữa, thì thay đổi niệm bằng miệng (Kim cang trì hay mặc trì là niệm thầm, hay niệm ra tiếng) thời gian ngắn (5,10 phút) rồi lại tiếp tục niệm bằng ý (ý trì) luân phiên thay đổi như thế nhiều lần, lâu ngày ý trì sẽ thuần thục (hoàn toàn niệm bằng ý).
Cách thứ hai:
- Bước 1: Viết bốn chữ hay sáu chữ Thánh Hiệu A Di Đà lên bảng viết hay lên giấy.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, mắt nhìn Thánh hiệu A Di Đà (4 hay 6 chữ) thay vì đọc bằng miệng thì đọc bằng ý (ý thức).
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày thì tự nhiên thuần thục.
- Bước 2: Không dùng mắt nhìn tấm bảng hay giấy có viết Thánh Hiệu A Di Đà nữa.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, tự nghĩ và tự niệm y như bước ba nói ở cách thứ nhứt.
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày tự nhiên thuần thục.
Nói rõ hơn, khi dùng ý nghĩ từng tiếng, từng chữ, từng câu Thánh hiệu A Di Đà, là gieo (huân tập) hạt giống (chủng tử) Phật vào Tạng thức. Huân trưởng lâu ngày chày tháng, hạt giống vô lậu sẽ lớn mạnh dần dần, và khởi hiện hành qua nhiều trạng thái, từ thấp đến cao như sau:
- Giúp ta nhớ niệm Phật nhiều hơn.
- Giúp ta nghe thành tiếng (bằng tánh nghe)
- Thay vì ý thức mà Tạng thức tự niệm (nhập tâm).
Ưu điểm: không hao hơi, tổn khí, đúng như pháp, dứt trừ được vọng niệm, vọng tưởng, mau nhập tâm, đạt Bất niệm Tự niệm.
Khuyết điểm: khó thực hành.
Kinh nghiệm cho thấy, khi thực sự buông xả được vạn duyên, ý trì được sáu mươi (60) phút liên tục không gián đoạn, mỗi ngày hai lần, một tuần lễ sau là hoàn toàn có khả năng sẽ được nhập tâm.
Trích Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Ðảm Vãng Sanh
Đại đức Thích Minh Tuệ
Tu Viện Tịnh Luật – Waller, Texas – USA

Download trọn bộ sách
Nghe Niệm Phật Ðạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Ðảm Vãng Sanh qua giọng đọc Quảng Âm:











Người xưa nói: “Một niệm lành, niệm mãi trong tâm, tâm sẽ trọn lành“. Niệm lành mà còn vậy, huống chi hằng ngày tâm hành giả tu Tịnh Độ, luôn duyên vào A Di Đà Phật..Nên Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Tâm làm Phật, Tâm là Phật“ là ý này đây. Liên Tông Cửu Tổ Ngẫu Ích đại sư nói: “Mỗi tiếng niệm Phật của mình, tiếng nào mình cũng đã là Phật rồi“. Tâm đã là phật, thì còn tìm phật ở đâu nữa?…..
Công đức xưng danh thật bất khả tư nghì, hàng phàm phu tội chướng, phạm tội ngũ nghịch còn mong cứu độ mà niệm phật vãng sanh, khen cho chúng ta trong vòng sanh tử mà bỏ pháp này thì biết nương vào đâu?? Kinh Niết Bàn nói: “Một tiếng niệm Phật phân làm mười sáu phần công đức. Nếu có một người bố thí cho chúng sanh khắp cả một thế giới trải qua ba tháng nhưng chỉ đem một phần trong mười sáu phần công đức của một tiếng niệm Phật thì cũng hơn công đức người bố thí kia“.
…………..
Chư tổ dạy: “Tâm vô nhị dụng“. Nghĩa là tâm không thể làm hai việc cùng một lúc. Khi tâm lo nghĩ một việc nào khác thì tâm không thể niệm Phật được.
Kinh Pháp Cú dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe. Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình“.
Theo Duy Thức học: “Ý thức công vi thủ, tội vi khôi“. Nghĩa là về công ý thức đứng đầu, về tội thì ý thức cũng đứng đầu. Làm ác do ý thức, làm thiện cũng do ý thức. Thí dụ: ý thức muốn đánh, muốn đá thì tay mới đánh, chân mới đá. Ý thức muốn chửi mắng, miệng mới chửi mắng v.v… Sa địa ngục do ý thức lôi kéo. Vãng sanh Cực Lạc cũng do ý thức đưa đẩy. Làm ma hay làm Phật đều do ý thức làm.
Bằng những lý lẽ trên. Với ý trì ta bắt ý thức phải niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc để thành Phật, thật đúng là diệu pháp. Khi ý thức niệm Phật thì, như đã nói ở trên, ý thức không còn làm được việc gì khác, bặt vọng niệm, vọng tưởng, mà câu Phật hiệu luôn hiện tiền.
Trong suốt thời gian ý trì không có vọng niệm vọng tưởng, đúng là tu chỉ của Thiền. Lại lắng nghe rành rẽ rõ ràng danh hiệu Phật đó là tu quán của Thiền. Như vậy ý trì không khác chỉ quán song tu của Thiền.
Cách tập ý trì:
Cách thứ nhứt:
- Bước 1: dùng máy (cassette hay chip) hát niệm Phật A Di Đà (6 chữ hay 4 chữ tùy ý thích), hành giả tịnh tọa, lắng lòng nghe (nhĩ căn = lỗ tai), dùng ý thức nghĩ, ghi nhận, đưa vào tâm từng chữ, từng câu rành rẽ, rõ ràng theo đúng nhịp điệu hát của máy. Đừng để bị xen tạp và gián đoạn.
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày tự nhiên thuần thục.
Nhớ: khi tập cách này phải xả, bỏ quên, không quan tâm đến cách niệm trước đây.
Cách này quá dễ, ai ai cũng thực hành được, nhưng có khuyết điểm là tâm còn phan duyên theo tiếng bên ngoài, gọi là hướng ngoại.
- Bước 2: Không dùng máy nữa, mà dùng bốn hay sáu ngón tay để nhịp.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, dùng ngón tay nhịp, dùng ý thức để nghĩ, niệm từng chữ, một cách rành rẽ, rõ ràng, theo từng nhịp của ngón tay.
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày tự nhiên thuần thục.
- Bước 3: không dùng máy và ngón tay.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, tự nghĩ và tự niệm rành rẽ, rõ ràng từng chữ, từng câu thánh hiệu A Di Đà.
Lúc đầu biết tâm mình đang niệm Phật A Di Đà, chứ chưa nghe tiếng. Quen dần, thuần thục sẽ nghe rành rẽ, rõ ràng, từng tiếng (từng chữ), từng câu thánh hiệu A Di Đà.
Cái nghe này là nghe bằng tánh nghe (không phải bằng nhĩ căn, lỗ tai). Tình trạng nầy gọi là “Phản văn, văn Phật hiệu“.
Người mới (sơ cơ) ý trì chỉ năm hoặc mười phút là mệt, niệm không được nữa, thì thay đổi niệm bằng miệng (Kim cang trì hay mặc trì là niệm thầm, hay niệm ra tiếng) thời gian ngắn (5,10 phút) rồi lại tiếp tục niệm bằng ý (ý trì) luân phiên thay đổi như thế nhiều lần, lâu ngày ý trì sẽ thuần thục (hoàn toàn niệm bằng ý).
Cách thứ hai:
- Bước 1: Viết bốn chữ hay sáu chữ Thánh Hiệu A Di Đà lên bảng viết hay lên giấy.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, mắt nhìn Thánh hiệu A Di Đà (4 hay 6 chữ) thay vì đọc bằng miệng thì đọc bằng ý (ý thức).
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày thì tự nhiên thuần thục.
- Bước 2: Không dùng mắt nhìn tấm bảng hay giấy có viết Thánh Hiệu A Di Đà nữa.
Hành giả tịnh tọa, lắng lòng, tự nghĩ và tự niệm y như bước ba nói ở cách thứ nhứt.
Thực tập vài tiếng đồng hồ hoặc vài ba ngày tự nhiên thuần thục.
Nói rõ hơn, khi dùng ý nghĩ từng tiếng, từng chữ, từng câu Thánh hiệu A Di Đà, là gieo (huân tập) hạt giống (chủng tử) Phật vào Tạng thức. Huân trưởng lâu ngày chày tháng, hạt giống vô lậu sẽ lớn mạnh dần dần, và khởi hiện hành qua nhiều trạng thái, từ thấp đến cao như sau:
- Giúp ta nhớ niệm Phật nhiều hơn.
- Giúp ta nghe thành tiếng (bằng tánh nghe)
- Thay vì ý thức mà Tạng thức tự niệm (nhập tâm).
Ưu điểm: không hao hơi, tổn khí, đúng như pháp, dứt trừ được vọng niệm, vọng tưởng, mau nhập tâm, đạt Bất niệm Tự niệm.
Khuyết điểm: khó thực hành.
Kinh nghiệm cho thấy, khi thực sự buông xả được vạn duyên, ý trì được sáu mươi (60) phút liên tục không gián đoạn, mỗi ngày hai lần, một tuần lễ sau là hoàn toàn có khả năng sẽ được nhập tâm.
Trích Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Ðảm Vãng Sanh
Đại đức Thích Minh Tuệ
Tu Viện Tịnh Luật – Waller, Texas – USA

Download trọn bộ sách
Nghe Niệm Phật Ðạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Ðảm Vãng Sanh qua giọng đọc Quảng Âm:HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.(  LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.19/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment