Ðệ Thất Thức Tụng (Mạt Na)
Ðối Chất Hữu Phú Thông Tình Bổn
Tùy Duyên Chấp Ngã Lượng Vi Phi
Bát Ðại Biến Hành Biệt Cảnh Tuệ
Tham Si Ngã Kiến Mạn Tương Tùy
Ý nghĩa rằng: Ðệ thất Mạt na thức là thức trừu tượng. Nhận biết Mạt na thức chỉ dựa trên ý niệm và công năng chấp ngã. Tự thân Mạt na thức chính là công năng chấp ngã ấy. Thế cho nên, cảnh của Mạt na cũng chỉ là cảnh của "ý niệm", của một bóng dáng "mang theo", của một "chất" mà "chất" ấy cũng là chất "ấn tượng" của ý niệm. Vì vậy, gọi cảnh ấy là "đới chất" cảnh.
Ðệ thất Mạt na thức vốn trừu tượng, duyên lấy "kiến phần" của A lại da thức cũng trừu tượng, nảy sinh ý niệm chấp ngã trừu tượng, cho nên gọi là "thông tình bổn". Do đó, ba cảnh, đệ thất thức duyên đới chất cành. Ba tánh, nó thuộc tánh hữu phú vô ký bởi tính chấp ngã ấy.
Ðối với ba lượng, đệ thất thức phi lượng, dù nó chấp ngã bên con người hữu tình hay bên sự vật vô tình, tất cả đều là chấp sai lầm: phi!
Nó tương ứng với năm tâm sở "biến hành", tám món đại tùy phiền não là: Ðiệu cử, hôn trầm v.v... và một "cô Tuệ" trong loại tâm sở "biệt cảnh".
Ðệ thất thức luôn luôn sẵn có tính nhiễm ô, bởi bản chất "hữu phú vô ký" của nó. Cho nên, đệ thất thức xuất đầu lộ diện khi nào: ngã tham, ngã si, ngã mạn, ngã kiến, ngã ái xuất hiện. Nói ngược lại: ngã tham, ngã si, ngã mạn, ngã kiến, ngã ái chính là Ðệ thất thức thể hiện nguyên hình, mà không sao tách chúng rời ra.
Hằng Thẩm Tư Lương Ngã Tướng Tùy
Hữu Tình Nhật Dạ Trấn Hôn Mê
Tứ Hoặc Bát Ðại Tương Ưng Khởi
Lục Chuyển Hô Vi Nhiễm Tịnh Y
Ý nghĩa rằng: Như trên ta đã biết, đệ thất thức tức là Ngã tướng, ý niệm Chấp ngã tướng tức là đệ thất thức, cho nên nó "Tư lương ngã tướng", có hai đặc tính: Hằng và Thẩm. Ngày nào một hữu tình chúng sinh còn sinh sống, ngày nào một vô tình chúng sinh còn hiện hữu thì thường trực có sự hiện hữu của thức Mạt na. Vì vậy, nó có đặc tính Hằng. Ðã là Chấp ngã thì lúc nào cũng "có ý" tồn sinh "muốn" duy trì sự hiện hữu của mình. Do đó, nó có đặc tính thẩm. Tuy nhiên, nó chỉ hằng, thẩm, tư lương trong phạm vi ngã tướng mà thôi. Nó không có một chức năng nào khác.
Do vậy, Mạt na thức chỉ là khối u mê to lớn đè nặng trấn áp tâm tánh chúng hữu tình. Nó khiến hữu tình mất đi tính sáng suốt, khó mà nhận thức được chân lý.
Mạt na thường tương ứng với bốn thứ chấp sai lầm: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái cùng với tám món đại tùy phiền não trong những lúc nó hiện hành.
Do vậy, đối với tiền lục thức nó là chỗ chứa chấp, chỗ tích lũy tịnh pháp thì ít mà nhiễm ô thì nhiều.
Cực Hỉ Tâm Sơ Bình Ðẳng Tính
Vô Công Dụng Hạnh Ngã Hằng Tồi
Như Lai Hiện Khởi Tha Thọ Dụng
Thập Ðịa Bồ Tát Sơ Bị Cơ
Ý nghĩa rằng: Trên bước đường tu tập, Bồ tát bước sang đệ nhị A tăng kỳ kiếp, ở vào sơ tâm Hoan hỉ địa thì chế ngự ý niệm Chấp ngã, chuyển Mạt na thức thành trí Bình đẳng tính, nhìn hiện tượng sự vật với cái thấy Nhất chân bình đẳng.
Ðến đệ bát Bất Ðộng địa, ý niệm Chấp ngã hoàn toàn trong sáng mà không còn phải dụng tâm lưu ý diệt trừ: "Vô công dụng hạnh ngã hằng tồi"!
Xưa kia, ở nơi nhân chấp ngã, ích kỷ, bảo thủ bao nhiêu, khi chuyển hóa cải tạo, bồi dưỡng, xây dựng được nó, thì nó trở thành trí Bình đẳng, thành Tha thọ dụng thân của một vị Như Lai Phật
... Và Thân thọ dụng đó trở thành đấng bổn sư của hàng thập địa bồ tát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment