Sunday 25 August 2013

Chứng ngộ.
 
            Tiến trình tu đạo có nhiều cách phân đoạn, cách thường hay dẫn chứng vừa đầy đủ vừa dễ nhớ để thực hiện là cách chia làm bốn giai đoạn Tín-Giải-Hành-Chứng, nói đầy đủ là KHỞI TÍN, LÝ GIẢI, HÀNH TRÌ và CHỨNG NGỘ.
-          KHỞI TÍN là bắt đầu phát sanh có niềm TIN tạo nên năng lực vận hành gọi là Tín Lực, đóng vai chuyển hóa Tâm thức hành giả tức chuyển nghiệp người tu từ Tà sang Chánh, từ Vọng động sang Thanh tịnh, từ Vị kỷ sang Vị tha.
-          LÝ GIẢI là cắt nghĩa làm cho sáng tỏ niềm TIN, chỉ rõ sự thật nên theo là chánh đáng gọi là Chánh Tín, tránh sự mê lầm lạc vào Mê Tín của Tà Ðạo Ma Giáo.


-          HÀNH TRÌ là thực hiện liên tục, nắm chắc vững vàng Chánh Tín nhằm đạt tới kết quả cụ thể, không buông bỏ khi chưa tới mục tiêu.


-          CHỨNG NGỘ là đạt tới kết quả thực hiện hữu ích, đó là bằng cớ của Chánh Ðạo, giá trị thực dụng của pháp môn hành trì.
 
Giai đoạn chót cùng Chứng Ngộ đóng vai trò quyết định giá trị thực tế toàn bộ tiến trình tu Ðạo. Chỉ một sai lầm ở giai đoạn này cũng đủ làm uổng phí công phu tu tập ở cả ba giai đoạn trước: Một người leo thang có nhiều bậc. Khi lên đến bậc thang áp chót một cách an toàn chỉ còn một bậc cuối cùng là hoàn tất, nếu bước hụt bị té xuống đất coi như chưa leo lên được bậc nào. Ví dụ điển hình này cho thấy Chứng Ngộ quyết định tối hậu trong việc tu tập hành Ðạo. Trường hợp bước hụt bậc thang cuối cùng bị té xuống đất, người bị té còn nhận lấy thương tích thiệt hại nữa, nói cụ thể là hành giả lạc vào con đường Tà Ma coi Không tưởng, Loạn tưởng là Tịch Diệt hay Nhập thế cứu đời. Trở ngại tai hại này Phật học gọi là Ma chướng, nôm na có thành ngữ Ma đưa lối, Quỷ đưa đường.
 
1-      Liễu nghĩa sự Chứng Ngộ.
Ðây là tiếng ghép đôi gồm có hai tiếng đơn, mỗi tiếng đơn góp một phần liễu nghĩa diễn ý toàn thể và trọn vẹn của tiếng ghép đôi. Người thiện học cần hiểu ý nghĩa từng phần và tác dụng của sự ghép đôi nghĩa là sự liên hệ hỗ tương giữa hai tiếng đơn ghép lại. Chỉ cần thay đổi một tiếng đơn nội dung tiếng ghép đôi mới sẽ khác nội dung tiếng ghép đôi cũ.


- CHỨNG: Vừa là danh tự có nghĩa là Bằng cơù như tiếng ghép đôi Bằng chứng, vừa là động từ có nghĩa là Xác nhận như tiếng ghép đôi Chứng nhận. Bằng cớ có nội dung một sự kiện, một hiện tượng biểu lộ cho mọi người nhận thấy. Quán sâu hơn, nội dung này gồm có hai phần: phần Sở Chứng là đối thể tức sự kiện diễn tiến hay hiện tượng hiển lộ ra một cách khách quan và phần Năng Chứng là chủ thể đóng vai trò quan sát nhận thức một cách chủ quan. Chỉ cần thiếu một trong hai phần vừa kể thì Bằng cớ coi như không có.


Tại sao lại coi như không có mà không xác quyết là Không hay Có? Câu hỏi có phần tế nhị và câu trả lời dẫn giải cụ thể như sau:


Trường hợp không có Sở Chứng, Bằng cớ không hiện hữu trong thực tế, sự kiện không hề xẩy ra, dù có sự quan sát kỹ lưỡng đến đâu cũng không thâu thập được gì. Ðây là trường hợp Không cho nên Không, không có đối thể nên chủ thể dù có xác nhận cũng xác nhận là Không, Phật học gọi là Thực Chứng Chân Không hay Thực Chứng Nguyên Không.


Trường hợp có Sở chứng, Bằng cớ có xuất hiện, sự kiện có xẩy ra nhưng không có Năng chứng, không có sự quan sát nhận thức một cách chính xác và đầy đủ, nghĩa là hoặc không có hẳn hoặc có nhưng hiệu năng sai lầm thiếu sót. Ðây là trường hợp Có mà coi như Không, nghĩa là không biết đến hay hiểu sai, không đúng với sự thật, Phật học gọi là Giả Chứng nghĩa là xác nhận một điều sai lầm Có mà xác nhận là Không. Ðây là Ngoan Không, không phải là Chân Không. Người khéo tu cần phân biệt rõ ràng, không ngộ nhận Ngoan Không là Chân Không để tránh lạc vào Tà Giáo Không Tưởng: một khi Chứng đã sai lầm, Giả Chứng lại nhận là Thực Chứng thì không thể đạt tới Giác Ngộ được.
 
- NGỘ: Trong tiến trình tu Ðạo, Chứng là giai đoạn cuối cùng. Giai đoạn này gồm có nhiều dạng thái nhưng đều dẫn đến Ngộ, do đó có nhiều danh xưng đều nói về Ngộ như Tiệm ngộ, Ðốn ngộ, Sơ ngộ, Ðại ngộ …. Danh xưng nói chung thường dùng là Chứng ngộ, Giác ngộ, Tỉnh ngộ…


Theo từ ngữ, Ngộ ở đây có nghĩa đen là Hiểu rõ ra, vỡ lẽ ra, Phật tánh vốn có sẵn trong tâm thức còn ẩn tàng nay bừng sáng lên. Ðây là tiếng đơn trong tiếng ghép đôi hay dùng trong Phật học như Chứng Ngộ, Giác Ngộ…. Chữ Hán có nhiều tiếng đồng âm khác nghĩa, viết khác nhau như Hội Ngộ (gặp gỡ), Ðãi ngộ (đối xử), Ngộ nạn (tai nạn), Ngộ sát (vô ý giết người)..
 
Sự chuyển hóa giữa Chứng và Ngộ chỉ có một chiều từ Chứng đến Ngộ, không có chiều ngược lại từ Ngộ đến Chứng. Có ba mức độ chuyển hóa như sau:
-          Chứng đắc chuyển hóa thành Sơ Ngoä: Năng chứng nhận thức và giữ vững lấy Sở chứng, bắt đầu có thực nghiệm về hành trì Ðạo pháp.
-          Chứng ngộ: Có kết quả đầy đủ về thực nghiệm pháp môn tu trì, cũng gọi là Giác Ngộ.
-          Chứng nhập chuyển hóa hoàn toàn trọn vẹn thành Ðại Ngộ: Năng chứng và Sở chứng dung thông khế hợp thành Một, không còn sự phân biệt chủ thể và đối thể nữa. Ðây là trường hợp viên mãn Ðạo quả. Chứng nhập cũng gọi là Ngộ Nhập, nói là Chứng nhập khi chú trọng đến nguyên do sự chuyển hóa, nói là Ngộ nhập khi chú trọng đến kết quả sự chuyển hóa.
 
2- Trường hợp điển hình: Chứng ngộ lý Nhân Quả.


Trong sự hoằng pháp truyền bá giáo lý đạo Phật sự lý giải minh bạch cặn kẽ bằng lời nói văn tự nhiều khi vẫn không đạt tới kết quả là tận diệt Nghi tâm. Sự lý giải tinh vi cần được bổ sung bằng sự trình bầy trường hợp điển hình. Sau đây là tiến trình chứng ngộ lý Nhân Quả lần lượt theo thứ tự Tính Giải Hành Chứng:


- KHỞI TÍN TÂM: Trước khi khởi phát Tín tâm là giai đoạn Nghi tâm. Hành giả còn chấp thủ sự phân vân ngờ vực, chưa có quyết tâm xác định đường lối nào trong cuộc sống thực tế hàng ngày. Lý Nhân Quả thì dạy “Nhân nào Quả nấy”, chữ Hán có câu Thiện giả thiện báo, Aùc giả ác báo, ca dao có câu diễn ý tương tự:
Ở hiền thì lại gặp lành
Ơû ác thì lại tan tành ra tro!


Ngược lại, kinh nghiệm dân gian lưu truyền hậu thế có câu tục ngữ Làm ơn nên oán, làm phúc phải tội. Như vậy biết tin đàng nào là chân lý? Phải chăng lý Nhân Quả không phản ánh được sự thật Chân Như mà chỉ là một lời Khuyếân Thiện, không dẫn giải được bản thể lý Nhân Quả hay Luân Hồi Nghiệp Bào mà chỉ là một lời khuyên răn nên làm điều lành tránh điều dữ?


Giai đoạn Nghi tâm này chấm dứt khi khởi phát Tín tâm. Sự chuyển hóa tâm thức như sau: Tín căn ai cũng có sẵn tiềm ẩn trong A Lại Da Thức coi như một thành tố tạo nên Chân Tâm Thanh Tịnh ở con người. Tín căn coi như hạt giống gieo xuống đất, nằm yên một chỗ sau một thời gian thì nẩy mầm mọc lên thành cây con. Giai đoạn Nghi tâm là thời gian hạt giống chưa nẩy mầm. Sự nẩy mầm là sự khởi phát Tín Tâm. Việc nuôi dưỡng hạt giống để nẩy mầm sớm hay muộn là do ở công đức hành giả trong cuộc sống hàng ngày, giống như người làm vườn lo bón phân tưới nước, bắt sâu nhổ cỏ dại để cây mau đâm chồi nẩy lộc, ra hoa kết trái. Tín tâm là một thành tố tạo nên Sinh lực tức Nguồn sống ở con người, Phật học gọi thành phần Sinh lực này là Tín lực.


- LÝ GIẢI: Sau khi có Tín tâm cần phải trả lời câu hỏi nguyên do nào dẫn đến niềm tin Nhân Quả? Lý giải là dùng suy ngẫm cân nhắc để trả lời có tính cách chủ quan, nói nôm na là dùng Lý thuyết để cắt nghĩa niềm tin. Người lý giải giỏi cần có nhiều học thức, do đó có danh xưng gọi là học giả. Mục tiêu sự Lý giải là hướng dẫn Tín lực đi đến Chánh Tín, là một trong Bát Chánh Ðạo, tránh sự lạc vào Mê Tín của Tà Ðạo Ma Giáo.


Bản thể của Nhân tính là Chân Thiện, lý Nhân Quả có tánh Nhân bản lấy con người làm gốc, do đó lý Nhân Quả nhằm đạt tới cứu cánh vừa Chân vừa Thiện. Lời nhận định cho rằng lý Nhân Quả chỉ là lời khuyến thiện không phản ảnh được Sự Thật Chân Như, do đó chỉ đúng có một nửa và sai một nửa. Hơn nữa, hiệu năng của sự khuyến thiện là Nên Làm, làm thì tốt còn không làm thì cũng không sao. Trong khi hiệu năng của lý Chân Như thể hiện ở lý Nhân Quả có tác dụng đến tất cả mọi người, mọi vật dù khi tác nghiệp có ý thức hay vô thức, trong tất cả mọi cảnh duyên dù thuận cảnh hay nghịch cảnh.
 
- HÀNH TRÌ: Nhằm tới mục tiêu Chứng Ngộ cần hội đủ hai điều kiện thiết yếu Lý Giải và Hành Trì, nói nôm na là Lý Thuyết và Thực Hành, Phật học gọi là Lý Sự Viên Dung. Người lý giải giỏi có nhiều học thức nên gọi là học giả, người hành trì thành thạo có nhiều kinh nghiệm nên gọi là hành giả. Câu hỏi đặt ra: Học thức và kinh nghiệm, học giả và hành giả bên nào hơn bên nào kém? Phật dạy Lý Sự Viên Dung nghĩa là cả hai bên đều cần thiết như nhau vì cần bổ sung điền khuyết cho nhau, khế hợp hội nhập vào nhau để tạo thành một Ðạo Lực duy nhất. Nếu thiên lệch về bất cứ bên nào sẽ làm cho suy giảm Ðạo lực trên đường tiến tới Chứng Ngộ. Chủ thuyết thực dụng chủ trương Mười điều hiểu biết không bằng Một việc thực hành, lập luận này thiên chấp về hành trì, coi quá nhẹ phần lý giải. Ngược lai, lập luận thiên chấp về lý giải lại biện hộ rằng Không hiểu biết tường tận rồi làm sai không đem lại lợi ích gì lại còn tác hại, như vậy đừng làm còn hơn là làm. Cả hai lập luận thiên chấp đều không phù hợp với chủ yếu Trung Ðạo Lý Sự Viên Dung trong giáo lý đạo Phật. Lý Sự Viên Dung là kim chỉ nam trong giai đoạn hành trì.
 
- CHỨNG NGỘ: Ðây là mục tiêu cuối cùng, cứu cánh sự tu Ðạo có hiệu năng quyết định giá trị toàn thể và tối hậu sự tu hành Ðạo pháp. Theo ngôn từ thường nói tiếng ghép đôi Chứng trước Ng sau, không ai đảo ngược thành Ngộ Chứng. Quán sâu thì không có sự phân biệt trình tự trước sau. Lập luận thiên chấp vào trình tự trước sau dẫn giải rằng Có Chứng thì mới Ngộ, không có sự Ngộ rồi mới Chứng, giống như việc ăn No, Ăn thì mới No, không có sự No rồi mới Ăn. Thông đạt liễu nghĩa Nhất Như thì Chứng và Ngộ tương nhiếp tương dung, không thể đối chiếu với Ăn và No không có sự tương nhiếp tương dung.


Về mặt thực nghiệm nên có sự nhận định minh bạch khi dùng từ ngữ để diễn tả sự chuyển hóa tâm linh vốn là vô tướng như sau:


Hai anh em cùng cha cùng mẹ sống trong một gia đình khá giả, lúc nhỏ cùng được học hành, khi lớn lên tiếp xúc va chạm với đời càng nhiều thì mỗi người có một tâm trạng và ý nguyện khác nhau. Người anh nhìn vào hiện tại của mình nghĩ rằng gia đình mình có phước là nhờ tổ tiên đã gieo nhân lành từ nhiều đời trước, cũng như ở đời hiện nay cha mẹ và cả bản thân mình cũng làm điều lành tránh điều dữ. Nhân lành gieo từ những đời trước nên được hưởng Quả phước ở đời hiện nay và Nhân lành tiếp tục gieo ở đời hiện nay sẽ dẫn đến Quả phước ở những đời sau. Cuộc sống có nhiều trường hợp bất như ý,  hoạn nạn bất ngờ vì nhiều lý do Nhân vô thập toàn ai cũng không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Do đó có những Nhân dữ đã gieo ở những đời trước tác nghiệp nên quả báo ứng hiện ở đời hiện nay, mình phải cam nhẫn trả nghiệp cho tiêu trừ hết cả ở đời hiện nay để đời sau không còn ưu phiền khổ não. Tin ở lý Nhân Quả có sự vận hành theo thời gian từ Quá khứ đến Hiện tại và từ Hiện tại đến Tương lai một cách bình đẳng công bằng, mình phát tâm cam nhẫn như vậy để tâm được thêm an định ở đời hiện nay.


Người em cũng chứng ngộ lý Nhân Quả như anh nhưng quán sâu hơn: lý Nhân Quả có sự vận hành diệu ứng, không phải chỉ có một chiều theo thời gian từ Quá khứ đến Hiện tại và từ Hiện tại đến Tương lai mà ở cả hai chiều, thêm vào chiều ngược với thời gian nghĩa là từ Tương lai đến Hiện tại và từ Hiện tại đến Quá khứ. Hơn nữa, sự diệu ứng của lý Nhân Quả còn vận hành từ cảnh giới này sang cảnh giới khác ở cả hai chiều, ví như con người đang ở Nhân giới gieo nhân lành đắc Quả phúc sẽ thăng tiến lên cảnh giới Chư Thiên tức cảnh Trời, ai gieo nhân dữ thọ Quả tội sẽ đọa xuống cảnh giới súc sanh, ngạ quỷ…
.
Quán sâu lý Nhân Quả hơn anh, người em nhất tâm phát nguyện làm điều lành tránh điều dữ: làm điều lành để vun bồi tăng trưởng Phúc căn đã gieo Nhân lành từ những đời trước và đã gieo Nhân lành ở Quá khứ trong đời nay; tránh điều dữ và sám hối tội lỗi đã gieo Nhân dữ từ những đời trước và trong đời hiện nay. Nếu sám hối chưa đủ đạo lực để tiêu trừ tội căn trong đời quá khứ và đời hiện nay thì phát nguyện những đời sau kế tiếp vẫn kham nhẫn sám hối cho đến khi nào tận diệt không còn Tội căn.


Trường hợp người anh là Chứng đắc Sơ Ngộ lý Nhân quả, trường hợp người em là Chứng nhập Ðại Ngộ lý Nhân Quả. Khi nói tổng quát không chỉ một trường hợp cá biệt dành cho một người thường dùng danh xưng Chứng Ngộ, Giác Ngộ, Tỉnh Ngộ… không chú ý đến mức độ ít nhiều, một phần hay trọn vẹn, chỉ diễn ý sự vận hành tâm thức từ Không Thấy đến Có Thấy, từ Vô Minh đến Trí Huệ, từ Si Mê đến Bùng Sáng…
 
Kết luận


Chứng ngộ là sự vận hành tâm thức của người tu Ðạo, luôn luôn chuyển hóa di động không lúc nào đứng yên, vận hành ở cả hai chiều lên xuống, tới lui. Chỉ ngoại trừ trường hợp là khi nào người hành trì Bồ Tát Ðạo đạt tới quả vị Bất thối chuyển có danh xưng là Bất Thối Bồ Tát có nghĩa là Không Trở Lui nữa, gần đến lúc viên mãn đạo quả Như Lai thành Phật.


Người khéo tu trên đường hành trì Ðạo pháp luôn lôn tự hỏi và tự trả lời mình đã Chứng Ngộ đến mức độ nào? Không vị minh sư hay thiện hữu nào có thể trả lời câu hỏi này được vì lý do dễ hiểu Ai tu người nấy chứng.
 
Có câu thơ khuyến tu nói về Chứng Ngộ:
 
Có Ði mới Ðến ai ơi!
Không Ði sao Ðến lẽ Trời đương nhiên
Có Ði không Ðến mới phiền
Lầm đường lạc lối chớ nên coi thường.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.25/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment