Mười hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền.
Chúng ta cũng như hết thảy chúng sinh muốn thành tựu công đức
của Phật thì “phải tu mười hạnh nguyện rộng lớn”. Nên tu hành mười hạnh nguyện
rộng lớn; tu tập thành công mười hạnh nguyện rộng lớn ấy thì mới có thể thành
tựu được công đức của chư Phật.
Trích từ bài giảng của Hòa Thượng Tuyên
Hóa
Nguyện thứ nhất “lễ kính Chư Phật”, chẳng phải chỉ là đảnh lễ Đức Phật Thích Ca hay Phật A-di-đà mà một lễ là tất cả lễ; một Phật là hết thảy Phật. Đảnh lễ một vị Phật chính là đảnh lễ tất cả các đức Phật, đảnh lễ tất cả các đức Phật chính là đảnh lễ một vị Phật. Đảnh lễ tất cả Phật mà không chấp tất cả Phật, đảnh lễ một Phật cũng không chấp vào một Phật, đó là thực hành “thật tướng bình đẳng lễ”. Dù là lễ hết thảy Chư Phật hay một vị Phật nhưng cũng không chấp vào tướng ấy. Không nên nói: “Lần này công đức của mình thật lớn, mình đã lễ nhiều Phật như thế, người khác tu không thể bì kịp mình”. Lễ Phật không nên chấp vào tướng, đó gọi là “kính lễ Chư Phật”.
Kính lễ Chư Phật, Chư Phật có cần chúng ta kính lễ không? Chúng ta lễ Phật thì Phật cũng là Phật, chúng ta không lễ Phật thì Phật vẫn là Phật. Hoàn toàn không phải vì chúng ta lễ Phật mà Phật mới có thêm lợi ích, Phật mới vĩ đại hơn; còn chúng ta không lễ Phật thì Phật chịu thiệt thòi, Phật bị lu mờ hơn. Chúng ta lễ Phật là thể hiện tâm cung kính của ta đối với Phật, còn Phật thì chẳng tăng cũng chẳng giảm, vì thế lễ Phật chúng ta không nên có tâm chấp trước.
Hai là xưng tán Như Lai: Vì sao phải xưng tán Như Lai? Như Lai không cần ta xưng tán, Ngài chẳng giống như chúng ta đâu. Quý vị xưng tán Ngài, Ngài sẽ vui mừng, mũi nở ra, mắt sáng lên chăng? Còn không xưng tán Ngài, hừm! Mũi của Ngài nóng lên, mắt của Ngài sa sầm? Nếu thế thì Phật chẳng khác gì con người, chúng ta không cần lễ bái Ngài, cũng không cần xưng tán Ngài làm gì. Vì sao vậy? Vì Ngài cũng giống như phàm phu, chúng ta cần gì phải lễ bái Ngài, xưng tán Ngài? Phật đã không cần chúng ta xưng tán, thế tại sao chúng ta vẫn cứ xưng tán Ngài? Đó chẳng phải là mâu thuẫn lắm sao? Không có gì là mâu thuẫn cả. Chúng ta tán thán Phật thì tự tính của chúng ta sẽ sinh công đức. Sinh công đức gì? Tự tính của mỗi người chúng ta đều có linh quang, quý vị tán thán Phật thì linh quang của tự tính sẽ xuất hiện chiếu phá si ám của tự thân. Nhờ công đức tán thán Phật, vô hình trung quý vị sẽ không tạo tội nghiệp, không khởi vọng tưởng. Vọng tưởng của quý vị giảm đi một phần thì ánh sáng trí tuệ đã hiển lộ nhiều thêm một phần. Vì sao người tu đạo sợ khởi vọng tưởng? Chính là vì điểm này. Quý vị vừa khởi vọng tưởng thì tự tính của quý vị giống như bị quét lên một lớp đen; nếu không khởi vọng tưởng thì ánh sáng tự tính của quý vị sẽ được hiển bày càng lúc càng sáng. Lúc tán thán Phật là trong lòng quý vị hoan hỷ với Phật, vui mừng với Phật là hòa hợp vào ánh sáng trí tuệ của Phật nên ánh sáng tự tính của quý vị cũng sẽ được hiển lộ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
Nguyện thứ nhất “lễ kính Chư Phật”, chẳng phải chỉ là đảnh lễ Đức Phật Thích Ca hay Phật A-di-đà mà một lễ là tất cả lễ; một Phật là hết thảy Phật. Đảnh lễ một vị Phật chính là đảnh lễ tất cả các đức Phật, đảnh lễ tất cả các đức Phật chính là đảnh lễ một vị Phật. Đảnh lễ tất cả Phật mà không chấp tất cả Phật, đảnh lễ một Phật cũng không chấp vào một Phật, đó là thực hành “thật tướng bình đẳng lễ”. Dù là lễ hết thảy Chư Phật hay một vị Phật nhưng cũng không chấp vào tướng ấy. Không nên nói: “Lần này công đức của mình thật lớn, mình đã lễ nhiều Phật như thế, người khác tu không thể bì kịp mình”. Lễ Phật không nên chấp vào tướng, đó gọi là “kính lễ Chư Phật”.
Kính lễ Chư Phật, Chư Phật có cần chúng ta kính lễ không? Chúng ta lễ Phật thì Phật cũng là Phật, chúng ta không lễ Phật thì Phật vẫn là Phật. Hoàn toàn không phải vì chúng ta lễ Phật mà Phật mới có thêm lợi ích, Phật mới vĩ đại hơn; còn chúng ta không lễ Phật thì Phật chịu thiệt thòi, Phật bị lu mờ hơn. Chúng ta lễ Phật là thể hiện tâm cung kính của ta đối với Phật, còn Phật thì chẳng tăng cũng chẳng giảm, vì thế lễ Phật chúng ta không nên có tâm chấp trước.
Hai là xưng tán Như Lai: Vì sao phải xưng tán Như Lai? Như Lai không cần ta xưng tán, Ngài chẳng giống như chúng ta đâu. Quý vị xưng tán Ngài, Ngài sẽ vui mừng, mũi nở ra, mắt sáng lên chăng? Còn không xưng tán Ngài, hừm! Mũi của Ngài nóng lên, mắt của Ngài sa sầm? Nếu thế thì Phật chẳng khác gì con người, chúng ta không cần lễ bái Ngài, cũng không cần xưng tán Ngài làm gì. Vì sao vậy? Vì Ngài cũng giống như phàm phu, chúng ta cần gì phải lễ bái Ngài, xưng tán Ngài? Phật đã không cần chúng ta xưng tán, thế tại sao chúng ta vẫn cứ xưng tán Ngài? Đó chẳng phải là mâu thuẫn lắm sao? Không có gì là mâu thuẫn cả. Chúng ta tán thán Phật thì tự tính của chúng ta sẽ sinh công đức. Sinh công đức gì? Tự tính của mỗi người chúng ta đều có linh quang, quý vị tán thán Phật thì linh quang của tự tính sẽ xuất hiện chiếu phá si ám của tự thân. Nhờ công đức tán thán Phật, vô hình trung quý vị sẽ không tạo tội nghiệp, không khởi vọng tưởng. Vọng tưởng của quý vị giảm đi một phần thì ánh sáng trí tuệ đã hiển lộ nhiều thêm một phần. Vì sao người tu đạo sợ khởi vọng tưởng? Chính là vì điểm này. Quý vị vừa khởi vọng tưởng thì tự tính của quý vị giống như bị quét lên một lớp đen; nếu không khởi vọng tưởng thì ánh sáng tự tính của quý vị sẽ được hiển bày càng lúc càng sáng. Lúc tán thán Phật là trong lòng quý vị hoan hỷ với Phật, vui mừng với Phật là hòa hợp vào ánh sáng trí tuệ của Phật nên ánh sáng tự tính của quý vị cũng sẽ được hiển lộ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.27/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment