Friday 30 August 2013

Duy thức tong.

Duy thức tông (sanskrit: vijñaptimâtravâdin, yogâcârin, cittamâtravâdin) là tên gọi tại Đông, Đông Nam Á của một trường phái Phật giáo. Tại Ấn Độ và Tây Tạng, tông này được gọi là Thức tông, Thức học (sa.. vijñânavâdin), hoặc Du-già hành tông (sankrit: yogâcârin), tại Tây Tạng, người ta cũng gọi là Duy tâm tông (sankrit: cittamâtrin). Đây là một trong hai trường phái chính của Phật giáo Đại thừa do hai Đại sư Vô Trước (sankrit: asaga) và người em là Thế Thân (sankrit: vasubandhu) sáng lập. Tương truyền rằng, chính Ứng thân (Tam thân) của Bồ Tát Di-lặc (sankrit: maitreya) khởi xướng trường phái này ở thế kỉ thứ 4 Công nguyên.
Các quan điểm và luận giải chính
Quan điểm trung tâm của trường phái này là – như tên đã nói – tất cả mọi hiện tượng con người cảm nhận được đều là “duy thức” (sa. vijñâptimâtratâ), chỉ là thức (tâm); mọi hiện tượng đều là cảm nhận của thức, không có đối tượng độc lập, ngoài thức đang cảm nhận thì không có gì là thật. Như thế, “thế giới” bên ngoài thuần tuý chỉ là thức vì khách quan không có thật và chủ quan cũng không có thật nốt. Sự cảm nhận chỉ là quá trình của một tưởng tượng, một ảnh ảo của một khách quan bị tưởng lầm là có thật. Quá trình này được giải thích bằng khái niệm A-lại-da thức (sankrit: âlayavijñâna). Ngoài những quan điểm trên, khái niệm Tam thân Phật (sankrit: trikâya) cũng được Duy thức tông giải thích trọn vẹn. Đại diện xuất sắc của Duy thức tông, ngoài các nhà sáng lập nói trên, là An Huệ (sankrit: sthiramati), Hộ Pháp (sankrit: dharmapâla) – hai luận sư đã tạo thêm hai nhánh khác nhau trong Duy thức tông – và Trần-na (sankrit: dignâga), Pháp Xứng (sankrit: dharmakîrti, xem Thập đại luận sư).
Tên Phạn ngữ khác của Duy thức tông là Du-già hành tông (sa. yogâcârin), vì lí do là đệ tử phái này rất chú trọng việc hành trì Du-già (sa. yoga), quán tưởng thiền định để phát huy hạnh nguyện của một Bồ Tát.
Thế giới bên ngoài được Duy thức tông giải thích như sau: A-lại-da thức, vốn chứa tất cả các chủng tử của quá khứ, mang sẵn những mầm, Chủng tử (sa. bîja) và các mầm đó sản sinh các hiện tượng tâm thức. Các chủng tử đó chín muồi theo tác động của Nghiệp (sa. karma), chúng tác động qua lại lẫn nhau làm con người thấy một ảnh ảo mà cho nó là có thật. A-lại-da thức được so sánh với một dòng nước chảy, luôn luôn mới mẻ và liên tục, tiếp tục sinh hoạt động sau khi chết và sự liên tục của nó chính là cơ sở của sự tái sinh. Những cảm nhận của con người, vì bị “ô nhiễm” nên chúng phát sinh ra một ấn tượng về cái “ta”. Ấn tượng về cái “ta” là sai lầm, vì thật ra chỉ có “sự cảm nhận” chứ không có “người cảm nhận”. Và cũng vì vô minh mà cho rằng có tự ngã nên con người bám víu vào đó để chịu Khổ. Duy thức tông dựa vào thuyết dưới đây – được gọi là thuyết Tam tự tính (sa. trisvabhâva) – để giải thích sự cảm nhận, nhận thức ngoại cảnh. Tam tự tính là:
  1. Biến kế sở chấp tính (sankrit: parikalpita-svabhâva), còn được gọi là huyễn giác hay thác giác (chữ Hán): Tất cả những hiện hữu đều là kết quả của trí tưởng tượng (huyễn giác), do chấp trước, cho rằng sự vật trước mắt là có thật, là độc lập;
  2. Y tha khởi tính (sankrit: paratantra-svabhâva), nghĩa là dựa vào cái khác mà sinh ra: Tất cả pháp hữu vi đều do Nhân duyên mà phát sinh, lệ thuộc vào nhau, không có tự tính (sa. asvabhâva);
  3. Viên thành thật tính (sankrit: parinipanna): Tâm vốn thanh tịnh, là Chân như (sa. tathatâ), Như Lai tạng (sa. tathâgata-garbha), là tính Không (sa. úûnyatâ).
Phương cách giải thoát của Duy thức tông dựa vào con đường của Phật giáo nguyên thuỷ, gồm có bốn mức độ (hoặc năm, trong hệ thống năm cấp thì 1 và 2 bằng cấp 1 ở đây, xem thêm Ngũ đạo), đòi hỏi hành giả hành trì các Ba-la-mật-đa (sa. pâramitâ, Lục độ) và Định (sa. samâdhi):
  1. Gia hạnh (sa. prayoga): Hành giả (Bồ Tát) nhận ra rằng không có gì ngoài Tâm;
  2. Kiến (sa. darśana): Hành giả dựa trên giáo pháp đích thật, đạt Như thật tri kiến, bước vào Thập địa (sa. daúabhûmi). Hành giả thống nhất khách quan chủ quan là một. Trong giai đoạn này, hành giả loại trừ Phiền não (sa. kleśa).
  3. Tu tập (sa. bhâvanâ): Hành giả tu tập và vượt qua Bồ Tát thập địa;
  4. Vô học, cấp thành tựu Thánh quả: Hành giả diệt tận phiền não, chấm dứt Luân hồi. Bồ Tát đã chứng đạt Pháp thân (sa. dharmakâya).
Vai trò của Duy Thức Tông trong lịch sử
clip_image001 Đại học Nalanda một trung tâm Phật giáo quan trọng ở Ấn Độ (bị phá huỷ năm 1197)
Duy thức tông phát triển mạnh nhất trong thế kỉ thứ 6 Công nguyên. Một trong những trung tâm quan trọng của Duy thức tông là Đại học Na-lan-đà (sa. nâlandâ) ở Bắc Ấn Độ. Nơi đó, Hộ Pháp đã chủ trương một quan điểm duy thức tuyệt đối. Song song với Na-lan-đà cũng có một trung tâm khác không kém quan trọng tại Valabhi (valabhî), được một Đại luận sư khác của Duy thức tông là Đức Huệ (sa. guamati) sáng lập. Đại diện xuất sắc nhất của trường phái Duy thức này là An Huệ (sa. sthiramati), một môn đệ của Đức Huệ. Khác với Hộ Pháp, An Huệ có cái nhìn tương đối hơn về duy thức, bắt cầu nối giữa quan điểm “Thật tướng” của Long Thụ (sa. nâgârjuna) và quan niệm “Nhất thiết duy tâm tạo.” Sư dung hoà triết lí của Duy thức tông và tư tưởng thật tính của Trung quán tông. Trần-na (sa. dignâga) và Pháp Xứng (sa. dharmakîrti) kết hợp quan điểm Duy thức và Kinh lượng bộ (sa. sautrântika) để sinh ra một nhánh của Duy thức là Nhân minh học (sankrit: hetuvidyâ), cách tranh luận bằng logic.
Duy thức tông bị Trung quán tông phản bác mãnh liệt. Họ cho rằng Duy thức tông đã đưa vai trò của Thức lên quá cao, cho nó một tính chất trường tồn, đứng sau mọi hiện tượng (xem thêm Pháp tướng tông).HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.31/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment