"Đạo dễ tu hành" và "Đạo khó tu hành" đều là đạo Bồ Tát tu hành học Phật, xuất hiện đầu tiên ở "Phẩm Dị hành", quyển 5, "Thập trụ tỳ bà sa luận". Phẩm này giới thiệu đạo tu hành của Bồ Tát có hai loại, loại dễ và loại khó. Như trên thế gian này đi bộ tương đối vất vả, khó khăn, còn ngồi thuyền đi đường thủy thì đỡ mệt hơn, dễ dàng hơn. Đạo Bồ Tát khó tu hành là chỉ sự chăm chỉ tu hành, tinh tiến. Đạo Bồ Tát dễ tu hành là chỉ việc lấy lòng tin làm phương tiện mà tiến lên, không lùi bước, không lùi vị trí.
Phương pháp tu hành của đạo dễ tu hành mà Long Thọ nói tới là tụng niệm chư Phật 10 phương như Thiện Đức, 107 vị Phật như Phật A Di Đà, và cả 143 danh hiệu Bồ Tát như Thiện Ý. Còn quyển thượng "Vãng sinh luận chú" của Đại sư Đàm Loan, Trung Quốc thì lại chủ trương chuyên tụng niệm riêng một danh hiệu Phật A Di Đà, gọi đó là đạo dễ tu hành, đề cao lời nguyền của Di Đà, dựa vào lời thề nguyền của Phật thì có thể vãng sinh ở cõi Tịnh độ, rồi nhờ Phật gia trì mà vào chính định Đại Thừa. An lạc "Tập" của Đại sư Đạo Xước thì lại gọi đạo khó tu hành là môn "Thánh đạo", đạo dễ tu hành là môn Tịnh độ. Cho tới Đại sư Pháp Nhiên của Nhật Bản thì nêu ra "Tự lực thánh đạo" để phân biệt rõ sự khác nhau của đạo khó tu hành và đạo dễ tu hành. Đủ thấy đạo dễ tu hành mà Bồ Tát Long Thọ nói là lấy việc tụng niệm danh hiệu của chư Phật và Bồ Tát để cầu sinh nơi cõi Tịnh độ mười phương. Nhưng những người tu hành theo pháp môn Tịnh độ Phật A Di Đà là đạo dễ thực hiện dựa vào lời nguyện của Phật để sinh sang Tịnh độ Cực Lạc. Sau khi đến cõi Tịnh độ của Phật, tất cả những điều mắt thấy tai nghe đều do Phật A Di Đà giáo hóa, thuyết pháp, ở đấy không ai là không niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, nên tương đối dễ dàng chứng được Bồ đề, lại còn có thể tiến tới trình độ bất thoái. Nhưng nếu chỉ dựa vào sức mạnh lời nguyền của Phật, muốn đạt đến trình độ bất thoái thì phải trải qua một thời gian rất dài, bởi vì trên cõi Tịnh độ, không có duyên tu phúc, nhưng có thể tu tuệ, tu tuệ có thể xa rời phiền não, nếu không tu đức thì không thể đạt tới công đức Bồ đề. Cho nên tuy dễ dàng nhưng lại phải quanh co, phải đợi sau khi đạt tới trình độ bất thoái, lại quay trở lại ở cõi thế gian tế độ chúng sinh để tu hành đầy đủ phúc đức của Bồ Tát, phúc tuệ viên mãn mới có thể thành Phật. Điều đặc biệt thuận lợi của "đạo dễ tu hành" là đối với những chúng sinh nhu nhược, lòng tin không đủ, tội nghiệp sâu nặng, thì hy vọng đắc độ và khuyến khích họ học Phật, niệm Phật.
Cái gọi là "đạo khó tu hành" là lấy thời gian của 3 đại a tăng kỳ kiếp để tu đạo Bồ Tát, khó tu hành mà có thể tu hành, khó chịu đựng mà có thể chịu đựng ; đó là con đường chung để tu hành Phật Pháp. Các chư Phật trong ba đời đều do phát tâm đại Bồ đề vô thượng chính đẳng mà thành Phật. Điều đó cũng có nghĩa là người đã phát lời nguyền thành Phật, thông thường là phải xây dựng được niềm tin trước đã. Theo kinh "An Lạc", tu hành thì phải có lòng tin trải qua ba kiếp, kiếp 1, kiếp 2, kiếp 3 mới được lòng tin "bất thoái" mà nhập vào ngôi thứ nhất. "Khởi Tín Luận" thì nói : Tu hành phải có lòng tin, phải trải qua một vạn kiếp, rồi sau mới nhập vào ngôi thứ nhất, đó mới là bắt đầu của A tăng kỳ kiếp thứ nhất. Đến ngôi thứ nhất là khởi điểm của A tăng kỳ kiếp thứ hai. Qua được ngôi thứ bảy là bắt đầu vào A tăng kỳ kiếp thứ ba, trở thành Bồ Tát đẳng giác. Ví dụ như Quan A?, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng v.v… phải trải qua trăm kiếp nữa thì lên được Phật địa đó chính là đạo khó tu hành.
Trong suốt thời kỳ này, bỏ thân này, thọ thân khác, bố thí vô lượng gần gũi với các vô lượng Phật, trong giữa đám chúng sinh mãi mãi là "không cầu mong an lạc cho mình", nhưng nguyện làm chúng sinh xa lìa đau khổ, rồi ngày qua tháng lại dần dần trừ được chấp ngã, phúc đức được tăng trưởng. Khi đại bi vô ngã đã viên mãn cứu cánh thì thành Phật.
Trước khi tu xong kiếp A tăng kỳ thứ nhất thì phàm phu. Theo sự giải thích của Tông Thiên Thai trước khi có được lòng tin, là "ngoại phàm". Từ ngôi thứ nhất đến ngôi hồi hướng thứ mười là "nội phàm". Những Bồ Tát trong ngôi phàm phu là còn có cái tôi, là có những chúng sinh có thể độ được, có những phiền não có thể đoạn trừ được và cũng có thể thành Phật được. Các vị đó có lòng tin kiên định đối với Tam Bảo, do tin tưởng vững chắc nơi mình, dũng mãnh tiến lên phía trước tu hành theo Phật Pháp.
Trong mười ngôi tín trước thứ nhất, nếu gặp phải ma chướng, nghiệp chướng, phiền não chướng, các loại báo chướng v.v… nên còn có nguy cơ mất lòng tin nên còn gọi là "còn có thoái". Thường thường khi tiến thoái, có lúc tin vào Phật mà tu hành, có lúc lại xa rời Phật pháp. Nhưng một khi đã phát được tâm Bồ đề thì đã gieo được nhân thành Phật cho dù sức của cái nhân ấy mạnh hay yếu nhưng vẫn còn cơ hội để được độ thoát, được độ một lần, lại được độ lần nữa, rồi lại được độ lần thứ ba, lần thứ tư để được thể hiện trong thức thứ 8 nhờ đó mà tiếp tục tu học Phật Pháp. Sau khi lòng tin đạt được "bất thoái" thì xét về thời gian thành Phật là coi như đã được xác định. Xét về mức độ chịu khó, chịu khổ thì sóng gió ngày càng to, càng mạnh, con đường trước mặt ngày càng khó khăn, đó chính là đạo khó tu hành của Bồ Tát. Các Bồ Tát chịu khổ nạn là xuất phát từ lời nguyền của họ, không phải là nghiệp báo. Đạo khó tu hành đó đối với Bồ Tát mà nói là một quá trình tu hành bình thường.
Nhưng những người có lòng tin không vững chắc, không tu được pháp môn Tịnh độ của Phật A Di Đà. Theo Kinh "Quán vô lượng thọ" thì điều kiện vãng sinh tới tòa sen cửu phẩm vãng sinh tới thượng phẩm là phải tu hành Bồ Tát tam phúc nghiệp và phải có tâm Bồ đề, vì vậy không phải hoàn toàn dựa vào sức mạnh lời nguyền của A Di Đà.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.20/8/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment