Sunday 25 August 2013

TRONG THỜI MẠT PHÁP,
        Ở ÐÂU CÓ TĂNG SĨ LIỄU NGỘ ÐẠO LÝ VÔ NGÃ,
                         Ở ÐÓ CÓ SINH HOẠT TU HỌC GIỐNG NHƯ
                                        THỜI PHẬT CÒN TẠI THẾ.
 


          Mặc dù bản thân của Ðạo Phật đang có mặt giữa xã hội con người hôm nay, là một xã hội văn minh vật chất cao độ, trong đó đầy dẫy vô số hình sắc ô nhiễm, nhưng bản thân đạo Phật không bao giờ bị chi phối, bị hụp lặn trong biển sắc hữu ngã của cuộc đời, như hoa sen kia gần bùn mà chẳng bị hôi tanh mùi bùn. Cuộc đời Ðức Phật trong vô lượng kiếp sống giữa trường đời đầy ô nhiễm, nhưng không bị đời làm ô  nhiễm thân tâm ngài, đúng như lời đức Thế Tôn đã nói: “Ta sanh ra trong đời, ln lên trong đời, ta không b đời làm ô nhim, thì ta là Phật”. Tôi muốn nói đến hàng Tăng bảo Phật giáo Việt Nam từ ngàn xưa và hôm nay trên quê hương và hải ngoại, dù ở tuổi thanh niên, trung niên, cao niên, một khi đã liễu ngộ đạo lý vô ngã của các pháp, là chất liệu đào tạo tăng tài “tam toàn đức tánh: thân giáo, khẩu giáo và ý giáo”, thì trên vận hành đưa chánh pháp được cửu trụ vào thế gian, trong đó có hướng dẫn cho hàng Phật tử tại gia tu học Phật pháp của các vị tăng tài ấy thật không khác như lúc Ðức Phật còn tại thế hướng dẫn chúng sinh tu tập vậy.


        Không khác như Phật, tức là giống như Phật. Mặc dù không giống hết như Phật, nhưng cũng phải giống một số nét cơ bản, nói như người đời: “cha nào con nấy. Hay là học Phật là bắt chước làm theo như Phật.” Thật vậy, do qua quá trình học và thực tập Phật pháp lâu dài trong tu viện, người tăng bảo được liễu ngộ đạo lý vô ngã của các pháp là điều ắt phải theo quy luật “thử hữu cố bỉ hữu” (cái này có cái kia có). Từ đó ba đức tính nói trên đồng thời cũng được có luôn.


        Ba đức tính toàn thiện đó là sản phẩm của tâm liễu ngộ đạo lý vô ngã, là mẹ đẻ ra những đức tính khác, như trạng thái trang nghiêm, từ tốn, nhã nhặn, vui tươi qua hành động và ngôn ngữ đối đãi tế nhị và văn hóa trước mọi giai cấp con người một cách thường hằng bình đẳng. Và không bao giờ tin, nghe các lời đồn đãi mang tính chất xấu, xuyên tạc đối với Phật giáo của bọn ngoại đạo tung ra nhằm đánh phá, chia rẽ khối đại đoàn kết Phật giáo. Ðó là đim th nht giống như Phật. Ba đức tính thánh thiện ấy là ngọn hải đăng, là năng lực làm quyến rũ mọi tầng lớp Phật tử đang tu học các pháp môn khác nhau hay chưa biết tu tập đều đến đạo tràng có vị tăng bảo liễu ngộ đạo lý vô ngã đang nói pháp thoại. Dù bài pháp thoại đó là Thiền định, thì không những hàng trăm Phật tử tu Thiền định đến nghe, mà có cả hằng trăm Phật tử tu pháp môn Tịnh Ðộ, Mật Tông, Duy Thức Tông, giáo lý căn bản, pháp số phổ thông, v.v… hay chưa tu pháp môn nào đều đến nghe một cách nhiệt tình. Ngược lại, pháp thoại nói về phép tu Tịnh Ðộ niệm Phật Di Ðà, thì không những hằng trăm Phật tử đang tu Tịnh Ðộ đến nghe, mà có cả hằng trăm Phật tử tu các pháp môn khác hay chưa tu pháp môn nào đều đến nghe pháp môn Tịnh Ðộ. Ðó là đim thứ hai giống Phật rất nhỏ, rất giới hạn ở phạm vi chỉ có con người. Chứ Phật nói pháp khi còn tại thế, mặc dù bài pháp đó được nói cho hàng Bồ Tát ở 10 phương thế giới sau khi thành đạo, hay bài pháp nói cho Ma Da Thánh Mẫu tại cung trời Dao Lợi, bài pháp thập thiện cho các loài rồng ở Long Cung, kinh Pháp Hoa cho vô số Bồ Tát hiện hữu tại núi Kỳ Xà Quật tại thành Vương Xá, vân vân… thì không những chỉ riêng 4 chúng đệ tử Phật xuất gia, tại gia ở các cấp Bồ Tát, La Hán, Bích Chi Phật, vua, quan, các thứ dân tại Ấn Ðộ, mà có cả chư Phật, Bồ Tát, chư Thiên ở các cõi Trời, cả nghìn quyến thuộc Long Vương, nghìn quyến thuộc Càn Thát Bà, vô số loại quỷ thần, La Sát, thần núi, sông, biển, v.v… từ 10 phương thế giới ngoài không gian vô tận đều câu hội nơi Phật thuyết pháp suốt 45 năm qua 5 thời kỳ chuyển pháp luân.


        Vô số chư Phật, Bồ Tát và chúng sinh tại trái đất này và ngoài không gian đến câu hội nơi nào có Phật nói pháp như vậy, là do sở nguyện riêng tư, như thăm viếng, lễ bái cúng dường Phật do cảm phục về đức độ đại t, đại bi, đại trí và đại giác ng ca Pht, hay phát lòng hộ niệm, hộ pháp bằng cách nêu lên câu hỏi ở khế lý sâu xa để nhờ Ðức Phật giải đáp làm cho cả đại thính chúng khác phát tâm hộ niệm, hộ pháp nơi Phật thuyết như vậy, ta thấy trong tất cả kinh điển đều có sự hộ niệm, hộ pháp đó, nhất là trong kinh Pháp Hoa, phẩm nào cũng có nhiều sắc thái sinh hoạt linh động như vậy giữa Phật và đại thính chúng. Trong lúc nói pháp thoại và hướng dẫn chúng sinh nghe và thực tập như vậy, Ðức Phật tạo ra một sinh khí rất là sinh động và linh hoạt tại đạo tràng mang tính chất rất là tự do, dân chủ đối với đại thính chúng. Như Phật ngỏ lời với người nghe pháp là đừng vội tin lời Phật nói, hãy nên suy nghĩ trước đã rồi sau đó mới tin. Cũng như giữa giờ nói pháp, đức Phật quan sát biết nhiều người trong đại chúng chưa hiểu đoạn Phật nói qua hiện tượng ngơ ngác, Phật liền kêu gọi mọi người, nếu ai chưa hiểu chỗ nào, hãy nói lên để Phật giải đáp. Và Phật cũng nhã ý mời gọi những ai thắc mắc chỗ chưa hiểu, chỗ mình nghi nên phát biểu và những ai đã hiểu như thế nào, ra sao cũng nên nói lên và tóm tắt nội dung ra giữa để cho đại thính chúng được hiểu như mình, cho nên ta thường nghe trong kinh Pháp Hoa, có nhiều vị sau khi phát biểu rồi nói lên bài kệ, chẳng hạn “khi ấy ngài Xá Li Pht mun tuyên li nghĩa trên mà nói kệ rng…“ Hay là “Lúc bây giờ Ma Ca Ha Diếp mun tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rng…”, vân vân.


        Không khí linh hoạt và sinh động tại các đạo tràng Phật nói pháp như vậy, luôn được diễn ra các hiện tượng Phật hỏi đại thính chúng, đại thính chúng hỏi Phật được Phật trả lời một cách dân chủ, bình đẳng suốt 45 năm Phật thuyết nhiều thứ kinh ở nhiều nơi qua 5 thời kỳ.


       Ngày nay chư Tăng Bảo trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, trong vai trò giáo thọ, giảng sư, cũng tạo ra sinh khí nói pháp giảng dạy rất linh hoạt và sinh động. Ðang nói pháp thoại thì ngưng lại ở phần khế lý sâu xa khó hiểu, rồi hỏi các thính giả Phật tử tại đạo tràng có ai chưa hiểu chỗ nào, thắc mắc điều chi hãy hỏi, sẽ được vị giảng sư hay giáo thọ giải đáp. Hoặc là các vị ấy nhã  ý với một vài thính giả tự mình nêu lên phần cốt yếu của bài pháp mà mình đã hiểu, rồi tóm lược để cho đại chúng cùng được hiểu. Ðó là đim th ba giống Phật.


        Số lượng Tăng Bảo trong các Tông phái Phật giáo Việt Nam, nói riêng ở lứa tuổi vừa đủ thọ đại giới Tỳ Kheo trở lên trong quá  khứ và hiện tại trong nước và hải ngoại đã và đang nói Phật pháp và hướng dẫn cho hàng Phật tử xuất gia, tại gia biết cách tu tập giống y như Phật ở 3 điểm trên không phải là ít. Chẳng hạn hai vị Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và một số Tăng sĩ trẻ có học cao đạo, đời, một khi quý ngài thuyết bất cứ một pháp môn nào, Thiền, Tịnh, giáo lý phổ thông, v.v… hằng trăm Phật tử tu những pháp môn khác đều đến nghe. Tại đạo tràng, quý ngài hỏi Phật tử ai có thắc mắc chỗ khó hiểu cứ phát biểu và Phật tử cũng được tự ý nêu lên phần thâm sâu khó hiểu ngoài bài pháp thoại thực tại.
 
       Một số Tăng Bảo Phật giáo ở các quốc gia khác cũng nói pháp và hướng dẫn Phật tử cách thức tu tập giống như Phật thời xưa, đó là ngài Ðạt Lai Lạt Ma Tây Tạng thứ 14. Một khi ngài xuất hiện nói pháp nơi nào, nơi đó có hàng ngàn Phật tử các nước đến để nghe và lễ bái, cúng dường ngài. Và được ngài làm phép Quán Ðảnh Mạn Ðà La, cũng như tha hồ hỏi ngài những điểm khó hiểu về Mật Tông hay cả Thiền, Tịnh đều được ngài giải đáp một cách tường tận với thái độ thật hoan hỷ vui vẻ.
 
        Qua cách thức hướng dẫn chúng sinh nghe và thực hành pháp thoại trong không khí sinh động, linh hoạt dân chủ tại đạo tràng như vậy của Phật thời xưa và chư Tăng Bảo ngày nay, chính là Phật và Tăng đã luôn luôn áp dụng định luật Hoa Nghiêm: ”Nhất tc nht thiết, nht thiết tc nht” có nghĩa là một pháp có mặt trong tất cả các pháp, tất cả các pháp có mặt trong một pháp. Chữ pháp ở đây có nhiều nghĩa, nhưng tựu trung có hai, đó là pháp môn tu và mỗi bản thân con người (tăng thân) gọi là pháp giới chúng sinh.


        Theo định luật Hoa Nghiêm nói trên, thì một pháp môn tu, dù cho khế lý của nó siêu đẳng, mầu nhiệm đến đâu, cũng không đủ sức mạnh (năng lực) chuyển tải siêu đẳng mầu nhiệm của nó vào tâm thức người tu, mà nó phải nhờ một số pháp môn khác trợ duyên vào, người tu mới thấy được (liễu ngộ) dấu đạo vô ngã của nó.


       Cũng như vậy, mỗi con người là một pháp giới, không thể tự mình có thân từ lúc sinh ra và lớn lên rồi được thành tựu nhiều sự nghiệp, được hưởng thụ nhiều hạnh phúc hay khổ đau đều do các nhân duyên khác hợp lại mới có. Và vô số lượng hiện tượng pháp giới chúng sinh hữu tình, vô tình trong thực tại đều không tự thể, chỉ là hiện hữu tương quan duyên khởi.


       Vì thế cho nên, trong lãnh vực học và tu tập Phật pháp, đức Phật thời xưa, chư Tăng Bảo thời nay đã luôn áp dụng định luật Hoa Nghiêm (duyên khởi) ấy tại các đạo tràng giảng kinh, để cho các tăng thân xuất gia, tại gia phát biểu chỗ chưa hiểu và hiểu lên Phật, lên vị giáo thọ để được lợi mình, lợi người về sự thông đạt khế lý vô ngã của bài pháp thoại. Vì vậy mà đức Pht đã ng li vi toàn th Tăng thân xut gia và tại gia trên bước đường hc và tu tp Pht pháp là phi thân cận các thin hu, thính văn chánh pháp, như lý tác ý, pháp tùy pháp hành; khi ấy mi thành tu được. Vì vậy, trong việc hc cũng nên tìm bạn thin hu tri thc mà gn, tuy trong hc chúng đều là anh em cả, nhưng trong vic hc cn có s tương tr ln nhau, tc là phải có s tương quan tt đẹp.


(Ngũ uẩn vô ngã – HT Thích Thiện Siêu – trang 232)

      Do vì có nhận thức thấy được tầm quan trọng của định luật Hoa Nghiêm ở phần Duyên khởi, tương quan để thành đạt nhiều việc nói riêng trong Phật giáo, trong đó có việc đào tạo tăng tài, không thể một mình chư Tăng đảm trách giảng dạy kinh luận, dù cho có giỏi đến đâu cũng phải có sự tương quan giữa tăng xuất gia và tăng tại gia trên vận hành phụng trì chánh pháp. Vì vậy chư tôn đức tiền bối ở ngôi vị Hòa Thượng lãnh đạo giáo hội Phật giáo, quý ngài đã thân hành mời một số cư sĩ vốn có uyên thâm Phật Học, như bác sĩ Lê Ðình Thám, giáo sư Cao Hu Ðính, giáo sư Mai Thọ Truyn, v.v… làm giáo thọ trong việc giảng dạy kinh luận cho chư Tăng Ni sinh tại các Phật Học Viện tại Hà Nội, Huế, Nha Trang, Sài Gòn và Vĩnh Bình… và cho Phật tử tại các chùa, như chùa Xá Lợi trước 1975 (1939-1975).

       Vấn đề tương quan giữa chư Tăng và cư sĩ có uyên thâm Phật pháp cùng nhau giảng luận Phật pháp nói riêng cho hàng Phật tử, vẫn được thấy tại một số chùa  tư (khác với chùa hội) ở Cali hiện nay do vị Tăng chùa tư đó vốn có đủ 3 đức tính thánh thiện được nói ở trước, là năng lực văn hóa nên đã thực hiện định lý Hoa Nghiêm trong các khóa tu Thiền định, Phật thất, Mật tông, Bát Quan Trai, v.v…HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.25/8/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment