Monday, 19 August 2013

NHỮNG BẬC ĐẠI TU HÀNH CÓ NHẤT THIẾT PHẢI ĐÓNG CỦA HAY KHÔNG ?
Danh từ đóng cửa không có ở Ấn Độ, ở Trung Quốc mãi đến sau đời nhà Nguyên, thậm chí đến đời nhà Minh mới thấy có ghi phương thức tu hành đó. Do vậy có thể thấy những bậc đại tu hành không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, những người đóng cửa không nhất thiết là những bậc đại tu hành.
Đóng cửa là có thể bắt nguồn từ việc tu luyện lâu dài ở trong hang động của Phật giáo Tây Tạng. Rồi khi Lạt Ma giáo từ triều vua Mông Cổ truyền vào nội địa Trung Quốc thì phương thức đóng cửa mới dần dần được thịnh hành.
Về phương pháp tu hành thì có những khóa học có thời gian nhất định, có phương pháp, có giai đoạn nhất định. Thí dụ như 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày, 100 ngày v.v… đúng kỳ hạn để lấy chứng nhận. Chuyên tâm tu hành một pháp môn nào đó, nếu hoàn cảnh cho phép, nếu cần thiết thì học kỳ có thể kéo dài một năm, 3 năm, đến 6 năm, 9 năm, mười mấy năm, nhưng không nhất định cá nhân phải đơn độc tu hành. Thí dụ như trong Kiết hạ an cư ở thời đại Phật Thích Ca, thời kỳ tu thiền có 2 mùa là mùa đông và mùa hạ. Trên lục địa Trung Quốc, có rất nhiều người tu tập nhau lại để tu hành. Các tổ sư phái Thiên Thai đặt ra các phương thức sám hối, nghi thức và tất cả đều cùng kết hợp với 6 người, 7 người, mười mấy người để tu hành. Trong thời kỳ kiết hạ an cư, lúc Đức Phật còn tại thế, người ta cũng tiến hành tu hành trong khuôn khổ phạm vi nhất định hoặc ở dưới cây hoặc ở trong hang động, hoặc trong những căn nhà trống không của các cư sĩ nhưng tất cả đều không phải như phương thức tu hành đóng cửa như hiện nay.
Ở Trung Quốc vào thời kỳ đầu cũng có một số thiền sư sau khi đã "ngộ" được, các thiện tri thức căn dặn đến bờ sông dưới cây, vào rừng núi, hang động để đơn độc tu hành trong một số năm. Thí dụ nổi bật nhất là Chung Nam Sơn, ở đấy đã có 72 nhà làm bằng cỏ tranh. Trước tiên đây là nơi cá nhân tu hành, về sau dần dần dựng lên những chùa và viện, nhưng nếp sống nhà ở tranh vẫn mãi mãi tồn tại. Ở nhà cỏ tranh là tự trang bị lấy dụng cụ nấu ăn và các loại thức ăn rau cỏ, vào núi chặt gai góc, bện cỏ tranh để làm nhà tránh gió mưa, xa lánh người trong một thời gian dài. Song phương pháp tu hành như vậy, tuy giống như phương pháp đóng cửa nhưng không phải là đóng cửa. Gần đây có hai loại người tu hành theo phương pháp đóng cửa :
1. Những người muốn tránh xa sự quấy nhiễu của công việc thế tục.
2. Những người tu thiền muốn tinh tiến hoặc chuyên tâm nghiên cứu kinh tạng. Loại người đầu, giống như kẻ tu hành sống ẩn dật. Loại người thứ hai mới đúng là những người tu hành chân chính. Nếu chỉ vì tu dưỡng thì cần có nhiều tiền hoặc được ngoại duyên giúp đỡ trợ lực thì có thể được. Sau khi đóng cửa mà không biết phương pháp tu hành, cũng không hiểu cách thức nào, biện pháp nào để đi vào Kinh tạng thì tuy có đóng cửa 3 năm, 5 năm cũng không đạt được thành tựu. Nếu vì để tu thiền và đọc Kinh tạng, mà đã sẵn có cơ sở công phu tu thiền và đã nắm được cách thức, biện pháp đi vào Kinh tạng thì cũng có thể đạt được nếu không thì thành tựu không lớn lắm.
Nói về định nghĩa của những bậc đại tu hành thì đó phải là những người toàn tâm, chuyên chú tu hành, ít nhất là những người mà mắt và lòng đã được khai thông, nhưng không lộ ra bên ngoài, nhẫn nhục, chịu đựng chịu khó, chịu nhẫn nhục những điều mà người khác không vứt bỏ được, tâm của họ tuy trong sáng như gương nhưng không biểu lộ ra ngoài, nói năng hành động tuy ngốc nghếch, khờ dại, nhưng thật ra thì rất sáng suốt, từ bi. Ngày nào đó mà nhân duyên thành thục thì có thể trèo lên cao hô một tiếng là vạn nghìn hòn núi đều tương ứng, độ cho chúng sinh thì không ai so sánh được mà không hề để lại vết tích. Nếu nhân duyên chưa thành thục, tuy sống cả cuộc đời mà không hề giảm bớt ánh sáng của sinh mạng mình. Như Hàn Sơn, Thập Đắc, Phong Can đều là những bậc đại tu hành. Nếu những người tốt sau này mà không sưu tầm những bài thơ, những câu kệ của họ để lưu truyền cho hậu thế thì ai mà biết được rằng trong lịch sử đã từng có những nhân vật như vậy. Tỉ dụ như Mạnh Tử nói : "Thành công thì làm thiện cho thiên hạ, cùng quẫn thì riêng mình sống thiện". Điều này rất giống như Phật giáo nói là những bậc đại tu hành quan tâm săn sóc và đưa lại ánh sáng cho người ta. Do vậy, bậc đại tu hành có thể đóng cửa và cũng có thể không nhất thiết phải qua quá trình và hình thức đóng cửa. Nếu nhân duyên cho phép, nếu cần thiết thì đóng cửa cũng là một trong những phương thức tu hành tối ưu để loại bỏ những sự việc phức tạp, đoạn tuyệt với ngoại duyên.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.19/8/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment