TỨ VÔ LƯỢNG TÂM.
Mở đề
Trong nguồn máy phức tạp của con người, có cái TÂM là vô cùng dũng mạnh. Tâm chứa đựng một kho tàng đức hạnh và một hầm tật xấu. Người biết vun bồi đức hạnh là một phước lành cho nhân loại. Kẻ bị tật xấu chi phối là một đại hoạ cho xã hội.
Những ai có chí hướng trở thành bậc vĩ nhân cao thượng và hữu ích. Những ai muốn phục vụ nhân loại bằng cách nêu cao tấm gương lành trong sáng và ban bố những lời dạy hữu ích. Những ai muốn tận dụng những cơ hội quý báu được sanh làm ngưòi đều hết sức cố gắng gột rửa những tật xấu còn lại và phát triển những đức hạnh đang ngủ ngầm trong tâm.
Khai thác hầm mỏ là một điều khó. Để tìm một mỏ vàng, một mỏ dầu hay mỏ kim cương phải tốn hao biết bao nhiêu tiền của và công lao, phải trải qua biết bao nhỉêu hiểm nguy gian khổ để đào sâu trong lòng đất.
Nhưng để khai thác kho tàng vô giá đang ngủ ngầm trong con người ta chỉ cần kiên trì cố gắng và nhẫn nại gia công. Mỗi người, dầu trai hay gái, già hoặc trẻ, sang hoặc hèn, đều cố gắng và nhẫn nại để thu thập sự nghiệp quý báu kia.
Sân hận: là một tật xấu, có sức tàn phá vô cùng khốc liệt. Đối diện với lòng Sân, Tâm Từ là một đức độ nhẹ nhàng êm dịu làm cho con người trở nên cao thượng tuyệt luân.
Hung bạo: là một tật xấu khác đã gây biết bao trọng tội và những điều tàn ác trên thế gian. Tâm Bi là vị thuốc có thể tiêu trừ bệnh hung bạo.
Ganh tị: là một chất độc cho cơ thể vừa là một động lực thúc đẩy con người vào những sự ganh đua nhơ bẩn và những cuộc tranh chấp hiểm nguy. Phương thuốc nhiệm màu và công hiệu nhất để trị bệnh ganh tị là Tâm Hỷ.
Bám víu vào những gì ta ưa thích làm bất toại nguyện, với những điều không vừa lòng là cho tâm mất bình thản. Do sự phát triển Tâm Xả, hai tệ đoan trên sẽ bị tiêu diệt lần lần.
Tứ vô lượng tâm giúp con người trở nên toàn thiện và có được lối sống của bậc Thánh trong kiếp hiện tại.
Tứ vô lượng tâm có khả năng đổi con người ra bậc siêu nhân, chuyển phàm ra thánh. Nếu mỗi người đều gắng công thực hành Tứ Vô Lượng Tâm, không phân biệt tôn giáo, chủng loại, giai cấp v…v thì quả địa cầu này sẽ trở thành một thiên đàng mà tất cả chúng sanh đều được sống an vui trong tình huynh đệ và mỗi người trở nên một công dân lý tưởng trong một thế giới hoà bình.
Bốn đức độ ấy cũng gọi là vô lượng, nó rộng lớn bao la, vì từ, bi, hỷ, xả không bờ bến, không có ranh giới, không bị hạn định. Tứ Vô Lượng Tâm bao trùm tất cả chúng sanh không trừ bỏ một sinh linh nhỏ bé nào. Dẫu theo tôn giáo nào hay hấp thụ văn hoá nào, mỗi người đều có thể trau dồi bốn đức độ nhẹ nhàng êm dịu ấy để trở nên một phước báu cho mình và người khác.
Từ, bi, hỷ, xả là vô lượng, vô biên vậy.
CHÁNH ĐỀ
TÂM TỪ
Trạng thái cao thượng đầu tiên là Từ (metta). Nghĩa trắng của chữ Từ là cái gì làm cho lòng ta êm dịu. Từ là tâm trạng của một người bạn tốt. Từ là lòng ước mong thành thật cho tất cả chúng sanh đều được sống an lành vui vẻ.
Tâm Từ phải được rải khắp cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của một từ mẫu đối với đứa con duy nhất, săn sóc, bao bọc con, dẫu cho nguy hiểm đến tính mạng cũng vui lòng.
So sánh tâm Từ với tình mẫu tử trong đoạn Kinh Từ Bi, Đức Phật không đề cập đến lòng trìu mến ít nhiều vị kỷ của người mẹ, Đức Phật chỉ nhằm vào sự mong mỏi thành thật của mẹ hiền muốn cho đứa con duy nhất của mình được sống an lành.
Tâm Từ không phải là sự yêu thương xác thịt, cũng không phải là lòng luyến ái đối với một người nào. Tình dục và luyến ái là nguồn gốc của bao nhiêu phiền não. Tâm Từ không phải là tình thương riêng biệt đối với người láng giềng bởi vì người có tâm Từ không phân biệt người thân, kẻ sơ.
Tâm Từ không phải chỉ là một tình huynh đệ rộng rãi giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sanh, không trừ bỏ một sanh vật nhỏ bé nào, bởi vì loài cầm thú cũng cần nhiều đến sự giúp đỡ và lòng thương của ta.
Tâm Từ không phải tình đồng chí, không phải tình đồng chủng, không phải tình đồng hương, cũng không phải tình đồng đạo.
Tình đồng chí chỉ biết những người cùng mục đích, một chủ nghĩa hay một đảng phái.
Tình đồng chủng chỉ có giữa những người cùng một chủng tộc, một màu da.
Tình đồng hương cùng một xứ. Đôi khi vì tình đồng chủng, con người đã nhẫn tâm tàn sát đến đàn bà, trẻ con vì những người vô tội này khác màu da, chủng tộc.
Cùng trong một quốc gia cũng có những tâm trạng hẹp hòi phân chia nhiều giai cấp xã hội để ép bức bóc lột lẫn nhau.
Tâm Từ không phải tình thương giữa những người cùng một tôn giáo. Bởi sự hiểu biết hẹp hòi, gọi là tình “đồng đạo” mà có bao nhiêu người đã bị đánh đập hà khắc, hoặc đã có hàng muôn hàng triệu người bị sát hại vì chiến tranh tôn giáo. Bao nhiêu hành động ác độc, bao nhiêu cuộc chiến tàn khốc đã làm hoen ố lịch sử nhân loại cũng vì sự hẹp hòi của tình đồng đạo. Con người ghen ghét nhau, thù hận nhau, chém giết nhau, chỉ vì không cùng sống được với nhau dưới một nhãn hiệu. Nếu vì không đồng tín ngưỡng mà những người khác tôn giáo với nhau, không thể coi nhau là anh em trong một đại gia đình, thì sứ mạng của các vị giáo chủ trên thế gian này hẳn thật đã thảm bại chua cay.
Tâm Từ êm dịu vượt hẳn lên trên các tình huynh đệ hẹp hòi ấy. Phạm vi hoạt động của Từ Tâm không bờ bến, không biên cương, không hạn định.
Tâm Từ không có bất luận một loài kỳ thị nào. Nhờ tâm Từ mà ta có thể xem tất cả chúng sanh là bạn hữu và khắp nơi trên thế giới là quê hương.
Tựa hồ như ánh sáng mặt trời bao trùm vạn vật. Tâm Từ cao thượng rải khắp đồng đều phước lành thấm dịu cho mọi người thân cũng như sơ, bạn cũng như thù, không phân biệt giàu hay nghèo, sang, hèn, nam nữ, hư hèn hay đạo đức, người hay thú.
Người đã có tâm Từ vô lượng vô biên như thế ấy là Đức Phật. Ngài đã tận tâm tạo sự an lành, hạnh phúc cho tất cả mọi người yêu kính Ngài cũng như những người ganh tỵ oán ghét Ngài và người âm mưu hại Ngài. Ngài – không có chút gì khác hơn đối với ông Đề Bà Đạt Đa là người đã coi Ngài như thù nghịch.
Lòng Từ bao la, rộng rãi đồng đều với chính mình cũng như đối với những người thân cận, những người không quen biết và những người có ác cảm với mình. Người thực hiện tâm Từ đến mức cùng tột sẽ thấy mình đồng hoá với tất cả chúng sanh không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái mà ta gọi là lần lần mở rộng lan tràn cùng khắp càn khôn vạn vật. Mọi sự chia rẽ đều tiêu tan biến mất như đám sương mờ trong ánh nắng. Vạn vật trở nên một đồng thể đồng nhất.
Thật ra không có một ngôn ngữ nào tả ra cho đúng nghĩa chữ (Matta) Từ trong Phạn Ngữ. Thiện ý, từ ái, hảo tâm, bác ái là nhũng danh từ tạm gọi là đồng nghĩa với Matta mà thôi.
Nghịch nghĩa với Matta (Từ) là lòng sân hận, ác ý, thù oán, ghen ghét. Từ và sân hận không thể phát sanh cùng một lúc. Thù oán cũng không thể chứa đựng được Từ. Đức Phật dạy rằng không thể lấy thù oán để diệt sân hận. Chỉ có tâm Từ mới dập tắt được lòng sân hận.
Không những dập tắt được lòng sân hận, Tâm Từ còn diệt trừ các mầm tư tưởng bất thiện đối với một người khác. Người có Tâm Từ không bao giờ là nghĩ đến sự làm hại, làm giảm giá trị hoặc bài xích ai. Không bao giờ sợ ai cũng không bao giờ làm ai sợ.
Cần chú ý: Kẻ thù gián tiếp thường mang lốt bạn của Tâm Từ một cách sâu uẩn bất ngờ là lòng trìu mến vị kỷ. Nếu quan niệm không đúng đắn Tâm Từ có thể trở thành luyến ái. Kẻ thù gián tiếp này thật là tế nhị mà cũng thật là hiểm độc. Nó hành động như người ẩn núp trong rừng sâu hay ở sau một sườn núi để chờ đợi hại một người khác, hoặc nó làm người bạn thân ở kế bên ta mà lúc nào cũng chực hờ để ám hại ta. Lòng trìu mến đem lại phiền não, Tâm Từ chỉ tạo sự an lành hạnh phúc.
Đây là một điểm tế nhị mà ta không nên hiểu lầm. Cha mẹ thường yêu, trìu mến con cái, con cái trìu mến cha mẹ, vợ mến chồng, chồng mến vợ, tình luyến ái giữa những người thân yêu là một lẽ thường, một sự tự nhiên. Thế gian không thể tồn tại nếu không có tình thương nhưng tình thương luôn luôn ích kỷ hẹp hòi không thể sánh được với Tâm Từ là tình thương đồng đều đối với tất cả chúng sinh trong vũ trụ bao la. Do đó lòng Từ không đồng nghĩa với tình thương ích kỷ.
Có ý muốn làm cho kẻ khác yên vui là đặc điểm của Tâm Từ. Người có Tâm Từ luôn luôn cố gắng tạo sự an lành cho tất cả chúng sanh, chỉ thấy những điều tốt đẹp nơi mọi người và không khi nào nhìn cái xấu xa hư hỏng của một ai.
Tâm Từ đem lại nhiều quả phúc:
1. Người có Tâm Từ luôn luôn ngủ được an vui, ngủ với tâm trạng thơ thới, không giận hờn, không lo sợ, tự nhiên giấc ngủ sẽ đến dễ dàng. Mỗi người đều có thể kinh nghiệm, người có Tâm Từ hễ nhắm mắt là ngủ, ngủ ngon lành.
2. Khi ngủ với tâm lành, tự nhiên khi thức dậy cũng với tâm lành, với gương mặt vui vẻ.
3. Người có Tâm Từ không chiêm bao mộng mị những điều xấu xa ghê sợ. Dầu có nằm mộng cũng thấy điều lành.
4. Người có Tâm Từ đối với kẻ khác tất nhiên sẽ gặt hái được những cảm tình ưu đãi nơi mọi người.
Khi nhìn vào gương, nếu mà ta vui vẻ hiền lành, phản ảnh của nó sẽ hiền lành vui
vẻ. Trái lại nếu mà ta cau có, quạu quọ, phản ánh của nó cũng quạu quọ cau có.
Cũng một thể ấy, thế gian bên ngoài là phản ánh của những hành vi tư tưởng thiện hay ác của con người. Người hèn hạ xấu xa chỉ biết nhìn vào tội lỗi của kẻ khác.
vẻ. Trái lại nếu mà ta cau có, quạu quọ, phản ánh của nó cũng quạu quọ cau có.
Cũng một thể ấy, thế gian bên ngoài là phản ánh của những hành vi tư tưởng thiện hay ác của con người. Người hèn hạ xấu xa chỉ biết nhìn vào tội lỗi của kẻ khác.
Trong con người tốt nhất cũng có những điểm xấu và trong con người xấu nhất
cũng có những điểm tốt.
cũng có những điểm tốt.
Tại sao ta chỉ tìm phần xấu xa tội lỗi mà không để ý đến phần tốt của người? Nếu mọi người đều nhìn vào phần tốt đẹp của nhau thì nhân loại đã tìm được nguồn hạnh phúc dồi dào rồi vậy.
5. Người có Tâm Từ chắc chắn là bạn thân của nhân loại mà cũng là bạn thân của tất cả chúng sanh. Loài cầm thú cũng lấy làm vui thích được sống gần các bậc hiền nhân. Các tu sĩ sống một mình ở chốn rừng sâu, giữa đám sài lang, hổ, báo, chỉ nhờ có Tâm Từ bảo vệ. Đức Phật đã lần đã nói: “Như Lai sống trên một ngọn núi, giữa đám sư tử, cọp, beo, voi, nai, đủ thứ thú dữ, giữa rừng rậm cỏ hoang, không một con vật nào sợ Như Lai và Như Lai cũng không sợ một con vật nào. Chính nhờ oai lực của Tâm Từ nâng đỡ bảo vệ và giúp Như Lai sống yên ổn.”
6. Khi thực hành đúng mức, Tâm Từ có được năng lực đổi dữ ra lành. Thuốc độc không hại được người có Tâm Từ, trừ trường hợp người ấy phải trả một nghiệp xấu đã gây trong quá khứ. Tâm Từ giúp hành giả thêm sức khoẻ và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài. Tư tưởng độc ác đầu độc con người. Tư tưởng trong sạch giúp cơ thể con người trở nên lành mạnh.
6. Khi thực hành đúng mức, Tâm Từ có được năng lực đổi dữ ra lành. Thuốc độc không hại được người có Tâm Từ, trừ trường hợp người ấy phải trả một nghiệp xấu đã gây trong quá khứ. Tâm Từ giúp hành giả thêm sức khoẻ và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài. Tư tưởng độc ác đầu độc con người. Tư tưởng trong sạch giúp cơ thể con người trở nên lành mạnh.
Trong kinh có thuật rằng: khi Đức Phật trở về quê nhà lần đầu tiên, con Ngài là
La Hầu La lúc ấy vừa lên bảy tuổi đến gần Ngài và bạch rằng: “Bạch Đức Sa
Môn, chỉ cái bóng của Ngài cũng đủ làm cho lòng con mát mẻ lạ thường”. Tâm
Từ của Đức Phật bao trùm lấy cậu bé La Hầu La và có một hấp dẫn lực mạnh mẽ làm cho cậu vô cùng cảm kích.
La Hầu La lúc ấy vừa lên bảy tuổi đến gần Ngài và bạch rằng: “Bạch Đức Sa
Môn, chỉ cái bóng của Ngài cũng đủ làm cho lòng con mát mẻ lạ thường”. Tâm
Từ của Đức Phật bao trùm lấy cậu bé La Hầu La và có một hấp dẫn lực mạnh mẽ làm cho cậu vô cùng cảm kích.
7. Người có Tâm Từ luôn luôn được chư Thiên hộ trì.
8. Tâm Từ được an trụ dễ dàng vì không bị những tư tưởng trái ngược khuấy động. Người có tâm an trụ sẽ được sống ở cõi Trời hay cõi Người một cách tự tại.
Người có Tâm Từ có một gương mặt tươi sáng, vì gương mặt là phản ánh của nội tâm. Lúc giận máu trong cơ thể phải chạy mau gấp đôi ba lần lúc bình thường, trở nên nóng dồn lên mặt làm đỏ mặt tía tai.
9. Tâm Từ trái lại làm cho tinh thần vui vẻ, thân có cảm giác an lành, máu được trong sạch và khuôn mặt hiền từ dễ mến. Trong kinh có chép rằng: sau khi Đức Phật đắc đạo, trong lúc Ngài chỉ quán tham thiền về lý nhơn quả, tâm Ngài hoàn toàn an trụ và máu trong cơ thể Ngài hết sức trong sạch. Lúc ấy từ trong chiếu ra những ánh hào quang ngũ sắc bao phủ lấy thân Ngài.
10. Người có Tâm Từ đến lúc chết cũng được an vui vì trong lòng không chấp chứa tư tưởng sân hận. Sau khi tắt thở, gương mặt tươi tỉnh, ấy là phản ảnh của sự ra đi vui vẻ an toàn.
11. Chết an vui, người có Tâm Từ sẽ tái sanh vào một cảnh tốt đẹp nếu đã đắt thiền sẽ sanh vào cõi Trời Phạm Thiên và nếu lòng Từ rốt ráo thì sẽ an trụ trong Niết Bàn thanh tịnh.
Ngoài những lợi ích về vật chất, Tâm Từ có một hấp lực mạnh mẽ, phi thường. Người có Tâm Từ có thể gieo những ảnh hưởng tốt đẹp từ xa đến một người khác. Mọi người đều cảm thấy an vui khi ở gần một người lành. Một hôm Đức Phật đến chỗ nọ, trong hàng các thân hào đến đã đảnh lễ ra mắt Ngài, có một nhà trưởng giả tên Rojà trước kia là bạn thân của Đại Đức A Nan Đà. Thấy Rojà, Đại Đức A Nan Đà nói rằng: “Tôi lấy làm vui và Rojà hôm nay đến đây đảnh lễ chào mừng Đức Phật.”
Rojà liền trả lời: “Thật ra không phải tôi đến đây để tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật. Sở dĩ chúng tôi đến đây hôm nay là vì chúng tôi đánh cuộc với nhau rằng: người nào không đến đảnh lễ Đức Phật sẽ bị phạt 500 đồng tiền vàng. Chính vì sợ mất tiền mà tôi đến đây.
Đại Đức A Nan Đà thất vọng, đến bạch tự sự cho Đức Phật rõ và xin Đức Phật tế độ cho bạn thân của mình. Đức Phật liền rải Tâm Từ cho Rojà thấy khắp châu thân mình được thuần một luồng cảm xúc mát mẻ, dường như từ Đức Phật đưa đến. Bị cảm kích quá mạnh, chàng không thể kháng cự lại ý muốn và không khác nào bò con chạy theo mẹ. Rojà chạy từ tịnh thất này đến tịnh thất khác để tìm Đức Phật. Được chỉ đến nơi, Rojà gõ cửa, cửa vừa mở, ông lật đật đảnh lễ Đức Phật rồi nghe Đức Phật giảng pháp rồi xin quy y.
Đó là một trường hợp cho ta thấy rằng Tâm Từ có một sức hấp dẫn rất mạnh mà mỗi người đều có thể chứng nghiệm tuỳ theo khả năng của mình và cũng như các đức tánh khác trong Tứ Vô Lượng Tâm, Tâm Từ luôn luôn ngủ ngầm trong mọi người.
Trong một sự tích khác, Vua A Xà Thê nghe lời xúi dục của ông Đề Bà Đạt Đa.
Đạt Đa muốn hại Đức Phật, cho voi uống rượu đến say rồi lùa chạy ngay về phía Đức Phật. Con voi hung dữ hùng hổ chạy đến nhưng Đức Phật vẫn thản nhiên rải lòng Từ đến con voi và chế ngự được con voi trong khoảnh khắc.
Trong vô lượng tiền kiếp một ngày kia khi Đức Phật còn là một vị Bồ Tát, Ngài đang hành pháp Nhẫn Nhục Ba La Mật trong một Ngự Uyển. Nhà vua muốn thử xem hạnh nhẫn nhục của ngày đến đâu, bèn truyền lệnh cho quân cắt tay và chân của Ngài. Ngài vẫn điềm nhiên lặng lẽ hành pháp Nhẫn. Vua lấy làm tức giận, dùng gót chân đá vào ngực, Ngài ngã gục trên vũng máu, thoi thóp thở những hơi thở cuối cùng nhưng lòng vẫn bảo rằng: người như ta không bao giờ sân hận oán thù.
Một vị Tỳ Kheo xứng đáng phải có Tâm Từ rộng rãi bao la, không cố ý làm chết côn trùng trong đất hay cây cỏ, cũng không uống nước chưa lọc.
Chính Đức Phật đã nêu lên gương lành cao thượng. Đức Phật dạy: “Như đàn voi say trận không kể lằn tên mũi đạn, ta phải can đảm chịu đựng những điều bất hạnh của đời. Một phần lớn nhân loại đã sống ngoài khuôn khổ giới luật, ta phải có thái độ của đàn voi lâm trận, mạnh tiến giữa rừng gươm đao, giáo mác, bình tĩnh nhận lấy những nỗi chua cay của đời và thản nhiên vững bước trên đường phạm hạnh.”
Trước cái chết sắp đến, Tâm Từ của Phật Giáo là một thứ khí giới ôn hoà và hữu hiệu để ngăn ngừa nguy hiểm. Nếu các quốc gia hiếu chiến không chịu đem Tâm Từ thay thế để cai trị thế giới bằng công lý và tình thương thay vì bạo lực cường quyền thì nhân loại sẽ được an cư lạc nghiệp và hạnh phúc lâu dài.
Sau đây là một vài chỉ dẫn thực tế để hành Tâm Từ.
Trước tiên hành giả phải gieo trồng Tâm Từ cho chính mình. Muốn vậy, phải rải khắp thân và tâm những tư tưởng an vui, hạnh phúc. Hành giả tưởng niệm: tâm tôi rất yên tĩnh, thân tôi rất an vui, tôi không bịnh hoạn, không phiền não, không lo âu, không sân hận. Tôi thể hiện lòng Từ Bi, hào quang Từ Bi bao phủ quanh tôi, dập tắt mọi tư tưởng ích kỷ, mọi súc động thù nghịch. Tôi không còn cảm xúc trước cơn xung nộ xấu xa của kẻ khác. Tôi đáp lại cái xấu bằng cái tốt, cái giận bằng cái từ. Hằng ngày rèn luyện tinh thần như thế, dần dần hành giả trở nên vô cùng quảng đại, quên tất cả những điều xấu xa của kẻ khác và giữ tâm hoàn toàn trong sạch, không còn bợn nhơ, sân hận, oán thù. Ánh nắng hạnh phúc toả ra khắp châu thân, hành giả rải hạnh phúc ấy đến cho người khác bằng những tư tưởng lành và bằng những hành động vị tha, thể hiện lòng Từ trong đời sống hằng ngày.
Khi tâm được an vui và không bị những tư tưởng oán hận làm xao động, hành giả sẽ dễ dàng rải Tâm Từ đến cho kẻ khác. Ta không thể cho một vật mà chính ta không có. Trước khi muốn làm cho người khác được an vui, chính hành giả phải được an vui, phải biết làm thế nào cho mình được an vui.
Hành giả rải Tâm Từ đến cho thân bằng quyến thuộc, bạn bè và những người không quen biết và thành thật ước mong cho tất cả người này được an vui hạnh phúc và lánh xa phiền não, bệnh tật, lo âu và sợ sệt.
Sau cùng mặc dầu là khó, hành giả rải Tâm Từ đến cho những người có ác tâm với mình nếu có. Rải Tâm Từ đến cho những người coi mình là thù nghịch, lấy thái độ ôn hoà đối lại những cử chỉ bất hoà là hành động của bậc anh hùng bất tử đáng được làm gương cho đời.
Đức Phật dạy: Hãy giữ tâm luôn luôn trong sạch giữa đám người đầy thù hận.
Không thù oán giữa người thù oán
Sống như vầy an ổn biết bao
Giữa người tham dục xôn xao
Sống không tham dục thanh cao ai bằng.
Không thù oán giữa người thù oán
Sống như vầy an ổn biết bao
Giữa người tham dục xôn xao
Sống không tham dục thanh cao ai bằng.
Hành giả rải Tâm Từ đến cho tất cả chúng sanh, không phân biệt giai cấp, chủng tộc mầu da hay nam nữ, không chừa bỏ một loài cầm thú nhỏ nhen câm điếc nào. Hành giả tự đồng hoá với tất cả, tự mình chan hoà trong toàn thể, thấy vạn vật và mình là một. Tâm không còn một điểm vị kỷ, hành giả vượt lên khỏi mọi hình thức chia rẽ riêng tư. Không bị giam hãm trong những tư tưởng hẹp hòi, hành giả nhìn tất cả thế gian là quê hương của mình và tất cả mọi người là bạn đồng hành trong đại trùng dương, mà ta gọi là đời sống chan hoà của muôn loài vạn vật.
TÂM BI
Đức tính thứ nhì giúp con người trở nên cao thượng là Tâm Bi: Bi là động lực làm cho Tâm rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì thoa dịu lòng đau khổ của người. Đặc tánh của Tâm Bi là ý thức giúp người khác thoát khỏi cảnh khổ.
Lòng của người có Tâm Bi thật mềm dịu hơn cả những đóa hoa mềm. Ngày nào chưa cứu giúp được kẻ khác thì Tâm Bi không hề tự mãn. Lắm khi để làm êm dịu sự đau khổ của kẻ khác, người có Tâm Bi không ngần ngại hy sinh đến cả thân mình. Như sự tch trong kinh Hiền Ngu đã nêu lên cho ta gương lành của một vị Bồ Tát tự nhiên hiến thân cho cọp mẹ và bầy con đói.
Chính do nơi Tâm Bi mà con người có thể hoàn toàn vị tha trong khi phục vụ. Người có Tâm Bi không sống cho mình mà sống cho kẻ khác, luôn luôn tìm cơ hội để giúp cho đời nhưng không bao giờ mong được đền ơn đáp nghĩa.
Đối tượng của Tâm Bi là gì?
Là những kẻ nghèo hèn đói rách, túng thiếu, cơ hàn, đau ốm, cô đơn, dốt nát, hư hèn, người có đời sống ô trược buông lung là hạng người cần đến Tâm Bi của những tấm lòng trắc ẩn cao thượng, không phân biệt chủng tộc, giai cấp hoặc tôn giáo. Chẳng luận về phần tinh thần hay vật chất, bổn phận cao cả của người có Tâm Bi là giúp đỡ cho hết đau khổ, biết bao nhiêu đàn ông, đàn bà, trẻ em, già cả đang sống trong cảnh cơ hàn, thiếu thốn đến suy kiệt l người còn da bọc xương, hoặc chết cúm ngoài đầu đường xó chợ. Một ngày kia, có chàng sinh viên trẻ tuổi về nhà xin phép mẹ gỡ tấm màn treo trên cửa để cho một người nghèo đói rách. Chàng nói rằng nếu không có bức màn này cái cửa không đến nỗi phải chịu lạnh, nhưng nếu thiếu quần áo thì chắc chắn người nghèo kia phải khổ sở, đau bịnh vì lạnh. Đó là Tâm Bi tốt của ngưòi có Tâm Bi.
Người giàu có tiền của có bổn phận giúp đỡ cho kẻ nghèo vật chất. Người giàu tinh thần. đạo đức cũng có bổn phận giúp đỡ kẻ nghèo tinh thần, mặc dầu người ấy có thể là một đại phú gia có tiền rừng bạc bể. Kho tàng của báu không đem lại an vui cho tinh thần. Tâm trạng an vui chỉ do kho tàng đạo đức tạo ra mà thôi.
Hạng người phóng đãng tội lỗi lại càng được xót thương hơn vì họ là những người bịnh hoạn về tinh thần. Ta không khinh rẻ hay bài xích hạng người yếu đuối ấy, vì họ đã bị lầm đường lạc nẻo, ta nên thương xót và dìu dắt họ trở lại con đường phải.
Cha mẹ thương đồng đều các con nhưng đặc biệt chăm nom săn sóc những đứa ốm yếu hoặc kém sút, cũng như thế, Tâm Bi của ta phải bao trùm tất cả chúng sanh đau khổ nhưng riêng đối với những hạng người bịnh hoạn tinh thần, sút kém đạo đức, ta nên có lòng thưng xót đặc biệt và hết lòng giúp đỡ dẫn dắt họ trở lại đường lành.
Như Đức Phật xưa kia hết lòng thương hại và cứu độ nàng Liên Hoa Sắc – người phụ nữ lạc bước giang hồ – và tận tâm tế độ anh chàng Vô Não – là tên sát nhân tàn ác, toan giết hại Ngài. Về sau cả hai đều theo qui y với Ngài và hoàn toàn đổi tánh.
Bên trong mỗi người, dẫu là xấu xa tàn ác đến đâu, đều có ngủ ngầm những đức tính tốt. Đôi khi chỉ một lời nói phải đúng lúc cũng có thể cải hoá được con người từ dữ ra lành.
Như Vua A So Ka trước kia ở Ấn Độ là một bạo chúa hung ác nhất giết hại hàng triệu sanh linh, thế mà khi nghe được lời nói phải của một thầy Sa Di trẻ tuổi, mà nhà vua đổi hẳn tính tình, mạnh tiến trên đường tự giác và trở nên một ông vua hiền đức.
Hạng người xấu xa bịnh hoạn về tinh thần ắt phải bị chìm đắm mãi mãi trong đêm tối của tội lỗi, nếu không có một ai có lòng quảng đại thương xót, ra tay tế độ.
Tâm Bi vô lượng vô biên vô hạn định. Tâm Bi phải được rải đến cho tất cả, không bỏ một loại cầm thú nhỏ nhít nào. Tự giết hoặc sai bảo người khác giết những con thú vô tội để bày tiệc linh đình ăn uống hả hê cũng là hành động trái ngược với Tâm Bi.
Thế gian ngày nay sống trong sự căn thù, oán hận, tham lam, ô trược là nhơn loại đang đi đang đi lần đến họa diệt vong. Muốn cứu vãn tình thế, toàn thể loài người cần phải thực hiện Tâm Bi để tiêu trừ những hành động độc ác và tàn bạo. Ta cũng nên nhận định rằng Tâm Bi của Phật Giáo không phải những giọt nước mắt nhỏ suông mà gọi là thương xót mà phải thể hiện bằng việc làm từ thiện. Kẻ thù gián tiếp của Tâm Bi là sự âu sầu, phiền não.
TÂM HỶ
Đức tính cao thượng thứ ba trong Tứ Vô Lượng Tâm là Hỷ. Hỷ đây không phải là cái vui đón cảm tình riêng đối với một người nào, cũng không phải là trạng thái thoả thích suông. Hỷ là lòng hoan hỷ trước sự an vui của người khác, trước sự thành công của mọi người.
Lòng ganh tỵ là kẻ thù trực tiếp của Tâm Hỷ và hỷ là cái vui làm tiêu tan lòng ganh tỵ. Ganh tỵ có sức phá hoại vô cùng nguy hiểm. Có nhiều người lấy làm bực tức khó chịu khi thấy hoặc nghe nói người khác thành tựu mỹ mãn một công việc. Thấy người thất bại thì vui mừng thoả thích, trái lại không thể chịu đựng sự thành công của kẻ khác và cố gắng phá hoặc bóp méo sự thật để chê bai người, thay vì vui lên để tán dương thắng lợi của người.
Về mọi phương diện, chính người có Tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do Tâm ấy đem lại hơn là người khác, vì Tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm hỷ không bao giờ làm trở ngại đường tiến bộ và khuấy rối sự an lạc của ai.
Con người phàm phu tầm thường luôn luôn có tính thừa cơ rửa hận, nên không bao giờ bộc lộ được vui vẻ trước cái vui của người thù nghịch mà chỉ có thể phát hiện dễ dàng đối với người mình thân thích mà thôi.
Lòng ganh tị còn thúc đẩy con người làm những động tác vô cùng độc ác nham hiểm để hại đối phương. Đó là bản tính tội lỗi của người thế gian đang miệt mài say đắm trong ảo mộng. Nếu so sánh Tâm Từ với Tâm Bi thì Tâm Hỷ lại càng khó thực hiện. Muốn có Tâm Hỷ phải có ý chí mạnh mẽ và phải hết sức cố gắng.
Người Phương Đông có thành thật thoả thích với sự thịnh vượng của người Phương Tây không? Người Phương Tây có thành thật vui sướng khi nhìn thấy sự phồn vinh của người Phương Đông không? Và mặc dù mục đích của các tôn giáo là mở mang tinh thần đạo đức giáo phái nầy có vui mà thấy ảnh hưởng tinh thần của một giáo phái khác bành trướng mạnh mẽ không? Tôn giáo này ganh tị với tôn giáo khác. Tổ chức này ganh tị với đoàn thể kia. Tiệm buôn này ganh tị với cửa hàng khác. Gia đình này ganh tị với gia đình kia. Học trò ganh tị với học sinh, cho đến chị em trong nhà có khi cũng ganh tị lẫn nhau.
Người Phật Tử nên thực hành Tâm Hỷ trong đời sống cá nhận, cũng như đời sống tập thể, để tạo an vui hạnh phúc và vươn mình lên để sống trong sạch và thanh cao.
Đặc tánh của Tâm Hỷ là hoan hỷ với người thành công, người phước lộc, vui một cách thành thật, thoải mái chớ không phải làm ra vẻ hân hoan ngoài mặt mà bên trong chất chứa căm thù. Vui cười hỷ hả không phải là đặc tính của Tâm Hỷ và làm trò phỉnh thích được coi là kẻ thù gián tiếp của Tâm Hỷ. Tâm Hỷ là đức tánh thành thật chung vui, chung mừng và ngợi khen. Tâm Hỷ loại trừ mọi hình thức bất mãn trước sự thành công của kẻ khác.
TÂM XẢ
Xả là đức tính thứ tư trong Tứ Vô Lượng Tâm, khó thực hành nhất mà cũng cần thiết nhất trong bốn đức tính cao thượng. Xả ở đây không có nghĩa lạnh lùng, lãnh đạm, không màng đến thế sự, cũng không phải cảm giác vô ký không vui thích, không phiền não.
Khinh rẻ, phỉ báng, nguyền rủa là thường tình. Hạng người trong sạch, đạo đức thường bị chỉ trích và khiển trách. Giữa cơn giông tố của trường đời, người quân tử luôn luôn giữ tâm bình thản.
Được thua, thành bại, ca tụng, khiển trách, hạnh phúc và phiền não là những việc thường xảy ra trong làm xúc động con người. Được ca tụng thì vui thích, bị khiển trách thì buồn rầu là lẽ thường. Nhưng giữa cuộc thăng trầm của thế sự, Đức Phật dạy ta: “Người khôn luôn luôn thản nhiên, hành Tâm xả, vững chắc như tảng đá to sừng sững giữa trời”.
Kinh Pháp Cú có câu:
“Vững vàng thay ngọn Đại Sơn,
Bão to gió lớn chẳng sờn, chẳng lay.
Người đại trí vững vàng thay,
Lời khen tiếng báng chẳng la, chẳng sờn.”
“Vững vàng thay ngọn Đại Sơn,
Bão to gió lớn chẳng sờn, chẳng lay.
Người đại trí vững vàng thay,
Lời khen tiếng báng chẳng la, chẳng sờn.”
Đời sống của Đức Phật là một gương sáng về Tâm Xả cho những ai còn luân chuyển trong vòng Tam Giới. Chưa từng có vị giáo chủ nào hoặc một nhân vật nào bị chỉ trích nghiêm khắc, bị đả kích, sỉ nhục hoặc bị lăng mạ nhiều như Đức Phật. Đức Phật lại cũng là người được tán dương, sùng bái và tôn kính nhất.
Ngày kia trong khi Đức Phật đi trì bình khất thực, có một đạo sĩ bà la môn ngạo mạn kêu Ngài là người cùng đinh ăn mày và đối xử với Ngài hết sức vô lễ. Ngài thản nhiên chịu đựng và ôn hoà giải thích cho Đạo sĩ thế nào là cùng đinh và vì sao chẳng nên khinh rẻ hạng người này, khiến cho vị đạo sĩ lấy làm khâm phục.
Một lần khác có người thỉnh Đức Phật tới nhà trai Tăng. Khi Đức Phật đến, chủ nhà lại dùng lời vô lễ đối xử với Ngài một cách thậm tệ. Nhưng Đức Phật không tức giận, ôn tồn hỏi chủ nhà: “Nếu ông biết có khách đến viếng nhà ông, ông phải làm sao?”
Chủ nhà đáp: “Tôi sẽ sửa soạn một bữa cơm để đãi khách”.
Đức Phật nói: “Tốt lắm nhưng nếu khách không đến thì làm sao?”
Chủ nhà đáp: “Thì tôi sẽ cùng vợ con chia nhau bữa cơm”.
Chủ nhà đáp: “Tôi sẽ sửa soạn một bữa cơm để đãi khách”.
Đức Phật nói: “Tốt lắm nhưng nếu khách không đến thì làm sao?”
Chủ nhà đáp: “Thì tôi sẽ cùng vợ con chia nhau bữa cơm”.
Đức Phật nói : “Tốt lắm, này bạn, hôm nay bạn mời Như Lai đến nhà để đãi ăn. Bạn đã dọn lên cho Như Lai những lời thô lỗ, cộc cằn. Như Lai không nhận, vậy xin bạn hãy giữ lấy.”
Lời nói này đã làm cho chủ nhà thay đổi hẳn thái độ.
Lời nói này đã làm cho chủ nhà thay đổi hẳn thái độ.
Trong kinh Pháp Cú có câu:
“Lời sỉ vả mặc người khinh rẻ,
Ta lặng lờ như thể chuông câm.
Niết bàn tự bước chân,
Người đâu tranh cãi chống ngăn được nào”.
“Lời sỉ vả mặc người khinh rẻ,
Ta lặng lờ như thể chuông câm.
Niết bàn tự bước chân,
Người đâu tranh cãi chống ngăn được nào”.
Đó là những lời vàng ngọc mà Đức Phật khuyên ta nên ghi nhớ hàng ngày trong kiếp sống vô thường này.
Tại một xứ nọ có lần một mệnh phụ phu nhân xúi dục một người say rượu đến nhục mạ Đức Phật thậm tệ, đến đỗi Đại Đức A Nan không thể chịu được, nên yêu cầu Đức Phật sang qua Xứ khác. Nhưng Đức Phật không đổi chỗ cũng không hề xúc động.
Một người đàn bà khác giả có mang để vu oan Đức Phật giữa công chúng. Một người đàn bà khác nữa bị giết để vu cáo Đức Phật phạm tội sát sanh.
Một người bà con và cũng là đệ tử của Phật cũng manh tâm lăn đá từ trên đồi cao quyết giết hại Ngài. Chí đến trong hàng đệ tử của Ngài cũng có người hờn trách Ngài là đố kỵ, thiên vị, bất công v..v…
Trái lại một đằng khác có bao nhiêu người sẽ tán dương công đức và ca tụng Đức Phật, bao nhiêu Vua, Chúa đã khấu đầu lễ bái dưới chân Ngài. Như mặt đất, Đức Phật nhận tất cả với một tâm xả hoàn toàn.
Vững như voi, mạnh như hổ, ta nên run sợ trước tiếng động, miệng Lân, lưỡi Mối không làm cho ta xúc động, như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng trong lưới. Tuy sống giữa chợ, người ta không nên luyến ái những lạc thú huyền ảo và vô thường của đời.
Như hoa Sen từ bùn d nước đục, vượt lên trên bao nhiêu quyến rũ của thế gian, phải sống trong sạch luôn luôn tinh khiết, luôn luôn yên tĩnh và an vui.
Người thù trực tiếp của Tâm Xả là sự luyến ái và kẻ thù gián tiếp của Tâm Xả là sự lãnh đạm, thái độ lạnh lùng, xoay lưng với thế sự.
Tâm Xả lánh xa lòng tham ái, chấp trước và trạng thái bất mãn. Thái độ vô tư thản nhiên, an tịnh là đặc tính quan trọng của Tâm Xả. Người có tâm xả không thích thú trong vui sướng, cũng không bực tức trong phiền não. Người có Tâm Xả đối xử đồng đều không thấy sự khác biệt giữa người tội lỗi và bậc Thánh Nhân.
Tâm Từ bao trùm mọi chúng sanh. Tâm Bi cứu vớt những chúng sanh đau khổ. Tâm Hỷ vui vẻ trước những chúng sanh hạnh phúc. Tâm xả bao trùm việc tốt và xấu, những điều khả ái và những điều khả ố, thích thú hay nghịch lòng đều buông xả một cách tự tại vô ngại. Vì chấp trước phiền não nên mới sanh tử luân hồi. Đức Phật dạy chúng ta phóng hạ vạn duyên tức thời thành Phật. Nghĩa là buông xả hết muôn duyên, không còn mảy may dính mắc thì liền thành Phật đạo. Chấp trước thì nặng nề bực bội, buông xả thì được nhẹ nhàng thanh thoát, nhất là xả được tất cả vọng tưởng điên đảo thì mới thật là Đại Xả vậy.
Như vậy thì Tứ Vô Lượng Tâm là bốn đức tính vô cùng quý báu của Đại Thừa Tâm Pháp mà hàng Phật Tử xuất gia hay tại gia đều phải thực hành để mau viên thành đạo quả.
Người không biết tu thì thấy đường đạo xa xôi diệu vợi dễ sanh lòng chán nản. Còn người biết tu thì cảm thấy rất dễ dàng, an nhàn giải thoát.
LỢI ÍCH CỦA PHÁP TỪ, BI, HỶ, XẢ
về phương diện bảo tồn sức khoẻ.
về phương diện bảo tồn sức khoẻ.
Vâng lịnh Đại Đức Narada Maha Thera, tôi xin trình bày sơ lược đôi điều suy nghiệm về nguyên nhân sâu kín của vài căn bịnh nan y mà bốn pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả đã có thể giúp bịnh nhân tự giải độc cho mình, trong khi thuốc men không đủ công hiệu chữa trị tận gốc cũng như trong lúc lương y chưa tìm ra căn cội chính xác của chứng bịnh.
Trước khi đề cập đến vấn đề, tôi xin tóm lược một đoạn lịch sử của nền y học Âu Tây.
Lúc sơ khởi, các nhà bác học chia ra hai lối chữa trị:
1. Lối thứ nhất: chú trọng về mặt tinh thần của bịnh nhân và có thăm dò căn bịnh nơi chỗ suy yếu của thần kinh.
2. Lối thứ nhì: chỉ quan tâm đến trạng thái của bịnh nhân và suy tầm cơn bệnh trong những thác loạn của thể xác.
Kết cuộc lối thứ nhì được thắng thế và phát triển rất mạnh mẽ.
Để tìm nguyên nhân của căn bệnh, y khoa bắt đầu chia cơ thể con người ra từng hệ thống: hệ thống thần kinh, hệ thống hô hấp, hệ thống bài tiết, hệ thống tiêu hoá …
Những sự phân tích ấy cũng chưa đủ để khám phá tường tận nguồn gốc của chứng bịnh. Người ta lại phân chia ra vài chứng bịnh, người ta bắt đầu phân tách các bộ phận ra sơ (tissus), rồi ra tế bào (céllule), nhờ sự phát minh ra kính hiển vi. Kịp thời nhà bác học Pasteur tìm ra những vi trùng. Khoa học từ đó hướng về sự khám phá các loại vi trùng để định đoạt phương châm chữa trị. Mặc dù với sự tiến triển không ngừng của y học và sự phát minh tối tân của khoa học, lắm khi các vị lương y cũng tự thấy bất lực trước nhiều chứng bịnh nan giải, nan trị. Khi đó, người ta xoay về yếu tố quan trọng của cơ thể, ấy là yếu tố tinh thần.
Tinh thần chế ngự thể xác, ai ai cũng công nhận như thế. Lời nói, hành động cùng tất cả những cử động của cơ thể đều phát sinh do sự điều khiển của tư tưởng, ý muốn và mọi rung động của tinh thần, xuyên qua hai hệ thống:
1. Hệ thống thần kinh hữu ý của đời sống liên lạc bên ngoài. Những cảm xúc của tinh thần được truyền ra các bắp thịt do hệ thống này để gây ra cử động. Khi vui ta cười, lúc buồn ta khóc, gặp nguy ta chạy trốn, lúc đau ta nhăn mày, lúc giận ta la hét …
2. Hệ thống thần kinh vô tâm của đời sống dinh dưỡng bên trong. Khi tinh thần bị cảm xúc mà không được phát lộ ra ngoài, nó sẽ gây một áp lực phản kích trên các bộ phận, tuỳ thuộc nơi hệ thống thần kinh vô tâm của đời sống dinh dưỡng bên trong. Những nhu cầu phức tạp hiện nay thường gây ra nhiều cảm kích không được biểu lộ ra ngoài một cách tự nhiên lại phải bị đè nén dồn ép bên trong, làm cho xáo trộn tác dụng của các bộ phận ấy. Như trước một đám đông người, nếu lửa sân hận phát sinh đến cho ta, ta không thể la hét, chửa mắng một cách công khai cho đã, trái lại ta phải nuốt cái giận ấy vào trong, vô tình tự nhiên ta đốt lấy ta, tự gây thương tổn cho cơ thể của ta. Khoa học đã tìm thấy rằng mỗi loại vi trùng có một ái tính riêng biệt đối với một phận nào trong cơ thể con người. Như vi trùng lao thường thích đục khoét lá phổi chẳng hạn. Mặt khác, khoa tâm lý học cho ta biết rằng cảm xúc cũng có sự giao cảm riêng biệt đối với một cơ quan nào trong nội tạng.
Ảnh hưởng sân hận trên bộ máy tuần hoàn
Lửa sân hận đặc biệt gây nhiều xáo trộn cho bộ máy tuần hoàn. Bộ này gồm có hai phần: quả tim và huyết quản.
a. Đối với quả tim:
Bình thường mỗi lần quả tim đập, nó đẩy ra 60grames máu. Số máu này phải châu lưu vòng khắp cơ thể theo một con đường dài độ hơn hai thước. Mỗi phút trái tim đập 75 lần, tính ra mỗi giây- một bộ phận nhỏ bé mà phải đảm đương một công việc rất nặng nề: 60 grs x 2m x 75 nhịp x 60 phút x 24 giờ = 13 tấn/mét. Nghĩa là một năng suất tương đương với một cái máy đỡ một sức nặng 13 tấn lên khỏi mặt đất một thước tây.
Mỗi khi chúng ta phát sân, trái tim phải đập nhanh lên và thay vì đập 75 lần/phút, nó phải đập 120 lần hoặc 150 lần. Như vậy, nó phải làm việc gấp đôi và do đó mới có bịnh đau tim. Và nếu người ta đau tim mà gặp cảnh gì làm cho nổi sân lên như vậy thì sẽ ngã chết ngay vì trái tim quá mệt, không còn đủ sức để đập nhanh hơn nữa, nên thần kinh tim bị đứt và máu trong tim có thể trào ra ngoài miệng và mũi.
b. Đối với huyết quản
Nói qua phần thứ hai của bộ máy tuần hoàn là huyết quản. Trong cơ thể, thận là một bộ phận tiếp nhiều huyết quản nhất. Sau quả tim, thận là một cơ quan làm việc rất nhiều. Mỗi ngày thận phải lọc 184 lít máu để bài tiết một lít rưỡi nước tiểu. Để đủ sức làm việc, thận phải cần dùng nhiều chất bổ dưỡng, nhất là dưỡng khí. Khi bị lửa sân kích thích, tim phải đập nhanh, không đủ thì giờ thu hút dưỡng khí nơi phổi để cung cấp các nơi. Do đó các cơ quan trong cơ thể phải thiếu số dưỡng khí cần thiết. Và các tế bào của thận bị ngộp. Khi ngộp, thận sẽ tiết ra một chất gọi là Rénine. Khi vào máu, rénine sẽ hoà với một chất khác gọi là Hypertensinogène. Chính chất này gây ra bịnh “Tăng áp lực huyết”, là một thứ bịnh của huyết quản gọi là Hypertension.
Như vậy thấy rằng tánh sân hận thường sanh ra bịnh đau tim và bịnh tăng áp huyết cao. Đã bị áp huyết cao, nếu khi giận quá mức áp lực máu tăng dồn lên đầu quá nhiều làm cho mạch máu não không chịu đựng nổi, phải bị đứt và bịnh nhân cũng ngã ra chết ngay lập tức.
Điều này 2500 năm về trước, Đức Phật Thích Ca đã trông thấy nhờ Huệ Nhãn, nên Ngài khuyên chúng sanh thường xuyên thực hành pháp Mettà (luyện Tâm Từ) để diệt trừ lửa sân hận. Tâm Từ là tình thương chân thật đồng đều bao phủ muôn loài vạn vật.
Khi vun bồi được tình thương vô lượng ấy, con người không còn thù hận nhau nữa.
Ảnh hưởng của tánh hung ác đối với bộ máy tiêu hoá
Đây xin nói qua tánh hung ác tàn bạo của con người. Tánh này gây ảnh hưởng đặc biệt thương tổn cho bộ máy tiêu hoá. Kẻ hung dữ thường đánh đập, chém giết người thù một cách dễ dàng vì họ vui thích, khao khát thấy máu chảy, thịt rơi và lấy làm sung sướng khi nghe những tiếng khóc than rên xiết. Khi lửa ác nổi lên, nếu họ không gây được thương tích, không sát hại được kẻ thù thì lửa độc ấy trở vào tác động đến các bộ phận bên trong, nhất là bộ máy tiêu hoá, vì chính bộ máy này có tính cách khao khát, thèm thuồng vật thực. Khi ta đói thì thần kinh của dạ dày bị kích thích làm cho bao tử tiết ra dịch vị (suc gastrique). Trong dịch vị có chất acide-clhorhydrique. Chất này cũng như các loại acid khác có tính cách thiêu đốt. Những vật thực đưa vào bao tử nhờ chất acide-chlorhydrique để tiêu hoá, và đồng thời vật thực ấy thu hút hết hiệu năng thiêu đốt của acide, nên nó không gây hại cho dạ dày. Nhưng đối với kẻ hung dữ, mỗi khi không hành động được như ý muốn thì lửa ác trở vào kích thích sự bài tiết acide chlorhydrique một cách bất thường. Do đó, bao tử và ruột bị công phạt mỗi khi một ít, lần lần bị thương tổn đau nhức và lâu ngày bị phỏng, đứt.
Tất cả chúng sanh đều sẵn bẩm tính ác độc. Một người hiền khi gặp một cảnh ngộ bất ngờ có thể trở nên kẻ sát nhân. Khi quyền lợi của mình bị cướp đoạt, khi thân nhân bị giết oan, ác tâm nổi lên, xúi biểu trả thù. Ngày nào chưa rửa được mối hận thù, bịnh đau dạ dày có thể phát sinh. Dầu lương y có tài ba đến đâu… thuốc men có công hiệu đến mấy, căn bịnh cũng khó lành được.
Những ai biết thực hành Pháp Bi của Đức Phật mới có thể tránh gây thương tổn cho bộ máy tiêu hoá. Người này trau dồi được một tấm lòng thương xót đồng đều những kẻ đau khổ. Dĩ nhiên người ấy không còn ác tâm gây đau khổ cho kẻ khác, dù là họ bị kẻ khác làm cho họ đau khổ.
Ảnh hưởng của tánh ganh tị đối với bộ máy hô hấp.
Ganh tị cũng là một đặc tánh chung của loài người. Tánh ganh tị là một thứ lửa công phạt bộ máy hô hấp. Người ganh tị, khi thấy ai giàu sang quyền quý, cùng tài cán hơn mình, liền sanh tâm ghen ghét, bực tức, xốn xang, dèm pha chỉ trích. Tự mình thiêu đốt lấy mình mà không hay, không biết, thân tâm hồi hộp, tứ chi rũ rượi, hơi thở không điều hoà, thở vô nhiều, thở ra ít. Do đó, số lượng dưỡng khí gia tăng. Lúc bình thường, số lượng dưỡng khí vừa đủ để nung nấu vật thực thành nhiệt lượng và một phần giúp vào sự hô hấp của các tế bào trong cơ thể. Nếu số lượng dưỡng khí gia bội, bộ máy hô hấp sẽ bị công phạt.
Có ba loại vật thực:
1. Glucide là loại đường. Một gramme đường, khi bị dưỡng khí đốt cháy sẽ tiết ra 5 calori.
2. Lipide là loại mỡ dầu. Một gramme dầu mỡ, khi bị dưỡng khí đốt cháy sẽ tiết ra 9 calori.
3. Protide là chất đạm. Một gramme chất đạm có nhiều trong các thứ đậu và thịt cá … nhờ nó mà một mặt chúng ta có đủ sức nóng để hô hấp và để giữ nhiệt độ trung bình 37oC và một mặt khác chúng ta có đủ năng lượng cần thiết cho sự hoạt động.
Mỗi ngày người làm việc trung bình cần tới 2.000 calori. Nếu số calori này tăng trưởng thì sức nóng thừa sẽ vọng lên công phạt bộ máy hô hấp, gây ra một trạng thái hỗn loạn cho phổi. Vi trùng lao sẽ thừa cơ hội xâm nhập vào phổi. Trạng thái mất quân bình ấy cũng có thể là nguyên nhân sanh ra bịnh suyễn.
Khi trị bịnh lao phổi, các vị lương y chỉ dùng những thuốc diệt trừ trùng lao như Strep-tomycine, Rimifon, Pas, Calcium. Tất cả đều đem thêm chất hoả vào phổi. Trong trường hợp này, nếu bịnh nhân không biết tự giải canh bệnh lao tâm của mình, thì khó mà lành mạnh được. Lại nữa, nhiệt năng (énergi cimétique) khiến cho các động vật phải cuồng hăng hoạt động. Do đó, nhiệt lượng thường làm cho bệnh nhân bứt rứt, khó chịu, thao thức sáng đêm. Nếu người háo sắc mà năng động nhiều sẽ trở nên cuồng dâm, hãm hiếp vợ con người ta. Nếu người phụ nữ động năng nhiều sẽ đa dâm ngoại tình hoặc làm nghề mãi dâm.
Những người nào có động năng nhiều sẽ bộc lộ rõ ràng những thú tính trong người của họ ra.
Vậy bịnh lao và suyễn có thể bắt nguồn từ tánh ganh ti. Những ai đã lỡ mang hai chứng bịnh ấy và cái bịnh cuồng sát, cuồng dâm thì nên cố gắng diệt trừ tánh ganh tị để giúp cho lương y điều trị mau chóng căn bịnh.
Ganh tị là một tánh xấu tiềm tàng ẩn núp trong mỗi chúng sanh. Cũng như các tánh xấu khác, nó biểu lộ trong lời nói, trong hành động. Người ngoài biết ta ganh tị mà tự ta không biết. Bởi chính ta nằm trong ganh tị, chính ta thể hiện sự ganh tị.
Đức Phật đã dành sẵn cho ta một phương lương dược để diệt trừ ganh tị, đó là Pháp Hỷ. Thực hành được pháp Hỷ, ta sẽ thay thế tánh ganh tỵ bằng một cái tâm hoan hỷ, vui mừng trước sự thành công và hạnh phúc của mọi người.
Ảnh hưởng của tánh chuộng vui ghét buồn trên bộ máy bài tiết
Đây là tập khí lâu đời tích tụ bởi một số tư tưởng sai lầm rằng mình có một cái TA riêng biệt, một cái bản ngã độc tôn, ích kỷ, bất khả xâm phạm. Vì chấp ta nên khi đắc lợi thì vui, lúc thất lợi thì buồn, được khen thì mừng, bị chê thì giận. Có tài sản tước lộc gì thì hỉ xả, mất tài sản tước lộc thì sầu bi. Con người từ khi biết đi, biết chạy đã bắt đầu tìm kiếm cái vừa lòng và xua đuổi cái nghịch ý. Nhớ lại lúc còn thơ ấu, nếu ham chơi đùa giỡn, tới lúc phải đi tiêu, chúng ta phải nín lại vì cho đó là phiền phức, có khi đôi ba ngày không đi tiêu. Cha mẹ sợ bịnh, luôn luôn nhắc chừng và thường phải ngồi xi cho chúng ta. Mỗi khi đi rồi, ta còn được khen ngợi đủ điều. Nhiều trẻ em nặng tính ưa nuông chìu, mỗi ngày chờ cho có người dỗ ngọt mới chịu đi tiêu. Thói quen này dần dần in sâu vào tiềm thức của các em, lớn lên khi gặp điều chi phật lòng, trái ý, vô tình giữ phân trong ruột, càng gặp phiền não, càng uất trường, càng sầu muộn, càng táo bón. Căn bệnh này thường xảy ra cho người hay đa cảm, đa sầu và hờn mát, giận ngầm.
Trong một trường hợp khác có người lại mang chứng bịnh hạ tị kinh niên. Những người này chỉ có tánh khoan khoái muốn cho ra những điều mà chính họ không có.
Buồn không được cởi mở, vui không được thi thố, như ta đã thấy, có những phản ứng nguy hại cho hệ bài tiết. Vui quá mức, buồn quá độ còn có thể gây ra sự xáo trộn cho hệ thần kinh, làm cho con người phải rối loạn tinh thần, mất trí, khùng điên.
Người nào thường hành pháp Xả của Đức Phật sẽ tránh được chứng bệnh nói trên. Pháp Xả có năng lực giúp cho hành giả khỏi bịnh dính măc trong vui, trong buồn, tâm trí quân bình, an tịnh, hành giả sẽ tự thấy mình và chúng sanh đều là những hiện tượng biến đổi không ngừng, hết sanh tới diệt và nhận thấy vì lầm lạc cố chấp có cái TA, cái bản ngã ích kỷ nên mới có khổ. Biết được cái nhân sinh khổ là Ngã chấp, hành giả đã tiến được một bước khá dài trên đường diệt khổ.
Ngoài mục đích giác ngộ, cũng như ngoài vô số căn bệnh của thể xác thuộc phạm vi chữa trị của y khoa, bốn pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả giúp cho người tu Phật xa lánh những căn bệnh vô hình, có ảnh hưởng cho bước đường tiến hoá đến nơi giải thoát.
Tóm lại, những ai hằng ngày vun trồng cho có kết quả:
1. Tâm Từ là lòng thương bao la rộng lớn, đồng đều với chính mình về muôn loài vạn vật cũng như tất cả nhân loại thì chẳng những bẩm tính sân hận được diệt trừ tận gốc lại còn tránh được những căn bệnh về bộ máy hô hấp và tuần hoàn.
2. Tâm Bi là lòng xót xa thương hại những chúng sanh đang đau khổ và tùy phương tiện dìu dắt họ ra khỏi cảnh ngộ thương tâm ấy thì bẩm tánh độc ác không còn nơi chứa được và chính hành giả sẽ không vướng sang những tật bệnh về bộ máy tiêu hoá.
3. Tâm Hỷ là lòng hoan hỷ vui mừng trước mọi thành công của kẻ khác thì bẩm tánh ganh tị, ghen ghét sẽ bị bứng xới tận gốc, cũng như các chứng bịnh về bộ máy hô hấp.
4. Tâm Xả là lòng an tịnh quân bình không rung động trước cảnh vui buồn, không chấp có Ta, có Người, có kẻ thân người sơ, kẻ thù người bạn, có dòng giống chủn tộc, thì bộ máy thần kinh và bài tiết sẽ được an toàn.
Những Phật Tử đương bứt rứt đau khổ, đương lâm cảnh tiền hết, tật còn vì những chứng bệnh trầm kha nói trên, đã nghĩ sao mà không nâng trang thực hành bốn pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả này?
Ngày nào nhân loại, nhất là toàn thể các giới tu Phật đều lấy pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả đối với nhau thì ngày ấy không còn những cảnh nồi da, xáo thịt, huynh đệ tương tàn, khổ đau tan tóc nữa, mà sẽ chung hưởng với nhau một đời sống đầy an nhàn, an vui, sung sướng….HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.18/5/2014.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment