Sunday 17 August 2014

Giải thoát và từ ái .

đạt lai lạt ma,phiền não,từ ái


Phiền Não
TRONG DẠNG THỨC cội nguồn của khổ đau, tập đế, chân lý thứ hai, Tông Khách Ba (1:298-306) đầu tiên thảo luận về những phiền não. Đại khái mà nói có 10 loại phiền não[1], 5 trong ấy trực tiếp liên hệ đến quan kiến của chúng ta về thực tại (ngũ độn sử) và 5 thứ kia được phân loại như phiền não không quan kiến (ngũ lợi sử). Nhưng trong dạng thức của kinh nghiệm, tất cả chúng ta rất quen thuộc với phiền não. Vô Trước định nghĩa phiền não như những tình trạng tinh thần quấy nhiễu dòng suối tâm[2]. Nếu chúng ta phân tích kinh nghiệm của chúng ta một cách cẩn thận, thế thì tôi nghĩ thật rõ ràng rằng hầu hết những quấy nhiễu tinh thần đến từ những tình trạng tinh thần tiêu cực mà chúng ta gọi là phiền não. Những phiền não không trực tiếp liên hệ đến quan kiến là dính mắc, sân hận, và nhóm này (ngũ độn sử). Chúng là những cảm xúc, những tình trạng phiền não, cũng như yếu tố nhận thức ít nổi bật. Trái lại, những phiền não liên hệ đến quan kiến chủ yếu là nhận thức: chúng là những loại phiền não thông minh. Những phiền não quan kiến đặc biệt nghiêm trọng bởi vì chúng trực tiếp phối hợp với sự xác định sai lầm, việc suy nghĩ về mọi thứ như khác hơn cung cách chúng thật sự là.






Mỗi loại phiền não có một tập hợp phương pháp hóa giải đặc thù được trình bày trong giáo huấn. Thí dụ, từ ái là thuốc giải đối với ác cảm, sân hận và thù oán. Nếu quý vị phiền não với dính mắc, một cách đặc biệt trong hình thức của tham muốn, thế thì phương pháp được đề nghị là quý vị hãy thiền quán trên sự bất tịnh của thân thể. Tuy nhiên, những phương pháp hóa giải này hành động chỉ để đè nén chống lại những phiền não trực tiếp, chứ không phải tẩy trừ phiền não ấy. Trong trường hợp của những phiền não quan kiến chẳng hạn như nghi ngờ và tà kiến, vì chúng là những hình thức vọng tưởng thông minh, cho nên phương pháp hóa giải chúng cũng phải liên hệ sự thông minh thực dụng. Vì thế những phương pháp hóa giải chính yếu cho những phiền não quan kiến liên hệ đến việc trau dồi tuệ trí thấy mọi thứ như chúng là. Vì lý do ấy, những phương pháp hóa giải này, khi được trau dồi một cách trọn vẹn, có khả năng để tẩy trừ, hơn chỉ đơn thuần là đè nén phiền não.






Nguyệt Xứng đưa ra điểm này trong Minh Cú Luận[3]. Ngài nói rằng kinh điển trình bày những phương pháp hóa giải chống lại những nhiều thứ phiền não chẳng hạn như dính mắc, ác cảm và sân hận. Khi quý vị phân tích điều này một cách cẩn thận, quý vị thấy rằng mỗi phương thức hóa giải đó chỉ hoạt động cho những phiền não tương ứng của nó. Thí dụ, thiền quán về tính bất tịnh của thân thể con người sẽ làm giảm thiểu tham muốn, nhưng nó không giúp gì cho sân hận và ác cảm. Thiền quán về từ ái hoạt động chống lại ác cảm, sân hận và thù oán, nhưng không hiệu quả chống lại dính mắc. Trong thực tế, thiền quán về tính bất tịnh của thân thể con người đôi khi có thể đưa đến phiền não về ác cảm trong mối quan hệ với thân thể. Cũng thế, thiền quán từ ái tập trung trên một cá nhân đặc thù nào đó sẽ giúp ích với sân hận, nhưng đôi khi nó cũng đưa đến việc gia tăng trong phiền não dính mắc. Đối lại với tất cả những trường hợp khác, phương pháp hóa giải chống lại si mê và vọng tưởng - tuệ trí hiểu biết về tánh không - là thực dụng đối với tất cả những loại phiền não. Nguyệt Xứng nói rằng phương pháp hóa giải cho vọng tưởng tẩy trừ tất cả những phiền não bởi vì vọng tưởng về vấn đề mọi thứ tồn tại như thế nào là nguồn cội chính của tất cả mọi phiền não.






Trong dạng thức kinh nghiệm của chính chúng ta, chúng ta muốn nhìn và quán xét bản chất của các phiền não khi chúng sinh khởi. Khi chúng ta làm như thế, chúng ta hãy khảo sát và tính đến vấn đề vọng tưởng phục vụ như căn bản của các phiền não - trong ý nghĩa của vọng tưởng chấp trước vào sự tồn tại cố hữu. Khi chúng ta có một cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như dính mắc hay sân hận, đối với một đối tượng nào đó, thế thì chúng ta có thể chú ý rằng nằm dưới cảm xúc phản ứng lại của chúng ta có một sự thừa nhận về một loại thực tại cụ thể nào đó. Chúng ta ước chừng rằng chúng ta đang phản ứng lại một đối tượng độc lập hay tồn tại thật sự. Nếu chúng ta có thể sử dụng tuệ trí để khám phá cấu trú tự nhiên của đối tượng hay con người, sau đó sự ôm chặc mạnh mẽ vào đối tượng yếu đi và cảm giác chấp trước tinh thần dừng lại.






Trong Căn Bản Trung Quán Luận tụng, Long Thọ định nghĩa bản chất tự nhiên hay tự tánh (svabhava): "Bản chất tự nhiên là sẳn có và không dựa trên điều gì khác"[4]. Khi tâm thức chúng ta chấp trước vào một đối tượng và chúng ta có một cảm giác phản ứng mạnh mẽ với nó, chúng ta cho rằng đối tượng ấy là độc lập và sẳn có, thuần nhất và cụ thể. Các phiền não bị cắt đứt khi chúng ta triệt phá và làm tan rả tính thuần nhất và cụ thể rõ ràng của chúng. Các phiền não bắt đầu đánh mất sự ôm chặc của chúng. Đây là tại sao phương pháp hóa giải chống lại vọng tưởng là tuệ trí thực chứng duyên sanh trong dạng thức của tánh không.






Một nhà phân tâm học mà tôi đã gặp một vài năm trước đây đã nói với tôi rằng trong kinh nghiệm của ông, khi ai đấy có một cảm nhận thù hận đối với một cá nhân khác, thì người ấy cảm nhận nhiều phẩm chất tiêu cực trong người bị thù ghét - nhưng 90% những phẩm chất này là vọng tưởng tinh thần của người đang trải nghiệm sự thù ghét. Dĩ nhiên ông ấy không nói theo sự thấu hiểu của Phật Giáo, mà đúng hơn là như một nhà khoa học. Tuy thế, quan điểm này lại hoàn toàn phù hợp với nền tảng thấu hiểu của Đạo Phật nơi mà những phiền não cảm xúc chẳng hạn như dính mắc và ác cảm đặt nền tảng trong sự sai lầm ấy, cung cách vọng tưởng chú trọng và thấu hiểu đối tượng.





  giải thích vấn đề những phiền não này làm sinh khởi những hành động ý chí, tức là, nghiệp chướng:

Do đó, khi những ai dưới ảnh hưởng của si mê phiền não và quan kiến cụ thể hóa của các uẩn qua thân thể, lời nói và tâm ý liên hệ trong những hành vi phi đạo đức như giết hại, chúng tích tập những nghiệp lực không đáng khen. Những ai tiến hành những hành vi đạo đức trong cõi dục, chằng hạn như thực hành bố thí, hay duy trì những nguyên tắc đạo đức, tích tập những nghiệp lực đáng khen.





 

Đây là trường hợp, con có thể không tìm được phương pháp nhổ gốc tham muốn vì những điều lạ thường trong cõi luân hồi, qua sự phân tích thiền quán rộng rãi những lỗi lầm trong cõi luân hồi. Cũng thế con có thể không sử dụng nhận thức sáng suốt để phân tích một cách thích đáng ý nghĩa của vô ngã, và có thể không trở thành quen thuộc với hai loại tinh thần Giác Ngộ - hay tâm bồ đề-. Trong những hoàn cảnh như vậy, những hành vi đạo đức của con - với một số ngoại lệ nào đó trên tầm quan trọng của " lãnh vực năng lực [công đức]" - sẽ cấu thành nguồn gốc đặc trưng của khổ đau, và vì thế sẽ cung ứng năng lượng cho tiến trình luân hồi.





Đây là một điểm quan trọng. Chúng ta có thể dấn thân trong nhiều hành vi đạo đức chẳng hạn như bố thí và trì giới. Nhưng ngoại trừ những hành vi đạo đức này được bổ sung hay củng cố bằng một trong ba yếu tố của ba phương diện chính của con đường Giác Ngộ - (1) viễn ly chân thật, (2) thấu hiểu tánh không đúng đắn, và (3) tâm bồ đề - bằng không thì với một số ngoại lệ, hành vi đạo đức của chúng ta sẽ là một nguyên nhân cho việc tiếp diễn vòng luân hồi trong khốn khó. Tông Khách Ba liên hệ đến những ngoai lệ trong dạng thức "lãnh vực năng lực [công đức]". Chư vị Bồ tát là lãnh vực của công đức, các ngài là những hành giả, những bậc hồi hướng tất cả, trong thời gian vô hạn để làm lợi ích cho tất cả chúng sanh. Thế nên bất cứ tác động hổ tương nào với chư Bồ tát - việc thấy hay nghe các vị Bồ tát, hay ngay cả việc phản chiếu về các ngài - cũng sẽ trở thành căn bản cho việc tạo nên công đức. Như được nói rằng ngay cả ai đấy làm tổn hại tới một vị Bồ tát, thủ phạm gây ra tổn hại, qua sự liên hệ ấy, về lâu về dài sẽ được đưa đến hạnh phúc và đến những điều tốt đẹp.


Mười Hai Nhân Duyên




  tiếp theo giải thích về mười hai nhân duyên. Thật vậy, giáo huấn này là một soạn thảo kỷ lưỡng về Bốn Chân Lý Cao Quý, nơi mà hai tập hợp nhân và quả được trình bày. Bắt đầu với si mê, Đức Phật đã giải thích vấn đề nguồn gốc của khổ đau (tập đế) kể cả phiền não và nghiệp chướng, đã làm sinh khởi khổ đau như thế nào. Một si mê phiền não làm sinh khởi những hành động của ý chí, là những thứ đưa đến sự phát sinh các uẩn tinh thần và vật chất là căn bản cho những cảm giác của khổ sở và đau đớn. Với các uẩn trở thành các năng lực tiếp thu, là những thứ làm sinh ra các cảm giác. Chu kỳ lên đến cực độ trong tuổi già và sự chết, kể cả những kinh nghiệm của đau buồn và sầu khổ. Thế nên, ở đây, bằng việc trình bày rõ ràng trong sự liên tục của vấn đề nguồn gốc của khổ đau làm sinh khởi khổ đau như thế nào, Đức Phật cũng trình bày trình tự đảo ngược hoàn toàn của tiến trình này, nhờ đó quý vị có thể hiện thực sự chấm dứt các nguyên nhân của khổ đau và theo cách ấy chấm dứt khổ đau. Trong cách này, mười hai nhân duyên cũng dạy nhân và quả phối hợp với tiến trình của Giác Ngộ - đó là, chân lý của con đường tu tập (đạo đế) và chân lý chấm dứt khổ đau (diệt đế). Chính Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo lý này. Trong các bộ luật, Đức Phật khuyên các tu sĩ hãy họa vẽ bánh xe của sự sống, làm sáng tỏ mười hai nhân duyên, trên những bức tường của tu viện và chùa chiền.

Mười hai nhân duyên có ba đặc trưng chính. Thứ nhất, mắc xích thứ tám và chín thuộc đặc trưng của phiền não, trong khi thứ hai và thứ mười thuộc đặc trưng của nghiệp chướng, hành động ý chí. Những mắc xích còn lại thuộc đặc trưng của khổ đau. Trong ý nghĩa này, khi chúng ta nói về khổ đau, chúng ta không chỉ nói về những cảm giác, mà nói về chân lý khổ đau là chân lý thứ nhất (khổ đế) của Bốn Chân Lý Cao Quý.






Một số mắc xích được gọi là những nhân tố lũy tiến và đẩy tới và những mắc xích khác được gọi những nhân tố vọng tưởng. Một số mắc xích được gọi là những nhân tố thực hiện và những thứ khác là nhân tố được hiện thực. Toàn bộ, sự trình bày của mười hai nhân duyên giải thích trình tự thời gian mà qua đó kiếp sống này và tương lai được nối kết trong dây xích duyên sanh. Một chu kỳ của mười hai nhân duyên đòi hỏi tối thiểu hai kiếp sống. Thông thường, sẽ có một kiếp sống thứ ba mà trong ấy một chu kỳ của mười hai nhân duyên chấm dứt[5]. Mắc xích thứ nhất trong mười hai nhân duyên là vô minh. Có một số đạo sư Phật Giáo nhận diện vô minh trong dạng thức đơn thuần của sự không hiểu biết, nhưng hầu hết các đạo sư xác nhận nó như một hình thức hoạt động của sự hiểu biết sai quấy, nhận thức lầm lạc[6]. Thế nên vô minh trong mười hai nhân duyên liên hệ đến căn bản vô minh, một nhận thức sai lầm về vấn đề mọi thứ tồn tại như thế nào. Vì vậy, ý kiến của quý vị một cách chính xác về những gì mà vô minh này nhận thức tùy thuộc trên vấn đề quý vị thấu hiểu bản chất cứu kính của thực tại như thế nào. Nói chung, chúng ta có thể diễn tả hai loại chính. Có vô minh căn bản là sự thấu hiểu vọng tưởng về bản chất của thực tại. Cũng thế, có một loại vô minh khác đó là sự thấu hiểu vọng tưởng về nhân và quả của những hành động. Loại sau này được phối hợp một cách trực tiếp với mệnh lệnh của những hành vi tiêu cực, trong khi loại vô minh thứ nhất là nguyên nhân gốc rể của vòng luân hồi như một tổng thể.






Mắc xích thứ hai, nghiệp, liên hệ đến hành vi ý chí. Trong mắc xích thứ ba, thức, có hai giai đoạn thời gian. Thứ nhất là giai đoạn nguyên nhân. Điều này liên hệ đến thức vào thời khắc tức thời sau khi hành động nghiệp chấm dứt và nó được ghi lại trên thức. Khi một sự tái sanh mới xảy ra như kết quả của hành vi ấy, trường hợp cá biệt thứ nhất về thức là giai đoạn hệ quả của thức. Trong mối quan hệ với mắc xích thứ ba, Tông Khách Ba giải thích rằng, mặc dù trong kinh điển sáu loại thức được đề cập, những ai chấp nhận thức căn bản (alaya) lấy mắc xích thứ ba này để liên hệ đến tâm căn bản ấy. Và nếu ai đấy không tán thành thức căn bản ấy, thế thì mắc xích thứ ba chỉ đơn giản liên hệ đến thức tinh thần (hay ý thức). Trong bất cứ hệ thống nào đi nữa, nó liên hệ đến thức phục vụ như căn bản cho những dấu vết của nghiệp.






Những người bênh vực chính cho thức căn bản là những người thuộc Duy Thức Tông theo kinh điển, kể cả Vô Trước thí dụ thế. Vô Trước trình bày nhiều tranh luận đa dạng để chứng minh sự hiện diện của thức căn bản. Căn bản chính cho tuyên bố này là có một nền tảng ổn định và trung tính một cách đạo đức cho việc chất chứa những hạt giống của nghiệp. Khi một Bồ tát tiến bộ thâm nhập vào thể trạng tuệ trí vô niệm, ngay cả ở tại thời khắc ấy những dấu vết của một số nghiệp quá khứ thế nào đấy vẫn phải còn tiếp diễn. Vì không có tình trạng phi đạo đức tồn tại vào thời điểm ấy, thì phải có một thức trung tính vẫn còn, mang theo những hạt giống của nghiệp. Thức căn bản đóng vai trò ấy. Nhưng năng lực quyết định đằng sau sự kết luận này là sự thừa nhận rằng phải có một sự tương tục của thức, điều gì đấy có thể tìm thấy được khi quý vị tìm kiếm thực chất của nó. Họ cảm thấy rằng khi quý vị tìm kiếm sự liên hệ chân thật cho thuật ngữ "tự ngã", thì phải có sự tồn tại cố hữu nào đó ở cuối sự phân tích này. Họ thừa nhận thức căn bản như tự ngã căn bản ấy, sự tương tục của một thức ổn định trung tính. Những người khác chấp nhận sự tồn tại cố hữu nhưng không chấp nhận khái niệm thức căn bản, vì thế họ nói rằng thức tinh thần thông thường (ý thức) của chúng ta là kho chứa những hạt giống nghiệp, những dấu vết của các hành vi quá khứ.






Tuy nhiên, những đạo sư Phật Giáo khác phủ nhận bất cứ khái niệm nào về sự tồn tại cố hữu (svabhava - tự tánh) và vì thế họ phủ nhận toàn bộ sự tiếp cận về sự giả định trước nhu cầu tìm kiếm điều gì đấy cụ thể và thật sự khi quý vị đi tìm bản chất của con người. Họ nói rằng chỉ duy nhất sự thật rằng một người có thể liên hệ đến như con người là cái "tôi đơn thuần", cái "tôi" mệnh danh. Thế nên, theo quan điểm của họ, thức tại thời điểm hành động nghiệp chấm dứt được ghi dấu, nhưng đây là sự chất chứa tạm thời của hạt giống ấy. Căn bản lâu dài cho những dấu vết này là cái "tôi đơn thuần" này.






Mắc xích thứ tư này là danh và sắc. Thứ năm là cơ sở giác quan (lục nhập). Thứ sáu là sự tiếp xúc (xúc). Thứ bảy là cảm giác (thọ). Tôi sẽ không chi tiết hóa những thứ này.






Thứ tám là tham muốn (ái), và thứ chín là chấp trước (thủ). Sự khác biệt giữa hai thứ này là tham muốn liên hệ nhiều hơn với những kinh nghiệm và cảm giác bên trong; trong khi thứ chín là chấp trước là một hình thức dính mắc có liên quan đến những đối tượng bên ngoài hơn. Thứ chín liên hệ đến sự dính mắc đến những đối tượng đang làm sinh khởi những cảm giác khác nhau mà chúng ta tham muốn. Mắc xích thứ chín này có một yếu tố của sự vươn ra, mong muốn và khao khát đối tượng.





Mắc xích thứ mười là khả năng tồn tại (hữu). Đây là một tình trạng mà trong ấy nghiệp từ quá khứ trở thành hoạt động toàn diện trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là thời khắc trước khi chết; giai đoạn thứ hai xảy ra khi con người xuất hiện trong tình trạng trung ấm (bardo), tình trạng chuyển tiếp giữa những sự tái sanh. Trong khi mắc xích thứ hai và thứ mười cả hai thuộc loại nghiệp, thứ mười không thật sự là nghiệp bởi vì nghiệp có nghĩa là hành động. Hành động thật sự là ở trong quá khứ xa xôi. Nó qua rồi, nhưng nó để lại những dấu vết, hay hạt giống. Người ta có thể nghĩ về sự tương tục của năng lực nghiệp như những giai đoạn kế tiếp của dấu vết này. Hay quý vị có thể nghĩ về nó như sự tương tục của tình trạng tan rả (zhigpa) của hành vi quá khứ ấy[7]. Cách nào đi nữa, quý vị không thể nói rằng mắc xích thứ mười là hành vi căn nguyên; nó là tình trạng mà trong ấy dấu vết nghiệp đã hoạt động tròn vẹn. Rồi thì, mắc xích thứ mười một là sanh và thứ mười hai là già và chết.


Mười Hai Nhân Duyên Và Tái Sanh





Mười hai nhân duyên trong chuỗi duyên sanh tương khởi hoạt động như thế nào trong một chu kỳ trọn vẹn trong vòng luân hồi? Cho rằng một nghiệp đặc thù phóng chiếu chỉ một sự tái sanh duy nhất. Chỉ ngay trước khi sự tái sanh ấy, dấu vết nghiệp sẽ hoạt động và năng lực của nó đem tới được hoàn tất, vậy thì sự tái sanh xảy ra và vòng 12 nhân duyên đơn độc ấy được chấm dứt với già và chết trong kiếp sống ấy. Nhưng đôi khi một nghiệp đơn độc hoạt hóa, thí dụ, một trăm kiếp sống. Trong trường hợp ấy, những mắc xích trước sẽ cũng giống như vậy, nhưng từ mắc xích thứ 10 trong mỗi sự tái sanh trong 100 lần tái sanh ấy có riêng mỗi thời khắc năng lực tồn tại tiếp theo bởi những mắc xích của chính nó của sanh, già và chết.






Chắc chắn có khả năng ở đấy là một trường hợp mà trong ấy có căn bản vô minh, tiếp theo bởi một hành vi ý chí - nhưng rồi trước nghiệp này ngay cả được kích hoạt bởi tham muốn và chấp trước, một vòng hoàn toàn mới của 12 nhân duyên sẽ bắt đầu và được hoàn tất. Đấy là, những trường hợp cá biệt mới của căn bản vô minh làm sinh khởi nghiệp xa hơn vì thế nhiều kiếp sống có thể trải qua trước sự hoạt động của nghiệp căn bản. Hôm nay, từ lúc chúng ta thức dậy cho đến bây giờ khi chúng ta lắng nghe giáo huấn, căn bản vô minh có thể làm sinh khởi nhiều nghiệp mới - mỗi nghiệp ấy là sự bắt đầu của của cả vòng 12 nhân duyên.





 

Đây là trường hợp, sự thực hiện nên được hiểu như sau: những hành vi ý chí phi đạo đức bị thúc đẩy bởi vô minh về nghiệp và ảnh hưởng của nó bố trí những xu hướng tiềm tàng của nghiệp xấu trong thức. điều này làm sẳn sàng cho việc biến thành hiện thực nhóm những mắc xích cho một sự tái sanh đau khổ, bắt đầu với chu kỳ của thức kết quả và chấm dứt với cảm xú. Qua sự nuôi dưỡng liên tục của tham muốn và chấp trước, những xu hướng tiềm tàng này được tăng cường, và sanh, già, và v.v… sẽ được biến thành hiện thực trong những sự tái sanh khổ đau tiếp theo sau.






Như một sự lựa chọn, được động viên bởi vô minh về ý nghĩa của vô ngã, những hành vi ý chí đáng khen - chẳng hạn như nguyên tắc đạo đức trong cõi dục - hay những hành động ý chí đáng khen - chẳng hạn như việc trau dồi thiền tịch tĩnh trong những cõi cao hơn - bố trí những xu hướng tiềm tàng của nghiệp lành trong thức. Điều này làm sẳn sàng cho việc hiện thực nhóm những nhân tố bắt đầu chu kỳ thức kết quả và chấm dứt với cảm xúc cho, một cách tương ứng, một sự tái sanh hạnh phúc trong cõi dục hay một sự tái sanh như một vị trời trong những cõi cao hơn.






Sau khi giải thích điều này trong chi tiết, Tông Khách Ba (1:323) dạy về tầm quan trọng của nó trong thực tập như thế nào:






Khi con phản chiếu về sự lang thang trong một cách nào đó trong cõi luân hồi, 12 nhân duyên là phương pháp tốt nhất cho việc phát sinh sự tỉnh cơn mê với cõi luân hồi. Hãy quán chiếu nghiệp hoạt hóa của con, nghiệp đạo đức và phi đạo đức mà con đã tích tập qua vô số kiếp hoặc là sinh ra kết quả hay bị nhổ tiệt gốc rể bởi những phương pháp hóa giải. Khi tham muốn và chấp trước trong kiếp sống hiện tại nuôi dưỡng chúng, con sẽ lang thang trong những cõi hạnh phúc và khổ đau dưới sự khống chế của chúng. Những vị a la hán có vô số nghiệp hoạt hóa mà các vị đã tích tập khi còn là những chúng sanh bình thường, nhưng họ tự do với cõi luân hồi bởi vì họ không còn phiền não. Một khi con đã đạt được một niềm tin vững vàng về điều này, con sẽ xem phiền não như những kẻ thù và sẽ thực hiện một nổ lực để trừ tiệt chúng.






Tông Khách Ba (1:323-324) sau đó giải thích vấn đề những sự thực hành của những chúng sanh thuộc ba năng lực có thể được tóm tắt trong sự phản chiếu về 12 mắc xích này:






Với sự quan tâm này, người bạn tâm linh vĩ đại Puchungwa dấn thân trong việc rèn luyện tâm căn cứ chỉ trên 12 nhân duyên và ngài đã làm những giai tầng của con đường tiệm tiến đơn thuần là một sự phản chiếu trên một tiến trình xuyên qua, … và đến sự chấm dứt, của những mắc xích này. Ngài giải thích rằng phản chiếu trên tiến trình xuyên qua, … và sự chấm dứt những mắc xích này của những cõi đau khổ là giáo huấn cho những người với năng lực nhỏ. Phản chiếu trên tiến trình xuyên qua, … và đến sự chấm dứt của 12 nhân duyên của những cõi hạnh phúc là giáo huấn cho những người có năng lực vừa. Giáo huấn cho những người có năng lực lớn trước nhất là sự ước định hoàn cảnh của riêng họ phù hợp với cùng hai sự thực hành này. Sau đó khi họ phát triển từ ái và bi mẫn cho chúng sanh những người đã từng là mẹ của họ và những ai lang thang trong cõi luân hồi qua cách của 12 nhân duyên. Họ tự rèn luyện trong nguyện ước trở thành một Đức Phật vì lợi ích của những chúng sanh này và thực tập con đường tiệm tiến đến kết quả sau cùng.





Vì thế, Tông Khách Ba chỉ rằng giáo huấn những giai tầng của con đường tiệm tiến, kể cả những người với ba năng lực, có thể được hiểu trong dạng thức giáo huấn Puchungwa về 12 nhân duyên[8].


Ba Rèn Luyện Cao Cấp (Tam Vô Lậu Học)





Ở điểm này, Tông Khách Ba (1:341-353) trình bày ba rèn luyện cao cấp mà qua đó chúng ta có thể đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi - rèn luyện trong đạo đức (giới), thiền định (định) và tuệ trí (tuệ).






Gốc rể của vòng luân hồi là vô minh (si mê). Đại thể, Đức Phật xem điều này như chấp trước vào sự tồn tại cố hữu. Trong 12 nhân duyên, sự chấp ngã ấy chủ yếu liên hệ đến việc chấp trước vào sự tự tồn của con người, hay sự tồn tại tự ngã. Tuy thế, theo trường phái Phật Giáo rằng áp dụng sự phân tích nghiêm túc trong kiểu thức tinh tế nhất, sự khác biệt giữa vô ngã của con người (nhân vô ngã) và vô ngã của các hiện tượng khác (pháp vô ngã) đơn giản chỉ là một câu hỏi về căn bản nào mà sự hiện hữu được cho là vắng bóng tự ngã. Khi đi đến nội dung thật sự của hai sự vô ngã này, thì không có sự khác biệt giữa hai thứ này trong chỗ vi tế và thâm áo nhất[9]. Vậy thì gốc rể của vòng luân hồi, loại vô minh này, là một sự chấp trước vào sự tồn tại thật sự, chấp trước vào sự tồn tại cố hữu của điều gì đó. Trong trường hợp chấp trước vào tự ngã của con người, một trường hợp cá biệt là sự chấp trước của chúng ta vào chính chúng ta như tự ngã với tư tưởng, "tôi là". Quan điểm về chính chúng ta như sự tồn tại cố hữu của con người được gọi là "quan kiến ngũ uẩn yếu mệnh" hay " tà kiến về 5 uẩn". Đây là bởi vì nó thật sự tùy thuộc vào một ý kiến vọng tưởng của những bộ phận vật lý và tinh thần, thân thề và tâm thức của chúng ta, như tự ngã và vốn có thật sự.






Phương pháp hóa giải cho vô minh này phải là một thể trạng tâm thức trực tiếp đối kháng với nhận thức chấp trước này. Nguyệt Xứng dạy rằng bởi vì từ ái và những tâm thức tương tự không đối kháng một cách trực tiếp nhận thức vô minh, cho nên chúng không thể hoạt động như một phương thức triệt để chống lại vô minh[10]. Chúng ta cần một phương thức hóa giải trực tiếp đối kháng với nhận thức vô minh. Đây phải là một thức trí tuệ hiểu biết tánh không, hay vô ngã. Tâm thức này nhìn cùng những thứ mà vô minh xem như vốn có thật sự, nhưng nó xem chúng trong một phương thức đối kháng hoàn toàn với vấn đề vô minh xem chúng như thế nào. Đây là phương pháp hóa giải mà chúng ta cần phát triển. Do thế, trong ba sự rèn luyện cao cấp, con đường chính để giải thoát thật sự là con đường tuệ trí.






Và tuy thế, để hiệu quả như một phương pháp hóa giải, không phải có bất cứ một loại tâm thức nào biết tánh không là đủ. Sự thực chứng tánh không phải được xảy ra ở một trình độ rất tiến bộ, nơi hoàn toàn trong sáng. Và để biết tánh không một cách trong sáng hoàn toàn, trong một phương thức vô niệm, quý vị phải có tuệ giác nội quán đặc biệt (vipashyana - quán) trong mối quan hệ với tánh không. Điều này chỉ có thể nếu quý vị đạt đến một sự nhu nhuyến và an lạc nào đó của thân thể và tinh thần sinh khởi trên căn bản của sự phân tích gần gũi. Nhưng để đạt đến chỗ ấy, trước hết quý vị cần một căn bản, một nền tảng, đấy là sự tĩnh lặng tinh thần (shamatha-chỉ), nơi mà quý vị có sự nhu nhuyến và an lạc sinh khởi từ sự tập trung nhất tâm. Trong cách này, việc đạt đến sự tĩnh lặng tinh thần là không thể thiếu được. Và vì thế, việc rèn luyện để phát triển, sự rèn luyện trong thiền định, là cần yếu cho con đường đi đến giải thoát.





Việc rèn luyện trong thiền định này liên hệ sự tự do khỏi những sao lãng bên trong. Nó thật sự là một chức năng của việc áp dụng chánh niệm và tỉnh thức tri nhận cẩn mật, hay tỉnh thức nội quán. Tinh luyện và áp dụng hai năng lực này đưa đến việc đạt được tam muội tĩnh lự. Thế nên quý vị phải bắt đầu bằng việc trau dồi những năng lực chánh niệm và để giám sát những thể trạng tinh thần của chính quý vị. Quý vị có thể làm việc này bằng việc quán sát nguyên tắc đạo đức hợp lý (giới luật). Quý vị học hỏi để áp dụng những năng lực chánh niệm và nội quán cẩn trọng với việc quan tâm đến thái độ của hành động, lời nói và tâm ý của chính mình. Trước nhất quý vị đặt qua một bên những loại sao lãng thô thiển bên ngoài; cuối cùng quý vị cũng có thể loại bỏ những sao lãng bên trong. Do vậy, rèn luyện thứ nhất, rèn luyện cao cấp trong nguyên tắc đạo đức (giới luật), cũng rất thiết yếu. Ba sự rèn luyện cao cấp, tam vô lậu học, là không thể thiếu đối với con đường tu tập mà qua đó chúng ta tìm cầu giải thoát khỏi vòng luân hồi. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.17/8/2014.

No comments:

Post a Comment