Tuesday 19 August 2014

Ý nghĩa tánh không.

images_tinh_kh_ngBồ Tát Long Thọ viết Trung Luận để nói rõ lập trường Nhất Thiết Pháp Không” của mình. Nay căn cứ vào luận ấy để tìm hiểu ý nghĩa nhất thiết pháp không ấy.
Nhất thiết pháp không nghĩa là Tánh không của tất cả pháp. Tánh không nghĩa là gì?
Trong phẩm thứ 24, Quán Tứ Đế, kệ thứ 18 và 19 Ngài Long Thọ viết:
“Chúng nhân duyên sanh pháp,
Ngã thuyết tức thị không
Diệc vi thị giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa.
Vị tằng hữu nhất pháp
Bất tùng nhân duyên sanh,
Thị cố nhất thiết pháp,
Vô bất thị không giả”.
   Nghĩa là :
Các nhân duyên sanh ra pháp,
Ta nói đó tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi là Trung đạo.
Chưa từng có pháp nào
Mà không duyên sanh,
Do đó tất cả pháp
Không có pháp nào
Không phải là không .
Như thế, Tánh không có 3 nghĩa:
Không nghĩa là duyên khởi: Các pháp do duyên khởi mà có nên là không. Ở đây Không nghĩa là vô tự tánh tức là không có bản chất riêng của chính nó vì do các nhân duyên họp lại mà có.
Không nghĩa là giả huyễn chứ không thật: Vì pháp do duyên khởi mà có nên tuy có mà không thật, đủ duyên pháp hiện ra, không đủ duyên pháp ẩn đi.
Không nghĩa là Trung đạo: Trung đạo ly nhị biên, nhị biên là 2 cực đoan như: có – không, thường – đoạn, một – khác. Pháp do duyên khởi mà có nên pháp không sanh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, không phải là 1 cũng không phải là khác . Đây là Bát bất Trung đạo nỗi tiếng của Bồ tát Long Thọ.
 Như thế Nhất thiết pháp không, không có nghĩa là tất cả không có gì hết như một số người lầm tưởng mà nhận định.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.19/8/2014.

No comments:

Post a Comment