Sunday 17 August 2014

Pháp giới duyên khởi và con người .
Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó là một hệ thống tương quan với nhau. Theo kinh Hoa Nghiêm, thế giới này được coi như là một đơn vị hay thậm chí như một hạt cát mà hàm chứa tất cả vạn vật.

1. Con người dưới góc nhìn Pháp giới Duyên khởi
Thế giới mà chúng ta đang sống trong đó là một hệ thống tương quan với nhau. Theo kinh Hoa Nghiêm, thế giới này được coi như là một đơn vị hay thậm chí như một hạt cát mà hàm chứa tất cả vạn vật. Ví dụ, thông qua lý duyên khởi con người đi đến sự hiện hữu với tổ hợp bao gồm năm uẩn là những uẩn thuộc về hai chi nằm trong 12 chi phần của Duyên khởi đó là Danh và Sắc.
Nói cách khác, năm uẩn và 12 chi phần nhân duyên được nói đều tương thuộc và tương dung với nhau để hình thành nên một con người đang hiện hữu và rồi dành trọn cả cuộc đời mưu cầu chân lý và hạnh phúc. Thế nhưng, cái được gọi là hạnh phúc và đau khổ là gì?
Thực ra về mặt tâm lý và tâm linh, con người đã sống bên ngoài của thân chỉ vì cái ngã đã bị vật chất hoá. Kết quả là con người bị rơi vào cảnh cô đơn, khủng hoảng và vô vọng đúng hơn là khổ đau trước những vấn đề đang xảy ra trên thế giới.
Trong ý nghĩa này, theo quan niệm của hầu hết các triết gia, hạnh phúc và sự an lạc chỉ đến khi con người làm chủ cuộc sống của chính mình và khi con người hiểu rõ con người thật sự là. “Nếu con người muốn kiểm soát được tình trạng khủng hoảng của hiện tại, con người trước phải kiểm soát chính bản thân mình. Đó là cách duy nhất tránh khỏi tâm trạng thất vọng”.
Do đó, một cá nhân sẽ không thể nào có một cuộc sống thực sự hạnh phúc và an lạc nếu không hiểu toàn bộ sự vận hành trong con người của chính mình.
Theo nhãn quan của Phật giáo, hạnh phúc là sự huỷ diệt hoàn toàn cái hữu ngã là căn nguyên của sự bất hạnh hay khổ đau. Rõ ràng chúng ta đã từng thừa nhận có một khái niệm về một cái tôi hay bản ngã độc lập thường hằng. Chúng ta cũng từng tin vào sự hiện hữu thật sự của một cái ngã khác hẳn với mọi đối tượng.
Chúng ta cảm nghiệm như là mình được hiện hữu từ một thế giới bên ngoài. Và rồi chúng ta mong muốn có được những thứ mà chúng ta nghĩ là có ích cho chúng ta và chối bỏ những thứ mà chúng ta cho là không có ích hay thậm chí có thể làm độc hại chúng ta.
Đến đây, chúng ta thấy rõ rằng dục vọng khi khởi lên liền tạo ra những mâu thuẩn và những xúc cảm muộn phiền trong tâm người là sự được và mất.
Đức Phật dạy, chính vì con người ham muốn dục lạc, vật chất và cuộc sống vĩnh cữu mà cả thế giới được thấy là không hài lòng, không đủ.
Con người hiện hữu trong cuộc đời như một kẻ khát nước ở giữa biển khơi uống nước mặn. Anh ta càng uống càng thấy khát, mà vẫn không hoàn toàn thoả mãn bởi vì nước muối không thể giải toả cơn khát của anh ta. Con người tham đắm vật chất cũng giống như vậy, sau khi mua được chiếc xe mới, anh ta lại muốn mua một chiếc xe khác, thậm chí còn tốt hơn nữa.
Rõ ràng, tâm tư con người hoàn toàn không thoả mãn với bất cứ điều gì. Con người, do đó, không có một sự lựa chọn nào hơn là tiếp tục tham muốn sự hiện hữu. Lòng ham muốn của con người mạnh đến nỗi được cho là ý nghĩa thật sự của cuộc sống.
Do đó, khi sự thèm muốn không thể làm thoả mãn cuộc sống bên ngoài, thì cuộc sống bên trong của con người gặp nhiều mâu thuẩn và phiền não đưa đến tình trạng gọi là khổ đau.
Luận cứ này hoàn toàn dễ hiểu hơn qua lời nhận xét của Duran William:
Lòng ham muốn thì vô hạn, nhưng sự đáp ứng thì có hạn. Chừng nào tâm thức của chúng ta còn tràn đầy dục ý muốn, chừng đó chúng ta vẫn còn chìm đắm trong những dục vọng cùng với sự hiện diện không ngừng của những hy vọn
g và sợ hãi, chừng nào chúng ta vẫn còn là nạn của sự ham muốn, thì chúng ta không bao giờ có thể có niềm hạnh phúc hay sự an lạc lâu dài. Sự khát khát muốn được thoả mãn thường đưa đến sự bất hạnh, khổ đau hơn là hạnh phúc an lạc.
Bởi vì sự đòi hỏi ham muốn thường mâu thuẩn nhiều với tư lợi của kẻ mà chưa bao giờ cảm thấy thoả mãn với những ước muốn. Khi một dục vọng được thoả mãn thì một dục vọng mới khác khởi lên, và cứ tiếp tục như vậy không bao giờ ngừng nghỉ.” (The Story of philosophy - Câu chuyện triết học, tr.323)
Xuất phát từ lời bình giải ở trên, có thể nói rằng hạnh phúc hay khổ đau tuỳ thuộc vào sự nhận thức của chính bản thân con người. Bởi vì con người cho rằng  vạn vật có một cái ngã thường hằng và chấp chặt lấy nó, thế rồi lòng tham muốn có một cuộc sống vĩnh cửu trường tồn khởi lên đưa đến cái gọi là khổ đau.
Nói một cách khác, chính lòng dục vọng và tham ái con người với thân ngủ uẩn đã tạo ra các vấn đền trên cõi trần. Theo lời dạy của đức Phật, nếu người thấy được sự thật của lý Duyên khởi hiện hữu trong tất cả các pháp, hiểu được thực tính vô ngã của pháp duyên khởi, thì họ có thể dập tắt mọi vấn đề.
Nói cách khác, con người sẽ đước giải thoát khỏi những ràng buộc của tự thân, nếu con người có được Phật nhãn mà kinh Hoa Nghiêm gọi là “Viên minh trí” cũng gọi là “Toàn giác trí”. Thị kiến mà Kinh Hoa Nghiêm chỉ cho chúng ta thấy ở đây là sự nhận biết về một thế giới đồng nhất và tương quan tương duyên, đó là “Pháp giới Duyên khởi” (Dharmadhātu Pratītya-samutpāda).
Kinh Hoa Nghiêm chứng minh Pháp giới Duyên khởi là để nhấn mạnh tính tương  đối và nghĩa Không của thế giới hiện tượng. Đến đây cần phải lặp lại rằng tất cả vạn vật trong vũ trụ - tâm và vật - khởi lên đồng thời; trong vũ trụ vạn vật nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng hổ tương giao thiệp lẫn nhau mà không trở ngại và qua đó tạo nên một bản nhạc giao hưởng hợp tấu toàn hảo tồn tại trong không gian.
Ở đây cũng nên nhấn mạnh lại rằng con người là một cá thể do tâm cảnh và vật cảnh của con người duyên hợp mà có. Con người chưa bao giờ một mình hiện hữu mà luôn gắn liền với những chủ thể khác theo một định hướng hữu cơ và viên dung toàn mãn được minh hoạ bằng khái niệm tương tức tương dung của Hoa Nghiêm.
Định hướng đó được xem là tuệ trí toàn hảo để nhận biết về sự thật của con người.
Về cơ bản, con người là một bộ phận và khoảnh đất nhỏ trong toàn thể thiên nhiên. Nếu con người làm hại thiên nhiên, cũng có nghĩa là đang phá hoại chính bản thân mình thành thâm căn cố đế ngang qua những biến cố đang xảy ra hiện nay.
Do đó, phương cách tốt nhất cho con người là tạo dựng một thế giới mà trong đó cuộc sống hiện thực đạt tới chỗ hoà điệu lý tưởng để lập nên một sự hài hoà cân đối giữa con người và thiên nhiên.
2. Thiên nhiên nhìn ở góc độ Viên Dung
Như đã trình bày ở trên, chuỗi gồm mười hai chi phần nhân duyên mà trong đó tâm và sắc được coi là ngủ uẩn tạo thành một con người. Tập hợp năm uẩn cấu thành con người căn bản gồm có một phần nội giới là thân xác vật lý của con người, và một phần ngoại giới là thế giới vật lý.
Trong ý nghĩa này, thế giới vật lý chính là môi trường thiên nhiên mà trong đó chúng ta đang sống. Khi luận bàn sự tương quan của sinh thái học, Ông P. D Sharma đã nói:
Tất cả các sinh vật và môi trường sống của chúng đều tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong nhiều cách khác nhau. Các loài vật, quần thực vật và cây cối nói chung phụ thuộc lẫn nhau nhờ môi trường và sự tương tác” (Ecology and Ebnironment- Sinh thái học va Môi trường, tr.14)
Và con người cũng như vậy, theo quan điểm Phật giáo như đã được minh hoạ trong học thuyết duyên khởi con người và thiên nhiên đều cùng hiện hữu và không thể tách rời lẫn nhau. Con người là một phần không thể tách rời khỏi thiên nhiên.
Theo Phật giáo, mỗi sắc thái của thiên nhiên có một giá trị nội tại là một phần của thực tại tối hậu. Chúng ta phải nương nhờ vào môi trường thiên nhiên để có hiện hữu trên trái đất. Trong cách thức đó, chúng ta nhận thấy toàn bộ hành tinh như là một cơ thể sống và trái đất như là tấm thân tốt đẹp của một chúng sinh.
Chúng ta biết rằng bất cứ một tác hại nào làm tổn thương đến một phần của cơ thể đó thì sẽ làm tổn thương cả toàn bộ cơ thể đó. Theo nguyên lý pháp giới tương tức tương nhập được Hoa Nghiêm mô tả thì tất cả vạn vật này có liên kết với tất cả vạn vật khác.
Do đó, nếu một người nhận biết rằng trái đất là một cơ thể sống thì anh ta sẽ biết cách để bảo vệ trái đất bằng sự tôn kính và sự biết ơn, bởi vì bảo vệ trái đất và bầu khí quyển xung quanh trái đất chính là bảo vệ cuộc sống của con người. 
Cứu nguy hành tinh của chúng ta là cứu nguy chính bản thân, con cái và cháu chắt của chúng ta. Điều này có thể càng thấy rõ hơn qua những lời được viết trong có cuốn sách có tựa đề “Dharma Gaita, A Harvest of Essays in Buddhism and Ecology” được Allan Hunt Baddiner biên tập, sách viết rằng:
Theo đạo Phật, con người không là gì cả mà chỉ là một bộ phận cấu thành trong thiên nhiên, vì thế khi thiên nhiên bị ô nhiễm, loài người ngay lập tức cũng bị thương tổn.
Những hậu quả tiêu cực nhất định phát sinh khi bản thân các nền văn hoá trở nên xa lạ với thiên nhiên, khi loài người cảm thấy xa lạ và trở nên hung hãn đối với các hệ thống thiên nhiên thật sự là.
Khi chúng ta ngược đãi thiên nhiên đang che chở và duy trì sự sống của chúng ta, chúng ta thật sự ngược đãi chính bản thân chúng ta. Đạo đức Phật giáo phát sinh từ sự hiểu biết căn bản này.
Chỉ khi chúng ta chấp nhận điểm tương đồng này thì chúng ta mới có thể bảo vệ được chính mình, hãy để cho hành tinh được bình yên” (A Harvest of Essays in Buddhism and Ecology, tr.8)
Đoạn trích dẫn ở trên chứng tỏ rằng có một sự liên hệ mạnh mẽ giữa con người và môi trường xung quanh, một mối quan hệ luôn tiếp diễn, không thể tách rời và rất tự thiên nhiên. Mối quan hệ thân thiết thiết gần gũi này cho rằng xâm phạm môi trường xung quan cũng có nghĩa là xâm phạm cuộc sống của mỗi cá nhân.
Hãy để cho thế giới được yên là một lời cầu xin khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường hiện đang lâm nguy, có khả năng bị tàn phá nghiêm trọng vì con người không ý thức được mối tương quan giữa con người và thiên nhiên.
Sự thật ngày nay con người đã can thiệp quá nhiều vào môi trường thiên nhiên. Họ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá đáng chỉ vì lợi nhuận vật chất. Kết quả là môi trường bị đặt trong tình trạng báo động đỏ dẫn đến tình trạng gọi là khủng hoảng môi trường.
Sự cạn kiệt môi trường sống hay sự ô nhiễm môi trường có ra là do hành vi bất kính của con người đối với thiên nhiên thí dụ như các cuộc thử nghiệm nguyên tử và hoá chất, sự phân hạt nhân, sa thải khí độc và phá rừng v.v..
Đề cập đến sự nguy hiểm của cuộc sống con người bắt nguồn từ sự ô nhiễm môi trường thiên nhiên bời năng lượng hạt nhân, Ông E. F Schumacher đã viết:
Trong tất cả những đổi thay được con người mang vào căn nhà thiên nhiên, nguy hiểm và có ảnh hưởng sâu sắc nhất rõ ràng là việc phân hoá hạt nhân trên phạm vi rộng lớn. Kết quả là hoá xạ trở thành tác nhân đáng gờm nhất của sự ô nhiễm môi trường và là sự đe doạ khủng khiếp nhất cho sự sinh tồn của loài người trên trái đất.
Không có gì phải ngạc nhiên khi kẻ thường dân cũng thấy hứng thú với chuyện bom nguyên tử, dù chí ít một cơ hội nhỏ mà bom nguyên tử có thể không bao giờ được sử dụng lần nữa. Sự nguy hiểm đối với nhân loại do cái gọi là sử dụng hoà bình từ năng lượng nguyên tử có lẽ sẽ còn ghê gớm hơn nhiều” (Small Beautifull Life,tr.110)
Theo sự thống kê, mặc dù cho đến nay năng lượng nguyên tử chỉ được sử dụng ở một mức độ không đáng kể, nhưng cái gọi là sử dụng hoà bình từ năng lượng nguyên tử là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng không chỉ đến con người sống còn hôm nay mà đến tất cả những thế hệ tương lai.
Có thể hình dung được sự ô nhiêm môi sinh hiện giờ nguy hiểm như thế nào! Cuộc sống của chúng sanh ở trên trái đất bi đe doạ như thế nào! Ở đây, chúng ta một lần nữa nhận thức rõrằng có một mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường mà trong đó con người đang sinh sống.
Chính vì tư tưởng cấp tiến mà con người đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm làm nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, hay đúng hơn, là sự ô nhiễm môi trường. Đó là lý do tại sao nói rằng con người phải chịu trách nhiệm về sự ô nhiễm môi trường hiện nay và cũng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Nhận thức rõ được mối quan hệ mật thiết giữa chúng sanh và môi trường thiên nhiên theo học thuyết Duyên khởi của Phật giáo và giáo lý Pháp giới Duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm có thể là một giải pháp thực tiễn nhất cho sự bảo vệ môi trường.
Như những gì đã được Đạo Phật đưa ra, việc tìm kiếm quyền lực điều khiển và khai thác hiện tượng giới có thể là một sự biểu lộ lòng tham ái của con người. Cuộc sống của con người trên thế giới này có thể hiện hữu chỉ khi nào sự hợp tác và sự tiến triển cùng nhau giữa con người và thiên nhiên đạt đến chổ hoà điệu, cân đối.
Do đó, một sự hiểu biết sáng suốt thông suốt, hay đúng hơn, một cuộc sống hài hoà với thiên nhiên là giải pháp để bảo vệ môi sinh như kinh Hoa Nghiêm đã dạy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.17/8/2014.

No comments:

Post a Comment