Duyện khởi hiện hữu trong chúng ta hầu như từng khoảnh khắc một, nhưng chúng ta lại không lĩnh hội được điều này.
Bất kỳ ai nếu có thể hiểu được lý Duyên khởi đều có thể tu tập để chấm dứt khổ. Mặt khác, chúng ta phải xem việc hiểu lý Duyên khởi là trách nhiệm của chúng ta, đồng thời giúp những người khác để hiểu được nó. Đó là ước nguyện của Đức Phật. Nếu chúng ta có thể làm điều đó, thì sự chứng nghiệm của Đức Phật về lý Duyên khởi sẽ không là một sự vô ích.
Điều này cũng giống như Tứ Thánh Đế. Nếu không ai hiểu chúng thì Giáo pháp của Đức Phật chỉ là một sự vô dụng. Về cơ bản, lý Duyên khởi thì quan trọng hơn Tứ Thánh Đế vì nó là Sự thật (Chân lý) hoàn hảo cùng tột. Chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau để hiểu lý Duyên khởi, và quảng bá nó rộng rải trong giới Phật tử. Đây là lý do chính tại sao ngày hôm nay chúng ta đang thảo luận về "maha-ariyasacca," “Sự thật lớn” hay lý Duyên khởi.
Sau đây là những câu hỏi hướng dẫn để giúp các bạn hiểu được lý Duyên khởi. Duyên khởi là gì? Tại sao chúng ta cần phải biết về Duyên khởi? Hiểu về Duyên khởi sẽ đem đến cho chúng ta những lợi lạc gì? Chúng ta sử dụng phương pháp nào để chấm dứt khổ ?
Duyên khởi là gì?
Lý Duyên khởi chỉ ra một cách rõ ràng khổ bắt đầu và kết thúc như thế nào. Nó cho thấy rằng sự bắt đầu và kết thúc của khổ là những hiện tượng thiên nhiên sinh khởi theo chu kỳ và phụ thuộc lẫn nhau, rằng những hiện tượng thiên nhiên này không thể quy cho ma quỷ, thần thánh, linh hồn v.v… tạo ra . Duyên sinh là các sự kiện sinh khởi một cách thiên nhiên tùy thuộc vào các điều kiện phụ thuộc lẫn nhau mà có. Khi mỗi giai đoạn của tiến trình xuất hiện do các điều kiện hỗ trợ lẫn nhau, đau khổ sẽ bắt đầu hoặc dừng lại. "Paṭicca" trong “paticcasamuppada” có nghĩa là "phụ thuộc lẫn nhau", trong khi "samuppad” có nghĩa "sinh khởi đồng thời." Duyên khởi, vì vậy, sinh khởi là kết quả của các điều kiện nhân quả vận hành theo chu kỳ và phụ thuộc lẫn nhau, vì vậy nó còn được gọi là “tùy thuộc phát sinh”.
Lý Duyên khởi cũng giải thích rằng không có " con người", "tự ngã ", hoặc "chúng sinh" tồn tại, hoặc không có "con ngư ời", "tự ngã ", hoặc "chúng sinh" đang tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Tất cả mọi thứ sanh, trụ, và diệt một cách tự nhiên. Nhờ thấu hiểu lý Duyên khởi, ta có thể thấy rằng không có "con người", "tự ngã", hoặc "chúng sinh" với một cái tôi tồn tại. Nếu con người không hiểu lý Duyên sinh, họ sẽ bị vô minh chi phối, và sẽ cảm thấy rằng có một "con người", "tự ngã ", hoặc "chúng sinh" đang tồn tại. Lý Duyên khởi chỉ ra cho chúng ta thấy khổ bắt đầu và kết thúc như thế nào và sự bắt đầu và kết thúc của khổ là do các điều kiện nhân quả phụ thuộc lẫn nhau. Theo nghĩa này, ý niệm " con người", "tự ngã ", và "chúng sinh" là không cần thiết.
Hơn nữa, các hiện tượng vận hành xoay vòng (theo chu kỳ) và phụ thuộc lẫn nhau này sinh khởi và kết thúc vô cùng mãnh liệt và hết sức nhanh (đột nghột). Suy nghĩ bộc phát. Sân hận bốc lên. Trong cuộc sống hàng ngày, khi một tâm hành sinh khởi và tạo ra sự đau khổ, nó đồng thời cũng trở thành một hiện tượng duyên khởi. Con người sẽ cảm thấy kinh hãi nếu họ có thể lĩnh hội được những hiện tượng như vậy. Nếu họ không nhận thức được, họ sẽ mù tịt về chúng. Duyên khởi - nói theo ngôn ngữ thông thường - là một tâm hành sinh khởi một cách mãnh liệt và diễn ra nhanh như chớp, nó tạo ra sự đau khổ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Tại sao chúng ta phải biết về Duyên khởi?
Nhằm mục đích để học hỏi và tu tập, chúng ta phải biết duyên khởi. Do không ai hiểu nó, nên nó bị hiểu sai. Sai lầm của những con người bình thường thì cũng tương tự như niềm tin của Tỳ khưu Sati ". Tỳ khưu này tin rằng chỉ có ý thức (thức) là đi dong ruỗi trong vòng sinh tử luân hồi". Tỳ-kheo này khẳng định rằng trong ý thức có một "con người", "tự ngã", hoặc "chúng sinh" , và "con người", "tự ngã", hoặc "chúng sinh" này tới lui trong vòng luân hồi sinh tử từ kiếp này sang kiếp khác. Tin rằng trong ý thức có một “con người", "tự ngã " hoặc "chúng sinh" dong ruỗi trong vòng luân hồi sinh tử mãi mãi là một tà kiến do sự thiếu hiểu biết về bản chất của duyên khởi.
Tất cả các Tỳ kheo cố gắng thuyết phục Tỳ Sati từ bỏ tà kiến này, nhưng Tỳ kheo Sati vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Các vị Tỳ kheo sau đó trình với Đức Phật , và Đức Phật đã nói chuyện với Tỳ kheo Sati. Đức Phật hỏi : "Ông thực sự có một quan điểm như vậy chứ?" Tỳ kheo Sati đáp, " Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Có một cái ý thức và nó tới lui trong vòng luân hồi sinh tử." Đức Phật sau đó hỏi, “Cái ý thức mà ông đang nói về là cái gì vậy ?" Tỳ kheo Sati trả lời: "Bạch Thế Tôn, ý thức là cái thực thể mà nó có thể nói chuyện, cảm nhận, hoặc thọ nhận tất cả các kết quả của các hành động (nghiệp) thiện, ác"
Quan điểm Tỳ khưu Sati là một sai lầm nghiêm trọng: Một ý thức mà nó có thể chuyện, cảm giác, và thọ lãnh tất cả các kết quả của các hành động (nghiệp) thiện, ác.
Những người bình thường không biết tại sao nó lại là tà kiến bởi vì họ cũng có cùng niềm tin như Tỳ Sati đã nói là ý thức tồn tại vĩnh viễn. Vì họ đã quen với ý tưởng này nên họ không coi đó là một tà kiến.
Quả là một sự sai lầm khi tin rằng ý thức là một cái gì vĩnh viễn, tồn tại và hoạt động theo ý của nó, và rằng nó không phải là một hiện tượng duyên khởi. Ý thức, là một loại duyên khởi nên nó không có tự ngã. Nó xuất đầu lộ trong một khoảnh khắc là do sự tương tác của các điều kiện phụ thuộc lẫn nhau, và nó phát triển lên các giai đoạn kế tiếp.
Tỳ kheo Sati cho rằng có một cái tôi hay một ý thức với một cái tôi và nó dong ruỗi trong luân hồi sinh tử . Ý thức này không chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc mà còn kéo dài đến kiếp sau. Ông gọi là cái tôi, cái mà có thể nói chuyện , cảm nhận, hoặc thọ lãnh hậu quả chủ những hành động thiện, ác là ý thức.
Quan điểm chung này của hầu hết mọi người ngăn họ nhận ra sự sai lầm . Ý thức không có bản ngã . Nếu ý thức hiện hữu , nó sẽ là một loại duyên khởi. Nó là một hiện tượng tự nhiên, sở dĩ nó có mặt là do những sự kiện nối tiếp nhau tác thành bởi các điều kiện phụ thuộc lẫn nhau. Nó không phải là một thực thể.
Hiểu lý Duyên khởi sẽ được những lợi lạc gì?
Hiểu biết về lý Duyên khởi cho phép chúng ta tránh xa tà kiến để có chánh kiến và từ đó hoàn toàn giải thoát khỏi khổ. Sẽ là tà kiến để tin rằng một " con người" hiện tại đây và sẽ tái sinh thành một chúng sinh nào đó do nghiệp. Nếu ai đó tin tưởng một cách sai lầm rằng ý thức là tự ngã, người ấy sẽ chịu khổ đau, và không thể tự giải thoát mình khỏi khổ. Vì vậy , chúng ta phải biết bản chất của ý thức, nó là một hiện tượng duyên khởi . Khi hiểu được như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể diệt khổ bằng cách vận dụng Chánh kiến- sự hiểu biết đúng đắn. Theo Kinh điển Pali , " Ý thức là duyên khởi . Nó là một hiện tượng sinh khởi do các điều kiện phụ thuộc lẫn nhau . Nếu không có những điều kiện có mối quan hệ nhân quả này thì sẽ không có ý thức. "
Nếu ý thức có một cái thân (cơ thể), nó có thể tự thể hiện mình theo sáng kiến riêng của nó, và không phải phụ thuộc vào các điều kiện nhân quả . Sự thật là ý thức không thể hiện hữu một cách độc lập. Tuy nhiên, điều này quá vi tế đến nỗi chúng ta không thể nhận chân được sự thật này, và do vậy chúng ta thấy mình suy nghĩ , cảm nhận , và mình ra lệnh, cho phép thân và tâm thực hiện các công việc. Do đó, chúng ta suy nghĩ một cách sai lầm rằng có một cơ quan chủ chốt trong tự thân chúng ta, và chúng ta gọi nó là ý thức. Lý Duyên khởi giúp húng ta loại bỏ cái tà kiến đó để có thể chấm dứt khổ.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.18/8/2014.
No comments:
Post a Comment