Monday 18 August 2014

Thuyết luân hồi là gì? )

Khi không thể lý giải được một hiện tượng gì một cách khoa học, con người sẽ sợ hãi và cố gắng tìm mọi cách hợp lý nhất để giải thích. Thời cổ đại khi chưa giải thích được các hiện tượng tư nhiên như sấm sét, gió bão,…;con người cho rằng đó là do một vị thần nào đó thực hiện và họ thờ vị thần đó để ngài không giáng tại họa xuống.
Hiện tượng chết có lẽ là hiện tượng bí ẩn lâu đời nhất, cho tới nay người ta cũng chưa thể lý giải được cái gì xảy ra sau khi chết. Nếu không có sự chết thì chắc chắn không có tôn giáo, tôn giáo tồn tại cũng giống như các vị thần của tự nhiên giúp lý giải được điều gì diễn ra sau khi chết làm hài lòng con người nhất.
Nếu như mọi người đều cho rằng chết là hết thì cũng không thể tồn tại một tôn giáo nào cả. Tôn giáo tồn tại là giúp cho con người lý giải cũng như thoát khỏi nỗi sợ chết.
Mỗi tôn giáo đều có cách lý giải riêng, điểm chung nhất là phải tôn kính vì giáo chủ hay vị thần đứng đầu tôn giáo đó thì sẽ tốt còn lại thì không tốt, đại loại phải ngoan đạo. Tất cả tôn giáo cũng công nhận về sự luân hồi vì thế giới khác là một thế giới họ không thể miêu tả được cho hợp lý khi mà chỉ dựa vào các giác quan thuần vật chất của con người, vì vậy tốt nhất là để cho các con chiên, phật tử có niềm tin rằng họ sẽ tiếp tục được đầu thai.
Luân hồi là sự lặp đi lặp lại của các kiếp sống; mỗi người chúng ta bao gồm hai thành phần là Linh hồn và Thể xác. Thể xác chỉ vật chứa tạm thời ở kiếp này và được thay thế ở kiếp khác; chỉ có linh hồn là trường tồn mãi mãi. Linh hồn chúng ta đã tồn tại vô số kiếp trước đây và cũng sẽ tồn tại vô số kiếp sau này.
Khi chết đi linh hồn sẽ tồn tại tại Thân trung ấm trong 49 ngày để đi tới một trong 6 nẻo tùy thuộc vào nghiệp của họ. Tuy nhiên cũng có chủ thuyết cho rằng thời gian giữa chết và sinh chỉ tồn tại trong một sát na (một phần rất nhỏ của giây) mà không có trung gian nào giữa Tử và Sinh.
6 nẻo luân hồi
Sau khi chết nếu như ta vẫn vướng vào vòng luân hồi thì ta sẽ đầu thai vào một trong 6 nẻo sau:
1. Thiên: đại loại như là thiên thần, có cuộc sống hạnh phúc và lâu dài hơn đời sống con người.
2.Nhân: cảnh giới của con người trong đó con người sống trong điều kiện khó khăn hơn với các cung bậc cảm xúc tiêu cực, tích cực lẫn lộn. Đây là cảnh giới rất thuận lợi cho việc tu tập vì vậy các vị bồ tát luôn đầu thai vào cảnh giới này để phục vụ và thực hành các pháp môn cần thiết thành phật.
3. Atula: cảnh giới vô hình dành cho những người còn đầy rẫy những tham vọng, ham muốn quyền lực, kiêu căng, ghen tị. Đây không phải là thế giới vật chất như cảnh giới “Nhân”, ở đây chỉ tồn tại các yếu tố liên quan tới tinh thần.
4. Ngạ Quỷ: Cảnh giới của những chúng sinh tham lam vật chất. Lúc nào họ cũng khao khát những thứ đó nhưng không được thỏa mãn vì vậy luôn khổ tâm. Ví dụ như rất đói, có món ngon trước mặt mà không được ăn hay ăn mãi mà không hết đói.
5. Súc sinh: là kiếp của loài vật, đây là kiếp mà cuộc sống của chúng bị phụ thuộc vào những sinh vật khác, luôn trong sợ hãi và thiếu thốn. Cuộc sống của sinh vật ngắn ngủi và chúng cũng không đủ ý thức để nhận biết hết những khổ đau mà chúng trải qua. Vì kém ý thức nên khó tu tập để có thể thoát khỏi kiếp đó.
6. Địa ngục: Cảnh giới của những chúng sinh độc ác, hận thù, gây ra nhiều nghiệp không thể chấp nhận trong kiếp trước.
constantine_hell
Số chúng sinh là rất nhiều nhưng có hạn; nếu dân số loài người tăng lên thì chứng tỏ các chúng sinh chuyển từ cảnh giới khác tới cảnh giới nhân ngày càng nhiều hơn.
Tất cả các cảnh giới trên đều bị chi phối bởi luật Vô Thường, nên không có ai ở mãi trong một cảnh giới nào cả. Không có một điều phúc đức nào vô cùng để đáng thưởng vô thời hạn trong một cảnh giới hạnh phúc nào đó. Và không có một tội ác nào lớn tới mức vô cùng để đáng bị phạt đời đời tại một cảnh giới đau khổ nào đó. Do đó, chúng sinh cứ trôi lăn trong lục đạo mãi, hết ở cảnh khổ lại qua cảnh sướng, hết cảnh sướng lại rơi lại vào cảnh khổ. Cho tới một lúc nào đó, chúng sinh giác ngộ được con đường giải thoát, và quyết tâm tu tập thành Phật, thì mới ra khỏi cái vòng luân hồi đó.
Trong lục đạo, chỉ có hai cảnh giới được coi là sướng, là cảnh giới Thiên và Nhân, nhưng cảnh giới Nhân là quí hơn cả. Xét về mặt hạnh phúc thì cảnh giới Thiên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn, nhưng chính vì vậy mà họ bị ru ngủ không muốn tìm sự giải thoát thật sự, để rồi khi họ hưởng hết phúc lành, họ lại rơi vào một cảnh giới khổ hơn. Các Atula thì tâm trí bị thu hút vào việc tranh cãi hơn thua, các ngạ quỉ thì quan tâm đến những thèm khát không được thỏa mãn, súc sinh thì u mê chỉ nghĩ đến thức ăn và thỏa mãn tính dục, còn ở địa ngục thì mọi chúng sinh bị hành khổ đủ cách nên không còn đầu óc đâu mà nghĩ đến đạo giải thoát.
Chỉ có con người có sướng có khổ một cách tương đối quân bình, nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát tâm đi tìm con đường giải thoát. Chỉ có con người là có nhiều tự do quyết định hơn cả, có đầu óc sáng suốt hơn cả để có thể đạt tới trí tuệ giải thoát. Trong lục đạo, chỉ có con người có nhiều cơ may, nhiều khả năng để thành Phật nhất. Do đó, theo Ðức Phật, được làm người là cả một cơ hội quí báu không nên uổng phí. Kinh Duy-Ma-Cật, Phẩm 8 (Phật Ðạo) nói rõ điều đó.
Kiếp sau của chúng ta như thế nào phụ thuộc vào 4 loại nghiệp sau:
1. Nghiệp cận tử:
Đây là nghiệp quan trọng nhất. Khi chúng ta sắp chết chúng ta sẽ tiếc nuối, vòng đời chúng ta sẽ được tua lại trong đó có những việc ta tiếc là mình đã làm và cũng có những việc ta tiếc là đã không làm.
Nếu cả cuộc đời ta lao đầu vào kiếm tiền mà quên hết những thứ xung quanh thì khi sắp chết ta thấy hối hận vì đã không dành nhiều thời gian hơn để hưởng thụ cuộc sống, để dành thời gian cho gia đình.
Nếu ta dành thời gian cả đời để uống phí cho những việc làm vô bổ thì thì khi sắp chết ta sẽ thấy hối tiếc là mình đã lãng phí cả cuộc đời.
Chúng ta cũng tiếc là chúng ta không thể mang theo của cải mà chúng ta đã làm ra trong cuộc đời này theo; chúng ta tiếc những thú vui trong cuộc sống mà chúng ta sẽ không còn được hưởng thụ nữa.
Chúng ta sợ hãi về một thế giới mà chúng ta sẽ tới, tối tăm và không rõ có gì ở đó.
Càng tiếc nuối, càng ham muốn, càng sợ hãi thì nghiệp chúng ta tạo ra càng lớn khiến ta sẽ đầu thai vào kiếp tương ứng với các nẻo ở trên.
Chính vì lý do này mà các vị sư trên dãy lạt ma đều muốn khi cận tử có thầy của họ dẫn đường. Tu tập cả đời mà cận tử không cẩn thận là dễ mất công toi.

2. Tích lũy nghiệp: là nghiệp sinh ra  trong quá trình chúng ta sống.
Nghiệp được sinh ra bởi Tâm, Thân, Miệng. Tâm có nghĩa là ngay cả suy nghĩ của ta tốt hay xấu mà chưa gây hại cho ai cũng tạo nghiệp. Thân là những hành động thiện hay ác của ta gây ra cho người khác hoặc chính ta; miệng là những lời nói của ta.
Nghiệp chính là hạt còn quả chính là kết quả của hạt. Mỗi một lời nói, suy nghĩ, hành động của ta đều gieo hạt và hạt đó sẽ nảy thành quả tốt hay xấu tương ứng.

3. Tập quán nghiệp : là thói quen của ta sinh ra nghiệp
Mỗi người trong chúng ta đều có một tập thói quen nào đó. Thói quen có thể tốt và cũng có thể xấu. Ví dụ như nếu ta thường ngày lúc nào cũng ham muốn, dành giật ,ganh ghét, hận thù,..thì tới lúc cận tử khi mà lý trí đã kém kiểm soát hơn thì ta cũng chẳng thể thay đổi một trăm tám mươi độ được.

4. Cực nghiệp
Nghiệp tạo ra gây ra hậu quả nghiêm trọng, trái luân thường đạo lý như giết người.
Việc ác có thể ta gây ra cho người khác hoặc chính ta; vì vậy tự tử cũng là một tội giết người vậy. Trong thiên chúa giáo, tự tử còn là một trọng tội.

Vì tin theo luân hồi nên những người theo đạo thường không thờ cúng bố mẹ, ông bà, tổ tiên. Vì theo lý luận rằng các linh hồn đều bình đẳng, bố mẹ ta ở kiếp này là là bố mẹ ta nhưng khi ở kiếp trước thì ta có thể là bố mẹ ta.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.18/8/2014.

No comments:

Post a Comment