Sunday 12 August 2012

Giáo lý 12 NHÂN DUYÊN và BÁT NHÃ Tâm Kinh.


Giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên.
Trong Phật giáo hai đặc tính Từ Bi và Trí Tuệ đó là Phật tánh (Buddha Nature). Phật tánh đã có sẵn trong mọi chúng sanh. Phật tánh chính là linh hồn nguyên thủy của muôn loài chúng sanh, không riêng gì loài người, còn gọi là Chân ngã (cái ngã trong câu: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn). Trái với Chân ngã là Bản ngã (Ego), là cái ta. Sau đây là diễn tiến của định luật Duyên Khởi hay Giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên.
Chỉ vì “bất giác Vô Minh mà có Hành, (Hành đây là vận hành, tìm kiếm), từ Hành mà có Danh Sắc, (Danh là cái tên gọi, Sắc là vật thể). Vì Danh Sắc mà phải có Lục Nhập: 6 căn=Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân (5 căn nầy thuộc về “sắc pháp”), vá Ý (căn của Ý là não bộ, thuộc về “tâm pháp”). Nhờ 6 căn (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân nói trên) tiếp xúc với 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) nên mới có 6 thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức). Mắt nhìn vào cảnh, gọi là nhãn xúc. Tai nghe âm thanh, gọi là Nhĩ xúc, v.v.... Người ta nói: Lục nhập duyên Xúc.nhãn xúc: mắt nhìn cảnh, nhĩ xúc: tai nghe tiếng, tỷ xúc: mũi ngữi mùi hương, thiệt xúc: lưỡi nếm vị đồ ăn, thân xúc: tay sờ mó, kể cả thân đụng thân, và sau cùng là ý xúc: tư tưởng, ý nghĩ liên hệ (hay tiếp xúc) với pháp trần, những gì thuộc về tâm ý, những đường dây thần kinh thị giác, thính giác, …., xúc giác đưa lên não bộ những tín hiệu hình ảnh, âm thanh,…., não bộ nhận biết qua chức năng của ý thức (thức thứ sáu). Có ý thức về cảnh (đẹp / xấu), tiếng (dịu / chát), mùi (thơm / thúi), vị (ngọt / đắng), làn da (tươi mát / khô cằn). Xúc duyên Thọ như sau. Các đường dây thần kinh thị giác, thính giác, …., xúc giác từ võng mô của mắt, từ màng nhĩ của tai,…., từ da thịt của thân đưa lên não bộ những tín hiệu về hình ảnh (video), âm thanh (audio), …..xúc giác (sensor). Não bộ qua ý thức (thức thứ sáu) cho cảm giác về hình ảnh đẹp/xấu, âm thanh dịu/chát, mùi hương thơm/thúi, vị giác ngọt/đắng, thân thể dịu mát/khô cằn. Đó là cảm thọ. Với những cảm thọ thích thú, yêu chuộng ta gọi là Ái, Thọ duyên Ái là vậy. Ái, thích thì muốn giữ lại (thủ) vì mất đi, hết đi thì buồn tiếc,< ái biệt ly khổ>. Vậy là: Ái duyên Thủ. Giữ lại và giữ luôn của mình, đó là: Thủ duyên Hữu. Khi có cái tâm “hữu” rồi, sở hữu, hiện hữu, sinh hữu, có mặt, tồn tại, Hữu duyên Sinh. Thí dụ một người trước khi mất (chết) mà tâm còn luyến ái vợ con, tiền bạc, nhà cửa, chùa chiền (mình đang làm trụ trì), chức vụ (vua, tướng, quan, giáo chủ,…), đặc biệt là chết oan, không muốn chết mà chết, như tai nạn, chiến tranh, thiên tai, tử tội, chiến sĩ chết trận, … thì linh hồn người (chết) nầy khó siêu thoát, họ sẽ chờ tái sinh luân hồi, cũng không dễ. Một khi đã sinh ra, thì phải lớn lên, rồi già, bệnh và chết (Sinh, Lão, Bệnh, Tử) hay (Thành, Trụ, Hoại, Diệt). Vậy nên Sinh duyên Lão Tử. Cái vòng từ Vô minh đến Lão Tử, gồm có 12 nhân duyên: thập nhị nhân duyên. Cắt đứt vòng 12 nhân duyên nầy, bằng cách phá trừ Vô minh (rất khó), vì không có Vô minh thì không có Hành, không có Hành thì không có Thức,... sau cùng không có Sinh thì không có Tử, tức là giải thoát ra khỏi vòng Sinh Tử luân hồi. Giác ngộ theo giáo lý duyên khởi (thập nhị nhân duyên trên đây) gọi là Duyên Giác.
Năm xưa khi mới thành Đạo dưới cội cây Bồ đề, Đức Phật liền đi tìm 5 anh em Kiều Trần Như ở vườn Nai, giảng cho nhóm người nầy bài pháp đầu tiên là Tứ Diệu Đế, gồm có: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, để diệt trừ 4 cái KHỔ chánh (câu sinh) là Sinh, Lão, Bệnh, Tử, trong đó BỆNH là khổ nhất, nhất là thời nay bệnh quá nhiều mà văn minh khoa học không giải quyết được, với phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhất: chemotherapy (hóa trị), radiotherapy (xạ trị), bệnh nhân ung thư vẫn chết, nhiều khi còn mau chết hơn là không trị. Pháp Tứ Đế không còn hiệu lực để cứu độ chúng sanh. Các Hòa thượng, Thượng tọa, chức quyền cao lớn trong Phật giáo VN ở trong nước cũng như ở nước ngoài đa số chết vì bệnh ở tuổi 65-75. Tu là giải nghiệp mà sao nghiệp không giải? Như vậy có nghĩa là: phương thuốc Đức Phật Thích Ca đem ra áp dụng vào thời xưa cách đây trên 25 thế kỷ không còn thích hợp với thế kỷ 21 nầy nữa. Nắm lá trong bàn tay Đức Phật khi Ngài nói với ông A-Nan, so với lá trong rừng còn nhiều nữa. Bây giờ lá trong rừng không còn là lá năm xưa nữa, đã có nhiều lá mới mà không ai biết, nếu có người biết được lá mới nầy, đem ra nói với mọi người, không ai tin cả. Cũng như năm xưa Đức Phật Thích Ca thấy trong nước uống có vô số sinh linh, cần phải lọc trước khi uống. Khi đó ai cũng nói Phật vọng ngữ, nói chuyện tin không nỗi. Mấy ngàn năm sau Pasteur ra đời, nói rằng trong nước có những vi khuẩn, vi trùng, cần phải ọc nước, khữ trùng trước khi uống. Nhà bác học thiên văn Gallileo người Ý đã dùng kính thiên văn quan sát và tính toán, thấy quả đất chúng ta đang ở quay xung quanh mặt trời, chứ không phải mặt trời quay xung quanh quả đất, và quả đất có hình cầu tròn, khác với trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo La-Mã viết: quả đất bắng phẳng, có vườn địa đàng Eden. Thế là ông Gallileo bị xử trảm. Ai đúng ai sai? Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng (la raison du plus fort est toujours la meilleure). May nhờ ông là bạn của Đức Giáo hoàng thời bấy giờ nên được hưởng án chung thân.
Bát Nhã Tâm Kinh
25 năm sau, khi Đức Phật gặp Xá-Lợi-Phất, một nhà tu thuộc đạo khác trước khi đến với Đức Phật, muốn tranh luận hơn thua với Đức Phật. Ngài bảo XLP im lặng (thiền định) trong một năm; sang năm Đức Phật sẽ trả lời. Sau một năm, XLP đã giác ngộ qua thiền định, Đức Phật mới nói Bát Nhã Tâm Kinh cho Xá lợi Phất nghe: cái gì cũng KHÔNG cả. Bài chú sau cùng: Yết đế yết đế…..Bồ đề Tát bà ha. Thời kinh nào cũng có: mở đầu là Chú Đại Bi (Từ Bi), ở giữa là kinh tụng, như Kinh Di-Đà để cầu siêu, phẩm Phổ Môn kinh Diệu Pháp Liên Hoa để cần an, .v.v…, kết thúc là Bát Nhã Tâm Kinh (Trí Tuệ). Nhiều Phật tử tụng thuộc lòng như vẹt, mà chẳng hiểu Phật dạy gì trong câu Chú sau cùng đó. Theo tiếng Phạn, là: Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhisawa. Dịch âm ra chữ Tàu, rồi VN ta dịch âm ra tiếng Việt: Yết đế, yết đế, ba-la yết đế, ba-la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha. Các thiền sư thì giảng: Vượt qua, vượt qua, mau vượt qua, vượt qua tới bên kia bờ Giác.'
Nhưng thực tiển, vượt qua như thế nào ? Trong lớp học Năng lượng Vũ trụ - Tâm linh, Thầy Lương Minh Đáng dạy rằng: Hãy vượt qua phong tục, tập quán, gia đình, xã hội, nếu không muốn nói thêm: Tôn giáo nữa. Phong tục, tập quán, ….mỗi nơi, mỗi thời kỳ khác nhau. Chính những điều nầy làm cản trở, ngăn che con đường giác ngộ của chúng ta. Cần phải vượt qua (overcome) !
Nếu Đức Phật đem kinh Bát Nhã ra nói với các anh em Kiều Trần Như, căn cơ của những người nầy làm sao hiểu được và tu được pháp KHÔNG bát nhã.. Khi đó phải cần CÓ: có KHỔ ( 8 cái khổ), có TẬP (nguyên nhân của Khổ), có DIỆT (phải tiêu trừ cái khổ bằng cách loại trừ những nguyên nhân gây đau khổ), có ĐẠO tức là con đường diệt khổ ( 37 phẩm trợ đạo: Tứ niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc., Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo). Với Bát chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy,Chánh ngữ, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh Nghiệp, Chánh định, Chảnh tuệ. Phải có những cái đó làm phương tiện và đối tượng mà TU. Đây là lối tu Tiểu thừa (Thanh văn).
Qua giai đoạn Bát Nhã, tu học Tánh KHÔNG, cái gì cũng Không cả: Sắc tức thị Không (Sắc là vật chất, chứ không phải là sắc đẹp), Không là Năng lượng (không thấy, không nghe, không mùi, không vị, không sờ đụng được), rồi Không tức thị Sắc. Đó là công thức hay định luật Einstein: E = Mc2 (E=energy, M=mass, c=tốc độ ánh sáng). Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng đều là thực sự không có. Thí dụ: Thọ là do Căn tiếp xúc với Trần, tạo nên Thức, từ Thức mà có Thọ (xem lại đoạn trên). v.v… cho đến không có Khổ, không có Tập, không có Diệt, không có Đạo.
Sau khi Thầy LMĐ nhận lại não bộ của người tiền sử tức là Trí tuệ Vô thượng của Thượng Đế, Thầy xin TĐ cho Thầy dùng quyền năng của TĐ truyền trao lại cho học viên khả năng xử dụng hào quang của TĐ trong các trường hợp chữa bệnh, hóa giải môi trường, giải trừ các linh hồn bất tử bất diệt ra khỏi thể xác bị vong tà nhập (bệnh tâm thần giả), đưa các linh hồn nầy về cõi Sáng hay siêu thoát. Bấy giờ Thầy mở lớp 13++. Và Thầy nói lớp nầy là lớp cao nhất. Đây là món quà đặc biệt mà TĐ ban cho chúng ta, những học viên lớp 13++. So sánh với các lớp dưới chỉ xử dụng ánh sáng mặt trời hay vì sao thì thấy rõ một trời một vực. Nếu so sánh với các môn học khác như Trường sinh Nhân thể điện, Khí công, Reiki, v.v…thì giống như Trung học và Đại học. Những học viên tốt nghiệp lớp 21 tại núi Ayers Rock tháng 8 / 2010 vừa qua đã được Cô Thủy truyền điện năng lực tâm linh, cho phép truyền điện tới lớp 13++, nghĩa là những người nầy thay thế Cô Thủy hoặc Thầy Đáng truyền điện cho học viên mới (học lớp 13++ hay Cấp V mới) có khả năng xử dụng hào quang của Thượng đế, còn gọi là Năng lượng Tình thương mầu nhiệm (Divine Loving Energy).
Khi một người đã được mở luân xa 100%, thì mỗi lúc chúng ta thở vào và thở ra chậm rải ít nhất ba hơi thở vào-ra. Năng lượng không khí và ánh sáng mặt trời hấp thụ vào trong người qua các luân xa. Do đó được mạnh khỏe và ít bệnh. Con em của gia đình Nhân điện từ 8 tuổi trở lên, có thể mở luân xa 100% cho chúng nó, để có sức khỏe và học giỏi. Thông minh là tại vì khi truyền điện mở luân xa, não bộ của nó (luân xa 7) nhận được nguồn năng lượng vũ trụ qua LX 7, các tế bào thần kinh (neuron) nhận điện nên chúng hoạt động mạnh mẽ hơn, thông minh phát triển. Còn các học viên NLVT-TL (Nhân điện) ngày nào cũng nhận và truyền năng lượng cho nên họ được khỏe, ít bệnh tật./.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).THICH NU CHAN TANH.( TINH THAT KIM LIEN,AUSTRALIA,SYDNEY.)12/8/2012.)

No comments:

Post a Comment