Giữ gìn thân tâm.
Gìn giữ ở đây không có nghĩa là nuông chiều mà là chăm sóc để cả thân và tâm đều khỏe mạnh, tươi mát… Trong ý nghĩa đó, ta vẫn thường nghe những người con Phật chúc nhau: thân tâm thường an lạc!
Giữ gìn thân tâm
Cho thân thể kiện khương
Đức Phật dạy thân người khó được. Do vậy, được thân người là một điều lành, ta phải biết diệu dụng thân này dẫu nó là giả tạm (vì do tứ đại hợp thành, vô thường, sanh-trụ-dị-diệt liên tục, trong từng sát-na). Không cần phải chứng minh sự vô thường, giả tạm của thân này bởi hành giả tu Phật cũng như học giả được nghiên cứu y-sinh học hiện đại đều dễ dàng thấy việc biến hoại, sanh tử liên miên.
Diệu dụng thân này để tu tập là lời dặn của thầy tổ, tất nhiên là thực tập cho ý-ngữ-thân trở nên thanh tịnh. Mọi ý nghĩ, lời nói, hành động phát xuất nơi thân tứ đại của ta phải là hoa, nghĩa là đều mang trong đó thông điệp từ bi, trí tuệ, thể hiện sự giải thoát ngay trong hình hài này.
Thân tâm khế hợp với nhau. Bởi ta thấy thân khỏe mạnh, đầy đủ sáu căn thì tâm ta sẽ dễ mát mẻ hơn. Tất nhiên, lắm khi cũng theo chiều ngược lại, nhất là khi thân ta được chăm sóc quá kỹ, quá đẹp thì cũng dễ sinh kiêu căng, ngã mạn, chấp vào thân khỏe, đẹp nên không còn muốn tu hành. Do vậy, con đường trung đạo của Đức Phật chính là biết trung dung mọi thứ từ ăn tới mặc.
Không phải tự nhiên mà Đức Thế Tôn rút ra “bí quyết” trung đạo trong chăm sóc thân mà bởi trước đó Ngài đã thực chứng cảnh sung sướng (khi còn là thái tử Tất Đạt Đa) và cả khi làm một nhà tu khổ hạnh suốt sáu năm (chỉ còn da bọc xương), cho tới khi nhận bát sữa của nàng Su Già Ta (Sujāta). Khi thọ nhận bát sữa, Ngài suy nghiệm ra thân này cần phải được chăm sóc một cách vừa phải để nó không suy kiệt, thì khi ấy hành giả mới có cơ hội xúc chạm vào những chơn lý cao thượng, giải thoát.
Vẫn ăn, mặc bình thường, nhưng ăn thì không được ăn quá nhiều, quá ngon cũng như không ăn sau giờ Ngọ; mặc thì không mặc những đồ láng tốt, mặc huỳnh y, màu hoại sắc một cách giản dị để không dính mắc vào chuyện đẹp xấu quanh chuyện thời trang, ăn mặc. Và, hình bóng Tăng đoàn được Đức Phật giáo hóa, hình thành và nối tiếp, phát triển suốt hơn 2.500 năm qua chính là hình ảnh đẹp về những con người xuất thế, đầu tròn, áo vuông, trong oai nghi thanh thoát, từ đi đứng nằm ngồi tới ăn uống có chánh niệm, tiết chế. Còn khi đau ốm thì phải chữa bệnh, nhưng không được chữa theo hướng tà đạo cũng như phải hiểu rõ nhơn quả của tật bệnh là do nghiệp-duyên mình đã tạo đời này, đời khác mà không chấp trách đất trời hay bất cứ ai.
Chăm sóc thân từ việc ăn uống đúng cách, mặc đủ ấm, ngủ đủ giấc, làm việc vừa sức… chính là con đường trung đạo, trên tinh thần của đạo Phật. Việc thấy rõ “bệnh từ khẩu nhập” của người xưa cũng được hành giả tu tập quán niệm dưới đôi mắt Phật giáo để không ăn uống quá bổ dưỡng, nhất là bằng cách sát hại mạng sống của loài vật khác mà cung phụng cho mình.
Ngày nay, khi kinh tế phát triển, việc ăn mặc tương đối đầy đủ thì nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp trở thành khao khát có xu hướng ngày một tăng lên, biến tướng khôn lường. Nhu cầu này nhiều khi trở nên thái quá, dẫn tới tàn hại chính thân-tâm mình mà ta thường thấy trong sách sử là các bậc vua chúa hay những người giàu có bảo bọc thân thể quá kỹ, cung cấp chất bổ dưỡng quá nhiều thường dễ bệnh, dẫn tới chết yểu.
Y khoa hiện đại hay y học cổ truyền đều khuyên ăn uống cân đối các chất theo tính âm dương, hài hòa… thì sẽ bảo đảm sức khỏe tốt. Lời khuyên ấy cũng chính là khuyên sống trung dung mà Phật đã dạy từ lâu lắm. Như vậy, để thân thể kiện khương (hầu có phương tiện mà học và hành lời Phật dạy) thì cần phải biết ăn uống đúng cách, không quá kiêng khem cũng không quá bổ dưỡng, biết gìn giữ cơ thể tránh tiếp xúc với mầm bệnh, tạo môi trường sống trong lành cũng như kết hợp với việc tập luyện thể dục, thể thao… Đồng thời, khi bệnh tật cũng phải chữa trị theo những điều kiện có thể chứ đừng cố chịu đựng theo kiểu hành xác!
Và tâm thường an lạc
Người xưa bảo, sống sao không thẹn với đời, với người thì sẽ thảnh thơi, ngủ ngon, không vướng bận. Cách sống của người xưa là không thẹn với lòng, có nghĩa là người quân tử, theo tiêu chí của nhà Nho là phải đầy đủ nhân-lễ-nghĩa-trí-tín… Còn theo đạo Phật thì phải biết “làm lành, lánh dữ”. Lành ở đây là tất cả các thiện nghiệp, nghĩa là tất cả các việc mang tới an vui cho mình và người ở hiện tại lẫn tương lai. Còn dữ chính là việc gây tổn hại đến thân-tâm mình và người ở hiện tại lẫn tương lai.
Khi mình nghĩ, nói và làm những điều thiện, trên nguyên tắc giới-luật mà Phật chế, từ kim khẩu của Ngài truyền lại thì đều là những nghiệp lành. Do vậy, hành giả tu tập đạo Phật “lấy giới làm thầy” chính là ở chỗ nương tựa vào giới để nghĩ, nói, làm mọi việc. Tất nhiên, sống ở đời cần tùy duyên nữa, nhưng tùy duyên mà bất biến, không đi ra ngoài giới luật và không được quá theo hướng cái gì cũng tùy duyên, bẻ cong hàng rào giới luật để thỏa mãn mọi đòi hỏi cũng như ước muốn vô chừng của mình.
Rất nhiều người đã bám hai chữ tùy duyên để hành xử và phạm tất cả các nguyên tắc đạo đức Phật dạy, để cho ma tâm dắt dẫn đi xa Bồ-đề tâm vốn nghiêm cẩn oai nghi, tế hạnh. Và ngã đổ, đánh mất tâm ban đầu, biến mình thành “ma” trong hình hài một Phật tử, dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng đều có lúc bị “biến đổi tâm” theo hướng “ma hóa” như vậy. Nguyên do là vì còn tham-sân-si nên dễ bị ma chướng, dễ bị ngũ dục sai sử làm cho tam nghiệp trở nên bất tịnh.
Có một kinh nghiệm mà những bậc thầy đi trước đã rút ra, đó là nghĩ, nói, làm bất cứ điều gì mà tâm mình cảm thấy bất an có nghĩa là mình đang đi “trật đường rầy” trong chiều hướng hướng thượng, hướng thiện mà Phật đã dạy. Muốn nhận diện điều đó thì mình cần phải chánh niệm, kiểm soát được tâm mình một cách đầy đủ trong từng sát-na. Chính vì vậy mà “hiện pháp lạc trú” (an trú trong hiện tại) là một bài pháp nhiệm mầu mà mình phải học và thực tập để không bị trôi tụt trong vô vàn tham muốn, si mê và sân giận của mình. Phương pháp là phải quán xuyến được hơi thở vào ra một cách thuần thục, tiếng chuông là âm ba làm phương tiện để mình quay về.
Tất nhiên, tiếng chuông không phải chỉ là phương tiện duy nhất mà những thanh-sắc trong cõi Ta-bà này đều có thể được diệu dụng để ta quay về hơi thở, chánh niệm với hiện tại nhiệm mầu. Như thầy Nhất Hạnh thì khi làm gì ta cũng đều gọi tên hành động, suy nghĩ, lời nói của mình để “nắm” tâm mình lại, chẳng hạn như “tôi đang mỉm cười, tôi đang rửa chén, tôi đang chạy xe, tôi đang thở...”. Từ đó, ý thức được việc đó là thiện hay bất thiện, ứng dụng lời Phật dạy (giới-luật) vào trong việc sửa tam nghiệp, dần dần huân tập thành thói quen tốt, chánh niệm, và sẽ an lạc trong hiện tại một cách rốt ráo.
Sự thực tập đó là con đường, và nó cần sự phối hợp tinh cần giữa thân và tâm một cách nhuần nhụy để cả thân-tâm đều an lạc, để năng lượng chánh niệm, tỉnh thức nuôi từng tế bào của thân một cách tích cực. Có như thế thì khi ta bước đi ở thực địa này cũng giống như là mình đang rong chơi miền Tịnh độ, và dù hiện thân cõi người nhưng kỳ thực ta đã giải thoát khỏi sanh tử, như không!HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA.SYDNEY.25/3/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Đức Phật dạy thân người khó được. Do vậy, được thân người là một điều lành, ta phải biết diệu dụng thân này dẫu nó là giả tạm (vì do tứ đại hợp thành, vô thường, sanh-trụ-dị-diệt liên tục, trong từng sát-na). Không cần phải chứng minh sự vô thường, giả tạm của thân này bởi hành giả tu Phật cũng như học giả được nghiên cứu y-sinh học hiện đại đều dễ dàng thấy việc biến hoại, sanh tử liên miên.
Diệu dụng thân này để tu tập là lời dặn của thầy tổ, tất nhiên là thực tập cho ý-ngữ-thân trở nên thanh tịnh. Mọi ý nghĩ, lời nói, hành động phát xuất nơi thân tứ đại của ta phải là hoa, nghĩa là đều mang trong đó thông điệp từ bi, trí tuệ, thể hiện sự giải thoát ngay trong hình hài này.
Thân tâm khế hợp với nhau. Bởi ta thấy thân khỏe mạnh, đầy đủ sáu căn thì tâm ta sẽ dễ mát mẻ hơn. Tất nhiên, lắm khi cũng theo chiều ngược lại, nhất là khi thân ta được chăm sóc quá kỹ, quá đẹp thì cũng dễ sinh kiêu căng, ngã mạn, chấp vào thân khỏe, đẹp nên không còn muốn tu hành. Do vậy, con đường trung đạo của Đức Phật chính là biết trung dung mọi thứ từ ăn tới mặc.
Không phải tự nhiên mà Đức Thế Tôn rút ra “bí quyết” trung đạo trong chăm sóc thân mà bởi trước đó Ngài đã thực chứng cảnh sung sướng (khi còn là thái tử Tất Đạt Đa) và cả khi làm một nhà tu khổ hạnh suốt sáu năm (chỉ còn da bọc xương), cho tới khi nhận bát sữa của nàng Su Già Ta (Sujāta). Khi thọ nhận bát sữa, Ngài suy nghiệm ra thân này cần phải được chăm sóc một cách vừa phải để nó không suy kiệt, thì khi ấy hành giả mới có cơ hội xúc chạm vào những chơn lý cao thượng, giải thoát.
Vẫn ăn, mặc bình thường, nhưng ăn thì không được ăn quá nhiều, quá ngon cũng như không ăn sau giờ Ngọ; mặc thì không mặc những đồ láng tốt, mặc huỳnh y, màu hoại sắc một cách giản dị để không dính mắc vào chuyện đẹp xấu quanh chuyện thời trang, ăn mặc. Và, hình bóng Tăng đoàn được Đức Phật giáo hóa, hình thành và nối tiếp, phát triển suốt hơn 2.500 năm qua chính là hình ảnh đẹp về những con người xuất thế, đầu tròn, áo vuông, trong oai nghi thanh thoát, từ đi đứng nằm ngồi tới ăn uống có chánh niệm, tiết chế. Còn khi đau ốm thì phải chữa bệnh, nhưng không được chữa theo hướng tà đạo cũng như phải hiểu rõ nhơn quả của tật bệnh là do nghiệp-duyên mình đã tạo đời này, đời khác mà không chấp trách đất trời hay bất cứ ai.
Chăm sóc thân từ việc ăn uống đúng cách, mặc đủ ấm, ngủ đủ giấc, làm việc vừa sức… chính là con đường trung đạo, trên tinh thần của đạo Phật. Việc thấy rõ “bệnh từ khẩu nhập” của người xưa cũng được hành giả tu tập quán niệm dưới đôi mắt Phật giáo để không ăn uống quá bổ dưỡng, nhất là bằng cách sát hại mạng sống của loài vật khác mà cung phụng cho mình.
Ngày nay, khi kinh tế phát triển, việc ăn mặc tương đối đầy đủ thì nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp trở thành khao khát có xu hướng ngày một tăng lên, biến tướng khôn lường. Nhu cầu này nhiều khi trở nên thái quá, dẫn tới tàn hại chính thân-tâm mình mà ta thường thấy trong sách sử là các bậc vua chúa hay những người giàu có bảo bọc thân thể quá kỹ, cung cấp chất bổ dưỡng quá nhiều thường dễ bệnh, dẫn tới chết yểu.
Y khoa hiện đại hay y học cổ truyền đều khuyên ăn uống cân đối các chất theo tính âm dương, hài hòa… thì sẽ bảo đảm sức khỏe tốt. Lời khuyên ấy cũng chính là khuyên sống trung dung mà Phật đã dạy từ lâu lắm. Như vậy, để thân thể kiện khương (hầu có phương tiện mà học và hành lời Phật dạy) thì cần phải biết ăn uống đúng cách, không quá kiêng khem cũng không quá bổ dưỡng, biết gìn giữ cơ thể tránh tiếp xúc với mầm bệnh, tạo môi trường sống trong lành cũng như kết hợp với việc tập luyện thể dục, thể thao… Đồng thời, khi bệnh tật cũng phải chữa trị theo những điều kiện có thể chứ đừng cố chịu đựng theo kiểu hành xác!
Và tâm thường an lạc
Người xưa bảo, sống sao không thẹn với đời, với người thì sẽ thảnh thơi, ngủ ngon, không vướng bận. Cách sống của người xưa là không thẹn với lòng, có nghĩa là người quân tử, theo tiêu chí của nhà Nho là phải đầy đủ nhân-lễ-nghĩa-trí-tín… Còn theo đạo Phật thì phải biết “làm lành, lánh dữ”. Lành ở đây là tất cả các thiện nghiệp, nghĩa là tất cả các việc mang tới an vui cho mình và người ở hiện tại lẫn tương lai. Còn dữ chính là việc gây tổn hại đến thân-tâm mình và người ở hiện tại lẫn tương lai.
Khi mình nghĩ, nói và làm những điều thiện, trên nguyên tắc giới-luật mà Phật chế, từ kim khẩu của Ngài truyền lại thì đều là những nghiệp lành. Do vậy, hành giả tu tập đạo Phật “lấy giới làm thầy” chính là ở chỗ nương tựa vào giới để nghĩ, nói, làm mọi việc. Tất nhiên, sống ở đời cần tùy duyên nữa, nhưng tùy duyên mà bất biến, không đi ra ngoài giới luật và không được quá theo hướng cái gì cũng tùy duyên, bẻ cong hàng rào giới luật để thỏa mãn mọi đòi hỏi cũng như ước muốn vô chừng của mình.
Rất nhiều người đã bám hai chữ tùy duyên để hành xử và phạm tất cả các nguyên tắc đạo đức Phật dạy, để cho ma tâm dắt dẫn đi xa Bồ-đề tâm vốn nghiêm cẩn oai nghi, tế hạnh. Và ngã đổ, đánh mất tâm ban đầu, biến mình thành “ma” trong hình hài một Phật tử, dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng đều có lúc bị “biến đổi tâm” theo hướng “ma hóa” như vậy. Nguyên do là vì còn tham-sân-si nên dễ bị ma chướng, dễ bị ngũ dục sai sử làm cho tam nghiệp trở nên bất tịnh.
Có một kinh nghiệm mà những bậc thầy đi trước đã rút ra, đó là nghĩ, nói, làm bất cứ điều gì mà tâm mình cảm thấy bất an có nghĩa là mình đang đi “trật đường rầy” trong chiều hướng hướng thượng, hướng thiện mà Phật đã dạy. Muốn nhận diện điều đó thì mình cần phải chánh niệm, kiểm soát được tâm mình một cách đầy đủ trong từng sát-na. Chính vì vậy mà “hiện pháp lạc trú” (an trú trong hiện tại) là một bài pháp nhiệm mầu mà mình phải học và thực tập để không bị trôi tụt trong vô vàn tham muốn, si mê và sân giận của mình. Phương pháp là phải quán xuyến được hơi thở vào ra một cách thuần thục, tiếng chuông là âm ba làm phương tiện để mình quay về.
Tất nhiên, tiếng chuông không phải chỉ là phương tiện duy nhất mà những thanh-sắc trong cõi Ta-bà này đều có thể được diệu dụng để ta quay về hơi thở, chánh niệm với hiện tại nhiệm mầu. Như thầy Nhất Hạnh thì khi làm gì ta cũng đều gọi tên hành động, suy nghĩ, lời nói của mình để “nắm” tâm mình lại, chẳng hạn như “tôi đang mỉm cười, tôi đang rửa chén, tôi đang chạy xe, tôi đang thở...”. Từ đó, ý thức được việc đó là thiện hay bất thiện, ứng dụng lời Phật dạy (giới-luật) vào trong việc sửa tam nghiệp, dần dần huân tập thành thói quen tốt, chánh niệm, và sẽ an lạc trong hiện tại một cách rốt ráo.
Sự thực tập đó là con đường, và nó cần sự phối hợp tinh cần giữa thân và tâm một cách nhuần nhụy để cả thân-tâm đều an lạc, để năng lượng chánh niệm, tỉnh thức nuôi từng tế bào của thân một cách tích cực. Có như thế thì khi ta bước đi ở thực địa này cũng giống như là mình đang rong chơi miền Tịnh độ, và dù hiện thân cõi người nhưng kỳ thực ta đã giải thoát khỏi sanh tử, như không!HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA.SYDNEY.25/3/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment