Saturday, 30 March 2013

Gốc bền vững, Đạo phát sanh.


Gốc bền vững, Đạo phát sanhGốc bền vững, Đạo phát sanh
Sách Luận Ngữ chép "Người quân tử cốt chăm lo cái gốc. Gốc bền vững thì Ðạo được sinh. Hiếu Ðễ chẳng phải là gốc làm người ư ?". Người quân tử cốt yếu là học tập nguồn gốc của Ðạo, chú tâm vào căn bản của đạo lý. Khi cái gốc được bền vững thì Ðạo phát sinh lá cành sum suê. Sự sinh trưởng của Ðạo cũng là sự lớn mạnh của rễ cây, là sự bền vững của gốc". "Hiếu Ðễ há chẳng phải là gốc làm người ư ?"
Khổng Tử từng nói :"Ba người cùng đi ắt có người là thầy ta. Hãy chọn điều thiện mà học, còn điều bất thiện thì nên sửa đổi". Từ những lời dạy này tôi nghĩ Khổng Tử là một bậc học giả xưa nay chưa từng có, cũng là một nhà đại giáo dục không tiền khoáng hậu, và cũng là một nhà chính trị tài giỏi không ai sánh bằng. Qua những lời này, ta thấy Khổng Tử rất khiêm tốn và cẩn trọng, ngài chẳng bao giờ cống cao tự mãn. Sao tôi nói như vậy? Bởi vì Ngài đã nói: nếu với ba người cùng đi sẽ có hai người là thầy mình, một người thầy để ông học hỏi và một người thầy để mình tránh không nên bắt chước. Ðây là việc chọn điều tốt lành để học. Với người có những điều hoàn hảo, ta sẽ học tập theo họ. Nếu người có những điều không tốt tự mình sẽ sửa đổi mà không bắt chước họ. Những điều tốt lành sẽ là mẫu mực cho ta và ta sẽ học tập theo đó. Những gì ác xấu ta sẽ tránh xa. Do đó nếu ta dùng đạo lý này như là một phương châm trong đời sống, ta sẽ thấy thoải mái bất kỳ ta ở nơi đâu, Cổ nhân có được đức hạnh khiêm cung này. Do vậy, thế hệ con cháu sau này tôn kính họ là Thánh Hiền chẳng phải là vô cớ.

Có người nói :

" Chúng nhân thị ngã sư,
Ngã thị chúng nhân sư,
Thời thường sư tự kỷ."


"Chúng nhân thị ngã sư" mọi người đều là thầy ta. Song, "Ngã thị chúng nhân sư" tôi cũng là thầy của mọi người. Chúng ta học tập và làm gương cho nhau noi theo. "Thời thường sư tự kỷ" tôi luôn làm thầy dạy cho chính mình. Tôi thường xuyên hành xử như người thầy cho chính mình.

Mỗi ngày chúng ta nên quán chiếu lại những hành vi của mình có đúng đắn không? Có hợp với đạo lý chăng? Chúng ta nên thường xuyên quán sát phản tỉnh lại chính mình như thế.

Do vậy, nên ngài Tăng Tử từng nói : "Mỗi ngày tôi có ba điều tự kiểm điểm chính mình. Phàm làm công việc gì, đã làm hết năng lực và trung thực hết chưa? Trong khi giao tiếp với bạn bè có chỗ nào không được thành tín chăng? Việc học tập mỗi ngày có chỗ nào chưa ôn tập nghiên cứu chu đáo không?". Tăng Tử tự thú nhận rằng mình chẳng phải là người thông minh lắm. Trong Hiếu kinh nói : Trọng Ni (Khổng Tử) ngồi, Tăng Tử đứng hầu. Hỏi: "Nếu Tiên Vương đã có đức hạnh cao tột và đạt được những yếu lý của đạo, nếu đem điều ấy để trị dân, dân sẽ được sống trong hòa mục, trên dưới đều thương yêu kính mến nhau. Ông biết điều ấy chăng?" Ông ta đứng thẳng dậy cung kính thưa: "Thưa thầy, con, Tăng Sâm là kẻ rất ngu độn, con không thể nào biết được về chỗ tột cùng đức hạnh và đạt yếu lý về đạo của các Tiên Vương".

Nếu ai ai cũng vận dụng đạo lý ấy thì sẽ có sự hòa mục và không thù nghịch giữa chính quyền và dân chúng. Ðây là pháp "trị quốc, tu thân, tề gia". Tăng Sâm nói là Ngài không đủ thông minh để hiểu nó. Rồi Khổng Tử nói : "Thân thể tóc da, bẩm thọ từ cha mẹ sinh ra, không nỡ hủy hoại nó, đó là khởi đầu của đạo hiếu".

Sách Luận Ngữ chép "Người quân tử cốt chăm lo cái gốc. Gốc bền vững thì Ðạo được sinh. Hiếu Ðễ chẳng phải là gốc làm người ư ?". Người quân tử cốt yếu là học tập nguồn gốc của Ðạo, chú tâm vào căn bản của đạo lý. Khi cái gốc được bền vững thì Ðạo phát sinh lá cành sum suê. Sự sinh trưởng của Ðạo cũng là sự lớn mạnh của rễ cây, là sự bền vững của gốc". "Hiếu Ðễ há chẳng phải là gốc làm người ư ?" Ta phải tìm lại cội nguồn, phải biết làm người mình nên lưu tâm đến điều gì. Ðiều gì là cội gốc của con người mà ta phải tìm lại? Ðó là Hiếu Ðễ, tức là sự hiếu thảo với cha mẹ và kính trọng các bậc sư trưởng. Hiếu Ðễ là bổn phận tối quan trọng nhất của con người. Ðiều quan trọng nhất chẳng phải là học rồi làm ra cho thật nhiều tiền, mà phải hoàn chỉnh tư cách làm người, tức là tròn vẹn đạo hiếu. Nếu ta không hiếu thảo với cha mẹ thì ta là người mất gốc. Người mà mất gốc thì không hiểu nghĩa làm người. Do vậy, điều kiện làm người lớn nhất là hiếu thảo với cha mẹ.

Ở Phương Tây, trong Anh ngữ không có từ ngữ giải thích hay minh họa rõ nét về lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu thảo với cha mẹ nghĩa là báo đáp lại ân đức sinh thành đã nuôi nấng. Thân ta có được là do cha mẹ sinh. Do đó ta phải bảo vệ thân này. Bồi dưỡng cho tư tưởng đượĩc kiện toàn, thân thể khỏe mạnh, tư tưởng lành mạnh, hành vi cũng hoàn hảo và lành mạnh. Ta không nên làm tổn hại cơ thể mình. Ðiều đó có nghĩa là ta không nên lấy phần thân thể do cha mẹ sinh ra mà làm việc phạm pháp hoặc chống trái luật nghi, phép tắc xã hội. Ta phải tuântheo pháp luật, làm những việc chân chính của một con người chân thực.

Ðiều gì là cơ sở của đạo làm người ? Ðó là : Nhân Nghĩa -- Ðạo Ðức -- Trung Hiếu. Từ khi lọt lòng mẹ chào đời, ý niệm về chữ Hiếu nên phải được dưỡng bồi trong tâm khảm mỗi người chúng ta, và ta phải chú tâm vào việc này. Nếu bạn là người có Hiếu, thì Trời đất đều hoan hỉ vui mừng với bạn. Nếu bạn là người hiếu thảo, chư vị Bồ tát đều vui mừng với bạn. Nếu bạn là người hiếu thảo, chư Phật sẽ rất hài lòng. Nếu bạn là người hiếu thảo thì cha mẹ của bạn chắc chắn sẽ không buồn phiền. Nếu bạn là người hiếu thảo, bạn sẽ chẳng bao giờ tranh giành lợi lộc với anh em, chị em của mình. Hiếu đạo là linh hồn của Trời đất và là nền tảng của nhân loại.

Ta phải trung thành với đất nước của ta. Trung thành với tổ quốc nghĩa là chí công vô tư, một lòng ngay chính không biến chất. Ta phải yêu mến và bảo vệ tổ quốc mình, đừng có nuôi dưỡng tư tưởng xâm chiếm nước khác. Nếu ta muốn bảo vệ nước mình thì mình là người trung thành với Tổ quốc .

Nếu ta xâm chiếm nước khác, thì ta chẳng phải là người trung với nước. Vì sao? Vì nếu bạn chiếm đoạt nước khác, là bạn phải sử dụng sinh mạng và của cải của người dân nước bạn để làm cuộc chiến tranh chém giết người khác. Ðó là : "Tranh đất mà đánh nhau, thây chất đầy đồng. Ðánh nhau để chiếm thành, chiến tranh quét qua thành phố, thây chất đầy thành". Tranh địa dĩ chiến, sát nhân doanh lý -- Tranh thành dĩ chiến -- sát nhân doanh thành".

Nếu ta đánh nhau để tranh giành đất, thì xác người chất đầy đồng hoang. Nếu ta tấn công một đô thị thì thành phố sẽ chứa đầy xác người. Ðiều này cũng giống như lấy đất chiếm dân cũng như ăn thịt người. Dẫu bị xử tử cũng không đủ trả cho tội này (tội bất dung ư tử). Ðây là tội tử hình. Nếu bạn phạm tội tử hình, thì đối với nước của bạn, bạn là người bất trung và đối với nước kia, bạn bị xem là người thiếu trí tuệ.

Ta cần phải luôn luôn có lòng từ ái để cư xử với mọi người, mở lòng thương yêu rộng lớn đến mọi người. Chúng ta nên duyệt xét lại những việc mình làm. Ta nên giảm trừ những việc có ích cho mình mà không có lợi cho người. Ta phải phát triển và mở rộng phẩm chất nhân nghĩa.

Nhân Nghĩa Ðạo Ðức Trung Hiếu -- đây là những nền tảng cần thiết của đạo làm người. Ta phải thiết lập nền tảng của đức nhân này. Khi ta thực hành được điều ấy, cuộc sống của chúng ta sẽ được lành mạnh, thân thể khỏe mạnh và tâm hồn an lạc.

Chớ nên phiền não, âu lo đến nổi tóc đổi màu, mắt mờ, tai điếc. Chớ có ngay cả khi nhắm mắt xuôi tay mà ta vẫn chưa giác ngộ, vẫn chưa sống được với những điều mầu nhiệm. Một đời ta vẫn hoài phí trôi qua trong u mê tăm tối.
Tác giả bài viết: HT. Tuyên Hóa.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.31/3/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment