Đối diện khổ đau.
Những khổ đau trong cuộc sống là một thực tế mà chúng ta không thể tránh né. Mặc dù đây là một phạm trù khá rộng – bao hàm từ những cảm giác đau đớn, khó chịu về thể xác cho đến những thương tổn về tình cảm có thể ám ảnh chúng ta suốt cuộc đời...
Phật giáo chỉ ra bốn nỗi khổ lớn bao trùm trong cuộc sống mà không ai tránh khỏi, ngay cả những người may mắn nhất. Đó là những nỗi khổ của sự sinh ra, già yếu, bệnh tật và chết đi. Tuy nhiên, ngoài bốn nỗi khổ lớn ấy, còn có vô số những nỗi khổ khác mà mỗi chúng ta đều nhìn thấy, tiếp xúc hoặc tự mình trải qua mỗi ngày. Vì thế, khi nói "đời là bể khổ", chúng ta có thể cho là một phát biểu bi quan, nhưng lại đúng là một phát biểu hoàn toàn có cơ sở thực tế.
Mặc dù như đã nói, chúng ta không thể lẫn tránh khổ đau, nhưng khuynh hướng tự nhiên của mỗi chúng ta đều muốn lẫn tránh khổ đau. Và chúng ta thực hiện điều đó dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta dùng thuốc giảm đau để tránh những đau đớn về thể xác, từ những vết thương ngoài da cho đến những chấn thương trầm trọng cho cơ thể. Chúng ta dùng thuốc ngủ để tránh không phải đối mặt với những nỗi đau trong tâm hồn, và đôi khi còn dùng đến cả những chất gây nghiện như rượu, ma túy... Đắm mình trong những cơn say, chúng ta chỉ muốn tránh né không phải đối mặt với một thực tế khổ đau nào đó...
Chúng ta cũng cố tránh né khổ đau bằng những hành vi ứng xử của mình. Đôi khi chúng ta lảng tránh không đề cập đến những gì không mong muốn, hoặc cố ý phớt lờ một sự thật xem như chưa từng xảy ra, chỉ vì sự thật ấy không theo như mong muốn của chúng ta... Đôi khi, chúng ta theo đuổi những sự việc khác hoặc lao vào những cuộc vui, những hình thức giải trí chỉ là để tránh không phải đối mặt với một nỗi đau nào đó... Đôi khi chúng ta trốn tránh một vấn đề bằng cách quy lỗi cho người khác, hoặc tìm mọi lý do để dối gạt người khác và thậm chí lừa dối chính mình...
Nhưng thật không may là mọi phương thức tránh né của chúng ta đều chỉ có hiệu quả nhất thời. Và không sớm thì muộn, chúng ta cũng sẽ bị dồn ép đến một tình huống cuối cùng, khi không còn cách nào để tránh né nữa. Bởi vì sự tránh né nói chung không giải quyết được vấn đề, nó chỉ có thể kéo dài thời gian đến một mức độ nào đó mà thôi. Điều đáng nói ở đây là, sự trì hoãn này còn có tác dụng làm cho vấn đề trầm trọng thêm và đồng thời cũng làm giảm thấp khả năng đối phó của chúng ta với vấn đề. Vì thế, nói chung thì khuynh hướng tránh né hoàn toàn không phải là một khuynh hướng có lợi.
Mỗi một vấn đề bất ổn khi đã nảy sinh trong cuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi phải được giải quyết, mỗi một nỗi đau đều đòi hỏi phải chấp nhận để vượt qua. Nếu chúng ta không thể tránh né mãi mãi, thì tại sao lại không đối mặt với chúng ngay từ đầu? Trong thực tế, chủ động đối mặt với một vấn đề bất ổn ngay từ đầu là một quyết định khôn ngoan vì nó mang lại nhiều lợi thế giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Đối mặt với vấn đề ngay khi vừa xảy ra, bạn có thể tập trung sự sáng suốt để nhận định, phân tích và nghị lực cần thiết để vượt qua. Ngược lại, sự tránh né sẽ nuôi lớn dần nỗi sợ sệt, e dè và bào mòn nghị lực của bạn, khiến cho đến lúc buộc phải đối mặt với vấn đề thì bạn sẽ hoàn toàn thụ động và yếu đuối.
Những khổ đau trong cuộc sống là điều tất yếu sẽ đến với bất cứ ai. Vì thế, giải pháp khôn ngoan mà bạn có thể chọn là hãy nghĩ đến chúng ngay từ khi chưa xảy ra, và khi xảy ra thì hãy can đảm và thực tiễn trong việc đối mặt và vượt qua.
Có những khổ đau mà ta có thể đối mặt và vượt qua, nếu được chuẩn bị từ trước thì việc vượt qua những khổ đau ấy sẽ dễ dàng hơn. Nếu chúng ta hiểu được một sự thật là không ai thoát khỏi bệnh khổ, thì một khi bản thân phải chịu đựng bệnh khổ, chúng ta không lấy đó làm điều thất vọng. Chúng ta chấp nhận chịu đựng những cảm giác đau đớn hoặc khó chịu về thể xác trong cơn bệnh khổ như một thực tế tất nhiên, và nhờ đó mà chúng ta không phải chịu thêm nỗi khổ tinh thần giằn vật.
Có những khổ đau không thể vượt qua, nhưng ngay cả trong trường hợp đó chúng ta vẫn phải chấp nhận đối mặt. Chẳng hạn, không ai trong chúng ta tránh được cái chết. Nhưng việc lảng tránh không đề cập đến cái chết chẳng mang lại ích lợi gì. Dù sao thì đến một lúc nào đó ta vẫn phải bất lực đối mặt với cái chết mà không thể nào tránh né. Nếu chúng ta chấp nhận đối mặt với sự thật này ngay từ bây giờ, ta sẽ cảm thấy trân trọng hơn giá trị của đời sống. Và khi đã sống một đời sống tốt, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi cái chết thực sự đến. Nói cách khác, nếu chúng ta hiểu rõ được vấn đề và chấp nhận sự thật về sống chết, chúng ta sẽ thấy những giây phút được sống của mình càng có giá trị hơn.
Khi có một người thân yêu chết đi, chúng ta cũng không thể tránh khỏi sự buồn đau vật vã. Trong thực tế, sự buồn đau vật vã ấy sinh khởi như một cảm xúc hoàn toàn tự nhiên của tất cả chúng ta, nhưng nó không mang lại bất cứ lợi ích nào cho bản thân chúng ta cũng như cho người đã mất. Tuy nhiên, việc vượt qua những nỗi đau này rõ ràng không phải là chuyện dễ dàng chút nào. Đức tin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đối mặt với nỗi đau mất mát to lớn này. Nếu chúng ta tin vào sự tái sanh sau khi chết, rằng người thân của chúng ta không thực sự mất đi mà chỉ rời bỏ đời sống này để bắt đầu một đời sống khác... như thế nỗi đau của chúng ta sẽ có thể được xoa dịu và chúng ta cảm thấy bớt phần đau khổ.
Nhưng cho dù chúng ta không tin vào một đời sống sau khi chết, chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ phần nào sự đau đớn trong trường hợp này bằng vào việc đối diện và phân tích vấn đề.
Chúng ta cần suy ngẫm về một sự thật là sự đau đớn buồn khổ có thể gây thương tổn nặng nề cho ta cả về tinh thần cũng như thể chất. Trong khi điều đó không mang lại bất cứ lợi ích nào cho người thân đã mất, thì nó lại thực sự có thể làm cho ta suy sụp tinh thần cũng như hao tổn sức khỏe.
Chúng ta cũng có thể hình dung rằng nếu người thân của ta còn sống, chắc hẳn người ấy sẽ không muốn nhìn thấy ta trong tình trạng buồn khổ suy sụp như thế...
Điều có ý nghĩa thực tế hơn mà ta có thể làm để bày tỏ lòng yêu thương đối với người đã khuất là phải cố gắng hết sức mình để hoàn thành những tâm nguyện của họ khi còn sống, và hoàn thiện bản thân để ngày càng xứng đáng hơn với sự yêu thương chăm sóc mà người thân ấy đã dành cho ta.
Chúng ta cũng có thể giảm bớt sự đau đớn khi nghĩ đến một thực tế là có vô số người khác đã và đang chịu đựng những khổ đau như ta. Ta không phải là nạn nhân duy nhất của những khổ đau tột cùng trong đời sống. Và nếu như những người khác có đủ nghị lực để vượt qua thì chúng ta không có lý gì phải gục ngã...
Mỗi một nỗi khổ đau đều có những nguyên nhân dẫn đến. Nếu chúng ta chấp nhận đối mặt và suy xét để tìm ra những nguyên nhân sâu xa, đích thật, ta sẽ có thể chấp nhận và chuyển hóa nỗi khổ đau thành năng lực thúc đẩy ta nỗ lực sống tốt hơn.
Cơ thể chúng ta không rắn chắc như sắt đá, nên một đôi khi ta mắc phải bệnh tật, điều ấy là tự nhiên. Hiểu được điều đó không giúp ta tránh khỏi bệnh tật, nhưng nó giúp ta biết quý trọng và cảm nhận niềm vui trong những lúc được sống khỏe mạnh, và ta càng cố gắng giữ gìn sức khỏe một cách tích cực hơn, tránh xa những thức ăn uống hoặc những cuộc chơi bời có hại cho sức khỏe.
Chúng ta cũng có thể nghĩ về tuổi già như một động lực để sống tốt hơn trong những ngày còn trẻ. Cho dù điều đó không giúp ta tránh được tuổi già, nhưng nó giúp ta thoải mái, dễ chịu hơn khi thực sự trở nên già yếu.
Những thương tổn về tình cảm cũng gây cho chúng ta nhiều đau khổ nếu chúng ta không biết cách đối trị với chúng. Khi gánh chịu những sự bất công, xúc phạm hoặc khinh miệt... chúng ta thường ôm ấp những thương tổn đó như những vết thương trong tâm hồn, và chúng ta đau khổ vì chúng. Nếu chúng ta biết mở rộng lòng và học được những cách ứng xử rộng lượng hơn, cảm thông hơn... chúng ta sẽ có thể hiểu và chấp nhận những sự bất công, xúc phạm hay khinh miệt ấy theo chiều hướng tốt đẹp hơn, và không để chúng làm thương tổn đến tâm hồn ta.
Trong hầu hết trường hợp, người ta cư xử một cách bất công hay thô bạo là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết: hoặc là thiếu hiểu biết về cách sống, hoặc là thiếu hiểu biết lẫn nhau. Nếu chúng ta đáp lại bằng sự thù hằn, căm giận, bản thân chúng ta cũng rơi vào chỗ thiếu hiểu biết. Cả hai bên đều đau khổ. Ngược lại, nếu chúng ta hiểu được và cảm thông với sự thiếu hiểu biết của người khác, ta sẽ có khuynh hướng tha thứ hơn là tức giận. Chúng ta có làm thay đổi được người khác hay không, điều đó còn tùy nơi năng lực cảm nhận của họ, nhưng bản thân chúng ta thì chắc chắn sẽ tránh được thương tổn trong những trường hợp này.
Khi chúng ta đau khổ, nếu ta biết nghĩ đến những đau khổ của người khác với sự cảm thông và chia sẻ, nỗi đau của chính bản thân ta sẽ được giảm nhẹ. Ngược lại, sự trách móc, oán giận... chỉ càng làm tăng thêm nỗi đau mà thôi.
Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là cuộc đời không sao tránh khỏi những khổ đau. Nhưng trong một chừng mực nhất định, cách hiểu và nhìn nhận vấn đề của chúng ta có thể làm vơi đi đáng kể mức độ đau khổ. Đối diện với từng nỗi khổ đau và tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của nó có thể giúp ta có thái độ đón nhận một cách tích cực hơn. Ngay cả khi chúng ta đang hứng chịu một nỗi khổ đau nào đó, chúng ta vẫn thấy tự tin và ít bị thương tổn hơn.
Tất cả chúng ta đều mong muốn được sống một cuộc sống an vui hạnh phúc và không có sự hiện diện của khổ đau. Tuy nhiên, thái độ khôn ngoan và thực tiễn không chỉ là sự mong muốn, mà cần phải đối mặt để tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra đau khổ, và làm bất cứ điều gì có thể được để giảm nhẹ đi những nỗi khổ của bản thân cũng như của người khác. Nếu chúng ta duy trì thái độ sợ sệt, tránh né hoặc phủ nhận khổ đau, chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được tâm trạng đau khổ để có thể sống một đời sống an vui hạnh phúc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/3/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Mặc dù như đã nói, chúng ta không thể lẫn tránh khổ đau, nhưng khuynh hướng tự nhiên của mỗi chúng ta đều muốn lẫn tránh khổ đau. Và chúng ta thực hiện điều đó dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta dùng thuốc giảm đau để tránh những đau đớn về thể xác, từ những vết thương ngoài da cho đến những chấn thương trầm trọng cho cơ thể. Chúng ta dùng thuốc ngủ để tránh không phải đối mặt với những nỗi đau trong tâm hồn, và đôi khi còn dùng đến cả những chất gây nghiện như rượu, ma túy... Đắm mình trong những cơn say, chúng ta chỉ muốn tránh né không phải đối mặt với một thực tế khổ đau nào đó...
Chúng ta cũng cố tránh né khổ đau bằng những hành vi ứng xử của mình. Đôi khi chúng ta lảng tránh không đề cập đến những gì không mong muốn, hoặc cố ý phớt lờ một sự thật xem như chưa từng xảy ra, chỉ vì sự thật ấy không theo như mong muốn của chúng ta... Đôi khi, chúng ta theo đuổi những sự việc khác hoặc lao vào những cuộc vui, những hình thức giải trí chỉ là để tránh không phải đối mặt với một nỗi đau nào đó... Đôi khi chúng ta trốn tránh một vấn đề bằng cách quy lỗi cho người khác, hoặc tìm mọi lý do để dối gạt người khác và thậm chí lừa dối chính mình...
Nhưng thật không may là mọi phương thức tránh né của chúng ta đều chỉ có hiệu quả nhất thời. Và không sớm thì muộn, chúng ta cũng sẽ bị dồn ép đến một tình huống cuối cùng, khi không còn cách nào để tránh né nữa. Bởi vì sự tránh né nói chung không giải quyết được vấn đề, nó chỉ có thể kéo dài thời gian đến một mức độ nào đó mà thôi. Điều đáng nói ở đây là, sự trì hoãn này còn có tác dụng làm cho vấn đề trầm trọng thêm và đồng thời cũng làm giảm thấp khả năng đối phó của chúng ta với vấn đề. Vì thế, nói chung thì khuynh hướng tránh né hoàn toàn không phải là một khuynh hướng có lợi.
Mỗi một vấn đề bất ổn khi đã nảy sinh trong cuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi phải được giải quyết, mỗi một nỗi đau đều đòi hỏi phải chấp nhận để vượt qua. Nếu chúng ta không thể tránh né mãi mãi, thì tại sao lại không đối mặt với chúng ngay từ đầu? Trong thực tế, chủ động đối mặt với một vấn đề bất ổn ngay từ đầu là một quyết định khôn ngoan vì nó mang lại nhiều lợi thế giúp chúng ta giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.
Đối mặt với vấn đề ngay khi vừa xảy ra, bạn có thể tập trung sự sáng suốt để nhận định, phân tích và nghị lực cần thiết để vượt qua. Ngược lại, sự tránh né sẽ nuôi lớn dần nỗi sợ sệt, e dè và bào mòn nghị lực của bạn, khiến cho đến lúc buộc phải đối mặt với vấn đề thì bạn sẽ hoàn toàn thụ động và yếu đuối.
Những khổ đau trong cuộc sống là điều tất yếu sẽ đến với bất cứ ai. Vì thế, giải pháp khôn ngoan mà bạn có thể chọn là hãy nghĩ đến chúng ngay từ khi chưa xảy ra, và khi xảy ra thì hãy can đảm và thực tiễn trong việc đối mặt và vượt qua.
Có những khổ đau mà ta có thể đối mặt và vượt qua, nếu được chuẩn bị từ trước thì việc vượt qua những khổ đau ấy sẽ dễ dàng hơn. Nếu chúng ta hiểu được một sự thật là không ai thoát khỏi bệnh khổ, thì một khi bản thân phải chịu đựng bệnh khổ, chúng ta không lấy đó làm điều thất vọng. Chúng ta chấp nhận chịu đựng những cảm giác đau đớn hoặc khó chịu về thể xác trong cơn bệnh khổ như một thực tế tất nhiên, và nhờ đó mà chúng ta không phải chịu thêm nỗi khổ tinh thần giằn vật.
Có những khổ đau không thể vượt qua, nhưng ngay cả trong trường hợp đó chúng ta vẫn phải chấp nhận đối mặt. Chẳng hạn, không ai trong chúng ta tránh được cái chết. Nhưng việc lảng tránh không đề cập đến cái chết chẳng mang lại ích lợi gì. Dù sao thì đến một lúc nào đó ta vẫn phải bất lực đối mặt với cái chết mà không thể nào tránh né. Nếu chúng ta chấp nhận đối mặt với sự thật này ngay từ bây giờ, ta sẽ cảm thấy trân trọng hơn giá trị của đời sống. Và khi đã sống một đời sống tốt, chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi cái chết thực sự đến. Nói cách khác, nếu chúng ta hiểu rõ được vấn đề và chấp nhận sự thật về sống chết, chúng ta sẽ thấy những giây phút được sống của mình càng có giá trị hơn.
Khi có một người thân yêu chết đi, chúng ta cũng không thể tránh khỏi sự buồn đau vật vã. Trong thực tế, sự buồn đau vật vã ấy sinh khởi như một cảm xúc hoàn toàn tự nhiên của tất cả chúng ta, nhưng nó không mang lại bất cứ lợi ích nào cho bản thân chúng ta cũng như cho người đã mất. Tuy nhiên, việc vượt qua những nỗi đau này rõ ràng không phải là chuyện dễ dàng chút nào. Đức tin có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đối mặt với nỗi đau mất mát to lớn này. Nếu chúng ta tin vào sự tái sanh sau khi chết, rằng người thân của chúng ta không thực sự mất đi mà chỉ rời bỏ đời sống này để bắt đầu một đời sống khác... như thế nỗi đau của chúng ta sẽ có thể được xoa dịu và chúng ta cảm thấy bớt phần đau khổ.
Nhưng cho dù chúng ta không tin vào một đời sống sau khi chết, chúng ta vẫn có thể giảm nhẹ phần nào sự đau đớn trong trường hợp này bằng vào việc đối diện và phân tích vấn đề.
Chúng ta cần suy ngẫm về một sự thật là sự đau đớn buồn khổ có thể gây thương tổn nặng nề cho ta cả về tinh thần cũng như thể chất. Trong khi điều đó không mang lại bất cứ lợi ích nào cho người thân đã mất, thì nó lại thực sự có thể làm cho ta suy sụp tinh thần cũng như hao tổn sức khỏe.
Chúng ta cũng có thể hình dung rằng nếu người thân của ta còn sống, chắc hẳn người ấy sẽ không muốn nhìn thấy ta trong tình trạng buồn khổ suy sụp như thế...
Điều có ý nghĩa thực tế hơn mà ta có thể làm để bày tỏ lòng yêu thương đối với người đã khuất là phải cố gắng hết sức mình để hoàn thành những tâm nguyện của họ khi còn sống, và hoàn thiện bản thân để ngày càng xứng đáng hơn với sự yêu thương chăm sóc mà người thân ấy đã dành cho ta.
Chúng ta cũng có thể giảm bớt sự đau đớn khi nghĩ đến một thực tế là có vô số người khác đã và đang chịu đựng những khổ đau như ta. Ta không phải là nạn nhân duy nhất của những khổ đau tột cùng trong đời sống. Và nếu như những người khác có đủ nghị lực để vượt qua thì chúng ta không có lý gì phải gục ngã...
Mỗi một nỗi khổ đau đều có những nguyên nhân dẫn đến. Nếu chúng ta chấp nhận đối mặt và suy xét để tìm ra những nguyên nhân sâu xa, đích thật, ta sẽ có thể chấp nhận và chuyển hóa nỗi khổ đau thành năng lực thúc đẩy ta nỗ lực sống tốt hơn.
Cơ thể chúng ta không rắn chắc như sắt đá, nên một đôi khi ta mắc phải bệnh tật, điều ấy là tự nhiên. Hiểu được điều đó không giúp ta tránh khỏi bệnh tật, nhưng nó giúp ta biết quý trọng và cảm nhận niềm vui trong những lúc được sống khỏe mạnh, và ta càng cố gắng giữ gìn sức khỏe một cách tích cực hơn, tránh xa những thức ăn uống hoặc những cuộc chơi bời có hại cho sức khỏe.
Chúng ta cũng có thể nghĩ về tuổi già như một động lực để sống tốt hơn trong những ngày còn trẻ. Cho dù điều đó không giúp ta tránh được tuổi già, nhưng nó giúp ta thoải mái, dễ chịu hơn khi thực sự trở nên già yếu.
Những thương tổn về tình cảm cũng gây cho chúng ta nhiều đau khổ nếu chúng ta không biết cách đối trị với chúng. Khi gánh chịu những sự bất công, xúc phạm hoặc khinh miệt... chúng ta thường ôm ấp những thương tổn đó như những vết thương trong tâm hồn, và chúng ta đau khổ vì chúng. Nếu chúng ta biết mở rộng lòng và học được những cách ứng xử rộng lượng hơn, cảm thông hơn... chúng ta sẽ có thể hiểu và chấp nhận những sự bất công, xúc phạm hay khinh miệt ấy theo chiều hướng tốt đẹp hơn, và không để chúng làm thương tổn đến tâm hồn ta.
Trong hầu hết trường hợp, người ta cư xử một cách bất công hay thô bạo là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết: hoặc là thiếu hiểu biết về cách sống, hoặc là thiếu hiểu biết lẫn nhau. Nếu chúng ta đáp lại bằng sự thù hằn, căm giận, bản thân chúng ta cũng rơi vào chỗ thiếu hiểu biết. Cả hai bên đều đau khổ. Ngược lại, nếu chúng ta hiểu được và cảm thông với sự thiếu hiểu biết của người khác, ta sẽ có khuynh hướng tha thứ hơn là tức giận. Chúng ta có làm thay đổi được người khác hay không, điều đó còn tùy nơi năng lực cảm nhận của họ, nhưng bản thân chúng ta thì chắc chắn sẽ tránh được thương tổn trong những trường hợp này.
Khi chúng ta đau khổ, nếu ta biết nghĩ đến những đau khổ của người khác với sự cảm thông và chia sẻ, nỗi đau của chính bản thân ta sẽ được giảm nhẹ. Ngược lại, sự trách móc, oán giận... chỉ càng làm tăng thêm nỗi đau mà thôi.
Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là cuộc đời không sao tránh khỏi những khổ đau. Nhưng trong một chừng mực nhất định, cách hiểu và nhìn nhận vấn đề của chúng ta có thể làm vơi đi đáng kể mức độ đau khổ. Đối diện với từng nỗi khổ đau và tìm hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của nó có thể giúp ta có thái độ đón nhận một cách tích cực hơn. Ngay cả khi chúng ta đang hứng chịu một nỗi khổ đau nào đó, chúng ta vẫn thấy tự tin và ít bị thương tổn hơn.
Tất cả chúng ta đều mong muốn được sống một cuộc sống an vui hạnh phúc và không có sự hiện diện của khổ đau. Tuy nhiên, thái độ khôn ngoan và thực tiễn không chỉ là sự mong muốn, mà cần phải đối mặt để tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra đau khổ, và làm bất cứ điều gì có thể được để giảm nhẹ đi những nỗi khổ của bản thân cũng như của người khác. Nếu chúng ta duy trì thái độ sợ sệt, tránh né hoặc phủ nhận khổ đau, chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được tâm trạng đau khổ để có thể sống một đời sống an vui hạnh phúc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.26/3/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment