Monday, 10 June 2013

BẢN CHẤT KHỔ ĐAU VÀ CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ.
THICH NU CHAN TANH.MHDT.
     Người xưa nói:
   “ Biển khổ mênh mông sống ngập trời
      Khách trần chèo một chiếc thuyền trôi
      Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
      Xem lại cùng trong biển khổ thôi.”
 Đời là bể khổ, vì bản chất của cuộc đời ở ta bà này là khổ đau vì “Sông ái dài muôn dặm. Biển khổ rộng vô cùng”. Trong cuộc sống, chúng ta không chỉ một lần, đôi lần vấp khổ, đối mặt và chịu đựng những tình huống đau khổ, bi thương… Thật ra khổ đau trong cuộc sống này đã nối tiếp nhau nhiều đến nỗi có người phải thốt lên rằng: “Hạnh phúc chỉ là sự tạm dừng của những  khổ đau”. Vì quá khổ đau nên nhiều thi sĩ, văn sĩ đã tốn rất nhiều giấy mực. “Nhà giàu cũng khóc” Chúng ta là những người học Phật không thể không chuyển hóa khổ  đau được, trong cuộc sống nếu chúng ta không nhận rõ bản chất và nguyên nhân của khổ đau để tạo cho mình con đường thoát khổ.
 

 
     Cách đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đã sáu năm khổ hạnh rừng già tìm ra bốn chân lý là khổ, tập, diệt, đạo. Vì vậy cho nên có người nói đạo Phật là bi quan và yểm thế, nhưng thật ra, đó chỉ là nêu lên một sự thật và thẳng thắng mà thôi. Nhìn nhận sự thật ấy là một thái độ khởi đầu tích cực. Dù bi quan hay lạc quan tùy quan điểm của mỗi người nhưng không thể phủ nhận rằng cuộc đời này quá nhiều đau khổ là vì vô minh vọng kiến do người tạo nên, chính ta đã tạo ra thế giới ảo, một thé giới không có thật cho nên mới khổ đau.
 Sinh Trụ Hoại Diệt là quy luật của cuộc sống này, không mang lại sự vui thích, khoái ý cho chúng ta, hoặc không đáp lại đúng thỏa mãn hoặc do phải chịu những hoàn cảnh không ưa thích như thương yêu phải xa lìa, oán ghét mà gặp nhau hoài, tuy nhiên không ai muốn điều đó xảy ra, nhưng nó buộc chúng ta, phải nhận lấy từ khi chúng ta chào đời bằng tiếng khóc oa.. oa…oa..
 Sanh ra, lớn lên, già yếu, bịnh tật luôn đeo bám chúng ta và chúng ta cũng dễ dàng suy sụp trước bất lợi nào từ môi trường bên ngoài. Trong biển khổ mênh mông này không chỉ có những cơn sóng lớn là Sinh Già Bệnh Chết mà còn có những cơn sóng nhỏ nhấp nhô trên biển có thể gây khổ cho chúng ta bất cứ lúc nào “ Thoạt đến_ Thoạt đi” chúng như chúng ta mong mỏi điều gì, khao khát điều chi mà không thể đạt được, thì chúng ta rơi vào tình trạng khổ đau như tiền bạc, danh vọng, tình yêu…v.v
            Tóm lại, đời là biển khổ dài muôn dậm, nhưng thật ra không ngoài tám khổ. Nỗi khổ bao giờ cũng có phạm trù cần xét đến. Thứ nhất là sự kiện tác động bên ngoài kết hợp với thứ hai là những cảm xúc nội tâm mới sinh khởi khổ đau.
 Những cảm xúc nội tâm, nhận thức của mỗi chúng ta có thể thay đổi được; điều quan trọng là trong mỗi chúng ta thường đồng nhất những cảm xúc đau khổ với những tình cảm tốt đẹp. Cũng như khi cha mẹ qua đời con cháu phải “thật đau khổ” mới là có hiếu.Điều này cho chúng ta thấy thuận  theo cảm xúc tự nhiên vừa là hợp lý ở đời, còn hơn thế nữa là có nhiều gia đình thuê người khóc than để cho thêm phần bi ai….
 Sự giả tạo để cho hợp với “sự đời” nhưng cái nhận thức rằng sự đau khổ của mình là “hợp lý” và đồng nhất nó với những tình cảm tốt đẹp lại là một sự sai lầm, rất khó nhận ra và cũng không dễ dàng buông bỏ. Nếu chúng ta nhận thức đúng đắng bản chất của nó và sáng suốt thì chúng ta nhận thấy việc yêu thương cha mẹ và cảm xúc đau khổ là hai vấn đề tách biệt nhau. Như chúng ta biết tất cả khổ đau đều sinh khởi từ một tác nhân bên ngoài kết hợp với những nhận thức cảm  xúc sai lầm trong nội tâm thì chúng ta thường không thay đổi được những gì đã xảy ra, nhưng nó sẽ cho ta một nhận thức đúng đắn về thực tế để không nảy sinh những khao khát mong cầu vô lý…Chỉ cầu được như thế thôi thì chúng ta cũng loại bỏ được phần lớn nguyên nhân gây đau khổ, không gì bằng sự sáng suốt và bình tĩnh để không bị chìm đắm trong đau khổ, chính là sức mạnh để chuyển hóa và vượt qua, những hoàn cảnh khó khăn và bi đát.
Đối tượng tác nhân gây đau khổ hiện tại không thay đổi, thì diều duy nhất là chúng ta phải chấp nhận nó một cách tích cực và hợp lý nhất, nhưng nói thì dể nhưng làm thì khó lắm . Trên thực tế cho chúng ta thấy nhũng kẻ tài ba lỗi lạc nhưng cũng không thoát khỏi một phút ngu si rồ dại, chẳng hạn như Đường Minh Hoàng hay Tần Thủy Hoàng cũng chạy theo giấc mộng tìm thuốc “ Trường sinh bất tử ”
Bình tĩnh đối diện nhận ra bản chất thực sự của từng nỗi đau khổ là bước đầu rất quan trọng trong việc chuyển hóa và vượt qua khổ đau .
Ngoài những tác nhân bên ngoài, còn có những sự đau đớn như bệnh hoạn, đau nhức bên trong là những tác nhân nằm  ngay trong thân thể của chúng ta, do đó nhưng sự đau khổ còn phải chịu đựng những sụ chuyển biến, thay đổi bất thường hay thương tổn này là do những cảm thọ gây ra trực tiếp. Ở trường hợp này chúng ta cũng không còn lựa chọn nào khác nào hơn là chấp nhận chịu đựng để bệnh mà không hoạn. Chúng ta cũng đã từng chịu đau đớn của thể xác hoặc chỗ này hoặc chỗ khác trên thân thể, tuy nhiên dù các nguyên nhân bên ngoài hay bên trong, gián tiếp hay trực tiếp thì chúng ta cũng phải chấp nhận chịu đựng và vượt qua để chuyển hóa tự thân. Sự thực tập chánh niệm, sống trọn vẹn giây phút hiện tại cũng là một biện pháp chuyển hóa rất hữu hiệu. Khổng Tử nói: “ Sở dĩ ta khổ vì ta có thân này”. Nếu không có thân này thỉ khổ đau đeo vào đâu ? Còn Nguyễn Công Trứ thì nói:
 “Kiếp sau xin chớ làm người
         Làm cây thông sừng sững giữa trời mà reo”
Sở dĩ chúng ta khổ vì những bức bách không vừa cho lòng tham quá lớn, sân quá nhiều, si mê cuồng lộn… Vì vô minh mê mờ tạo ra vô vàng đau khổ, chấp thân này là của ta, mọi thứ là của ta, kéo theo vô vàn khổ đau vì tham ái và ái dục cũng “to” nên sự khao khát, thèm muốn, đam mê chạy theo khoái lạc vui thú. Nếu không vừa lòng thì đau khổ. Nơi khổ đây Đức Phật cũng chia ra: khổ thân và khồ tâm. Vì thế trong Phật giáo, chữ “ái” được xếp trong “Thập nhị nhân duyên” là một mắc xích quan trọng trong vòng sanh tử luân hồi khép kín. Mười hai nhân duyên này hoàn toàn không có nghĩa là một điểm khởi đầu và một điểm kết thúc theo thứ tự. Do đó người ta thường biểu thị mười hai nhân duyên đó bằng một vòng tròn là thể hiện ý nghĩa tương tục, xoay vần của chúng. Trong đó một nhân duyên là một phần tử tồn tại của tất cả. Do đó mà sự chấm dứt của một nhân duyên cũng dẫn đến sự phá vỡ chu kì luân chuyển này. Tuy nhiên sự sắp xếp này còn chỉ ra sự tương sinh tương diệt giữa các nhân duyên. Chính những cảm thọ này trải qua nhiều ngày tháng, tạo thành những kinh nghiệm trong đời sống của chúng ta và tư đó sinh ra ái:
 “ Chữ “ái” đứng đầu vạn khổ đau
 Tình nhân vướng phải lụy anh hào.”
Lòng tham ái càng mãnh liệt thì nó càng đốt cháy cuộc sống an lành, đôi khi còn đi ngược lại luân thường đạo lý. Trong mỗi chúng ta, ai cũng thừa nhận là lòng tham không tốt, càng mãnh liệt là càng xấu xa. Bằng trực nhận, chúng ta cũng cảm thấy lòng tham gây cho ta khổ đau không ít. Tuy nhiêni phải thừa nhận một điều là không dễ dàng chối bỏ. Đôi khi “nó” còn ẩn núp dưới nhiều chiêu bài tinh tế hơn mà người ta khó nhận ra được. Thậm chí đối với người đang nuôi dưỡng mình cũng bị mình lừa dối. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho chúng ta phải triền miên chìm ngập trong luân hồi.
 “Tham ái sinh ưu sầu
   Tham ái sinh sợ hãi
   Ai giải thoát tham ái
   Không sầu không sợ hãi.”
   
Trong quá trình sinh khởi của đau khổ, “nó” không dừng ở đó, mà sinh ra chiếm hữu rồi giữ chặt để làm của riêng, không muốn buông bỏ cho người khác và thậm chí không muốn mất đi vì bất cứ lí do gì. Vì không muốn buông bỏ và mất đi mà trái lại còn đam mê, khoái lạc thì sẽ rơi vào bất an và đau khổ bởi vì bản chất của mọi việc đều vô thường.nên những mong cầu khát khao của chúng ta cũng không thỏa mãn được, cũng vô thường, cũng biến đổi theo. Ví dụ một cô gái đang yêu, vì muốn chiếm hữu người mình yêu mến nên có những trận ghen tuông. Đó là tâm lí chung. Nhưng trên thực tế, khi chúng ta hoàn toàn không có khả năng “ôm giữ” những gì mong muốn thì chúng ta sẽ bất an và đau khổ.
Một khi đã nhận ra bản chất của khổ đau vì lòng tham và hệ quả của nó thì chúng ta hãy kiềm chế hay dập tắt nó để chuyển hóa khổ đau. Nói thì dễ những để làm thì rất khó, có khi phải tu dưỡng một đời người để tìm lại mục đích đó. Tuy nhiên còn một “đồng minh” thường liên kết với lòng tham là sự “ngụy biện”. Khuynh hướng này có khả năng mang lại cho chúng ta một lí do chính đáng để lí giải và làm cho ta yên lòng mà “nhắm mắt đưa chân” theo sự xúi dục của lòng tham.
Xét cho cùng, những khổ đau của chúng ta không phải là một thực thể tồn tại tồn tại độc lập vì những sinh khởi từ những nhận thức và hành vi sai trái. Ngược lại chúng ta có một nếp sống chân chính sẽ giúp ta chuyển hóa được khổ đau hiện tại trở thành một nguồn vui và động lực chân chính trong cuộc sống. Chúng ta không thể dựa vào những sự hiểu biết hay phân tích, lí giải mà có thể đạt được một cuộc an vui thanh thản mà phải thực hiện một nếp sống có khả năng chuyển hóa khổ đau, mang lại niềm vui cho chính bản thân cũng như mọi người xung quanh ta. Một cuộc sống đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chia sẽ thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển gần thành Bala Nại thuộc Miền Trung Ấn Độ.
Những điều mà Đức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như được ghi lại trong kinh Chuyển Pháp Luân, cũng như trong nhiều bản kinh khác và nhờ đó mà ngày nay chúng ta biết khá nhiều và nguyên vẹn đó là Tứ Diệu Đế. Đó là bốn chân lí cao cả vì đây là sự thật hiển nhiên mà không ai có thể phủ nhận được là Khổ Đế, Tập Khổ Đế, Diệt Khổ Đế và Đạo Đế.
Thứ nhất: Chỉ rõ bản chất của cuộc đời là đau khổ
Thứ hai: Chỉ rõ những nguyên nhân và sự sinh khởi của đau khổ, vì thế không ai phủ nhận.
Thứ ba:  Chỉ rỏ những khổ đau, không bắt buộc chúng ta phải chịu đựng, mà chúng ta có thể diệt mất được.            
Thứ tư:  Chỉ rỏ những phương pháp hay con dường dẩn đến trừ diệt khổ đau, vì thế đây cũng là diều không ai có thể phủ nhận dược .
Chấm dứt khổ đau hoàn toàn giải thoát rốt ráo của Đức Phật đã trải nghiệm thông qua con đường bát chánh đạo   là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngử, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định. Tám phạm trù nầy cũng không thể tách rời nhau, mà chúng ta phải thực hành dúng với suy nghỉ là nói đúng làm đúng mới có thề hồ trợ cho nhau và nhờ đó phát huy trí tuệ tác dụng đoạn trừ tham ái dẩn dến chuyển hóa được hết thảy khổ đau.
Tất cả sự việc trên thế gian nầy, có sinh tất có diệt ,tính chất vô thường càng thể hiện rỏ ràng hơn trong sự mong manh của kiếp người ,vì cái chết sẽ đến với chúng ta bất cứ lúc nào.
 “Bát chánh đạo mối đường đã trổ.
 Tứ diệu đế là chổ nghỉ ngơi.”
Đức Phật dạy con đường thoát khổ là con dường nối kết từ điểm đau khổ đến bờ giải thoát. Từ đó cho chúng ta thấy con đường thoát khổ không rời Bát chánh đạo đã được Đức Phật dạy rỏ trong kinh Trung Bộ ,84000, pháp môn để đối trị 84.000 phiền nảo trần lao, góc rể sinh ra các khổ, 6 căn,6 trần sinh ra 6 thức từ đó sinh ra không biết bao tội lổi, mổi người cảm thọ khác nhau, cho nên Đức Phật cũng cho những phương pháp khác nhau để đối trị, nhưng không có pháp môn nào cao hơn pháp môn nào mà tùy căn cơ của mổi người, nhưng tất cả đều đến bờ giải thoát.
Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo được mô tả khái niệm là tâm thanh tịnh, ở phạm trù nầy là không để tâm niệm mình chạy theo trần cảnh. Đức Phật khuyên chúng ta giữ chánh niệm dưới hình thức không vướng bận cộng thêm sự an lạc của chúng ta,  phải biết tri túc thiểu dục thì chúng ta không bị đắm lụy. Nếu vì một lẽ gì lỡ bị đắm lụy thì tự mình phải tự tháo gỡ tìm ra con đường giải thoát, còn nếu không tháo gỡ được thì phải có sự tư vấn tâm linh là một điều cần thiết qua bạn đồng tu hay bậc thầy để giải quyết gọi là tha lực. Thực hành Bát Chánh Đạo là khổ hạnh, là một điều khó làm, nhưng không có nghỉa là không làm được, nếu thực hành thì có kết quả cao bằng cách:
- Phải có chánh kiến để trừ tà kiến.
- Phải kham nhẩn để trừ phiền nảo.
- Phải phòng hộ đoạn trừ tham sân si nổi lên qua thân khẩu ý.
- Phải phòng hộ khi 6 căn tiếp xúc 6 trần.
- Thọ dụng sự cúng dường coi như là phương tiện nuôi dưởng thân nầy để tu chớ không phải làm đẹp.
- Tránh né làm tổn hại thân nầy.Những phạm trù này là sự tu tập Tứ Niệm Xứ và cũng là để trợ duyên cho 7 cách trừ diệt phiền não nhưng trên thực tế cũng xoay quanh giá trị Bát Chánh Đạo, dù ở góc độ nào cũng là khai triển Bát Chánh Đạo mà thôi.
Trong tất cả các kinh của Đức Phật, không có kinh nào vượt qua Bát Chánh Đạo, nếu chúng ta hành trì đúng thì có phước báo không ngần mé.
Tất cả cá pháp môn niệm Phật, Thiền hay Tông chỉ là một phần nhỏ của Bát Chánh Đạo. Nếu không hành trì Bát Chánh Đạo thì con đường giải thoát còn rất xa… Vì tất cả phải qua chánh định đẩ đươc tâm thanh tịnh.
Tóm lại, có thân tứ đại này cộng với tâm ham muốn thì chúng ta đau khổ, muốn không đau khổ thì phải cắt tâm ham muốn vì:
- Truy cầu là khổ.
- Được rồi cũng khổ.
- Mất rồi càng khổ.
Niết Bàn thế gian là ở chỗ này là vòng sanh tử luân hồi của chúng sanh.
Dùng cái biết của mình để tìm nguyên nhân đau khổ, bản chất của khổ đau và diệt trừ khổ đau bằng cách dùng tứ niệm xứ quán đế chấm dứt khổ đau, từ bỏ tâm chấp trước, vì tâm luôn luôn thay đổi từ tốt sang xấu, thay đổi hoàn cảnh, bởi vậy căn cứ trên thân mà biết được tâm của chúng ta vì người tu hiện qua hình tướng, cho nên một lúc nào đó, chúng ta thật sự nhận rõ được là mỗi phương thức khác và sự thực hành không thể tách biệt thành từng phương thức riêng lẻ khác nhau, khi nhận rõ điều này chúng ta sẽ đồng thời rút ra một kinh nghiệm thực tiễn là : mọi giáo pháp đều không nằm ngoài mục đích mang lại cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp, an vui, hạnh phúc hơn, nhưng để đạt được điều đó thì không có cách nào khác hơn là nỗ lực thực hành đúng giáo pháp. Sự thực hành luôn là yếu tố quyết định đối với mọi lợi ích mà một giáo pháp có thể mang lại cho chúng ta trong đời sống thực tiễn.
 “ Muốn lợi thêm danh trí rộn ràng
 Không ham , chẳng muốn dứt ưu phiền
 Không ham khoái lạc sống triền miên ”
 Nam mô A Di Đà Phật.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN,AUSTRALIA,SYDNEY.11/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment