Hữu tình giác ngộ
Khiêu xuất trần ai
Lục độ vạn hạnh
Thời khắc bồi tài.
Hữu tình giác
ngộ
Vượt khỏi bụi trần
Lục độ vạn hạnh
Giờ phút vun bồi.
Vượt khỏi bụi trần
Lục độ vạn hạnh
Giờ phút vun bồi.
Thứ hai là nói về pháp
giới của Bồ Tát. Ở trước, tôi có đổi lại là "tất cả người ba đời" là vì mười
pháp giới đều do người tu thành. Người, không lìa một tâm niệm hiện tiền, cho
nên thứ hai là pháp giới của Bồ Tát.
Bồ Tát là Phạn ngữ, dịch là "giác hữu tình". Sao gọi là giác hữu tình ? Giác hữu tình có hai lối nói : Một là giác ngộ tất cả hữu tình, khiến cho tất cả hữu tình đều giác ngộ, hai là hữu tình đã giác ngộ.
Bồ Tát là Phạn ngữ, dịch là "giác hữu tình". Sao gọi là giác hữu tình ? Giác hữu tình có hai lối nói : Một là giác ngộ tất cả hữu tình, khiến cho tất cả hữu tình đều giác ngộ, hai là hữu tình đã giác ngộ.
Hai lối nói này chúng
ta đều có phần. Có phần gì ? Có phần thành Bồ Tát. Vì chúng ta đều là chúng sinh
hữu tình, chúng ta cũng có thể làm bậc giác ngộ ở trong chúng sinh. Chúng ta
cũng có thể dùng đạo lý giác ngộ để thức tỉnh tất cả chúng sinh. Cho nên là một
Bồ Tát, không sai ! Bạn có phần, tôi cũng có phần. Không phải chỉ Bồ Tát là như
thế mà Phật chúng ta cũng đều có phần.
Có người nói :"Tôi
không minh bạch đạo lý nầy, sao vừa rồi Pháp Sư nói Phật là do người tu thành !
Vậy tại sao chúng ta không thành Phật ?" Ðừng nói vấn đề "người thành Phật,
không thành Phật", bạn nói đứa bé nầy tương lai có lớn chăng ? Ðứa bé nầy tuy
nhiên bây giờ là trẻ con, nhưng tương lai nó có thể trưởng thành làm người, rồi
lại già nua. Cũng thế, hiện tại chúng ta là trẻ con, còn Phật thì ví như người
lớn, tương lai chúng ta trưởng thành tức là thành Phật. Hiện tại chúng ta là trẻ
con ở trong Phật giáo. Mỗi ngày phải uống sữa, mỗi ngày phải nghe pháp. Ðặc biệt
sự nghe pháp làm cho căn lành của con người tăng trưởng, đặc biệt làm cho khai
mở trí huệ. Cho nên nếu bạn tạo cơ hội nghe pháp vẫn có giá trị hơn dù bạn kiếm
được bao nhiêu tiền.
Cho nên hôm nay tôi lập
ra một quy cụ mới, quy cụ gì ? Tôi hy vọng từ nay về sau chúng ta đừng lấy nhiều
ngày nghỉ, đừng đi du lịch nhiều, nếu có ngày nghỉ thì lấy sự nghiên cứu Phật
pháp làm du lịch, lấy sự nghiên cứu Phật pháp làm ngày nghỉ. Tại sao ? Vì ngày
nghỉ đi du lịch quá nguy hiểm. Bạn hãy nhìn xem ! Mỗi kỳ nghỉ, người chết không
chỉ là một, chắc hẳn là nhiều lắm, trong số nầy, nếu bạn đi du lịch biết đâu bạn
có phần trong đó. Cho nên ở xứ nầy chúng ta phải sửa lại phong khí nầy. Ở xứ nầy
ai ai cũng muốn đi chơi, muốn đi du lịch. Phật giáo đồ chúng ta phải cải thiện
phong khí nầy. Làm Phật giáo đồ không cần đi du hành, không cần đi du lịch
nhiều. Có thời gian thì đến nghiên cứu Phật pháp, đến tụng một thời Kinh, niệm
một bài Chú, lễ Phật thì tốt biết mấy !
Lễ Phật công đức vô
lượng, "Phật tiền đảnh lễ, tội diệt hà sa." Nghĩa là bạn thành tâm lạy Phật thì
tiêu diệt vô lượng tội lỗi. "Xả tiền nhất văn, tăng phước vô lượng." Nghĩa là bố
thí một đồng được phước vô lượng. Song le, chẳng phải tôi kêu bạn bố thí tiền
cho tôi, các bạn phải minh bạch. Các bạn có tiền thì đến các đạo tràng khác cúng
dường, như thế thì bạn sẽ tăng phước rất nhiều. Vì chúng tôi nơi đây đều là
người khổ sở, không có phước thọ sự cúng dường, nếu cúng dường nhiều thì chúng
tôi có thể chết. Nếu chẳng có ai cúng dường thì chúng tôi có thể sống thêm mấy
ngày. Bạn thấy đó ! Tuy chúng tôi khổ, chúng tôi cũng muốn sống thêm mấy ngày,
không muốn chết bây giờ. Cho nên nếu bạn muốn bố thí thì đến nơi khác bố thí,
tôi tuyệt đối hoan nghênh. Vì có rất nhiều nơi để cho các bạn làm phước, không
nhất định ở tại Chùa Kim Sơn. Chùa Kim Sơn đều là những người khổ sở, đều là
những người chẳng có phước báo, cho nên nếu các bạn cầu phước ở đây thì chẳng
có. Các bạn đừng lo lắng, chúng tôi không chết đói đâu !
"Hữu tình giác ngộ". Bồ
Tát là một hữu tình, là bậc giác ngộ trong hữu tình, là bậc minh bạch ở trong sự
giác ngộ, là bậc tu hành ở trong sự hiểu biết, là bậc thực hành ở trong sự tu
hành, đó là Bồ Tát. Cho nên nói :"Vượt khỏi bụi trần". Nếu Bồ Tát không minh
bạch thì không vượtt ra khỏi bụi trần. Bụi trần nầy quá dày cho nên không vượt
ra khỏi được. Nếu giác ngộ rồi thì bụi trần sẽ mỏng dần, sẽ vượt ra khỏi bụi
trần.
Sau khi vượt ra khỏi
bụi trần thì làm gì ? Phải chăng ăn và ngủ ? Không sai ! Còn phải ăn, còn phải
ngủ, còn phải mặc quần áo. Nhưng chẳng phải cứ làm những việc này. Mục đích bạn
đi làm việc là vì ngày hai bữa cơm, vì mặc quần áo, vì chỗ ở, ba vấn đề nầy. Khi
bạn vượt ra khỏi bụi trần thì không còn lo về ba vấn đề nầy nữa, mà phải tu hành
lục độ.
"Lục độ" tức là bố thí,
trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ. Có người nghĩ rằng :"Tôi
biết bố thí tức là dạy người bố thí cho mình". Chẳng phải vậy ! Là chúng ta phải
bố thí cho người. Về tiền tài, chúng ta đừng ham nó, vì nó là vật rất dơ bẩn.
Nếu bạn gần gũi nó quá nhiều thì đó là dính bụi trần. Bụi trần là gì ? Tiền là
bụi trần. Nếu bạn không cần tiền thì sẽ thanh tịnh, sẽ vượt ra khỏi bụi trần.
Hiện tại một số trong các bạn đã vượt khỏi bụi trần vì các bạn giữ giới không
cất giữ tiền bạc. Bất quá bạn đừng bị nhiễm nó nữa trong tương lai.
"Vạn hạnh", lại phải tu
hành vạn hạnh. "Giờ phút vui bồi" : Chẳng phải hôm nay tu, ngày mai thì không
tu; năm nay tu, năm tới thì không tu; tháng này tu, tháng tới thì nghỉ ! đời này
tu, đời sau thì chẳng tu nữa ! Hoặc là lúc tu lúc nghỉ. Chẳng phải vậy ! Mà luôn
luôn đều phải tu hành lục độ vạn hạnh. Ðừng nói đến luôn luôn mà đời đời kiếp
kiếp chúng ta đều phải tu lục độ vạn hạnh. Do đó nếu bạn thực hành được như thế
thì bạn là Bồ Tát.
Bạn nói :"Ðó thật chẳng
phải dễ !" Bạn nghĩ rằng làm Bồ Tát dễ dàng lắm sao ? Ðâu có dễ dàng như thế.
Không những làm Bồ Tát không dễ dàng mà làm Duyên Giác, Thanh Văn cũng chẳng dễ
dàng. Làm gì thì dễ dàng ? Làm quỷ ! Làm quỷ dễ nhất, đọa địa ngục dễ nhất, làm
súc sinh dễ nhất. Nếu bạn muốn dễ thì làm những thứ đó. Cho nên bạn muốn làm Bồ
Tát thì chẳng dễ dàng; Bồ Tát còn gọi là "không dễ dàng". Dễ dàng tức là quỷ,
không dễ dàng tức là Bồ Tát. Bạn nói :"Khó quá". "Khó" cũng là Bồ Tát, chữ khó
tức là một tên khác của không dễ dàng.
Cho nên Bồ Tát thì phải
hành khổ hạnh, những gì người làm không được mà làm được, khó nhẫn mà nhẫn được.
Ðừng cho rằng khó quá mà không dám làm. Nếu bạn không dám làm thì bạn chẳng phải
là Bồ Tát. Hãy tinh tấn tiến về trước !
Bồ Tát thì như thế chẳng có gì xảo
diệu. Nếu bạn làm được những gì người không làm được tức là Bồ Tát. Vì ai ai
cũng không làm được mà bạn làm được tức là Bồ Tát.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.9/6/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment