Thursday 1 August 2013

GIỚI THIỆU KINH PHÁP HOA (Thích Viên Giác )
4. Cấu trúc và nội dung Kinh Pháp Hoa :


  
a). Ngôn ngữ Pháp Hoa :

Kinh Pháp Hoa được trình bày dưới hình thức một vở kịch có nhiều màn, nên nó mang tính đại chúng dễ hiểu. Đó là cách truyền đạt chân lý cao siêu qua cái bình thường thông tục. Vì vậy ngôn ngữ Pháp Hoa diễn đạt mục tiêu không phải là sự kiện mà chính là sự thật chứa ở bên trong. Nói cách khác, ngôn ngữ Pháp Hoa mang tính biểu tượng.

Chân lý thì toàn diện, siêu việt, trong khi đó, ngôn ngữ thì phiếm diện, giới hạn, cho dù sử dụng ngôn ngữ tinh xảo cách mấy cũng không chuyển tải hết sự thật, vì vậy Pháp Hoa chọn cách sử dụng ngôn ngữ biểu tượng để chuyển tải sự thật đến mức tối đa.

b). Cấu trúc kinh :

Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm :

1.Phần đầu gọi là Tự, tức là phẩm mở đầu.

2.Phẩm Phương Tiện (sự khéo léo).

3.Phẩm Thí Dụ.

1.Phẩm Tín Giải (niềm tin vững chắc).

2.Phẩm Dược Thảo Dụ (thí dụ về cây thuốc).

3.Phẩm Thọ Ký (xác nhận thành Phật).

4.Phẩm Hóa Thành Dụ (thí dụ về thành phố biến hóa).

5.Phẩm Ngũ Bách Đệ Tử Thọ Ký (xác nhận cho 500 đệ tử thành Phật).

6.Phẩm Thọ Học Vô Học Nhân Ký (xác nhận cho những người cần phải học và

người không cần phải học thành Phật).

7.Phẩm Pháp Sư (Thầy dạy pháp).

8.Phẩm Hiện Bảo Tháp (hóa hiện tháp báu).

9.Phẩm Đề Bà Đạt Đa.

10.Phẩm Trì (giữ gìn kinh).

11.Phẩm An Lạc Hạnh.

12.Phẩm Tùng Địa Dõng Xuất (từ đất vọt ra).

13.Phẩm Như Lai Thọ Lượng.

14.Phẩm Phân Biệt Công Đức.

15.Phẩm Tùy Hỷ Công Đức.

16.Phẩm Công Đức Pháp Sư.

17.Phẩm Thường Bất Khinh Bồ-tát.

18.Phẩm Như Lai Thần Lực.

19.Phẩm Chúc Lụy (dặn dò).

20.Phẩm Dược Vương Bồ-tát.

21.Phẩm Diệu Âm Bồ-tát.

22.Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát.

23.Phẩm Đà-la-ni (Dharana – mật chú).

24.Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm).

25.Phẩm Phổ Hiền Bồ-tát Khuyến Phát (sự khuyến khích của Bồ-tát Phổ Hiền)

Các tựa đề nói lên toàn bộ hay một phần nội dung của một phẩm.

c). Nội dung :

Đề kinh tiếng Phạn là Saddharma Pundarika Sutra. Từ “Sad” ngài Pháp Hội dịch là Chánh, ngài La Thập dịch là Diệu; “Dharma” là pháp; “Pundarika” là hoa sen trắng; “Sutra” là kinh. Dịch là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, gọi tắt là Pháp Hoa Kinh.

Diệu pháp là chân lý. Chân lý có chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Hoa sen trắng tượng trưng cho sự thanh khiết, thanh tịnh, không ô nhiễm. Vậy Diệu pháp là Thật tướng không tách khỏi cuộc đời bụi bặm. Trong cõi ô trược, chúng sanh vẫn có thể vươn lên giải thoát hoàn toàn, như hoa sen mọc ở trong bùn mà vươn lên trên bùn, không bị ô nhiễm mà còn tỏa sắc hương.

Thông thường, nội dung Kinh Pháp Hoa được giới thiệu trình bày qua hai hình thức :

a). Giới thiệu kinh qua chủ đề “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến” : Phẩm Tựa trình bày tổng quát hiện tượng và bản thể của vũ trụ pháp giới. Phẩm 2 đến phẩm 10 mở bày cái thấy biết của Phật. Phẩm 11 đến 22 chỉ cho thấy chỗ thâm áo của Phật tri kiến. Phẩm 23 đến 28 nói về thể nhập Phật tri kiến.

b). Giới thiệu kinh qua khái niệm về Tích môn và Bổn môn của tông Thiên Thai. Kinh Pháp Hoa chia làm 2 phần : 14 phẩm đầu thuộc Tích môn, 14 phẩm sau thuộc Bổn môn.

Phần Tích môn chia làm 3 phần : Dẫn nhập, chánh tông và kết luận. Phẩm 1 là dẫn nhập, phẩm 2 đến phẩm 9 là chánh tông, phẩm 10 đến 14 là kết.

Phần Bổn môn cũng chia làm 3 phần như trên. Nửa đầu phảm 15 là phần dẫn nhập (có nơi cho rằng phẩm 1 là phần dẫn nhập cho cả 2 môn). Nửa phần sau của phẩm 15 đến phẩm 16 và nửa đầu phẩm 17 là phần chánh tông, nửa sau của phẩm 17 cho đến phẩm 28 là phần kết.

Phần Tích môn là phần giáo lý của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có sanh ra, lớn lên, xuất gia, thành đạo, nhập diệt, dạy giáo lý thoát khổ ở cõi thế gian này. Trong kinh, phần nào thuyết pháp ở núi Linh Thứu thì thuộc về Tích môn, còn gọi là Chân lý tương đối.

Phần Bổn môn là phần gốc, là nền tảng của Tích môn. Nghĩa là Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp. Phật hiện hữu suốt chiều dài của thời gian và phổ biến cả không gian. Chân lý của Bổn môn là tuyệt đối. Nhờ giáo lý Bổn môn mà lý giải tất cả chúng sanh đều thành Phật, vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đây là điểm đặc thù của Pháp Hoa.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.2/8/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.

No comments:

Post a Comment