Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm.
Ở Ấn Độ khi xưa vào thời Đức Phật còn tại thế, mùa mưa thường kéo dài có khi đến vài tháng. Chính trong thời gian nầy, các chư tăng tề tựu đông đủ để nghe Đức Phật thuyết giảng và tham thiền nhập định. Thời gian nầy được gọi là ba tháng an cư kiết hạ. Sau đó, chư tăng cũng như Phật mỗi người đi mỗi ngã để lo hoằng dương đạo pháp và họ chỉ trở lại đây trước mùa mưa năm tới.
Một hôm, nhân mùa mãn hạ, cũng là ngày húy nhật của vua cha, nên vua Ba-tư-nặc sắm sửa nhiều món chay đặc biệt và chính thức nhà vua đi mời Đức Phật cùng chư tăng đến để cúng dường. Ngoài ra, các hạng trưởng giả cũng sắm đủ thức cơm chay để cung thỉnh chư tăng đến cúng dường. Phật bảo ngài Văn Thù Bồ tát chia chư tăng ra làm nhiều nhóm để đi từng nhà thọ cúng.
Trong lúc ấy, ông A Nan vì đã chịu người thỉnh riêng trước, nên trở về chẳng kịp để dự vào hàng chúng tăng thọ cúng. Ông mang bình bát đi vào thành, oai nghi tề chỉnh, dáng điệu chậm rãi, qua từng nhà để khuất thực. Với tâm bình đẳng, ông muốn làm phước điền cho tất cả mọi người, không phân biệt quý phái hay hạng bình dân. Ông chỉ mong gặp những người chưa làm phước, để hôm nay họ có cơ hội phát tâm cúng dường, như thế giúp họ gieo nhân tốt để ngày sau họ gặt lấy quả hiền. Vì nghĩ như thế, nên ông rảo bước vào các xóm làng, nhưng không may ông gặp một người đàn bà ngoại đạo có tên là Ma-đăng-già đã dùng thuật thần chú của Ta Tỳ Ca La tiên Phạm Thiên để bắt ông vào phòng định giở trò dâm dục.
Ông A Nan đang bị nạn, hết sức buồn rầu, chỉ còn chắp tay niệm Phật và hướng về Đức Chí Tôn để cầu cứu. Đức Phật cảm ứng được, nên khi vừa thọ trai xong không kịp thuyết pháp, Ngài liền trở về tịnh xá ngồi kiết già, phóng hào quang có hoa sen ngàn cánh và bắt đầu nói thần chú Lăng Nghiêm. Sau đó, Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú ấy đi đến chổ nàng Ma-đăng-già để phá trừ tà chú cứu nạn cho A Nan.
Sau khi được thoát nạn, ông A Nan về đến chổ Phật cúi đầu kính lạy, buồn tủi, khóc than và bạch với Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Con từ hồi nào đến giờ có lòng ỷ lại bởi vì con là em của Phật, được Phật thương yêu, chắc chắn Phật sẽ ban cho con thần thông trí tuệ, hay đạo quả Bồ đề, nên chỉ lo học rộng nghe nhiều, mà không chịu tu niệm, không ngờ đạo Phật ai tu nấy chứng. Mặc dầu con là em của Phật, nếu không tu thì cũng chẳng ích gì! Cúi xin Phật rộng lòng từ bi, chỉ dạy cho con phương pháp nào mà mười phương chư Phật tu hành đều được thành đạo chứng quả”.
Nội dung của kinh Lăng Nghiêm là Phật chỉ dạy cho chúng sinh ngộ được chơn tâm. Bởi vì chúng sinh không ngộ được chơn tâm nên phải vỉnh viễn làm kiếp chúng sanh, trầm luân trong biển sanh tử và chịu không biết bao nhiêu khở sở. Còn Chư Phật thì đã thoát ly sanh tử luân hồi, được tự do giải thoát, thần thông tự tại, trí huệ vô biên cũng bởi các Ngài đã ngộ được chơn tâm.
Nói một cách khác là Phật với chúng sanh cùng đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng các Ngài đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy, nên mới thành Phật. Trái lại, chúng sanh vì mê muội thể tánh chơn tâm, nên phải bị sanh tử luân hồi. Nếu chúng ta giác ngộ chơn tâm thì chúng ta sẽ được như Phật. Ngộ được chơn tâm như người thức giấc mộng, không ngộ được chơn tâm như người còn ngủ chiêm bao.
Vì kinh Lăng Nghiêm quý giá như thế, nên thủa xưa các vị vua Ấn Độ xem nó như là quốc bảo và không cho truyền bá kinh nầy ra ngoài. Chúng ta còn nhớ, tiền nhà Đường có ngài Huyền Trang (Đường Tam Tạng) qua Ấn Độ và ở tại đây rất nhiều năm để thỉnh biết bao bộ kinh mà chúng ta thấy hiện nay, nhưng chính ngài cũng không hề biết ở Ấn Độ còn có bộ kinh Lăng Nghiêm. Cũng trong thời gian nầy, ở bên Trung quốc có vị Trí Giả Đại sư, là vị Tổ của Tông Thiên Thai, đã dùng kiến thức của ngài để phát minh ra môn Tam Chỉ Tam Quán. Khi ngài Trí Giả Đại sư thuyết giảng về môn Tam Chỉ Tam Quán nầy cho vị sư của Ấn Độ khi ông đến thăm núi Thiên Thai, thì vị sư người Ấn Độ tiết lộ rằng môn Tam Chỉ Tam Quán gần giống như kinh Thủ Lăng Nghiêm ở bên Ấn Độ. Từ đó người Trung Quốc mới biết hiện còn một bộ kinh nửa mà họ chưa được biết đến. Ngài Trí Giả Đại sư khát vọng muốn có cơ hội để xem cho được bộ kinh nầy, nên ngài mỗi ngày hai lần sớm chiều xây mặt về phía Tây (Ấn Độ) quỳ lạy cầu khẩn liên tiếp trong 18 năm cho Kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền bá sang Trung quốc.
Khoảng 100 năm sau, trong thời đại của Vỏ Tắc Thiên hoàng đế, có ngài Bất Lạc Mật Đế, người Ấn Độ, đã hai lần tìm cách đem kinh Lăng Nghiêm sang truyền bá cho Trung Hoa, nhưng vì luật quá khắt khe nên không thể nào đạt được. Đến lần sau cùng, Ngài viết kinh trong miếng lụa mỏng, rồi cuốn lại, xẻ bắp vế nhét vào, băng lại như người có ghẻ, mới thành công đem ra được.
Ngài Bất Lạc Mật Đế dùng đường biển để đến Quảng Châu. Khi đến đất Nam Thuyên thì ngài gặp cư sĩ Phòng Dung. Cư sĩ Phòng Dung lúc còn trẽ làm đến chức Thừa tướng cho hoàng đế Vỏ Tắc Thiên, nhưng vì phạm lỗi lầm nên bị thuyên chuyển đến làm quan ở đất Nam Thuyên nầy. Vì làm đại quan, nên ông là bậc bác học uyên thâm và cũng là người rất hâm mộ Phật pháp. Khi nghe ngài Bất Lạc Mật Đế nói về kinh Lăng Nghiêm, thì ông hết sức vui mừng, nhưng khi mở tấm lụa ra thì máu me bám lấy lâu ngày làm mất cả chữ nghĩa. May thay, phu nhân của ngài Phòng Dung đem cuốn lụa ấy nấu với một chất hóa học, thì máu mủ đều theo nước mà tan đi, chỉ lưu lại các nét mực mà thôi.
Ngài Phòng Dung thỉnh ngài Bất Lạc Mật Đế dịch kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán. Ngài Mật Đế thì dịch, còn quan Phòng Dung lại phụ âm, thành thử kinh Lăng Nghiêm chẳng những nghĩa lý rất hay mà văn chương còn tuyệt diệu. Từ xưa các học giả, không nhất thiết là trong đạo Phật, mà cả đạo Nho, mỗi khi xem đến kinh Lăng Nghiêm đều kính phục và vô cùng khen ngợi cái nghĩa lý cao siêu và văn chương tuyệt diệu của kinh.
Trước khi nói về chơn tâm, Phật gạn hỏi ông A Nan bảy lần về nơi thường trụ của tâm.
1) Tâm ở trong thân: Phật nói rằng nếu thật tâm ở trong thân, thì trước hết nó phải thấy tim, gan, ruột, phổi…rồi mới thấy các vật ở bên ngoài. Vậy có ai thấy được tim, gan … của mình chưa? Do đó tâm ở trong thân là phi lý.
2) Tâm ở ngoài thân: Lúc Phật đưa cánh tay ra thì mắt ông A Nan thấy cánh tay và tâm của ông liền phân biệt. Phật nói nếu mắt ông vừa thấy mà tâm ông liền nhận biết, thì thân và tâm không thể rời nhau được. Vì thế nói tâm ở ngoài thân là sai.
3) Tâm ẩn trong con mắt: A Nan nói tâm núp trong con mắt; cũng như con mắt của người mang kính, tâm chỉ thấy các cảnh vật bên ngoài, mà không thấy được bên trong. Phật dạy nếu tâm cũng như con mắt người mang kính có thể thấy được cái kính mang, còn tâm ông sao lại không thấy được con mắt của ông? Nếu tâm ông thấy được con mắt của ông, thì con mắt của ông thành ra cảnh bị thấy, nó phải ở ngoài thân ông mới phải. Còn nếu thân tâm ngoài nhau, thì làm sao mắt ông vừa thấy, tâm ông liền nhận biết. Do đó tâm núp sau con mắt cũng không đúng.
4) Thân thể của chúng sanh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũ căn) ở ngoài. Nội tạng thì tối, ngũ căn thì sáng. Nếu mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân. Phật dạy khi A Nan nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay chẳng đối với mắt? Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức ở ngoài thân, sao lại nói ở trong thân? Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòng tối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ông sao? Nói như thế là sai.
5) Sự suy nghĩ là tâm: Tâm sanh nên các pháp sanh, pháp sanh nên các tâm sanh. Nay con suy nghĩ, chính cái suy nghĩ ấy là tâm của con, tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa. Phật dạy là Tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ. Nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì vô căn phải thấy được vô trần, nghĩa nầy chẳng đúng.
6) Tâm ở chính giữa: A Nan nói nếu tâm ở trong thân, sao chẳng biết được trong? Còn tâm ở bên ngoài, thì sao thân tâm lại biết nhau? Như thế thì “tâm” chắc ở chính giữa. Phật hỏi ở chính giữa là ở chỗ nào? Ở nơi thân hay ở nơi cảnh? Nếu ở nơi thân, thì tâm phải thấy trước ruột, gan, phèo, phổi ở bên trong. Điều nầy là sai. Còn như ở về cảnh, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì cũng như là không có. Còn nếu có thể nêu ra thì không thể nhứt định chỗ nào là chính giữa. Tại sao? Ví như người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thế giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.
7) Cái vô trước là tâm: Cái tâm hiểu biết phân biệt, không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chính giữa, không ở chổ nào cả, không dính mắc (vô trước) tất cả, đó gọi là tâm? Phật bảo A Nan: Ngươi có cái tâm giác tri chẳng ở chổ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi không trước đó, là có hay không? Không thì giống như lông rùa sừng thỏ. Nếu có sự không trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì không thể nói là không trước được.
Trong phần gạn hỏi, Phật chỉ muốn đưa A Nan đến chổ tự ngộ bởi vì lời Phật chẳng phải là chơn lý. Phật chỉ dùng thuốc giả để trị bịnh giả của A Nan. Tại sao lại nói là bịnh giả? Vì những kiến chấp của A Nan vốn chẳng thật. Tại sao nói thuốc giả? Vì lời phá chấp của Phật cũng chẳng thật. Kỳ thật khi A Nan nói tâm ở trong thân, ở ngoài thân, cho đến nói không trước là tâm, thì không phải có chổ chẳng đúng hay chẳng sai. Nhưng vì ông ta chấp nhất định ở một chổ, nên Phật nói chẳng đúng. Nếu bịnh chấp chưa hết thì có thể nêu ra vô số chỗ, chứ đâu chỉ có bảy chổ thôi? Nếu bịnh chấp đã hết thì một chổ cũng chẳng có, nói gì đến bảy chổ!
Tự tánh vốn bất nhị, nếu chấp theo lời Phật, cho thật chẳng ở trong là nhị, cho thật chẳng ở ngoài cũng là nhị, cho đến bất cứ có ở một chổ nào , hay chẳng ở một chổ nào đều là nhị. Tại sao? Bởi vì nếu có ở một chổ nầy thì những chổ kia không có, chổ có chổ không tức là nhị. Do đó Phật mới nói: “Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa”, phàm có lời nói thì chẳng phải nghĩa thật.
Sau khi phá được cái chấp của A Nan, Phật bấy giờ mới từ từ chỉ cái Tâm đến sáu lần. Ban đầu, Phật tạm chỉ các giác quan về phần trực giác như nghe, thấy… là tâm. Khi A Nan đã hiễu rồi thì Phật lại tăng lên một cấp nữa là các giác quan tuy không phải là vọng, nhưng cũng chưa phải là chơn tâm. Cuối cùng Phật nói chỉ có cái Bản thể sanh ra các giác quan mới thật là chơn tâm. Tất cả các pháp đều từ tâm biến hiện, như ngũ uẩn, lục nhập, lục căn, lục trần và lục thức…đều do tâm sanh ra, rồi cũng trở về với thể tánh chơn tâm.
Tôn giả A Nan và đại chúng trí tuệ được thông suốt, nhận rõ rằng chúng sanh trôi nổi trong vòng sanh tử luân hồi hay chứng được đạo quả Bồ đề an vui giải thoát cũng đều là do ở lục căn. Trong niềm hân hoan của Pháp hội, Phật hỏi như vậy trong sáu căn thì nên tu theo căn nào để đạt được viên thông? Lúc nầy 25 vị đại A la hán, Bồ tát hàng đầu theo thứ tự trình lên Phật những kinh nghiệm tu chứng của mình. Sau cùng Phật hỏi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi trong 25 pháp tu đó thì pháp nào thích họp cho ông A Nan cũng như Phật tử căn cơ còn yếu.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho A Nan rằng:
- A Nan! Ông nên lắng nghe: Tôi vâng oai thần của Phật, nói pháp môn tu hành nầy. Ông đem cái nghe của ông, nghe tất cả pháp môn thâm mật của chư Phật, nhiều như vi trần nếu các phiền não dục lậu không trừ thì cái nghe càng thêm lầm lỗi. Ông biết đem cái nghe của ông, nghe các pháp môn của chư Phật, sao ông không đem cái nghe đó, trở lại nghe ”tánh nghe” (chơn tánh) của mình.
- A Nan! “cái nghe” nó không phải tự nhiên sanh, do có tiếng (thính trần) nên mới gọi rằng “nghe”. Nếu xoay cái nghe trở vào tự tánh, không chạy theo tiếng, thế là thoát ly được cái tiếng (thính trần). Lúc bấy giờ cái nghe nầy cũng không còn gọi tên là nghe nữa (vì không còn đối đãi nên chẳng có tên kêu gọi). Một căn (lỗ tai) đã được phản vọng trở về chơn rồi, thì cả sáu căn cũng đều được giải thoát.
- A Nan! Các cảm giác: thấy, nghe, hay, biết của ông đó, đều là hư huyễn, như con mắt bị nhặm. Còn ba cõi sum la vạn tượng đây, cũng không thật, đều như hoa đóm giữa hư không. Khi cái thấy, nghe, hay, biết xoay trở lại chơn rồi, thì cũng như con mắt kia hết nhặm. Khi các vọng trần tiêu hết thì tâm ông được thanh tịnh.
Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh rồi, thì cái trí quang sang suốt hiện ra. Lúc bấy giờ chơn tâm ông vừa tịch mịch lại vừa chiếu soi, bao trùm khắp cả mười phương hư không thế giới, lúc bấy giờ ông trở lại xem cảnh vật hiện tiền ở thế gian nầy, cũng như là việc trong chiêm bao. Khi ông được như thế rồi, thì nàng Ma-đăng-già ở trong mộng kia làm gì bắt ông được.
- A Nan! Ví dụ như các nhà huyển thuật làm các thứ hình, tuy có thấy cử động, nhưng cốt yếu là tại cái máy rút. Nếu máy kia thôi rút, thì các huyển kia yên lặng, vì nó không có tự tánh. Sáu căn của ông cũng thế, gốc từ nơi tâm, vì vô minh vọng động thành ra sáu căn. Nếu một căn phản vọng về chơn rồi, thì sáu giác quan đều không thành. Nếu trần cấu còn thì ông còn phải tu. Khi trần cấu hết, thì tâm tánh ông được hoàn toàn sang suốt, đó là Phật.
- A Nan! Ông chỉ xoay cái nghe của mình trở về chơn tánh, không chạy theo phân biệt vọng trần bên ngoài, thì ông tức thì thành đạo vô thượng. Đây thật là pháp tu viên thông.
Các Đức Phật nhiều như số vi trần cũng đều do một con đường nầy mà đến cửa Niết Bàn. Hiện tại các vị Bồ tát và những người tu hành đời sau, đều y theo pháp môn nầy mà thành đạo. chính tôi cũng nhờ pháp môn nầy mà được chứng quả, đâu phải chỉ một mình ngài Quán Thế Âm tu theo lối nầy mà thôi. Nay Phật dạy con lựa pháp môn tu hành, để cho người đời sau tu hành mau thành đạo quả, thì duy chỉ có pháp tu của ngài Quán Thế Âm là hơn hết. Còn bao nhiêu các pháp tu hành khác, đều nhờ oai thần của Phật gia hộ mới được thành tựu. Các pháp ấy đều từ nơi sự tướng mà dẹp trừ trần lao, nên không phải là một phương pháp trường kỳ tu tập. Bạch Thế Tôn! Phương pháp nầy rất là dễ tu, mau được thành đạo quả, có thể đem dạy cho A Nan và chúng sanh đời sau, y theo đây tu hành thì hơn các phương pháp khác. Đây là do lòng thành thật của con lựa chọn như thế.
Thật là một pháp môn tu chứng hoàn toàn, giải thoát rốt ráo, mà Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đã thay mặt Phật diễn nói trong kinh Lăng Nghiêm, mang lại vô số lợi ích cho tất cả chúng sanh cũng như các vị Bồ tát mới phát tâm nhờ đó mà tỏ ngộ được chơn tâm. Đối với chúng ta, không phân biệt căn cơ mau chậm, không phân biệt tuổi tác và hoàn cảnh, mọi người, mọi giới và mọi lúc đều có thể áp dụng hạ thủ công phu một cách liên tục pháp môn nầy để tiến đến giải thoát hoàn toàn. Bồ tát Văn Thù quả thật xứng đáng được tuyên xưng là vị Pháp Vương Tử tuyên dương diệu pháp.
Một thí dụ điển hình là khi mắt chúng ta vừa nhin thấy một chiếc xe đang đậu ngoài đường, thì sự thấy đầu tiên nầy cho chúng ta biết sự vật đó là chiếc xe. Như thế thì khi chúng ta biết đó là chiếc xe thì sự biết chính là chơn tâm. Nhưng khi nhìn kỷ lại thì chúng ta mới nhận định chiếc xe nầy có màu xanh rất đẹp. Khi sự biết chuyển thành phân biệt thì chơn tâm không còn nữa mà được thay thế bằng vọng tưởng. Bởi vì khi thấy chiếc xe thật đẹp thì tâm của ta đang bị si mê và lòng tham cũng bắt đầu nổi dậy. Phật dạy: đây chính là căn nguyên cội rễ của sự khổ đau.
Một thí dụ khác là ban đêm thanh vắng chợt có người dạo khúc đàn. Khi vừa mới nghe thì chúng ta biết đó là tiếng đàn thì sự biết nầy chính là chơn tâm. Nhưng khi nghe kỷ lại thì tiếng đàn lên xuống rất hay làm cho lòng ta xao xuyến. Khi sự biết chuyển qua thành xao xuyến thì chơn tâm cũng biến thành vọng tưởng. Bởi vì sự biết tiếng đàn không làm tim ta rung động có nghĩa là chơn tâm mà lòng ta xao xuyến có nghĩa là sự si mê đang nổi dậy trong tâm của chúng ta. Mà si mê chính là vọng tưởng.
Tóm lại sự hay biết của niệm ban đầu chính là chơn tâm. Còn sự phân biệt của những niệm sau chính là vọng tưởng.
Do đó khi đối diện với ngoại cảnh mà chúng ta không khởi vọng niệm phân biệt theo vọng trần, có nghĩa là chúng ta xoay các giác quan như thấy, nghe, hay, biết trở về với thể tánh chơn tâm. Nếu vọng niệm không khởi thì chơn tâm hiện bày. Trong kinh nầy Phật cũng dạy chúng sinh phải giữ trì giới để tâm được thanh tịnh và nhờ tâm tịnh mới phát sinh ra trí tuệ để phá trừ vô minh. Vô minh hết thì chơn tâm tự hiện bày.
Sau cùng Kinh Lăng Ngiêm muốn nhắn nhủ với chúng sinh là hằng ngày con người mỗi khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì tâm liền phân biệt tạo thành sáu thức. Sáu thức chính là tính thấy, tính nghe, tính nếm… . Nếu con người chỉ biết sự phân biệt thì vọng tưởng chưa dấy khởi và chân tâm vẫn còn. Ngược lại sau khi biết sự phân biệt tâm liền chạy theo ý niệm của tham-sân-si thì dĩ nhiên chân tâm biến mất và được thay bằng vọng thức. Thí dụ như chúng ta nếm một món ăn thì biết ngay món ăn nầy ngon hay dở. Cái biết ngon dở không có gì tai hại mà những ý niệm sau đó muốn chạy theo món ngon mà chê món dở thì mới tai hại.
Do đó dầu tâm có phân biệt nhưng nếu tâm không dính mắc thì chân tâm vẫn hiễn bày. Ngược lại sau khi tâm phân biệt mà tâm chạy theo lục trần bên ngoài thì chân tâm biến mất và được thay thế bằng vọng thức mê lầm để đưa con người lún sâu vào sinh tử luân hồi. Trong Kinh Kim Cang Phật dạy rằng:”Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” tức là đừng để tâm mình dính mắc nơi sáu trần thì tâm sẽ được thanh tịnh. Sáu căn của con người cũng ví như sáu cánh cửa của một căn nhà. Nếu chúng ta mở toan sáu cánh cửa thì chắc chắn gió lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sẽ tràn vào trong nhà tức là vọng thức từ sáu trần sẽ tràn vào xâm chiếm tâm thức chúng ta.
Tâm thức bây giờ được thay thế bằng vọng thức ô nhiễm từ bên ngoài làm tâm bất tịnh khiến tham-sân-si phát khởi liên miên tạo cơ hội cho con người dễ dàng tạo nghiệp. Nên nhớ có nghiệp là còn sinh tử Luân hồi. Chúng ta nên thức tỉnh quay về sống với tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình thì sáu căn sẽ được sáng tỏ tức là sáu căn không còn dính mắc hay tùy thuộc vào những cảnh giới, màu sắc, hương vị…bên ngoài. Thí dụ khi biết rằng ăn để sống thì vấn đề ăn uống không còn quan trọng. Cũng như xe cộ, nhà cửa…chỉ là phương tiện để sống chớ con người không làm nô lệ cho nó thì tâm không còn dính mắc. Đây chính sống với chơn tâm của mình vậy.
Biết Có là chấp theo cái Có tức là cho sự vật là thật có. Nhưng tất cả vạn pháp đều là vô thường cho nên cái biết Có ấy cũng vô thường hoại diệt. Biết Không là chấp vào cái ngơ. Biết theo hai cái Có, Không là cái biết sanh diệt. Biết thật biết là cái biết của chơn tâm, không kẹt hai bên Có và Không. Đó chính là linh tri, Chơn Tánh của chúng ta vậy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/8/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
Một hôm, nhân mùa mãn hạ, cũng là ngày húy nhật của vua cha, nên vua Ba-tư-nặc sắm sửa nhiều món chay đặc biệt và chính thức nhà vua đi mời Đức Phật cùng chư tăng đến để cúng dường. Ngoài ra, các hạng trưởng giả cũng sắm đủ thức cơm chay để cung thỉnh chư tăng đến cúng dường. Phật bảo ngài Văn Thù Bồ tát chia chư tăng ra làm nhiều nhóm để đi từng nhà thọ cúng.
Trong lúc ấy, ông A Nan vì đã chịu người thỉnh riêng trước, nên trở về chẳng kịp để dự vào hàng chúng tăng thọ cúng. Ông mang bình bát đi vào thành, oai nghi tề chỉnh, dáng điệu chậm rãi, qua từng nhà để khuất thực. Với tâm bình đẳng, ông muốn làm phước điền cho tất cả mọi người, không phân biệt quý phái hay hạng bình dân. Ông chỉ mong gặp những người chưa làm phước, để hôm nay họ có cơ hội phát tâm cúng dường, như thế giúp họ gieo nhân tốt để ngày sau họ gặt lấy quả hiền. Vì nghĩ như thế, nên ông rảo bước vào các xóm làng, nhưng không may ông gặp một người đàn bà ngoại đạo có tên là Ma-đăng-già đã dùng thuật thần chú của Ta Tỳ Ca La tiên Phạm Thiên để bắt ông vào phòng định giở trò dâm dục.
Ông A Nan đang bị nạn, hết sức buồn rầu, chỉ còn chắp tay niệm Phật và hướng về Đức Chí Tôn để cầu cứu. Đức Phật cảm ứng được, nên khi vừa thọ trai xong không kịp thuyết pháp, Ngài liền trở về tịnh xá ngồi kiết già, phóng hào quang có hoa sen ngàn cánh và bắt đầu nói thần chú Lăng Nghiêm. Sau đó, Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi đem thần chú ấy đi đến chổ nàng Ma-đăng-già để phá trừ tà chú cứu nạn cho A Nan.
Sau khi được thoát nạn, ông A Nan về đến chổ Phật cúi đầu kính lạy, buồn tủi, khóc than và bạch với Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Con từ hồi nào đến giờ có lòng ỷ lại bởi vì con là em của Phật, được Phật thương yêu, chắc chắn Phật sẽ ban cho con thần thông trí tuệ, hay đạo quả Bồ đề, nên chỉ lo học rộng nghe nhiều, mà không chịu tu niệm, không ngờ đạo Phật ai tu nấy chứng. Mặc dầu con là em của Phật, nếu không tu thì cũng chẳng ích gì! Cúi xin Phật rộng lòng từ bi, chỉ dạy cho con phương pháp nào mà mười phương chư Phật tu hành đều được thành đạo chứng quả”.
Nội dung của kinh Lăng Nghiêm là Phật chỉ dạy cho chúng sinh ngộ được chơn tâm. Bởi vì chúng sinh không ngộ được chơn tâm nên phải vỉnh viễn làm kiếp chúng sanh, trầm luân trong biển sanh tử và chịu không biết bao nhiêu khở sở. Còn Chư Phật thì đã thoát ly sanh tử luân hồi, được tự do giải thoát, thần thông tự tại, trí huệ vô biên cũng bởi các Ngài đã ngộ được chơn tâm.
Nói một cách khác là Phật với chúng sanh cùng đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng các Ngài đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy, nên mới thành Phật. Trái lại, chúng sanh vì mê muội thể tánh chơn tâm, nên phải bị sanh tử luân hồi. Nếu chúng ta giác ngộ chơn tâm thì chúng ta sẽ được như Phật. Ngộ được chơn tâm như người thức giấc mộng, không ngộ được chơn tâm như người còn ngủ chiêm bao.
Vì kinh Lăng Nghiêm quý giá như thế, nên thủa xưa các vị vua Ấn Độ xem nó như là quốc bảo và không cho truyền bá kinh nầy ra ngoài. Chúng ta còn nhớ, tiền nhà Đường có ngài Huyền Trang (Đường Tam Tạng) qua Ấn Độ và ở tại đây rất nhiều năm để thỉnh biết bao bộ kinh mà chúng ta thấy hiện nay, nhưng chính ngài cũng không hề biết ở Ấn Độ còn có bộ kinh Lăng Nghiêm. Cũng trong thời gian nầy, ở bên Trung quốc có vị Trí Giả Đại sư, là vị Tổ của Tông Thiên Thai, đã dùng kiến thức của ngài để phát minh ra môn Tam Chỉ Tam Quán. Khi ngài Trí Giả Đại sư thuyết giảng về môn Tam Chỉ Tam Quán nầy cho vị sư của Ấn Độ khi ông đến thăm núi Thiên Thai, thì vị sư người Ấn Độ tiết lộ rằng môn Tam Chỉ Tam Quán gần giống như kinh Thủ Lăng Nghiêm ở bên Ấn Độ. Từ đó người Trung Quốc mới biết hiện còn một bộ kinh nửa mà họ chưa được biết đến. Ngài Trí Giả Đại sư khát vọng muốn có cơ hội để xem cho được bộ kinh nầy, nên ngài mỗi ngày hai lần sớm chiều xây mặt về phía Tây (Ấn Độ) quỳ lạy cầu khẩn liên tiếp trong 18 năm cho Kinh Lăng Nghiêm được sớm truyền bá sang Trung quốc.
Khoảng 100 năm sau, trong thời đại của Vỏ Tắc Thiên hoàng đế, có ngài Bất Lạc Mật Đế, người Ấn Độ, đã hai lần tìm cách đem kinh Lăng Nghiêm sang truyền bá cho Trung Hoa, nhưng vì luật quá khắt khe nên không thể nào đạt được. Đến lần sau cùng, Ngài viết kinh trong miếng lụa mỏng, rồi cuốn lại, xẻ bắp vế nhét vào, băng lại như người có ghẻ, mới thành công đem ra được.
Ngài Bất Lạc Mật Đế dùng đường biển để đến Quảng Châu. Khi đến đất Nam Thuyên thì ngài gặp cư sĩ Phòng Dung. Cư sĩ Phòng Dung lúc còn trẽ làm đến chức Thừa tướng cho hoàng đế Vỏ Tắc Thiên, nhưng vì phạm lỗi lầm nên bị thuyên chuyển đến làm quan ở đất Nam Thuyên nầy. Vì làm đại quan, nên ông là bậc bác học uyên thâm và cũng là người rất hâm mộ Phật pháp. Khi nghe ngài Bất Lạc Mật Đế nói về kinh Lăng Nghiêm, thì ông hết sức vui mừng, nhưng khi mở tấm lụa ra thì máu me bám lấy lâu ngày làm mất cả chữ nghĩa. May thay, phu nhân của ngài Phòng Dung đem cuốn lụa ấy nấu với một chất hóa học, thì máu mủ đều theo nước mà tan đi, chỉ lưu lại các nét mực mà thôi.
Ngài Phòng Dung thỉnh ngài Bất Lạc Mật Đế dịch kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán. Ngài Mật Đế thì dịch, còn quan Phòng Dung lại phụ âm, thành thử kinh Lăng Nghiêm chẳng những nghĩa lý rất hay mà văn chương còn tuyệt diệu. Từ xưa các học giả, không nhất thiết là trong đạo Phật, mà cả đạo Nho, mỗi khi xem đến kinh Lăng Nghiêm đều kính phục và vô cùng khen ngợi cái nghĩa lý cao siêu và văn chương tuyệt diệu của kinh.
Trước khi nói về chơn tâm, Phật gạn hỏi ông A Nan bảy lần về nơi thường trụ của tâm.
1) Tâm ở trong thân: Phật nói rằng nếu thật tâm ở trong thân, thì trước hết nó phải thấy tim, gan, ruột, phổi…rồi mới thấy các vật ở bên ngoài. Vậy có ai thấy được tim, gan … của mình chưa? Do đó tâm ở trong thân là phi lý.
2) Tâm ở ngoài thân: Lúc Phật đưa cánh tay ra thì mắt ông A Nan thấy cánh tay và tâm của ông liền phân biệt. Phật nói nếu mắt ông vừa thấy mà tâm ông liền nhận biết, thì thân và tâm không thể rời nhau được. Vì thế nói tâm ở ngoài thân là sai.
3) Tâm ẩn trong con mắt: A Nan nói tâm núp trong con mắt; cũng như con mắt của người mang kính, tâm chỉ thấy các cảnh vật bên ngoài, mà không thấy được bên trong. Phật dạy nếu tâm cũng như con mắt người mang kính có thể thấy được cái kính mang, còn tâm ông sao lại không thấy được con mắt của ông? Nếu tâm ông thấy được con mắt của ông, thì con mắt của ông thành ra cảnh bị thấy, nó phải ở ngoài thân ông mới phải. Còn nếu thân tâm ngoài nhau, thì làm sao mắt ông vừa thấy, tâm ông liền nhận biết. Do đó tâm núp sau con mắt cũng không đúng.
4) Thân thể của chúng sanh, tạng phủ ở trong, khiếu huyệt (ngũ căn) ở ngoài. Nội tạng thì tối, ngũ căn thì sáng. Nếu mở mắt thấy sáng gọi là thấy bên ngoài, nhắm mắt thấy tối gọi là thấy trong thân. Phật dạy khi A Nan nhắm mắt thấy tối, cái cảnh tối ấy là đối với mắt hay chẳng đối với mắt? Nếu đối với mắt thì tối ở trước mắt, tức ở ngoài thân, sao lại nói ở trong thân? Giả sử cho tối là trong thân thì lúc trong phòng tối chẳng có ánh sáng, những gì trong phòng tối đều là tạng phủ của ông sao? Nói như thế là sai.
5) Sự suy nghĩ là tâm: Tâm sanh nên các pháp sanh, pháp sanh nên các tâm sanh. Nay con suy nghĩ, chính cái suy nghĩ ấy là tâm của con, tùy sự suy nghĩ tâm liền có, cũng chẳng ở trong, ngoài và chính giữa. Phật dạy là Tâm chẳng có tự thể thì chẳng thể suy nghĩ. Nếu chẳng có tự thể mà suy nghĩ được thì vô căn phải thấy được vô trần, nghĩa nầy chẳng đúng.
6) Tâm ở chính giữa: A Nan nói nếu tâm ở trong thân, sao chẳng biết được trong? Còn tâm ở bên ngoài, thì sao thân tâm lại biết nhau? Như thế thì “tâm” chắc ở chính giữa. Phật hỏi ở chính giữa là ở chỗ nào? Ở nơi thân hay ở nơi cảnh? Nếu ở nơi thân, thì tâm phải thấy trước ruột, gan, phèo, phổi ở bên trong. Điều nầy là sai. Còn như ở về cảnh, là có thể nêu ra hay chẳng thể nêu ra? Nếu chẳng thể nêu ra thì cũng như là không có. Còn nếu có thể nêu ra thì không thể nhứt định chỗ nào là chính giữa. Tại sao? Ví như người cắm cây nêu làm chính giữa, nhìn từ phương Đông thì cho cây nêu ở phương Tây, nhìn từ phương Nam thì cho cây nêu ở phương Bắc, cái thế giữa được nêu ra đã lẫn lộn thì tâm cũng thành rối loạn, chẳng rõ ở đâu.
7) Cái vô trước là tâm: Cái tâm hiểu biết phân biệt, không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chính giữa, không ở chổ nào cả, không dính mắc (vô trước) tất cả, đó gọi là tâm? Phật bảo A Nan: Ngươi có cái tâm giác tri chẳng ở chổ nào cả, vậy như các loài bay trên hư không, ở dưới nước và trên bờ, gọi là tất cả vật tượng nơi thế gian mà ngươi không trước đó, là có hay không? Không thì giống như lông rùa sừng thỏ. Nếu có sự không trước thì chẳng thể gọi là không. Không tướng mới không, chẳng không thì có tướng, tâm đã chấp có tướng, thì không thể nói là không trước được.
Trong phần gạn hỏi, Phật chỉ muốn đưa A Nan đến chổ tự ngộ bởi vì lời Phật chẳng phải là chơn lý. Phật chỉ dùng thuốc giả để trị bịnh giả của A Nan. Tại sao lại nói là bịnh giả? Vì những kiến chấp của A Nan vốn chẳng thật. Tại sao nói thuốc giả? Vì lời phá chấp của Phật cũng chẳng thật. Kỳ thật khi A Nan nói tâm ở trong thân, ở ngoài thân, cho đến nói không trước là tâm, thì không phải có chổ chẳng đúng hay chẳng sai. Nhưng vì ông ta chấp nhất định ở một chổ, nên Phật nói chẳng đúng. Nếu bịnh chấp chưa hết thì có thể nêu ra vô số chỗ, chứ đâu chỉ có bảy chổ thôi? Nếu bịnh chấp đã hết thì một chổ cũng chẳng có, nói gì đến bảy chổ!
Tự tánh vốn bất nhị, nếu chấp theo lời Phật, cho thật chẳng ở trong là nhị, cho thật chẳng ở ngoài cũng là nhị, cho đến bất cứ có ở một chổ nào , hay chẳng ở một chổ nào đều là nhị. Tại sao? Bởi vì nếu có ở một chổ nầy thì những chổ kia không có, chổ có chổ không tức là nhị. Do đó Phật mới nói: “Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa”, phàm có lời nói thì chẳng phải nghĩa thật.
Sau khi phá được cái chấp của A Nan, Phật bấy giờ mới từ từ chỉ cái Tâm đến sáu lần. Ban đầu, Phật tạm chỉ các giác quan về phần trực giác như nghe, thấy… là tâm. Khi A Nan đã hiễu rồi thì Phật lại tăng lên một cấp nữa là các giác quan tuy không phải là vọng, nhưng cũng chưa phải là chơn tâm. Cuối cùng Phật nói chỉ có cái Bản thể sanh ra các giác quan mới thật là chơn tâm. Tất cả các pháp đều từ tâm biến hiện, như ngũ uẩn, lục nhập, lục căn, lục trần và lục thức…đều do tâm sanh ra, rồi cũng trở về với thể tánh chơn tâm.
Tôn giả A Nan và đại chúng trí tuệ được thông suốt, nhận rõ rằng chúng sanh trôi nổi trong vòng sanh tử luân hồi hay chứng được đạo quả Bồ đề an vui giải thoát cũng đều là do ở lục căn. Trong niềm hân hoan của Pháp hội, Phật hỏi như vậy trong sáu căn thì nên tu theo căn nào để đạt được viên thông? Lúc nầy 25 vị đại A la hán, Bồ tát hàng đầu theo thứ tự trình lên Phật những kinh nghiệm tu chứng của mình. Sau cùng Phật hỏi Bồ tát Văn Thù Sư Lợi trong 25 pháp tu đó thì pháp nào thích họp cho ông A Nan cũng như Phật tử căn cơ còn yếu.
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho A Nan rằng:
- A Nan! Ông nên lắng nghe: Tôi vâng oai thần của Phật, nói pháp môn tu hành nầy. Ông đem cái nghe của ông, nghe tất cả pháp môn thâm mật của chư Phật, nhiều như vi trần nếu các phiền não dục lậu không trừ thì cái nghe càng thêm lầm lỗi. Ông biết đem cái nghe của ông, nghe các pháp môn của chư Phật, sao ông không đem cái nghe đó, trở lại nghe ”tánh nghe” (chơn tánh) của mình.
- A Nan! “cái nghe” nó không phải tự nhiên sanh, do có tiếng (thính trần) nên mới gọi rằng “nghe”. Nếu xoay cái nghe trở vào tự tánh, không chạy theo tiếng, thế là thoát ly được cái tiếng (thính trần). Lúc bấy giờ cái nghe nầy cũng không còn gọi tên là nghe nữa (vì không còn đối đãi nên chẳng có tên kêu gọi). Một căn (lỗ tai) đã được phản vọng trở về chơn rồi, thì cả sáu căn cũng đều được giải thoát.
- A Nan! Các cảm giác: thấy, nghe, hay, biết của ông đó, đều là hư huyễn, như con mắt bị nhặm. Còn ba cõi sum la vạn tượng đây, cũng không thật, đều như hoa đóm giữa hư không. Khi cái thấy, nghe, hay, biết xoay trở lại chơn rồi, thì cũng như con mắt kia hết nhặm. Khi các vọng trần tiêu hết thì tâm ông được thanh tịnh.
Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh rồi, thì cái trí quang sang suốt hiện ra. Lúc bấy giờ chơn tâm ông vừa tịch mịch lại vừa chiếu soi, bao trùm khắp cả mười phương hư không thế giới, lúc bấy giờ ông trở lại xem cảnh vật hiện tiền ở thế gian nầy, cũng như là việc trong chiêm bao. Khi ông được như thế rồi, thì nàng Ma-đăng-già ở trong mộng kia làm gì bắt ông được.
- A Nan! Ví dụ như các nhà huyển thuật làm các thứ hình, tuy có thấy cử động, nhưng cốt yếu là tại cái máy rút. Nếu máy kia thôi rút, thì các huyển kia yên lặng, vì nó không có tự tánh. Sáu căn của ông cũng thế, gốc từ nơi tâm, vì vô minh vọng động thành ra sáu căn. Nếu một căn phản vọng về chơn rồi, thì sáu giác quan đều không thành. Nếu trần cấu còn thì ông còn phải tu. Khi trần cấu hết, thì tâm tánh ông được hoàn toàn sang suốt, đó là Phật.
- A Nan! Ông chỉ xoay cái nghe của mình trở về chơn tánh, không chạy theo phân biệt vọng trần bên ngoài, thì ông tức thì thành đạo vô thượng. Đây thật là pháp tu viên thông.
Các Đức Phật nhiều như số vi trần cũng đều do một con đường nầy mà đến cửa Niết Bàn. Hiện tại các vị Bồ tát và những người tu hành đời sau, đều y theo pháp môn nầy mà thành đạo. chính tôi cũng nhờ pháp môn nầy mà được chứng quả, đâu phải chỉ một mình ngài Quán Thế Âm tu theo lối nầy mà thôi. Nay Phật dạy con lựa pháp môn tu hành, để cho người đời sau tu hành mau thành đạo quả, thì duy chỉ có pháp tu của ngài Quán Thế Âm là hơn hết. Còn bao nhiêu các pháp tu hành khác, đều nhờ oai thần của Phật gia hộ mới được thành tựu. Các pháp ấy đều từ nơi sự tướng mà dẹp trừ trần lao, nên không phải là một phương pháp trường kỳ tu tập. Bạch Thế Tôn! Phương pháp nầy rất là dễ tu, mau được thành đạo quả, có thể đem dạy cho A Nan và chúng sanh đời sau, y theo đây tu hành thì hơn các phương pháp khác. Đây là do lòng thành thật của con lựa chọn như thế.
Thật là một pháp môn tu chứng hoàn toàn, giải thoát rốt ráo, mà Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đã thay mặt Phật diễn nói trong kinh Lăng Nghiêm, mang lại vô số lợi ích cho tất cả chúng sanh cũng như các vị Bồ tát mới phát tâm nhờ đó mà tỏ ngộ được chơn tâm. Đối với chúng ta, không phân biệt căn cơ mau chậm, không phân biệt tuổi tác và hoàn cảnh, mọi người, mọi giới và mọi lúc đều có thể áp dụng hạ thủ công phu một cách liên tục pháp môn nầy để tiến đến giải thoát hoàn toàn. Bồ tát Văn Thù quả thật xứng đáng được tuyên xưng là vị Pháp Vương Tử tuyên dương diệu pháp.
Một thí dụ điển hình là khi mắt chúng ta vừa nhin thấy một chiếc xe đang đậu ngoài đường, thì sự thấy đầu tiên nầy cho chúng ta biết sự vật đó là chiếc xe. Như thế thì khi chúng ta biết đó là chiếc xe thì sự biết chính là chơn tâm. Nhưng khi nhìn kỷ lại thì chúng ta mới nhận định chiếc xe nầy có màu xanh rất đẹp. Khi sự biết chuyển thành phân biệt thì chơn tâm không còn nữa mà được thay thế bằng vọng tưởng. Bởi vì khi thấy chiếc xe thật đẹp thì tâm của ta đang bị si mê và lòng tham cũng bắt đầu nổi dậy. Phật dạy: đây chính là căn nguyên cội rễ của sự khổ đau.
Một thí dụ khác là ban đêm thanh vắng chợt có người dạo khúc đàn. Khi vừa mới nghe thì chúng ta biết đó là tiếng đàn thì sự biết nầy chính là chơn tâm. Nhưng khi nghe kỷ lại thì tiếng đàn lên xuống rất hay làm cho lòng ta xao xuyến. Khi sự biết chuyển qua thành xao xuyến thì chơn tâm cũng biến thành vọng tưởng. Bởi vì sự biết tiếng đàn không làm tim ta rung động có nghĩa là chơn tâm mà lòng ta xao xuyến có nghĩa là sự si mê đang nổi dậy trong tâm của chúng ta. Mà si mê chính là vọng tưởng.
Tóm lại sự hay biết của niệm ban đầu chính là chơn tâm. Còn sự phân biệt của những niệm sau chính là vọng tưởng.
Do đó khi đối diện với ngoại cảnh mà chúng ta không khởi vọng niệm phân biệt theo vọng trần, có nghĩa là chúng ta xoay các giác quan như thấy, nghe, hay, biết trở về với thể tánh chơn tâm. Nếu vọng niệm không khởi thì chơn tâm hiện bày. Trong kinh nầy Phật cũng dạy chúng sinh phải giữ trì giới để tâm được thanh tịnh và nhờ tâm tịnh mới phát sinh ra trí tuệ để phá trừ vô minh. Vô minh hết thì chơn tâm tự hiện bày.
Sau cùng Kinh Lăng Ngiêm muốn nhắn nhủ với chúng sinh là hằng ngày con người mỗi khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần thì tâm liền phân biệt tạo thành sáu thức. Sáu thức chính là tính thấy, tính nghe, tính nếm… . Nếu con người chỉ biết sự phân biệt thì vọng tưởng chưa dấy khởi và chân tâm vẫn còn. Ngược lại sau khi biết sự phân biệt tâm liền chạy theo ý niệm của tham-sân-si thì dĩ nhiên chân tâm biến mất và được thay bằng vọng thức. Thí dụ như chúng ta nếm một món ăn thì biết ngay món ăn nầy ngon hay dở. Cái biết ngon dở không có gì tai hại mà những ý niệm sau đó muốn chạy theo món ngon mà chê món dở thì mới tai hại.
Do đó dầu tâm có phân biệt nhưng nếu tâm không dính mắc thì chân tâm vẫn hiễn bày. Ngược lại sau khi tâm phân biệt mà tâm chạy theo lục trần bên ngoài thì chân tâm biến mất và được thay thế bằng vọng thức mê lầm để đưa con người lún sâu vào sinh tử luân hồi. Trong Kinh Kim Cang Phật dạy rằng:”Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” tức là đừng để tâm mình dính mắc nơi sáu trần thì tâm sẽ được thanh tịnh. Sáu căn của con người cũng ví như sáu cánh cửa của một căn nhà. Nếu chúng ta mở toan sáu cánh cửa thì chắc chắn gió lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp sẽ tràn vào trong nhà tức là vọng thức từ sáu trần sẽ tràn vào xâm chiếm tâm thức chúng ta.
Tâm thức bây giờ được thay thế bằng vọng thức ô nhiễm từ bên ngoài làm tâm bất tịnh khiến tham-sân-si phát khởi liên miên tạo cơ hội cho con người dễ dàng tạo nghiệp. Nên nhớ có nghiệp là còn sinh tử Luân hồi. Chúng ta nên thức tỉnh quay về sống với tự tánh thanh tịnh bản nhiên của mình thì sáu căn sẽ được sáng tỏ tức là sáu căn không còn dính mắc hay tùy thuộc vào những cảnh giới, màu sắc, hương vị…bên ngoài. Thí dụ khi biết rằng ăn để sống thì vấn đề ăn uống không còn quan trọng. Cũng như xe cộ, nhà cửa…chỉ là phương tiện để sống chớ con người không làm nô lệ cho nó thì tâm không còn dính mắc. Đây chính sống với chơn tâm của mình vậy.
Biết Có là chấp theo cái Có tức là cho sự vật là thật có. Nhưng tất cả vạn pháp đều là vô thường cho nên cái biết Có ấy cũng vô thường hoại diệt. Biết Không là chấp vào cái ngơ. Biết theo hai cái Có, Không là cái biết sanh diệt. Biết thật biết là cái biết của chơn tâm, không kẹt hai bên Có và Không. Đó chính là linh tri, Chơn Tánh của chúng ta vậy.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.8/8/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment