Thiền Lâm Bảo Huấn - Quyển IV.
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế, đều là những kỷ cương yếu lĩnh về cách trụ trì, hoằng đạo của các bậc Thạc đức danh Tăng.
Xuất bản năm 1996
THIỀN LÂM BẢO HUẤN
---o0o---
QUYỂN THỨ TƯ
Sa Môn Tịnh Thiện đất Đông Ngô trùng tập.
Sa Môn Thích Thanh Kiểm dịch và chú thích.
228.- Phật Trí Dụ Hoà Thượng nói: “Con tuấn mã chạy nhanh như vũ bão mà không dám buông chân tự tại, vì nó bị chế ngự bởi hàm thiếc, dây cương. Kẻ tiểu nhân cường bạo ngang tàng, mà không dám buông ý tung hoành, vì hắn bị chế ngự bởi hình pháp. Ý thức lưu lãng của con người, mà không dám buông theo trần duyên, vì nó bị ngăn cản bởi sức giác chiếu. Than ôi! Người học đạo mà không có sức giác chiếu, cũng như con tuấn mã không có hàm thiếc và dây cương. Còn kẻ tiểu nhân nếu không có hình pháp thì đem gì để dứt bỏ tham dục, đối trị vọng tưởng”.
229.- Phật Trí bảo Thuỷ Am: “Thực thể của trụ trì có bốn điều: Đạo đức, Ngôn hành, Nhân nghĩa và Lễ pháp. Đạo đức và ngôn hành là gốc của sự giáo hoá, nhân nghĩa và lễ pháp là ngọn của sự giáo hoá. Không có gốc thì chẳng hay đứng được, không có ngọn thời chẳng hay thành được. Bậc Tiên thánh thấy người học đạo không hay tự trị được, nên mới kiến lập tùng lâm để họ có chỗ an trụ, suy cử người trụ trì để thống lĩnh họ, nhưng vì cái tôn của tùng lâm không phải là vì trụ trì, cơm ăn, áo mặc, đồ dùng, thuốc thang đầy đủ, không phải là vì người học đạo, mà đều là vì cái đạo của Phật Tổ. Bởi thế, người khéo trụ trì trước hết phải tôn đạo đức, giữ ngôn hành, người khéo học đạo, tất nhiên phải giữ nhân nghĩa tuân lễ pháp. Cho nên, nếu trụ trì không có người học đạo thì không thể thành lập. Trụ trì và người học đạo cũng như thân mình và cánh tay, đầu và chân, lớn nhỏ phải thích ứng mà không trái nhau mới có thể cùng nương vào nhau mà làm việc. Nên nói: “Người học đạo thì bảo thủ tùng lâm, tùng lâm thì giữ gìn đạo đức”. Người trụ trì nếu không có đạo đức, thì tùng lâm cũng hầu như tàn phế vậy”.
“Hồ Tăng dung tích trượng
Thỉnh pháp tới Phần Dương
Khuyên ta nói Pháp bảo
Sáu người liễu đạo vàng”.
Tây Hồ Ký Văn.
235.- Đầu Tử Thanh[6] Hoà Thượng khi vẽ tượng Thuỷ Am có xin ngài Thuỷ Am làm bài tán đề vào bức tranh như sau:
Thanh Tuyền nối pháp,
Cao vút vô song.
Ngày ăn một bữa,
Tối chẳng ngã lưng.
Thâm nhập thiền định,
Hơi thở chẳng vương.
Tên vang chín bệ,[7]
Tuyển đức bàn thiền.
Long nhan vui đẹp,
Ban bố lụa vàng.
Ba lần từ chối,
Vua càng tán dương.
Đáng bậc chân đạo,
Cây cỏ vui mừng.
Truyền lậu chất ta,
Đốt hương khấn nguyền,
Quả thật rõ ràng:
Màu xanh sinh bởi màu lam,
Mày xanh lại đậm hơn lam bội phần.[8]
“Sáu năm quét dọn cảnh chùa chiền
Ngói sỏi biến thành Thích Phạm Thiên
Quả phúc viên thành nay để lại,
Gió rung gậy tích khắp muôn phương”.
Quan dân ở đây cố thỉnh ngài lưu lại nhưng không được. Ngài ra đi trên một con thuyền nhỏ đến chùa Thiên Ninh huyện Tú Thuỷ, chẳng được bao lâu bị bệnh rồi thị tịch.
Thư gởi Trương Tử Thiều.
247.- Chuyết Am[24] Phật Chiếu Quang Hoà Thượng, lúc đầu tham thiền ngài Tuyết Đường ở chùa Tiến Phúc, có thầy tướng bất chợt thấy ngài, đoán biết ngài là bậc đại khí, liền bảo với Tuyết Đường: “Trong đại chúng có Quang Thượng Toạ, đỉnh đầu vuông thẳng, trán rộng mép đầy, bảy nơi[25] cân đối, ngày kia ắt phải là thầy của Đế Vương”. Năm đầu niên hiệu Thuần Hy đời vua Hiếu Tôn, ngài được triệu vào kinh hỏi đạo, ứng đối hợp ý nhà vua, được vua lưu lại Nội Quán Đương bảy ngày đêm đãi ngộ rất ưu ái đặc biệt, vượt quá lễ nghi thông thường từ trước tới nay, và ban cho tên hiệu là Phật Chiếu, tiếng của ngài lúc đó được bay khắp thiên hạ.248.- Chuyết Am bảo Thừa Tướng Ngu Doãn Văn[26]: “Đại đạo bẳng đẳng, vốn không phân biệt kẻ ngu người trí, ví như Y Doãn[27], Lã Vọng[28] là người cày ruộng câu cá mà làm thầy Đế Vương, đâu có thể lấy trí ngu giai cấp mà hay phỏng theo được. Tuy vậy, nhưng nếu không phải là bực Đại trượng phu thì đâu có thể dự vào đạo lớn đó được”.
250.- Chuyết Am nói: “Nếu muốn dấn thân tới đại chúng, cần phải dùng đến trí tụê, muốn bỏ vọng trừ tình cần phải dùng đến giác ngộ. Nếu khi đã trái giác hợp trần thì chân tâm bị lu mờ. Khi không phân trí ngu thì công việc phải rối loạn”.
252.- Chuyết Am nói: “Đại phàm cùng với các quan viên luận đạo thù thạc thi thố, nên phải cắt bỏ chỗ hiểu biết rườm rà, chớ để họ thấu suốt vào tận tâm can mà phải đưa ngay ra một vấn đề đan thuần hướng thượng rõ ràng. Diệu Hỷ tiên sư thường nói: “Khi cùng với kẻ đại phu tương kiến, họ có hỏi liền đáp ngay, không hỏi thì không nên và hơn thế nữa, lại cần phải biết họ là người cùng một chí hướng vì đạo mới được”. Lời nói đó rất bổ ích cho thời nay và không phương hại đến đại thể của trụ trì “Cần nên suy nghĩ kỹ”.
.
259.- Thị Lang Vưu Công nói với Chuyết Am: “Xưa kia, Diệu Hỷ là người trung hưng đạo pháp cửa Lâm Tế, giữa lúc cảnh tượng điêu tàn, thế mà ngài rất chuộng sự nhún nhường, thanh thản, chưa từng theo đuổi về sự tranh biện đấu lý. Bình sinh ngài không xu phụ kẻ quyền thế, không màng lợi dưỡng. Ngài thường nói: “Mọi việc không thể buông lòng túng ý mà làm được, không thể xa hoa bừa bãi mà giữ được. Bởi lẽ có việc thì có lợi cho thời mà cũng ích cho vật, nhưng cũng có việc chỉ có lỗi lầm mà không có công lao. Nếu ta cứ phóng túng sự việc ở chỗ túng ý xa hoa thì không thể thành tựu được”. Kẻ bất tiếu này nhớ mãi lời nói ấy và lấy đó làm điều răn trọn đời. Lão sư trước kia đã được gặp chúa thượng, và được lưu lại nghỉ ở Quán Đường, thật là cái may cho Phật Pháp. Tôi tha thiết mong mỏi ngài không quên tâm bi nguyện, để con đường tiến thiện được khai minh, con đường gánh vác việc chúng càng rộng lớn, ngõ hầu đề phòng kẻ hậu sinh vãn bối không mưu cầu học tập những việc thiển cận mà đều ấp ủ mưu đồ những việc cao xa, thì đó há không phải là việc lợi tế cho tùng lâm vậy ư?”.
]
260.- Mật Am Kiệt[42] Hoà Thượng nói: “Chốn tùng lâm hưng hay suy đều lệ thuộc ở lễ pháp. Người học đạo tốt hay xấu đều do ở tập tục. Cổ nhân ở hang lỗ, uống nước suối, ăn trái cây, nếu đem những việc đó mà ứng dụng cho thời nay thì không thể được. Người đời nay mặc áo đẹp, ăn cơm gạo tám, dùng thức ăn ngon, nếu đem những việc đó mà áp dụng cho thời xưa cũng không thể được. Vậy chẳng có chi là khác lạ đâu? Chỉ do tập quen hay không tập quen đó thôi. Ôi! Sự thấy biết của con người từ buổi sơm đến buổi chiều cho đó là việc thường, tất nhiên họ sẽ bảo những công việc trong thiên hạ, chính đều như thế cả. Nhưng nhất đán họ phải xê dịch từ chỗ này qua chỗ khác thấy mọi sự vật đổi thay, thì chẳng những họ chỉ sinh thêm nghi ngờ mà còn không tin, và còn sợ họ cũng chẳng làm theo là khác. Nếu dùng việc đó quan sát sự việc, nên ta biết tình con người vì an định ở chỗ tập theo thói quen, mà sợ hãi những sự việc chưa thấy biết. Đó cũng là thường tình có chi là quái gở”.
]
264.- Mật Am nói: “Kẻ nột tử làm theo những lời lệch lạc gian tà, vốn có những dấu vết không hay, trong chốn tùng lâm ai nấy đều biết rõ, thì người đó chưa đủ để lo. Duy có người mà chúng nhân ai cũng cho là hiền mà trong tâm họ lại mang điều bất tiếu, người đó mới thực đáng lo vậy”.
]
265.- Mật Am nói với Thuỷ Am:[48] “Con người có lúc bị huỷ nhục, nên phải thuận theo chịu đựng, há lại nông nổi nghe lời người ta nói, vội trình bày bừa bãi chỗ quản kiến của mình. Đại để kẻ phỉnh nịnh có nhiều loại, gian dối có nhiều cách. Kẻ mang tâm dối trá bất bình thì thích buông thả tư tâm, kẻ tạo mối nghi ngờ ghen ghét thì hay bỏ bẵng công nghị. Bởi lẽ, chỗ xu thượng của bọn đó thì chật hẹp gò bó, chỗ thấy nghe của họ thì mờ tối thiển cận, nhưng mà chúng vẫn đem chỗ tự khác lạ của họ làm bất quần (mọi người không bằng), lấy chỗ ngăn ngừa công luận của họ làm xuất chúng (hơn tất cả mọi người). Nhưng khi ta đã biết chỗ dùng việc của ta là hoàn toàn phải, mà sự huỷ báng lẽ cố nhiên là tự ở kẻ khác, thì ít lâu sau việc đó tự nó sẽ rõ ràng, không cần phải biện bạch, và cũng bất tất phải chủ trương lẽ phải ở ta mà bới móc đụng chạm đến người khác. Được như thế thì người đó khả dĩ làm người trong chốn tùng lâm được”.
“Suy lường thấu triệt thấy tiêu đề,
Tuyển Phật tràng thi quyết một bề.
Ngọn bút tung hoành mưa gió cuốn,
Thám Hoa chức ấy chẳng ham mê”.
Rồi ngay sau đó, ngài ẩn tích ở núi Thiên Thai. Quan Thừa Tướng Tiền Công[52] mến ngài là danh nhân muốn thỉnh ngài về trụ trì chùa Chiêu Đề ở Thiên Phong và khuyên ra ứng thế. Hoặc Am nghe biết, Ngài nói:[53] “Tôi không biết việc “Treo đầu dê bán thịt chó”. Ngài liền trốn đi ngay đêm hôm ấy.270.- Năm đầu niên hiệu Càn Đạo,[54] Hạt Đường[55] trụ trì chùa Quốc Thanh, nhân một hôm thấy Hoặc Am làm bài tán khắc vào chân tượng ngài Viễn Thông rằng:
“Không y bản phận, não loạn chúng sinh,
Ngắm đấy nhìn đấy, có mắt như manh.
Trường An trăng gió xưa nay tỏ,
Sờ vách mà đi kẻ lữ hành”.
Hạt Đường vừa kinh ngạc vừa mừng và nói: “Đâu biết Thử Am có đứa trẻ này”. Ngài liền đi tìm kiếm khắp nơi, cuối cùng gặp Hoặc Am ở đất Giang Tâm, liền thỉnh sung vào ngôi vị thứ nhất đám đông người.
“Gã kia ương ngạnh tựa sơn man
Víu thứ thiền mù chạy dọc ngang
Đánh phách gõ xênh ra vẻ lạ
Bảo ban một bọn dã hồ tinh”.
Hoặc Am sau khi nghe biết chuyện, cũng viết bài kệ đáp lại:
“Sơn man ương ngạnh ghét mà ci,
Lãnh chúng khuông đồ mới trụ trì.
Cán chổi ngược chiều như việt cách,
Thiền mù vịn lấy chữa tăng si”.
Hạt Đường chỉ cười mà thôi.
“Gió Tây phơi phới chiếc giày bay,
Chẳng một vật dung túi vải này.
Để lại nghiên sành thêm nhớ tiếc,
Hư không bút tả dễ ai hay”.[59]
Hành Trạng.
278.- Hạt Đường Viễn Hoà Thượng bảo Hoặc Am: “Tài khí của con người tự nó có lớn nhỏ, thực không thể do nơi giáo hoá. Cho nên, giấy nhỏ không thể gói được vật lớn, dây ngắn đâu múc được nước giếng sâu. Chim Cú Mèo tìm ăn ở ban đêm, mắt nó có thể thấy được con bọ chét, xét được sợi lông tơ ở mùa thu. Nhưng về ban ngày, dù nó có dương mắt lên cũng không trông thấy được vật lớn như gò núi. Vì lẽ chúng đã có sự an bài phân định riêng biệt. Xưa kia Tĩnh Nam Đường[60] truyền bá đạo pháp của phái Đông Sơn, ngài là người thông minh đĩnh ngộ, u áo thâm huyền, thấu đáo khúc triết. Nhưng tới khi ra ứng thế trụ trì, ngài đến bất cứ nơi nào cũng không thể làm cho nơi đó chấn hưng được. Một hôm Viên Ngộ Thiền Sư trở về đất Thục, cùng đi với Phạm Hoà Thượng, có ghé thăm chùa Đại Tuỳ, các ngài thấy Tĩnh Nam Đường là người hốt lược không cẩn thận, phàm trăm việc trong chốn tùng lâm đều bỏ bê. Tuy vậy mà tiên sư không có một lời hỏi han khuyên nhủ. Khi về tới giữa đường Phạm Hoà Thượng nói: “Tĩnh Nam Đường cùng với ngài là bạn đạo cùng tham học với nhau, sao ngài không ngỏ một lời bảo dắt dẫn”. Tiên sư nói: “Ứng thế lãnh chúng, điều cần yếu là pháp lệnh làm đầu. Thực hành pháp lệnh là do trí tụê tài năng. Tài năng và không có tài năng là tố phận của mỗi người, đâu có thể giáo hoá được vậy”. Phạm Hoà Thượng gật đầu.
Hổ Khâu Kiến Văn.
279.- Hạt Đường nói: “kẻ sĩ học đạo, cần phải chính tâm làm đầu, vậy sau mới có thể chính mình và chính sự vật. Tâm đã chính thì an định được vạn vật. Ta chưa hề nghe thấy tâm đã trị mà thân lại loạn. Giáo pháp của Phật Tổ do từ bên trong mà kịp đến bên ngoài, từ gần đến xa. Mê hoặc thanh sắc ở bên ngoài là bệnh của tứ chi, vọng tình phát khởi ở trong là bệnh của tâm phúc. Ta chưa bao giờ thấy tâm đã chính mà không hay giáo hoá được người. Bởi lẽ, lấy nhất tâm làm cỗi gốc, vạn vật làm cành lá, nếu cỗi gốc khoẻ chắc thì cành lá tốt tươi, cỗi gốc khô gầy cành lá tất héo gãy. Người khéo học đạo, trước hết phải trị nơi nội tâm để chống lại ngoại vật, đừng có tham ngoại vật để hại nội tâm. Cho nên muốn dẫn đạo được vật điều cần thiết là ở chỗ tâm thanh tịnh. Muốn chính người tất nhiên trước phải chính mình. Nếu tâm đã chính, mình đã lập mà vạn vật không theo chỗ giáo hoá của mình, thì việc đó chưa từng có vậy”.
Thư gởi Nhan Thị Lang.[61]
280.- Giản Đường Cơ Hoà Thượng, trụ trì chùa Quản Sơn huyện Bà Dương đã gần hai mươi năm. Ngài chỉ ăn cơm gạo nếp, canh rau lê, dường như tuyệt ý nghĩ về đường vinh đạt. Một hôm ngài xuống núi, bên đường đi, nghe thấy tiếng khóc ai oán thảm thiết. Ngài động lòng trắc ẩn, liền tìm tới hỏi đầu đuôi sự việc, mới biết rõ, đó là một gia đình bị bệnh thương hàn, vừa chết mất hai người, nhưng vì nhà quá nghèo, nên không có tìm sắm đồ tẩm liệm. Ngài vội tới chợ mua áo quan để mai táng cho họ. Người trong làng thấy thế ai nấy đều cảm thán nghĩa cử của ngài không không ngớt. Quan Thị Lang Lý Công Thung Niên, nói với các sĩ đại phu rằng: “Làng tôi có Giản Đường Cơ lão sư là người nột tử có đạo, lại thêm lòng nhân huệ từ ái với mọi người, chùa Quản Sơn đâu phải là nơi cư trụ lâu dài của ngài vậy ư?”. Ông liền họp quan Khu Mật Uông Minh Viễn cùng các quan Tuần Phủ các quận để trình bày sự việc về quan Quận Thú đất Cửu Giang là Lâm Công Thúc Đạt, để đón ngài về trụ trì chùa Viên Thông, vì chùa này còn vắng ngôi chủ pháp, ngài Giản Đường nghe biết và thuận mệnh nói: “Đạo của ta sẽ được thực hành vậy”. Rồi ngài vui vẻ chống gậy tới nhậm chức trụ trì. Khi thăng toà thuyết pháp ngài nói:
“Viên Thông chẳng mở thuốc trường sinh,
Chỉ bán đầu mèo chết lại tanh.[62]
Vật ấy đâu hay suy tính được,
Nuốt rồi mình thấy nhẹ tênh tênh”.
Tất cả hai hàng Tăng tục nghe thấy thế ai nấy đều kinh dị. Pháp tịch của ngài nhân thế mà vang dội khắp nơi.
Lại Am Tập.[63]
281.- Giản Đường nói: “Người xưa tu thân trị tâm thì cùng với người cùng chung cái đạo đó. Dấy việc lập nghiệp thì cùng với người cùng chung cái công đó. Khi đạo đã thành, công đã hiển thì cùng với người cùng chung cái danh đó. Vậy nên đạo không có gì là chẳng sáng, công không có gì là chẳng thành, danh không có gì là chẳng vinh. Người đời nay thì không thế, họ chỉ chuyên cái đạo vị kỷ, chỉ sợ người ta hơn mình. Họ không biết theo điều thiện làm việc nghĩa để tự rộng. Chỉ chuyên đưa cái công về mình, không muốn người khác dự phần vào đó. Họ lại không biết dùng người hiền cùng kẻ tài năng để tự lớn mình. Vì thế, nên đạo không tránh khỏi sự che lấp, công không tránh khỏi sự tổn hại, danh không tránh khỏi sự nhục nhã. Đó là ba điều phân cách giữa người học đạo xưa và nay vậy”.282.- Giản Đường nói: “Người học đạo cũng như trồng cây. Cây vừa tốt mà đã chặt, chỉ để cung cấp làm củi. Cây sắp lớn mà đã chặt, chỉ có thể cung cấp làm rui mè. Cây hơi lớn mà đã chặt, chỉ có thể sung làm kèo cột. Cây đã già và lớn mới chặt thì có thể dùng làm xà nóc. Như vậy, há chẳng phải là dùng công xa rộng thì lợi đó cũng lớn vậy ư? Sở dĩ người xưa chỉ duy ở cái đạo đó cố nhiên là rộng lớn mà không chật hẹp, cái chí đó xa vời mà không thiển cận, coi lời nói đó cao thượng mà không thấp hèn. Tuy có lúc gặp phải thời thế dở dang, gặp lúc đói rét khốn cùng, hay dù phải vong thân nơi rừng núi, nhưng cái di phong dư liệt đó, cũng vẫn còn rạng rỡ suốt hàng trăm năm sau, người ta cũng vẫn còn lấy đó làm pháp tắc mà truyền trì. Trước đây, giả sử những người xưa chỉ coi đạo một cách chật hẹp để cầu chỗ tạm dung, chỉ lập chí một cách thiển cận để cầu hợp, phát ngôn một cách ty tiện để chuộng quyền thế, thì sự lợi ích đó chỉ vinh đạt ở một mình mình, đâu còn có ân huệ thấm nhuần phổ cập tới tận đời sau được”.
Thư gởi Lý Thị Lang.
283.- Tháng Tư niên hiệu Thuần Hy năm thứ 5 Giản Đường từ Cảnh Tinh Nham núi Thiên Thai lại trở lại chùa Ẩn Tĩnh. Quan Cấp Sử Ngô Công Phất đang ẩn dật đi dưỡng tuổi già ở Hưu Hưu Đường liền hoạ theo vần thơ của Đào Uyên Minh gồm 13 thiên để tiễn chân Giản Đường như sau:
1. Từ khi bạn núi rừng,
|
Tôi cùng đời cách xa.
|
Nhờ có thiện tri thức,
|
Đôi lúc tới thăm nhà.
|
Thân tôi, nói chuyện đạo,
|
Mến tôi, đọc Phật Đà.
|
Khi quay về trên núi,
|
Tôi cũng tiễn chân qua.
|
Thầy cho tôi thưởng thức,
|
Cơm rau vị đậm đà.
|
Thoát khỏi luỵ trần tục,
|
Muốn ở núi ngâm nga.
|
Núi này cao cao ngất,
|
Vượt cả Sơn Hải Đồ.[64]
|
Nhưng sánh cao đức thầy,
|
Núi này còn kém xa.
|
2. Tôi sinh trong hang núi,
|
Bốn mặt cao chênh vênh.
|
Có núi gọi Cảnh Tinh,
|
Muốn đến đã mấy lần.
|
Núi ấy thật kỳ tuyệt,
|
Mọi núi nhỏ quanh mình.
|
Lại có thầy làm chủ,
|
Nhị Diệu[65] khó tả tranh.
|
3. Nhà tôi hồ trên núi,
|
Nhìn ra toàn núi rừng.
|
So cảnh đẹp của thầy,
|
Bên tôi khó sánh cùng.
|
Mây toả xa ngàn dặm,
|
Suối biếc chảy không ngừng.
|
Tôi tuy vừa mới tới,
|
Ngũ Hồ cảnh sao bằng.
|
4. Bảy mươi lăm tuổi lẻ,
|
Tàn dương treo ngọn cây.
|
Ví rằng thân chưa mất,
|
Cũng chẳng được bao ngày.
|
Còn mong ở rừng núi,
|
Cùng thầy hưởng dư quang.
|
Cô vân vụt biến mất,
|
Gần xa thấy bàng hoàng.
|
5. Yêu núi là số phận,
|
Nợ tục cũng đáng thương.
|
Xưa coi Đương Đồ Quận,
|
Núi Ẩn Tĩnh đâu tường.
|
Khen thầy nay đi lại,
|
Lòng tôi thấy ngỡ ngàng.
|
Mong đừng đi lâu lắm,
|
Về thăm tôi năm tàn.
|
6. Tâm thầy như tro lạnh,
|
Hình vóc tựa cây khô.
|
Nột tử đều quy tụ,
|
Tựa vang dội hư vô.
|
Đoái tới thân trần cấu,
|
Nước đề hồ gội trong.
|
Xin thầy nêu đèn Phật,
|
Vì tôi rọi sáng lòng.
|
7. Lơ thơ cây trên núi,
|
Vào hạ bóng rợp trời.
|
Bao năm nơi lau sậy,
|
Tùng lâm nay sáng ngời.
|
Tôi mới cùng nột tử,
|
Cùng nghe tiếng hải trào.
|
Đời người nhiều tụ tán,
|
Ly biệt trạnh lòng đau.
|
8. Tôi cùng thầy đi lại,
|
Năm tháng tuy chưa lâu.
|
Coi như hai đại lão,
|
Phong lưu rất một màu.
|
Thầy ngồi yên trên núi,
|
Tôi góp gạo lo âu.
|
Giá thầy về đây sớm,
|
Vui này đậm mà sâu.
|
9. Kẻ học thiền nhộn nhịp,
|
Khom lưng chạy ngược xuôi.
|
Nói toàn chuyện cát đằng,[66]
|
Cậy ý si tuyệt vời.
|
Tìm bậc tôn đạo đức,
|
Như thầy được mấy người.
|
Nguyện truyền người thượng thặng,
|
Phái Lâm Tế sáng ngời.
|
10. Làng ta nhiều Tăng đồ,
|
Mông mênh như mây bể.
|
Đại Cơ[67] mất đã lâu,
|
Tiểu Cơ[68] còn tại thế.
|
Nhưng còn lại Nhất Sầm[69]
|
Hai vị tìm đâu dễ.
|
Đường đường hai lão thiền,
|
Người mong trong bốn bể.
|
11.Xưa không chức trụ trì,
|
Mà chỉ truyền pháp chỉ.
|
Ai ngộ được sắc không,
|
Liền vượt đường sinh tử.
|
Tăng hèn mờ bản lai,[70]
|
Hà biết Tây qui lý.[71]
|
Mua thiếp ngồi giường thiền,[72]
|
Phật pháp cậy đâu nhỉ.
|
12. Trong Tăng có cao Tăng,
|
Sĩ cũng có cao sĩ.
|
Tôi tuy chẳng là cao,
|
Tâm thô biết chế chỉ.
|
Thầy là người trong ấy,
|
Làm cao Tăng phải nghĩ.
|
May thay tôi cùng thầy,
|
Đều làm người hương lý.
|
13.Thầy ngôi cùng Hoà Thượng,
|
Tôi cùng cực tú tài.
|
Tâm nhẫn đều đã triệt,
|
Già rồi trở lại thôi.
|
Nay thầy tuy tạm biệt,
|
Suối, đá cũng bồi hồi.
|
Ứng duyên xong trở lại,
|
Thầy đâu nỡ bỏ tôi”.
|
“Bếp lò nguội ngắt khách ngồi không,
Tuyết tựa hoa Dương rụng năm cùng.
Áo vá chùm đầu châm thanh củi,
Biết đâu thân ở chốn tịch không”.
Bình sinh, ngài lấy đạo làm sở thích, không chạy theo vinh hoa danh lợi. Ngày nhận lời mời tới trụ trì chùa Viên Thông ở Lư Sơn, chỉ chống gậy tre đi dép cỏ mà tới. Những người thấy thế, ai nấy đều tỏ vẻ cung kính vui mừng. Quan Quận Thú đất Cửu Giang là Lâm Công Thúc Đạt khi thấy ngài cũng nói: “Đây là người trụ cột trong Phật Pháp”. Do đó tên ngài được trọng vọng khắp bốn phương. Chỗ đi hay tới của ngài thật đúng được như thể cách của tiền bối. Khi ngài mất, dù là những người hầu hạ sai khiến cũng đều thương tiếc ngài mà rơi lệ.287.- Quan Thị Lang Trương Công Hiếu Tường gởi thư nói với Diễn Trưởng lão chùa Phong Kiều rằng: “Các Tổ xưa kia, không có việc trụ trì. Khai tràng nhận môn đồ là một việc cưỡng bách bất đắc dĩ. Trong thời tượng pháp suy vi, đã phát sinh ra những thuyết thư: Các Tăng sĩ đưa đồ châu báu hối lộ quan liêu để mua bán chùa viện. Những việc này từ trước tới nay, tại nơi chùa Phong Kiều của ngài đây cũng thường xảy ra. Nơi xuất xứ của ngài ai ai cũng đều biết. Nhưng còn việc tương ứng đồng thời, con hát mẹ khen hay, để không ai chịu cố gắng hết sức mình, mà chỉ là những người có duyên thời ở, hết duyên thì đi. Nếu ngài để những người buôn bán Phật pháp như thế ở trong chốn ấy, thì chỉ là gây cho họ cái nghiệp địa ngục mà thôi. Vậy chẳng bằng chia tay nhau là tốt hơn vậy”.
.
289.- Linh Chi Chiếu[77] Hoà Thượng nói: “Gièm pha và chê bai cùng nghĩa vậy ư hay khác nghĩa vậy ư?”. Đáp: Gièm pha tất phải nhờ vào chê bai mà thành. Vì lẽ, có kẻ chỉ có chê bai mà không có gièm pha, chưa có kẻ gièm mà lại không chê bai. Ôi! Nơi xuất phát của sự gièm pha đầu mối là từ chỗ ghen ghét, sau trở thành tâm tin tưởng mỏng manh. Kẻ làm việc ấy tức là kẻ tiểu nhân, xiểm nịnh. Người đời xưa, có kẻ dốc lòng trung để giúp vua, hết lòng hiếu để thờ cha mẹ, mang điều nghĩa để kết bạn bè. Tuy có chỗ tương đắc giữa vua tôi, chỗ tương ái giữa cha con, chỗ tương thân giữa bạn bè. Nhưng một ngày nào đó nếu bị người ngoài gièm pha thì có thể lại sinh ra những sự việc nhìn nhau bằng hờn giận, sinh ẩu đả lẫn nhau, xua đuổi ly gián nhau, đưa đến chỗ coi nhau như quân thù hằn. Những việc này tuy ở ngay địa vị Thánh hiền xưa cũng khó thể tránh được. Song, những việc đó, có việc lúc mới xảy ra không thể biện minh được, nhưng mãi tới sau khi chết rồi mới sáng tỏ. Cũng có những việc sau khi chết rồi mà vẫn chưa biện minh và cho đến trọn cả những đời sau mà vẫn không thể làm cho sáng tỏ được. Những việc như thế rất nhiều không thể kể xiết được. Thầy Tử Du[78] nói: “Bầy tôi thờ vua mà can gián nhiều, ấy là nguyên nhân đem lại sự nhục nhã. Bạn bè mà khuyên can nhau nhiều, nhân thế cũng đem lại sự xa nhau”. Lời nói trên đây cốt để răn người đời tránh xa lời gièm pha thôi vậy. Ôi! Gièm pha cùng với chê bai, không thể không xét cho kỹ. Và như kinh sử cũng đã chép những điều đó rõ ràng. Người học giả xem đến những chỗ ấy, ai cũng biết nó là trái, thường thường chính thân mình cũng tự giam hãm ở miệng lưỡi kẻ gièm pha, uất ức đến chết mà không thể tự làm sáng tỏ được. Người như thế tất sẽ giận những người chấp nhận lời gièm pha là họ không biết xem xét, nên bị kẻ gièm pha nó xiểm nịnh ton hót! Dĩ chí có những bọn tiểu nhân đến trước mặt mình mà lại nói lời gièm pha ở những người khác thì mình lại nghe lời nói ấy cho là phải, như thế sao có thể bảo là người thông minh được ư? Vì lẽ, kẻ giỏi nói lời gièm pha, thì họ rất khéo léo, họ tranh đấu biện bạch, họ đón hợp ý người, họ ngăn che sự thật, khiến cho người nghe mịt mờ, như bị quỷ ếm, làm cho người ta đến suốt đời cũng không thể xét rõ được. Ngài Khổng Tử nói: “Lời gièm pha cũng như nước thấm nhuần, nghĩa là nó lặng lẽ từ từ tới không để cho người ta dự đoán mà biết. Tuy Tăng Sâm[79] là người con chí hiếu, thế nhưng người mẹ vẫn ngờ là con mình giết người. Tuy ở quán chợ đông người không phải là rừng rậm, mà người ta vẫn ngờ là trong chợ có hổ[80]. Vì khiến có những người họ không tin những việc như thế, thì đáng gọi họ là minh đạo quân tử vậy. Tôi vốn dĩ lấy sự ngu muội lười biếng, không thích xiểm nịnh xu phụ, để lừa dối làm đẹp lòng người, nên tôi bị nhiều người sàm báng. Tôi nghe biết chuyện đó, nhưng tôi tự trộm nghĩ rằng: Lời nói kẻ kia hẳn là đúng chăng? Nếu là đúng thì ta nên đổi lỗi sửa sai và như vậy người kia là thầy ta. Lời nói của kẻ hẳn là trái chăng? Nếu quả là trái thì cho kẻ kia chỉ là nói những lời nói không đâu mà thôi. Sao có thể hay làm nhơ được tâm tôi. Bởi thế tai tôi tuy có nghe mà miệng tôi chưa từng biện minh. Còn những kẻ sĩ, quân tử xét được hay không xét được là do ở tài năng trí thức của họ sáng suốt đó vậy. Tôi cần gì phải giải bày phải trái để mong cầu người ta biết rõ. Song nếu họ không biết được, thì mãi về sau này họ mới rõ được vậy ư? Hay ở đời sau mà sau họ mới rõ được vậy ư? Hay mãi đời này qua đời khác mà họ cũng vẫn chẳng rõ được vậy ư? Văn Trung Tử[81] nói: “Đem gì để tắt được sàm báng?” Đáp rằng: “Không cần biện minh”. Tôi rất ưa chuộng lời nói đó vậy”.291.- Lại Am nói: “Trong luật nói: “Tăng vật có bốn thứ: 1.Thường trụ thường trụ. 2.Thập phương thường trụ. 3.Hiện tiền thường trụ. 4.Thập phương hiện tiền thường trụ. Đã là vật của thường trụ thì không được xâm phạm vào một mảy may, vì tội ấy rất nặng. Bậc tiên thánh hậu thánh cũng đều đinh ninh khuyên răn. Thường thường những người nghe biết, nhưng vị tất đã hay tin. Và người đã tin cũng vị tất chịu làm theo. Sơn Tăng này hoặc đi ra ngoài, hoặc ở trong chùa, lúc nào cũng ghi lời răn ấy trong tâm khảm. Tuy thế còn sợ có chỗ chưa tới được, nên thuật bài kệ để tự cảnh rằng:
“Mười phương Tăng vật nặng như sơn,
Muôn kiếp ngàn đời dễ trả đền.
Lời Phật nói ra mà chẳng giữ,
Ngày kia ngục sắt chớ kêu oan.
Thân người khó được phải suy lường,
Thú vật sinh vô kiếp số trường.
Hạt gạo tham chi cho khổ cực.
Đền bù mất cả nửa năm lương”.
292.- Lại Am nói: “Kinh Niết Bàn chép: “Nếu có người nào nghe người nói kinh Đại Niết Bàn một câu hay một chữ, mà người đó không khởi ra tướng của chữ, không khởi ra tướng của câu, không khởi ra tướng nghe, không khởi ra tướng Phật, không khởi ra tướng nói, những người như thế, gọi là “Vô tướng tướng”. “Đạt Ma Đại Sư vượt biển tới Đông độ, ngài không lập ra văn tự, đó là làm sáng tỏ ý chỉ của Vô tướng, chứ không phải ngài tự đặt ra ý mới, hay lập riêng pháp môn nào khác. Đời gần đây, những người học đạo không liễu ngộ được ý đó, nên họ bảo rằng Thiền tôn là một pháp môn riêng biệt. Người lấy môn Thiền làm tôn thì lại chê môn “Giáo”. Người lấy môn “Giáo” làm tôn lại chê môn Thiền. Như vậy liền trở thành học thuyết của hai nhà, rồi trở nên tranh chấp chê bai lẫn nhau, kéo dài liên miên mãi không dứt. Ôi! Do nơi nghe hiểu nông cạn mà đưa đến như thế thì quả thật không phải là ngu cũng tức là cuồng, thật đáng thở dài mà than trách vậy”.
Toàn bộ gồm tất cả là 292 bài.
Thiền Lâm Bảo Huấn.
Quyển Thứ Tư
Hết.
[1] Trịnh Cư Sĩ.- Pháp tự của Đại Tụê Cảo Thiền Sư, cũng gọi là Trịnh Ngang Cư Sĩ.
[2] Nguyệt Đường.- Cũng gọi Nguyệt Đường Đạo Sương Thiền Sư, pháp tự của Tuyết Phong Tuệ Thiền Sư.
[3] Vưu Diên Chi.- Họ Vưu tên Mậu tự là Diên Chi hiệu là Toại Sơ Cư Sĩ tham đạo ở ngài Thuỷ Am Nhất Thiền Sư.
[4] Đạo của ta trở về Đông.- Trịnh Huyền đời nhà Hán thờ Mã Dong làm thầy, khi từ biệt thầy trở về nhà. Mã Dong nói: “Ngô đạo Đông hỹ”.
[5] Sáu bậc đại sĩ. Từ Minh Viên, Đại Ngu Chi, Lang Gia Bảo, Cốc Tuyền Đạo, Pháp Hoa Cử và Thiên Thắng Thái.
[6] Đầu Tử Thanh.- Pháp tự của Thuỷ Am Nhất Thiền Sư, đời thứ 17 phái Nam Nhạc.
[7] Chín bệ.- Dịch ở chữ cửu trùng, chỉ vào nhà vua.
[8] Hai câu này ý nói trò giỏi hơn thầy.
[9] Mười chức vụ đứng đầu.- 1.Tiền Đường Thủ Toạ, 2.Hậu Đường Thủ Toạ, 3. Thư Ký, 4. Tạng Chủ, 5. Tri Khách, 6. Đô Quản, 7. Giám Tự, 8. Phó Tự, 9. Duy Na, 10. Điển Toạ.
[10] Thuấn Hoà Thượng.- Cũng gọi là Tây Thiên Tuệ Thuấn, pháp tự của Tuyết Phong Diễn Thiền Sư.
[11] Diệu Trạm.- Tuyết Phong Tư Tuệ Diệu Trạm Thiền Sư, pháp tự của Pháp Vân Thiện Bản Thiền Sư.
[12] Kiến Viêm.- Niên hiệu Kiến Viêm vua Cao Tôn đời Tống.
[13] Mồng 3 tháng 3.- Dịch ở chữ Thượng Tỵ Nhật.
[14] Văn Thù Đạo.- Văn Thù Tâm Đạo Thiền Sư, pháp tự của Phật Giám Cần Thiền Sưb.
[15] Cổ nhân nói.- Người có tài gấp mười người gọi là Tuyển, gấp trăm người gọi là Tuấn, gấp ngàn người gọi là Anh, gấp vạn người gọi là Kiệt.
[16] Phong Huyệt.- Phong Huyệt Diên Chiếu Thiền Sư, pháp tự của Nam Viễn Tụê Ngu Thiền Sư, ngài đến đất Bạch Đinh giáo hoá nơi này tuy chỉ trong bảy năm trời mà nơi đây đã trở thành chốn tùng lâm có tên tuổi.
[17] Dược Sơn.- Dược Sơn Hoà Thượng khi ngài tới đất Phong Dương, thấy một miếng đất ở chân núi rất đẹp, liền khuyến hoá chủ đất xin lập một đạo tràng để toạ thiền nhưng vì những người quanh vùng không ưa, ngài liền vào chuồng bò ở nhà người khác toạ thiền, người chủ bất đắc dĩ đuổi bò ra ngoài rồi phóng hoả đốt chuồng bò đó, nhưng sau ngài lại ngồi toạ thiền ở trên nền chuồng bò. Quan Thái Thú nghe biết liền bán quả núi đó, và dành cho ngài một miếng đất để kiến thiết Am, sau cái am đó trở thành chùa Ngưu Lạn và biến thành một tùng lâm lớn.
[18] Thường Công.- Pháp Thường Thiền Sư núi Đại Mai. Lúc đầu ngài tham thiền ở Đại Tịch Thiền Sư và hỏi ngài Đại Tịch: “Thế nào là Phật”. Đại Tịch trả lời: “Tâm tức là Phật”. Thiền Sư liền đại ngộ và sau hoằng hoá ở núi Đại Mai, đồ chúng theo học rất đông đảo.
[19]Từ Minh.- Ngài Từ Minh chỉ lưu ngụ ở đất Kinh Sở một thời gian mà đồ chúng các nơi kéo về tham học rất đông.
[20] Thiên Hỷ.- Niên hiệu đời vua Chân Tôn.
[21] Tuyên Chính.- Niên hiệu đời vua Tống Hưng Tôn, lấy ở chữ Tuyên Hoà và Chính Hoà.
[22] Ninh Đạo.- Khai Phúc Đạo Ninh Thiền Sư, pháp tự Ngũ Tổ Diễn Thiền Sư.
[23] Thiệu Hưng.- Niên hiệu vua Cao Tôn đời Nam Tống.
[24] Chuyết Am.- Phật Chiếu Đắc Quang Thiền Sư, pháp tự của Đại Tụê Cảo Thiền Sư.
[25] Bảy nơi.- Hai tay, hai chân, hai vai, và đỉnh đầu.
[26] Ngu Doãn Văn.- Họ Ngu tên Doãn Văn, tên chữ là Bàn Phủ, có tài tho phú, đời vua Hiếu Tôn được phong làm Thừa Tướng.
[27] Y Doãn.- Họ Y tên Doãn ông lo Trung Quốc không có đấng vua hiền, than thân trách phận không thi thố được cái đạo của mình, liền ẩn thân cày ruộng ở núi Hữu Sần, vua Thang ba lần đến mời, bái phong làm quan Thừa Tướng.
[28] Lã Vọng.- Họ Khương, tên Thượng, tên chữ là Tử Nha, ông làm nghề câu cá bến Vị Thuỷ ở Bàn Khê huyện Bảo Kê. Sau được Chu Văn Vương phong chức Lã Hầu và ban tên hiệu là Thái Công Vọng.
[29] Hoa Giám Tự.- Tức Linh Nham Hoa Thiền Sư, pháp tự của Thái Bình Cần Thiền Sư.
[30] Hưng Hoá Phổ Am.- Viễn Châu Từ Hoá Phổ Am Ấp Tức Thiền Sư, pháp tự của Hoàng Long Trung Thiền Sư.
[31] Hồng Lão.- Tuỳ Châu, Đại Hồng Lão Nột Tử Chứng Thiền Sư, pháp tự của Đại Quy Quả Thiền Sư.
[32] Đoạn này phần đầu có ý tán thán ngài Diệu Hỷ, phần cuối e Diệu Hỷ bị thương khuyết vì trí tuệ kiến văn của Ngài quá sắc bén.
[33] Can Tương, Mạc Da.- Theo Ngô việt Xuân Thu, Can Tương, Mạc Da là hai danh kiếm. Can Tương người đất Ngô. Mạc Da là vợ của Can Tương. Can Tương làm kiếm. Mạc Da cắt tóc và móng tay của mình cho vào trong lò vàng sắt liền chảy thành kiếm. Kiếm dương gọi là Can Tương, kiếm âm gọi là Mạc Da. Vì đương thời Can Tương và Mạc Da là hai vợ chồng, và cũng là người đúc kiếm, nên kiếm hùng gọi là Can Tương, kiếm thư gọi là Mạc Da.
[34] Bốn bể.- Dịch ở chữ Tứ minh, có nghĩa là bốn bể ở Đông, Tây, Nam, Bắc.
[35] Chín nguồn.- Dịch ở chữ Cửu uyên, lòng sâu nhất dưới đáy biển có chín lần xoáy chuyển, nên gọi là chín nguồn.
[36] Tĩnh Không Trí Cận Thiền Sư, pháp tự của Phật Chiếu Quang Thiền Sư.
[37] Đoạn này ý nói bổn phận của người học đạo là phải tiến không lùi bước trước khó khăn, nhưng cũng không nên mong việc tốc thành và cấp tiến sẽ gặp nhiều là trở ngại mà có phương hại.
[38] Ba tuần.- Tiếng Phạn là Pàpi, Tàu dịch là ác ma. Thứ ma vương luôn luôn mong dứt hại tuệ căn của con người. Chúng xuất hiện ngăn cản đạo nghiệp khi Phật Thích Ca sắp thành đạo.
[39] Ăn cắp vàng ban ngày.- Truyện Liệt Tử nói: “Xưa kia có một người nước Tề thích có vàng. Một buổi sáng nọ, lén lấy trộm vàng rồi đi. Chủ tiệm vàng bắt giữ người đó lại và nói: “Tại sao trước mặt đám đông người như vầy, mà ngươi dám đánh cắp vàng?”. Người kia trả lời: “Khi tôi lấy vàng, tôi không thấy người nào cả, mà chỉ thấy vàng thôi”. Đại ý đoạn này răn những người tham lợi mà quên hết điều sỉ nhục chỉ biết có lợi mà quên mất cái hại.
[40] Nước Thượng chì của Thương Công.- Sử ký chép: “Phía Đông đất Lư Việt, có Ông Biển Thước họ Tần tên là Hoàn, người quận Bột Hải. Thiếu thời làm quản lý một nhà trọ, nhân có người khách tên là Tang Quân, thấy ông Biển Thước có tướng kỳ lạ độc đáo nên ông thường lui tới gặp gỡ. Sự tới lui như vậy đã hơn mười năm. Nhân lúc hôm Tang Quân mời Biển Thước cùng ngồi một nơi yên tĩnh và nói với Biển Thước: “Tôi có một phương thuốc gia truyền, nay tuổi đã già, tôi muốn truyền lại cho ông, nhưng ông không được tiết lậu cho ai”, Biển Thước kính cẩn vâng lời. Tang Quân liền lấy phong thuốc ở trong bọc ra trao cho Biển Thước mà bảo: “Ông hãy lấy nước Thượng chì mà uống thứ thuốc này, chỉ nội 21 ngày ông sẽ thấy được sự vật”. Tang Quân liền lấy hết thuốc trao cho Biển Thước rồi bỗng nhiên biến mất. Biển Thước theo đúng như lời dạy và uống trong vòng 21 ngày, quả nhiên Biển Thước trông thấy rõ được người ngoài bức tường và sau đó ông coi bệnh cho bệnh nhân, ông thấy suốt được cả chỗ trưng kết ngũ tạng. Vì thế ông nổi danh về tài chẩn mạch, và là một danh y lúc đương thời”. Chú: Nước Thượng chì là thứ nước hạt móc ban đêm còn đọng ở trên lá trúc cành cây chưa rơi xuống mặt đất.
[41] Nhiên Thị Giả. Khả Am Nhiên Thiền Sư, pháp tự của Đại Tụê Cảo Thiền Sư.
[42] Mật Am Kiệt.- Tú Minh Thiên Đồng Mật Am Hàm Kiệt Thiền Sư, pháp tự của Ứng Am Hoà Thiền Sư đời thứ 17 phái Nam Nhạc.
[43] Thi Ty Gián.- Hoặc có tên là Thi Sư Mặc người đời Tống.
[44] Ngộ Thủ Toạ.- Linh Ẩn Tiếu Am, Liễu Ngộ Thiền Sư, pháp tự của Mật Am Kiệt Thiền Sư. Công việc của người làm ngói, trước hết nặn theo hình tròn, rồi bửa hình làm bốn, thì ngói trở thành vuông, bửa hình tròn mà làm hình vuông, hợp hình vuông mà làm hình tròn, tượng trưng cho nghĩa hàm dung khoan dụ vậy.
[45] Nhạc Hoà Thượng.- Linh Ẩn Tùng Nguyên Sùng Nhạc Thiền Sư, pháp tự của Mật Am Kiệt Thiền Sư.
[46] Ngu Cự Tuệ Thiền Sư, pháp tự của Huân Thạch Thiền Sư.
[47] Phổ Từ.- Tuyết Phong Sùng Thánh Phổ Từ Uẩn Văn Thiền Sư, pháp tự của Kính Sơn Cảo Thiền Sư.
[48] Đại ý đoạn này nói, người học đạo giữ được ý chí thuần nhất thì không quản ngại chi sự khen chê huỷ báng.
[49] Hoặc Am.- Hoặc Am Thiền Sư, pháp tự của Hộ Quách Cảnh Nguyên Thiền Sư.
[50] Đoạn này cốt để minh thị bậc tri thức có đủ tuệ nhãn thì chỉ cần một lời hay nói nửa câu cũng đủ để làm cơ duyên liễu ngộ.
[51] Bàng Mã Tuyển Phật Tụng.- Bàng Cư Sĩ có tới tham học ở hai ngài Mã Tổ và Thạch Đầu. Một hôm Bàng Cư Sĩ hỏi ngài Mã Tổ: “Người không cùng muôn pháp làm bạn là người thế nào?”. Mã Tổ trả lời: “Đợi tới khi nào ông uống một ngụm nước hết cả sông Giang Tây, ta sẽ nói cho ông hay?”. Bàng Cư Sĩ đại ngộ, và trình bài kệ:
“Mười phương cùng tụ hội
Mọi người học vô vi.
Đó là Tuyển Phật Tràng,
Tâm không trúng tuyển về”.
“Mười phương cùng tụ hội
Mọi người học vô vi.
Đó là Tuyển Phật Tràng,
Tâm không trúng tuyển về”.
[52] Tiền Công.- Tên là Tiền Tượng Tiên, tên chữ là Tư Nguyên, người đất Tô Châu.
[53] Treo đầu dê bán thịt chó.- Bạch Vân Đoan Thiền Sư một hôm ở trong trượng thất có nhắc đến bài thị chúng của Vân Môn, trong đại chúng đều không ai khế ngộ, nên đem hỏi ngài Ngũ Tổ Diễn. Ngài trả lời: “Đó là chuyện treo đầu dê bán thịt chó”.
[54] Đại ý đoạn này chỉ rõ cách trọng vọng người xưa có tài đức.
[55] Hạt Đường.- Linh Ẩn Hạt Đường Tụê Viễn Thiền Sư, pháp tự của Viên Ngộ Cần Thiền Sư.
[56] Càn Đạo.- Niên hiệu đời vua Hiếu Tôn nhà Nam Tống.
[57] Đại ý đoạn này trình bày về cách dùng chỗ vi diệu của cổ nhân để khen chê hoá độ.
[58] Viên Cực.- Ẩn Tĩnh Viên Cực Ngạn Sầm Thiền Sư, pháp tự của Vân Cư Như Thiền Sư.
[59] Câu này ý nói công đức lớn lao của Hoặc Am ví như hư không, khó thể đem bút nào mà diễn tả hết được.
[60] Tĩnh Nam Đường.- Nam Đường Nguyên Tĩnh Thiền Sư chùa Đại Tuỳ, pháp tự của Ngũ Tổ Diễn Thiền Sư.
[61] Người triều nhà Tống, tên là Nhan Kỳ Phục, tên chữ là Di Trọng, theo học ở Lã Vinh Công, làm chức quan Thị Lang.
[62] Đầu mèo chết.- Vật này vốn dĩ khi đã chết thì tanh hôi lạ thường, nhưng đây lại cốt để tỷ dụ cho sự việc quí báu để hướng thượng.
[63] Lại Am.- Lại Am Dĩnh Nhu Thiền Sư, pháp tự của Kỉnh Sơn Cảo Thiền Sư.
[64] Sơn Hải Đồ.- Đào Uyên Minh sau khi đọc xong Sơn Hải Đồ Kinh, có làm 13 bài thơ để diễn tả nội dung của kinh đó. Sơn Hải Đồ, là bản đồ vẽ núi và bể phụ thuộc trong Sơn Hải Đồ Kinh. Kinh này được thành lập ra đều bởi trí óc không tưởng ở thời đại Thần Tiên. Quách Phát đời Tấn có làm bài tán “Sơn Hải Kinh Đồ”.
[65] Nhị Diệu.- Tên là Vệ Quán, tên chữ là Bá Ngọc, người An Ấp tỉnh Hà Đông, học vấn uyên bác, có tài văn nghệ, và có tên hiệu là Nhị Diệu. Tài miêu tả như Nhị Diệu cũng khó mà tả hết được cảnh đẹp của núi Cảnh Tinh.
[66] Cát Đằng.- Dây leo. Phàm nói đến sự việc gì cứ quanh co không rõ ràng thì đó gọi là chuyện cát đằng.
[67] Đại Cơ.- trong Cơ Minh Cơ Thiền Sư, pháp tự của Huyền Sa Bị Thiền Sư.
[68] Tiểu Cơ.- Giản Đường Hành Cơ Thiền Sư.
[69] Nhất Sầm.- Viên Cực Ngạn Sầm Thiền Sư.
[70] Bản Lai.- Bản lai diện mục, chỉ cho Phật tính, chân tâm.
[71] Tây qui lý.- Nhân duyên ngài Đạt Ma sách chiếc giày trở về Tây Trúc.
[72] Mua thiếp ngồi giường thiền.- Như đem thơ mua chùa làm trụ trì, hay mua cầu sự vinh hoa quyền quý, hoặc mua chuộc người ngồi trên giường thiền nói chuyện đạo.
[73] Cao Thị Giả.- Vân Phong Diệu Cao Thiền Sư, pháp tự của Văn Yển Khê Thiền Sư.
[74] Chùa Hàn Sơn trước kia có tên là Phong Kiều.
[75] Từ Thụ Thâm.- Tuệ Lâm Từ Thụ Hoài Thâm Thiền Sư, pháp tự của Trường Lư Sùng Tín Thiền Sư.
[76] Kính Sơn Nột.- Kính Sơn Diệu Không Trí Nột Thiền Sư, pháp tự của Trường lư Tín Thiền Sư.
[77] Linh Chí Chiếu.- Viên Chiếu Thiền Sư chùa Linh Chi tên chữ là Trạm Nhiên, pháp tự Không Tướng.
[78] Tử Du.- Tử Du đệ tử ngài Khổng Tử, tên là Uyển, tên chữ là Tử Du.
[79] Tăng Sâm.- Họ Tăng tên là Sâm, tên chữ là Tử Du, đệ tử ngài Khổng Tử. Cam Mậu đời Tần nói: “Nước Lỗ cũng có người tên là Tăng Sâm giết người. Có người đến nói với mẹ ngài Tăng Sâm: “Con bà giết người!”. Mẹ thầy Tăng Sâm nói: “Con ta là người hiếu thảo không bao giờ giết người”. Trả lời xong bà vẫn ngồi yên dệt vải. Lát sau lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”, bà vẫn thản nhiên. Sau đó lại có người thứ ba tới nói với bà. Bà liền quăng con thoi trèo tường mà chạy.
[80] Trong chợ có hổ.- Hàn Tử nói: “Bằng Công Thái Tử Chất ở Hàm Đan, bảo Nguỵ Vương rằng: “Hôm nay có một người nói trong chợ có hổ. Đại Vương nói: “Không có”. Người thứ hai nói vua có tin chăng? Vua nói: “Không tin”. Người thứ ba nói có hổ vua có tin chăng? Vua nói: “Quả nhân tin lời nói đó”. Bằng Công nói: “Trong chợ không có hổ thì rõ lắm vậy. Nhưng ba người nói trong chợ có hổ vua đã tin vậy, vậy lời nói sàm nịnh phải cẩn thận chớ nên tin vội, xin vua phải xét cho rõ. Vua rất mừng.
[81] Văn Trung Tử.- Họ Vương tên Thông, tên chữ là Trọng Yêm, người đất Lạc Dương sau khi mất môn nhân đặt tên hiệu cho ông là Văn Trung Tử.
[82] Lại Am Khu.- Lại Am Đạo Khu Thiền Sư chùa Linh Ẩn, pháp tự của Đạo Tràng Cư Tuệ Thiền Sư.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.5/8/2013.THICH NU CHAN TANH.MHDT.
No comments:
Post a Comment