Chương II-a
BỐN NIỆM XỨ(Caṭṭāra-satipaṭṭhāna)
Theo Aṭṭhakaṭhā, kinh Ðại Niệm-xứ được đức Phật thuyết ở trong rừng, thuộc thị trấn Kamma saddhamma. Ðức Phật dạy chư tỳ-khưu rằng: "Ðây là con đường duy nhất (ekayāna magga)"
Trước tiên nên giải thích một số ý như sau:
Sở dĩ Ðức Thế-tôn thuyết kinh Ðại Niệm-xứ ở xứ Kuru vì:
1- Người xứ Kuru nhờ khí-hậu tươi tốt nên khỏe mạnh tráng kiện, tâm tính cởi mở vui vẽ.
Ngoài kinh Ðại Niệm-xứ (Mahā saṭipaṭṭhāna suṭṭa) ra, đức Phật còn thuyết kinh Ðại-duyên (Mahā nidāna suṭṭa) ở Trường-bộ kinh (Dīghanikāya).
Trong Trung-bộ kinh (Majjhimanikāya) có năm bài do Ðức Phật thuyết ở xứ Kuru:
a) Sarapama suṭṭa (ví dụ lõi cây).2- Hàng tứ chúng (tỳ-khưu, tỳ-khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ) ở xứ Kuru thường tu-tập tứ Niệm-xứ, tôi tớ, người làm công... thường nói chuyện với nhau về những vấn đề liên-hệ đến Niệm-xứ, thậm chí đến con két Suvapoṭaka ở chung với các tỳ-khưu ni cũng tu-tập Niệm-xứ.
b) Rukkhūpama suṭṭa (ví dụ cái cây).
c) Raṭṭhapāla suṭṭa (kinh Raṭṭhapāla).
d) Māgandiya suṭṭa.
e) Āneñjāsappāya suṭṭa (kinh Bất-động lợi-ích).
"Ekayāna magga... ... (con đường duy nhất). Gọi là con đường duy nhất do bốn ý-nghĩa.
a) Là con đường được bậc duy nhất là đức Phật làm hiển-lộ bằng chính trí-tuệ của Ngài, không nương dựa vào trí-tuệ của người khác.
b) Là con đường xuất phát từ một nơi, đến một nơi duy nhất. Tức là: Niệm-xứ chỉ có trong Phật-giáo, đồng thời dẫn đến Níp-bàn, là nơi an-vui tuyệt đối.
c) Là con đường đi của chính một người, nghĩa là phải bỏ sự quần tụ để độc cư hành-đạo.
d) Con đường bậc Thánh đã đi qua, chỉ đến một nơi duy nhất là Níp-bàn, nói cách khác: tứ Niệm-xứ là con đường duy nhất thành tựu bậc Thánh.
Chính Niệm-xứ là khởi đầu của đạo-lộ giải-thoát, bốn Chánh-cần, bốn Như-ý-túc, năm Quyền, năm Lực, bảy Giác-chi là khoảng giữa con đường và tám Chi-đạo là chặng đường cuối cùng.
Con đường này là đạo lộ hiệp-thế (lokiyamagga), chẳng phải là đạo-lộ siêu-thế (lokuṭṭaramagga) trọn vẹn, nghĩa là tám Chi-đạo là giai-đoạn chuyển tiếp từ hiệp-thế sang siêu-thế.
Nên lưu ý: "bốn Niệm-xứ con đường duy nhất" ấy, là con đường hiệp-thế, sở dĩ gọi là Thánh-đạo tám ngành (ariya aṭṭhaṅgika magga), vì đó là con đường có tám chi.
Thời trước, các đại trưởng-lão tranh biện nhau về vấn đề này, có vị bảo rằng đó là siêu-thế đạo, vị khác cho là hiệp-thế đạo.
Trưởng-lão tam tạng Culla-sumana (Tiểu thiện-ý) cho là hổn-hợp đạo (missakamagga) tức là con đường bao gồm hiệp-thế lẫn siêu-thế, đệ tử của Ngài là trưởng-lão tam tạng Cullanāga (Tiểu-long) bảo rằng:
"Bốn Niệm-xứ là con đường khởi đầu, tức là hiệp-thế đạo".
Về sau, trưởng-lão Culla-sumana chiêm nghiệm kỹ kinh Mahā saṭipaṭṭhāna từ đầu đến cuối, nắm vững ý-nghĩa đoạn cuối bài kinh là: "Này chư tỳ-khưu! Người nào tu-tập về bốn Niệm-xứ trong bảy năm, vị ấy có thể chứng đạt quả Ứng-cúng hoặc Bất-hoàn (anāgāmi) ...".
Trưởng-lão Culla-sumana tuyên bố rằng: "Ðây không phải là siêu-thế đạo, vì siêu-thế đạo khi sanh lên là đắc quả ngay, không thể an-trú đến bảy năm được".
Vào sáng hôm sau, Ngài thông báo: "Hoan-hỷ tán đồng với ý kiến của trưởng-lão Cullanāga".
Trưởng-lão Cullanāga suy nghĩ: "Thầy ta là bậc lão thông tam tạng pháp-học, chỉ sơ suất nên có sự lầm lẫn như thế, trong tương-lai vấn đề nầy sẽ phát-sanh nhiều lầm lẫn tai hại hơn nữa, vậy ta phải chặn đứng mầm nguy hại này ngay bây giờ".
Thế rồi, Ngài Cullanāga thuyết-giảng thích-hợp dẫn chứng từ các bài kinh khác, làm nổi bật ý-nghĩa "bốn Niệm-xứ là con đường hiệp-thế".
Vì sao Ðức Thế-tôn thuyết bốn Niệm-xứ là giai-đoạn khởi đầu lại nhấn mạnh "ekayāna magga"?.
Tuy chỉ là giai-đoạn khởi đầu, nhưng là sự khởi đầu quan trọng của bảy chặng (bảy nhóm trợ-đạo), người tinh-tấn đi theo đường này sẽ đạt đến siêu-thế pháp (là Ðạo-quả siêu-thế và Níp-bàn).
Ngài nhấn mạnh rằng: "ekayāna magga" để chúng-sanh-khởi tinh-cần học, thọ-trì và thực-hành pháp môn này.
Ví như người bán vải quí kampala, trình-bày giá trị vải quí kampala rằng: "đây là loại vải quí, mịn, nhuyễn, có giá trị lớn ...". Bấy giờ người có đủ tiền sẽ mua dùng, người không đủ tiền cũng muốn ngắm xem.
Chữ saṭi paṭṭhāna được giải thích như sau:
Bhusaṃ ṭiṭṭhāṭī’ṭi = paṭṭhānaṃ. Nơì được trú-vững chắc, gọi là xứ.Saṭi eva paṭṭhānaṃ = saṭipaṭṭhānaṃ. Ghi nhớ nơi xứ ấy gọi là Niệm-xứ.
Có bốn Niệm-xứ là:
- Kāyanupassanā saṭipaṭṭhāna (tùy-quán thân trong thân).
Kāya + anu + passanā = Kāyanupassanā.
- Vedanānupassanā saṭipaṭṭhāna (tùy-quán thọ trong thọ).
Vedanā + anu +passanā = Vedanānupassanā.
- Cittànupassanà satipaṭṭhàna (tùy-quán tâm trong tâm).
Ciṭṭa + anu + passanā = Ciṭṭānupassanā.
- Dhammānupassanā saṭipaṭṭhāna (tùy-quán pháp trong pháp).Dhamma + anu + passanā = Dhammānupassanā.
* Tùy-quán thân Niệm-xứ là niệm được an-trú vững-chắc trên các pháp về thân, như sự thở vô, thở ra, đại oai-nghi... Niệm là sự ghi nhớ khi gặp cảnh, mà cảnh có rất nhiều nên niệm có rất nhiều.
Ðức Thế-tôn thuyết Niệm-xứ có bốn là vì:
- Trong cảnh có rất nhiều, nhưng chỉ bao gồm hai loại là sắc cảnh và danh cảnh.
Cảnh lại phân theo thô cảnh và tế cảnh. Do cảnh có nhiều nên niệm cũng có nhiều, nhưng điều quan trọng là tập trung niệm vào một nơi duy nhất, để hướng đến nơi độc nhất là Níp-bàn.
- Sở dĩ, Ðức Thế-tôn thuyết Niệm-xứ có bốn không hơn không kém, do ba ý-nghĩa:
(1) Thích-hợp với khả-năng đoạn trừ cấu uế.
Chúng-sanh tuy có tích lũy phước báu ba-la-mật, nhưng trong quá trình sinh tử dài vô tận, cũng huân tập không ít phiền-não, cấu uế.
Trong Aṅguṭṭara-nikāya, đức Phật có dạy: - Có bốn tướng-trạng của pháp điên-đảo -lầm-lẩn (vipallāsa dhamma). Ðó là:
Cái gì không tốt đẹp cho là tốt đẹp.Chính những pháp điên-đảo này ngăn chặn đạo-lộ giải-thoát, nguyên-nhân chủ yếu chính là ái-dục và tri-kiến sai lệch.
Cái gì thay đổi biến hoại cho là thường.
Cái gì đau-khổ cho là lạc.
Cái gì trống rỗng (suññaṭa) lại cho là ngã (aṭṭa).
Ðây là phiền-não cấu uế quan-trọng nhất, nó lôi kéo chúng-sanh trôi lăn trong luân-hồi, đồng thời tạo ra những chướng-ngại pháp để ngăn lối đến nơi giải-thoát khổ. Do đó, đối với chúng-sanh có ái-dục nặng sẽ lầm lẫn trong nhận-định: Ðiều không tốt đẹp cho là tốt đẹp. đức Phật Ngài dạy "niệm thân trong thân" để đánh tan sự tưởng lầm xinh đẹp trong những gì không xinh đẹp.
Ðối với chúng-sanh có ái-dục nhẹ, luôn tìm kiếm những lạc thú để hưởng-thụ, đức Phật Ngài dạy "niệm thọ trong thọ" để trừ đi ảo tưởng lạc (tức là nhận-thức được tướng-trạng khổ của pháp hữu-vi).
Ðối với chúng-sanh có tri-kiến lệch lạc, thiên về thường-hằng nặng, đức Phật dạy "niệm tâm trong tâm", để loại trừ ảo tưởng thường hằng, tức là giúp người hành-đạo thấy rõ tính không bền-vững, sanh sanh diệt diệt trong thời gian cực ngắn của pháp hữu-vi.
Ðối với chúng-sanh có tri-kiến về một chân ngã thường-hằng, Ngài dạy "niệm pháp trong pháp" để thấy rõ các pháp-hành đều không có cốt lõi, là rỗng không, để diệt trừ ảo tưởng về cái ngã.
(2) Thích-hợp với người đáng chỉ dẫn (Neyya).
Mặt khác, xét về mức độ tích lũy phước ba-la-mật, chủ yếu là Chỉ-tịnh và Minh-quán. Ðức Sārīpuṭṭa có dạy trong kinh Thập-thượng (Dasuṭṭara suṭṭanṭa) ở Trường-bộ kinh rằng: "Có hai pháp cần tu-tập, đó là: Chỉ và Quán".
Những hành-giả tích lũy phước báu ba-la-mật, cần phải tu-tập thiền Chỉ hay thiền Quán, đó là hai pháp giúp cho trí ba-la-mật già mạnh.
Người có Chỉ-tịnh yếu, đức Phật dạy "niệm thân trong thân".
Người có Chỉ-tịnh già mạnh, đức Phật dạy "niệm thọ trong thọ".
Người có phước độ Minh-quán còn non, đức Phật dạy tu-tập "niệm tâm trong tâm".
Người có phước độ Minh-quán già mạnh, đức Phật dạy tu-tập "niệm pháp trong pháp".
(3) Thích-hợp với điều ví dụ.
Tức là ví như có một thành phố xinh đẹp, an lạc, có lâu đài bảy báu, có bốn cửa đông, tây, nam, bắc. Người từ bốn hướng đến, đi qua cửa thành nào cũng có thể vào tận lâu đài được. Như thế nào, cũng vậy mỗi pháp quán niệm thân, thọ, tâm, pháp đều có thể dẫn đến Níp-bàn.
Hành trang mang theo của hành-giả tiến hành tu-tập niệm-xứ là: tinh-cần (āṭāpi), tỉnh-giác (sampajāna -biết rõ) và niệm (saṭi -chú tâm).
Tùy-quán Thân Trong Thân
Trong bốn pháp niệm-xứ, nếu sự chú tâm được an-trú vững-chắc một phần nơi thân, như sự thở ra, thở vào chẳng hạn, được xem như tương đương với sự chú tâm an-trụ vững-chắc trong các pháp thọ -tâm -pháp. Ðiều này tùy thuộc vào khả-năng hướng tâm vào cảnh (đối tượng) đang hiện khởi theo ý hành-giả.
Trước khi tiến hành "quán thân niệm-xứ", hành-giả cần thiết lập vững-chắc nền-tảng "trú niệm", tức là sự ghi nhớ (niệm) "được an-trú vững-chắc" vào một đối-tượng (đề mục).
Ðiều này rất quan trọng, vì đây là giai-đoạn tâm-tịnh (citta visuddhi), là nền-tảng cho sự quán-xét.
Ví như người đứng vững-chắc trên đài quan sát, có thể nhìn thấy được mọi vật xung quanh, nhìn thấy những người qua lại rõ ràng; trái lại, nếu đứng không vững vàng, lại ở nơi thấp sẽ không thấy rõ mọi vật. Cũng vậy, thiền Quán nhằm mục-đích thấy được sự sinh-diệt của danh-sắc, làm lộ rõ ba tướng vô-thường, khổ, vô-ngã.
Niệm "được an-trú vững-chắc" nghĩa là: Nếu hành-giả chú tâm vào hơi thở ra, hơi thở vào chẳng hạn với ý muốn một giờ, thì sự chú niệm ấy được một giờ, muốn hai giờ thì được hai giờ.
Sự an-trú niệm vững-chắc có được là do năng-lực của chi-thiền tầm (viṭakka), nếu tầm (viṭakka) bất lực, sự gắn liền của niệm với đề mục không còn khắn khít, sự chú ý sẽ ra khỏi đề mục.
Tại sao phải an-trú tâm vững-chắc vào đề mục?.
Vì đây là điều cần thiết để thâu nhiếp và kiểm-soát sáu loại thức (nhãn-thức, nhĩ-thức, tỷ-thức, thiệt-thức, thân-thức và ý-thức) không cho chúng phóng túng cuồng loạn trong các cảnh trần.
Khi một trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) tiếp xúc với một trong sáu trần-cảnh (sắc, thinh, khí, vị, xúc và pháp) tâm sẽ bị cuốn hút theo cảnh trần ấy, không thể định hướng được.
Ví như: một người điên, không thể kiểm-soát tâm chính mình, thậm chí đến giờ ăn y cũng không biết, cứ đi lang thang từ nơi này sang nơi kia không có mục-đích chi cả. Cũng vậy, tâm bị cảnh trần cuốn hút cũng như thế.
Người thân của y tìm gặp y, mang y về nhà cho ăn cơm, nhưng y chỉ ăn được vài miếng vật-thực, lại hất tung đĩa vật-thực rồi bỏ đi lang thang. Như vậy, y không thể no dạ, không thể kiểm-soát tâm mình dù chỉ là thời gian ngắn ngủi để dùng vật-thực.
Khi nói chuyện, y cũng không thể nói trọn vẹn ý-nghĩa của một câu, phần đầu, phần giữa, phần cuối không liên-hệ chi với nhau và chẳng mang ý-nghĩa gì rõ rệt.
Một người điên như thế chẳng làm gì có lợi-ích trong thế-gian. Tuy y vẫn mang hình-thức là một con người, nhưng người ta xem như "không có y trong thế-gian".
Nếu may mắn, y gặp vị lương y giỏi, hoan-hỷ chữa trị. Y sẽ tỉnh táo, khi lành bệnh rồi, y có thể kiểm-soát tâm trí mình, ăn uống no dạ, nói năng mạch lạc, làm được những việc hữu-ích. Bấy giờ, anh được mọi người thừa nhận "thật sự có giá trị một con người".
Trong thế-gian, có nhiều người không phải điên, là một người bình thường như bao người khác, chỉ vì không biết kiểm-soát tâm bằng thiền Chỉ hay thiền Quán, lại giống như người điên trong ví dụ trên.
Những người này không nhận thấy tâm mình chạy lang thang từ chỗ này sang chỗ nọ, không có mục-đích nhất định.
Khi lễ Phật hay niệm tưởng ân-đức Phật, tâm không an-trú vào những ân-đức ấy, chỉ thấy tâm chạy theo những ảo tưởng mông lung, chí đến bài kinh ân-đức Phật "Iṭipiso ... ... bhagavāṭi" cũng không thể tụng trọn vẹn, lúc nhớ lúc quên. Tựa như người điên ăn vài miếng vật-thực lại ném tung đĩa vật-thực.
Hay tựa như người có bệnh sợ nước, tuy môi khô đắng vì khát nước, nhưng khi gặp hồ nước mát trong ngọt lại sợ-hãi bỏ chạy trốn.
Hoặc giống như người bệnh nặng phải ăn kiêng, được người dọn phần ăn có nhiều vị thuốc để chữa bệnh, y lại thấy chua cay, đắng, khi ăn vào không thể nuốt được phải khạc nhổ ra.
Những điều này ví như người không thể an-trú niệm trong ân-đức Phật cho có kết quả, dù rằng thời gian tụng kinh ân-đức Phật ngắn ngủi, chỉ năm mười phút.
Nếu không an-trú niệm vững, dù tụng "Iṭipiso...", khi tâm phóng đi, bài kinh bị gián đoạn, họ tụng lại từ đầu, rồi lại gián đoạn. Như thế, dù có tụng suốt ngày, suốt tháng, hoặc suốt năm bài kinh ấy vẫn không thể tụng xong.
Chỉ khi nào người này cố-gắng chú niệm, bài kinh sẽ hoàn tất trong thời gian ngắn cần thiết.
Hiện nay, người ta tụng hết bài kinh là do thuộc lòng, nhưng cũng chỉ tụng suông theo thói quen, trong lúc tụng tâm trí vẫn lang thang theo cảnh trần mông lung.
Vào ngày lễ Bố-tát, nhiều người khởi ý-niệm vào chùa thọ giới, sám hối, nghe pháp, hoặc tìm nơi thanh vắng để quán tưởng ân-đức Tam-bảo. Thế nhưng, họ lại đi đến bạn bè, tìm đến những nơi vui chơi, đó là do tâm chạy theo những dấy động của cảnh trần và họ không có sự điều-phục, chế-ngự tâm.
Những điều ấy chẳng khác gì "người điên đang làm phước", chẳng khác gì hình ảnh người điên nắm trong tay số tiền, đem cho người này, người kia mà y chẳng biết chi cả.
Có Phật ngôn rằng:
"Pāpasmiṃ ramaṭi mano - Tâm hằng vui thích trong điều ác". (Pháp cú 116).
Lẽ thường, nước từ cao đổ xuống thấp, cũng vậy: Tâm không kiểm-soát tự-nhiên hướng về điều ác.
Người không kiểm-soát tâm, cũng ví như người lái thuyền không biết điều khiển bánh lái thuyền trên dòng sông nước chảy xiết, y để mặc cho thuyền thuận trôi theo dòng nước, trên thuyền là những hàng hóa có giá trị để bán ở những thị-trấn vùng hạ-lưu sông.
Con thuyền trôi theo dòng nước, có lúc băng qua những đoạn sông nhiều ghềnh đá, rừng rậm không có chỗ an-toàn để thả neo, có lúc băng qua những làng mạc châu quận có bến đậu, nhưng vì đêm tối nên người lái thuyền không thấy bến đậu và con thuyền lại trôi xuôi theo dòng.
Rồi lại đến khúc sông có làng mạc, châu quận, có bến đổ vào lúc ban ngày, nhưng vì người lái thuyền không thể điều khiển bánh lái thuyền để ghé vào bến đổ, nên không thể lên bờ đi vào thị trấn. Thế là, con thuyền tiếp tục trôi xuôi theo dòng nước, cho đến khi đi vào đại dương rộng lớn.
Dòng luân-hồi dài vô tận ví như dòng nước chảy xiết, chúng-sanh không có sự kiểm-soát tâm ví như người chủ thuyền không thể điều khiển bánh lái, trên thuyền có hàng hoá giá trị ví như được sanh làm người, tâm ví như bánh lái thuyền, chiếc thuyền ví như danh-sắc.
Thuyền trôi qua những khúc sông đầy ghềnh đá, rừng rậm ví như chúng-sanh trôi lăn trong sanh tử vào thời kiếp không (suññaṭakappa) là những kiếp trái đất không vị Chánh-đẳng-giác xuất hiện, hay trong những thời không có Giáo-pháp Ðức Chánh-đẳng-giác. Có lúc chúng-sanh sanh vào thời có Ðức Chánh-giác hiện khởi nhưng không gặp được giáo-pháp của Ngài, vì bị rơi vào một trong tám điều bất lợi, cũng ví như khúc sông có làng mạc, có bến đổ nhưng vì là ban đêm nên người chủ thuyền không thấy, không biết.
Vào lúc khác, chúng-sanh này được sanh làm người, chư-thiên, phạm-thiên, gặp được giáo-pháp của đức Phật, nhưng không đạt được đạo-quả giải-thoát, chỉ vì không thể kiểm-soát tâm. Cũng ví như người chủ thuyền không thể điều khiển bánh lái thuyền đi vào bến đổ, để lên bờ an-toàn.
Ðã không có tinh-tấn chế-ngự tâm, tất nhiên dẫn đến không cố-gắng hành pháp Chỉ hay Quán về bốn Niệm-xứ.
Thế là, chúng-sanh này lại lăn trôi theo dòng nước luân-hồi, hoà nhập vào bể khổ trùng khơi.
Ðây là khuynh-hướng đi lang thang trong chuỗi dài luân-hồi vô tận của chúng-sanh không thực-hành bốn Niệm-xứ, hay không tinh-tấn hành bốn Niệm-xứ, mặc dù họ biết rõ pháp môn này.
Trong thời-kỳ có giáo-pháp của đức Phật, chúng-sanh đắc quả giải-thoát nhiều như cát bờ sông Hằng, đó là những chúng-sanh đã kiểm-soát được tâm, có khả-năng duy trì sự chú niệm vào bất cứ đề mục nào theo ý, qua sự thực-hành bốn Niệm-xứ.
Ðiểm khởi xuất bốn Niệm-xứ
Bốn Niệm-xứ được thiết lập trên nền-tảng giới (sīlena), giới có thanh-tịnh, việc thực-hành bốn Niệm-xứ mới đạt kết quả khả quan.
Có nhiều hành-giả xem trọng thiền Quán, xem nhẹ giới-hạnh, sau thời gian thực-hành thiền Quán trong trường thiền, trở về nhà lại buông thả theo đời sống tại gia, xa lìa giới và sự thọ-trì-giới đối với họ chỉ còn là nghi-thức.
Phải biết rằng: giới có công-năng chế-ngự những phiền-não, cấu uế thô-thiển, đó là hàng rào an-toàn cho chúng-sanh, giúp họ thoát ra tám điều bất lợi (aṭṭhakkhana).
Trong bài kinh Giáo-giới Rāhula ở Trung-bộ kinh, Ðức Thế-tôn nêu ví dụ về con voi biết bảo vệ cái vòi khi lâm trận, gọi là con voi biết bảo vệ mạng sống. Cũng vậy, người không giữ gìn giới-hạnh xem như đánh mất sự an-toàn, khóa nẻo đường sanh lại làm người hay chư-thiên của chính mình.
Cũng có thể so sánh việc giữ giới và chú niệm khi thuần hóa những con bò.
Con bò con phải được tách riêng khỏi đàn, nhốt riêng ở chuồng trại, người chủ xỏ vàm qua mũi bò, buộc vào cây cọc đóng chặc xuống đất cho nó quen dần, sau đó đóng ách vào cổ bò, chỉ khi nào nó đã thuần thục quen với sức nặng cái ách, người ta mới dùng nó trong việc kéo xe hay kéo cày. Sau khi huấn luyện con bò thuần thục, lợi nhuận và sự thành-công của người chủ có được nhiều hay ít, tùy thuộc vào cách sử dụng con bò kéo cày hay kéo xe.
Trong Giáo-pháp của đức Phật, việc không thực-hành giới-tịnh, giống như con bò con không được nhốt riêng, nó sẽ chạy rong rồi phá hoại hoa màu của người khác. Như vậy, sẽ mang lại nhiều phiền toái cho người khác cũng như cho người chủ.
Cũng vậy, tâm không an-trú trong hàng rào giới-luật, không hoà nhập vào giới-tịnh, ác-nghiệp từ thân, ngữ, ý sẽ tự-do sanh-khởi và người ấy sẽ làm hại người khác lẫn hại mình, sẽ gặt lấy những quả khổ.
Con bò con ví như cái tâm loạn động, sợi dây vàm buộc qua hai lỗ mũi con bò ví như sự chú niệm, sợi dây vàm buộc vào cây cọc ví như sự tu-tập thân niệm-xứ (kāyagaṭā saṭipaṭṭhānāṇa). Con bò con tách ra khỏi đàn ví như tâm tách lìa năm trần-cảnh mà nó ưa thích, nhốt riêng trong chuồng ví như nghiêm trì-giới-luật, ban đầu con bò con không chịu khuất phục, nó vùng vằng, tìm cách thoát ra sợi dây, nhưng vì sợi dây buộc chắc vào cọc đóng cứng dưới đất, con bò dù đi loanh quanh cũng không thể ra khỏi cọc, cuối cùng đành nằm yên bên cây cọc.
Cũng vậy, ban đầu tâm hành-giả luôn loạn-động, tìm cách thoát ra khỏi đề mục, nhưng nhờ có sợi dây chú niệm, luôn bám sát vào cây cọc đề mục, cuối cùng tâm đành phải khắn khít với đề mục.
Con bò được huấn luyện thuần thục qua sợi dây vàm buộc vào cọc, người chủ sử dụng nó vào việc gì cũng được. Ví như tâm thuần thục trong đề mục thân Niệm-xứ, sự chú niệm bất cứ đề mục nào trên thân cũng được như-ý.
Lợi nhuận có được do sử dụng con bò vào việc kéo xe hay kéo cày, ám chỉ lợi-ích phát-sanh của sự chú niệm qua pháp-hành thiền Chỉ hay thiền Quán.
Người thực-hành thiền Chỉ hay thiền Quán mà không cố-gắng an-trú niệm vào pháp thân Niệm-xứ trước, cũng giống như con bò chưa được thuần hóa, người chủ lại thắng ách bò vào cổ xe hay cái cày, con bò không có sợi dây vàm xỏ qua hai lỗ mũi. Người chủ sẽ không thể điều khiển con bò theo ý, con bò quen thói phóng túng, nó tìm cách chạy ra khỏi con đường hoặc tìm cách thoát ra cái ách đang mang vào cổ.
Nói cách khác, trước khi bước vào ngưỡng cửa thiền Chỉ hay thiền Quán, hành-giả cần tu-tập tâm mình trở nên yên tịnh bằng pháp niệm thân. Trong đó, sự chú tâm vào đề mục được đặt trên nền-tảng giới-tịnh là cơ-bản, tâm nếu chưa được an-trú bởi niệm, nó sẽ quen thói phóng túng theo trần-cảnh mà nó ưa thích.
Sự chú tâm của hành-giả được an-trụ vững-chắc, thì việc hành thiền Chỉ hay thiền Quán sẽ được thành-tựu theo mong muốn.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.30/10/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment