Kinh Thứ Nhất Cho Người Bệnh .
(Paṭhamagilānasutta)
(Paṭhamagilānasutta)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, tại động Pippali, vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa lâm bệnh nặng, khổ thân hành hạ, bệnh tình trầm trọng.
Vào một buổi chiều, sau khi ra khỏi nơi thanh vắng, Đức Thế Tôn đến viếng thăm vị Đại Trưởng Lão Kassapa, ngự trên chỗ ngồi đã trải sẵn. Đức Thế Tôn bèn hỏi vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa rằng:
- Này Kassapa, con có kham nhẫn nổi thọ khổ không?
Tứ đại của con có được điều hòa không?
Thọ khổ của con giảm bớt, chứ không tăng lên có phải không?
Bệnh tình giảm rõ ràng, không tăng có phải không?
- Kính bạch Đức Thế Tôn, con không thể kham nhẫn nổi thọ khổ.
Con không thể điều hòa tứ đại này được.
Thọ khổ của bệnh không thuyên giảm mà lại tăng lên.
Bệnh tình tăng lên rõ ràng, mà không giảm bớt. Bạch Ngài.
Đức Phật Thuyết 7 Pháp Giác Chi
- Này Kassapa, 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7 pháp giác chi ấy như thế nào?
1- Này Kassapa, pháp niệm giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
2- Này Kassapa, pháp phân tích giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
3- Này Kassapa, pháp tinh tấn giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
4- Này Kassapa, pháp hỷ giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
5- Này Kassapa, pháp an tịnh giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
6- Này Kassapa, pháp định giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7- Này Kassapa, pháp xả giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
- Này Kassapa, 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
Vị Đại Trưởng Lão Kassapa bạch rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Kính bạch Đức Thiện Ngôn, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Đức Thế Tôn thuyết giảng 7 pháp giác chi xong, vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức Thế Tôn. Vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa đã khỏi bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa bị tiêu tan, không còn tái phát lại nữa.
(Bài kinh thứ nhất cho người bệnh xong)
*
Bài Kinh Thứ Nhì Cho Người Bệnh
(Dutiyagilānasutta)
(Dutiyagilānasutta)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, tại núi Gijjhakūṭa, vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna bị lâm bệnh nặng, khổ thân hành hạ, bệnh tình trầm trọng.
Vào một buổi chiều, sau khi ra khỏi nơi thanh vắng, Đức Thế Tôn đến viếng thăm vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna, ngự trên chỗ ngồi đã trải sẵn. Đức Thế Tôn bèn hỏi vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna rằng:
- Này Moggallāna, con có kham nhẫn nổi thọ khổ không?
Tứ đại của con có được điều hòa không?
Thọ khổ của con giảm bớt, chứ không tăng lên có phải không?
Bệnh tình giảm rõ ràng, không tăng có phải không?
- Kính bạch Đức Thế Tôn, con không thể kham nhẫn nổi thọ khổ.
Con không thể điều hòa tứ đại này được.
Thọ khổ của bệnh không thuyên giảm mà lại tăng lên.
Bệnh tình tăng lên rõ ràng, mà không giảm bớt. Bạch Ngài.
Đức Phật Thuyết 7 Pháp Giác Chi
- Này Moggallāna, 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7 pháp giác chi ấy như thế nào?
1- Này Moggallāna, pháp niệm giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
2- Này Moggallāna, pháp phân tích giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
3- Này Moggallāna, pháp tinh tấn giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
4- Này Moggallāna, pháp hỷ giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
5- Này Moggallāna, pháp an tịnh giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
6- Này Moggallāna, pháp định giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7- Này Moggallāna, pháp xả giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
- Này Moggallāna, 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
Vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna bạch rằng:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Kính bạch Đức Thiện Ngôn, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Đức Thế Tôn thuyết giảng 7 pháp giác chi xong, vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức Thế Tôn. Vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna đã khỏi bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna bị tiêu tan, không còn tái phát lại nữa.
(Bài kinh thứ nhì cho người bệnh xong)
*
Bài Kinh Thứ Ba Cho Người Bệnh
(Tatiyagilānasutta)
(Tatiyagilānasutta)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Đức Thế Tôn bị lâm bệnh nặng, khổ thân hành hạ, bệnh tình trầm trọng.
Vào một buổi chiều, vị Đại đức Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong ngồi một nơi hợp lẽ; vị Đại đức Mahācunda ngồi một nơi hợp lẽ, Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:
- Này Cunda, con hãy tụng pháp Thất giác chi.
Vị Đại đức Mahācunda vâng lời dạy của Đức Thế Tôn tụng Pháp Thất Giác Chi như sau:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7 pháp giác chi ấy như thế nào?
1- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp niệm giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
2- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp phân tích giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
3- Kính bạh Đức Thế Tôn, pháp tinh tấn giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
4- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp hỷ giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
5- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp an tịnh giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
6- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp định giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp xả giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
Đức Thế Tôn dạy rằng:
- Này Cunda, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Này Cunda, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Vị Đại đức Mahācunda tụng 7 pháp giác chi xong, Đức Thế Tôn phát sinh tâm hoan hỷ 7 pháp giác chi ấy, Đức Thế Tôn đã khỏi bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của Đức Thế Tôn bị tiêu tan, không còn tái phát lại nữa.
(Bài kinh thứ ba cho người bệnh xong)
7 Pháp Giác Chi Dành Riêng Cho Người Bệnh
* Ví dụ 1: Tỳ khưu Dhammarakkhita, thì tụng 7 pháp giác chi như sau:
- Này “Dhammarakkhita”, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7 pháp giác chi ấy như thế nào?
1- Này “Dhammarakkhita”, pháp niệm giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
2- Này “Dhammarakkhita”, pháp phân tích giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
3- Này “Dhammarakkhita”, pháp tinh tấn giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
4- Này “Dhammarakkhita”, pháp hỷ giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
5- Này “Dhammarakkhita”, pháp an tịnh giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
6- Này “Dhammarakkhita”, pháp định giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7- Này “Dhammarakkhita”, pháp xả giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
- Này “Dhammarakkhita”, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
“Do năng lực lời chân thật này,
Cầu phước lành thường có đến người” (3 lần).
Cầu phước lành thường có đến người” (3 lần).
* Ví dụ 2: Cận sự nam Nguyễn Văn Nhân, thì tụng 7 pháp giác chi như sau:
- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7 pháp giác chi ấy như thế nào?
1- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, pháp niệm giác chi mà Đức Thế Tôn thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
2- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, pháp phân tích giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
3- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, pháp tinh tấn giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
4- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, pháp hỷ giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
5- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, pháp an tịnh giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
6- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, pháp định giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, pháp xả giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
- Này cận sự nam “Nguyễn Văn Nhân”, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
“Do năng lực lời chân thật này,
Cầu phước lành thường có đến người” (3 lần).
Cầu phước lành thường có đến người” (3 lần).
* Ví dụ 3: Cận sự nữ Nguyễn Thị Nhân, thì tụng 7 pháp giác chi như sau:
- Này cận sự nữ Nguyễn Thị Nhân, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7 pháp giác chi ấy như thế nào?
1- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, pháp niệm giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
2- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, pháp phân tích giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
3- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, pháp tinh tấn giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
4- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, pháp hỷ giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
5- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, pháp an tịnh giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
6- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, pháp định giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, pháp xả giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
- Này cận sự nữ “Nguyễn Thị Nhân”, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
“Do năng lực lời chân thật này,
Cầu phước lành thường có đến người” (3 lần).
Cầu phước lành thường có đến người” (3 lần).
(7 pháp giác chi dành riêng cho người bệnh xong)
*
Kinh Thất Giác Chi
(Bojjhaṅgaparitta)
(Bojjhaṅgaparitta)
Ý Nghĩa Bài Kệ Khai Kinh Thất Giác Chi
Này chư bậc thiện trí khả kính!
Chư Thánh cao thượng đã chứng tri.
Bảy pháp gọi là thất giác chi,
Có khả năng tiêu diệt quân Ma,
Làm tiêu tan tất cả cảnh khổ
Của những chúng sinh đang tử sinh
Luân hồi trong ba giới bốn loài.
Thất Giác Chi dẫn đến chứng ngộ,
Niết Bàn cao thượng giải thoát khổ
Trong ba giới bốn loài thật sự,
Không sinh, không già, không bệnh hoạn,
Không có tai họa, cũng không chết.
Chúng tôi tụng kinh Thất Giác Chi,
Là chú nguyện vô cùng linh ứng,
Là linh dược nhiệm mầu hiệu nghiệm
Được tổng hợp vô số ân đức,
Có đầy đủ các đức cao thượng.
Kính xin mời quý vị lắng nghe!
Ý Nghĩa Bài Kinh Thất Giác Chi
(Bojjhaṅgaparitta)
(Bojjhaṅgaparitta)
Đức Thế Tôn là bậc Toàn Tri.
Thuyết giảng bảy pháp giác chi là:
Niệm giác chi, phân tích giác chi,
Tinh tấn giác chi, hỷ giác chi,
An tịnh giác chi, định giác chi,
Và xả giác chi, gồm bảy pháp.
Bảy pháp giác chi được thực hành,
Pháp hành càng được tăng trưởng nhiều,
Để ngộ chân lý Tứ Thánh Đế,
Để chứng đắc Thánh Đạo Thánh Quả,
Để chứng đạt Niết Bàn cao thượng.
Do năng lực lời chân thật này,
Cầu phước lành thường có đến người! [1]
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn thấy
Trưởng Lão Má-ha-kắt-xá-pá,
Và Má-ha-mốc-ganh-la-ná
Lâm bệnh nặng trầm trọng khổ thân,
Ngài ngự đến tận nơi thuyết giảng
Thất giác chi tế độ mỗi vị.
Hai vị phát sinh tâm hoan hỷ,
Bảy pháp giác chi của Đức Phật.
Chứng bệnh liền khỏi ngay tức khắc.
Do năng lực lời chân thật này,
Cầu phước lành thường có đến người!
Một thời Đức Phật lâm bệnh nặng,
Ngài truyền Đại đức Chun-đá rằng:
“Con hãy tụng bảy pháp giác chi”
Đại đức Cun-da thành kính tụng
Bảy pháp giác chi ấy vừa xong.
Đức Thế Tôn vô cùng hoan hỷ,
Chứng bệnh liền khỏi ngay tức thì.
Do năng lực lời chân thật này,
Cầu phước lành thường có đến người!
Phiền não nào bị diệt đoạn tuyệt
Do bởi Thánh Đạo Tuệ nào rồi.
Phiền não ấy không sinh lại được,
Cũng như chứng bệnh của Đức Phật,
Và hai vị Đại đức Trưởng Lão,
Bệnh ba vị đều đã khỏi hẳn,
Không bao giờ tái phát lại nữa.
Do năng lực lời chân thật này
Cầu phước lành thường có đến người! [2](Bài kinh Thất Giác Chi xong)
-ooOoo-
Oai Lực Pháp Bảo
(Dhammānubhāva)
(Dhammānubhāva)
Pháp thất giác chi không những là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn diệt đoạn tuyệt được bệnh tâm do bởi phiền não, mà còn là linh dược hiệu nghiệm mầu nhiệm có khả năng diệt được bệnh thân.
* Thật vậy, trường hợp vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa lâm bệnh trầm trọng, khổ thân hành hạ tại động Pippali. Khi ấy, vào buổi chiều, Đức Thế Tôn ngự đến thăm hỏi bệnh tình của vị Đại Trưởng Lão; Ngài biết rõ bệnh tình của vị Đại Trưởng Lão tăng lên, mà không giảm bớt, nên Ngài thuyết giảng pháp thất giác chi này. Vị Đại Trưởng Lão cung kính lắng nghe lại theo từng mỗi giác chi, đồng thời tư duy rằng:
“Khi ta chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, vào ngày thứ 7, sau khi xuất gia trở thành Tỳ khưu, 7 pháp giác chi này đã hiện rõ trong tâm của ta. Ô! Lời giáo huấn của Đức Thế Tôn thật sự đã dẫn dắt chúng sinh giải thoát khổ! ”.
Vị Đại Trưởng Lão cung kính lắng nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng 7 pháp giác chi xong, Ngài phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ, đồng thời đã khỏi bệnh ngay tức khắc. Căn bệnh của vị Đại Trưởng Lão bị tiêu tan, ví như giọt nước rơi trên lá sen lăn xuống đất. Từ đó về sau, căn bệnh ấy không còn tái phát nữa.
Vị Đại Trưởng Lão bạch với Đức Thế Tôn rằng:
- Taggha Bhagavā bojjhaṅgā!
Taggha Sugata bojjhaṅgā!
Taggha Sugata bojjhaṅgā!
- Kính bạch Đức Thế Tôn, Thất giác chi thật tuyệt vời!
Kính bạch Đức Thiện Ngôn, Thất giác chi thật tuyệt vời!
* Trường hợp vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna lâm bệnh trầm trọng, khổ thân hành hạ tại núi Gijjhakūṭa. Khi ấy, vào buổi chiều, Đức Thế Tôn ngự đến thăm hỏi bệnh tình của vị Trưởng Lão; Ngài biết rõ bệnh tình của vị Trưởng Lão tăng lên, mà không giảm bớt, nên Ngài thuyết giảng 7 pháp giác chi này. Vị Trưởng Lão Mahā-moggallāna cung kính lắng nghe 7 pháp giác chi xong, Ngài phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ, đồng thời đã khỏi bệnh ngay tức khắc. Căn bệnh của vị Trưởng Lão bị tiêu tan, từ đó về sau căn bệnh ấy không còn tái phát nữa.
Vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna bạch với Đức Thế Tôn rằng:
- Taggha Bhagavā bojjhaṅgā!
Taggha Sugata bojjhaṅgā!
Taggha Sugata bojjhaṅgā!
- Kính bạch Đức Thế Tôn, Thất giác chi thật tuyệt vời!
Kính bạch Đức Thiện Ngôn, Thất giác chi thật tuyệt vời!
Kính bạch Đức Thiện Ngôn, Thất giác chi thật tuyệt vời!
* Trường hợp Đức Thế Tôn lâm bệnh trầm trọng, khổ thân hành hạ tại ngôi chùa Veḷuvana, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, vị Đại đức Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ. Đức Thế Tôn truyền dạy Đại đức Mahācunda tụng 7 pháp giác chi này. Khi lắng nghe 7 pháp giác chi xong, Đức Thế Tôn phát sinh tâm hoan hỷ, đồng thời Ngài cũng đã khỏi bệnh ngay tức khắc; căn bệnh của Đức Thế Tôn bị tiêu tan. Từ đó về sau căn bệnh ấy không còn tái phát nữa.
Đức Thế Tôn tán dương rằng:
- Taggha Cunda bojjhaṅgā!
Taggha Cunda bojjhaṅgā!
Taggha Cunda bojjhaṅgā!
- Này Cunda, Thất giác chi thật tuyệt vời!
Này Cunda, Thất giác chi thật tuyệt vời!
Này Cunda, Thất giác chi thật tuyệt vời!
Điều Nên Biết Về Thất Giác Chi
Để bài kinh 7 pháp giác chi trở thành pháp linh dược mầu nhiệm, chữa trị hiệu nghiệm chứng bệnh của bệnh nhân thì:
Đối với người tụng cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu, từng mỗi chi pháp của mỗi pháp giác chi. Khi tụng kinh với thiện tâm hợp với trí tuệ, phát âm rõ ràng chuẩn mực từng chữ, từng câu của mỗi pháp giác chi, thì 7 pháp giác chi có oai lực phi thường đến cho bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân cũng cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu, từng mỗi chi pháp của mỗi giác chi. Khi lắng nghe bài kinh 7 pháp giác chi với thiện tâm hợp với trí tuệ, hiểu rõ từng chữ, từng câu, từng mỗi chi pháp của mỗi pháp giác chi, thì mới phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhất là nơi 7 pháp giác chi này. Chính thiện tâm vô cùng hoan hỷ này làm cho tứ đại trong thân thể được điều hòa, nên tiêu diệt được chứng bệnh của bệnh nhân.
Thất Giác Chi (Satta bojjhaṅga)
Bojjhaṅga: Giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
Giác chi có 7 pháp:
Satisambojjhaṅga: Pháp niệm giác chi.
Dhammavicayasambojjhaṅga: Pháp phân tích giác chi.
Vīriyasambojjhaṅga: Pháp tinh tấn giác chi.
Pītisambojjhaṅga: Pháp hỷ giác chi.
Passaddhisambojjhaṅga: Pháp an tịnh giác chi.
Samādhisambojjhaṅga: Pháp định giác chi.
Upekkhāsambojjhaṅga: Pháp xả giác chi.
Dhammavicayasambojjhaṅga: Pháp phân tích giác chi.
Vīriyasambojjhaṅga: Pháp tinh tấn giác chi.
Pītisambojjhaṅga: Pháp hỷ giác chi.
Passaddhisambojjhaṅga: Pháp an tịnh giác chi.
Samādhisambojjhaṅga: Pháp định giác chi.
Upekkhāsambojjhaṅga: Pháp xả giác chi.
7 pháp giác chi thuộc loại tâm sở đồng sinh với tâm thiện. Mỗi giác chi là mỗi tâm sở đồng sinh với tâm như sau:
1- Pháp niệm giác chi đó là tâm sở niệm (saticetasika) đồng sinh với 8 đại thiện tâm làm phận sự niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp; dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
2- Pháp phân tích giác chi đó là tâm sở trí tuệ (paññācetasika) đồng sinh với 4 đại thiện tâm hợp với trí tuệ làm phận sự phân tích pháp thiện, pháp bất thiện v.v... là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
3- Pháp tinh tấn giác chi đó là tâm sở tinh tấn (vīriyacetasika) đồng sinh với 8 đại thiện tâm làm phận sự tinh tấn thực hành thiền tuệ, để làm cho thiện pháp phát sinh tăng trưởng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
4- Pháp hỷ giác chi đó là tâm sở hỷ (pīticetasika) đồng sinh với 4 đại thiện tâm cùng với hỷ làm phận sự hoan hỷ (thực hành thiền định), thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
5- Pháp an tịnh giác chi đó là tâm sở an tịnh tam uẩn (kāyapassaddhi) và tâm sở an tịnh thức uẩn (cittapassaddhi) đồng sinh với 8 đại thiện tâm, làm phận sự làm an tịnh toàn tâm sở và tâm trong khi thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
6- Pháp định giác chi đó là tâm sở nhất tâm (ekaggatācetasika) đồng sinh với 8 đại thiện tâm, làm phận sự định từng thời trong đối tượng thiền tuệ (danh pháp - sắc pháp), dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
7- Pháp xả giác chi đó là tâm sở trung dung (tatramajjhattata) đồng sinh với 8 đại thiện tâm, làm phận sự điều hòa các pháp chủ đồng đều với nhau như tín pháp chủ và tuệ pháp chủ đồng đều với nhau; và tấn pháp chủ và định pháp chủ đồng đều với nhau; niệm pháp chủ càng mạnh càng tốt, để điều hòa các pháp chủ khác, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
7 Pháp Giác Chi Liên Quan Với 37 Pháp Phát Sinh 4 Thánh Đạo (37 Bodhipakkhiyadhamma) như sau:
1- Pháp niệm giác chi đó là tâm sở niệm có phận sự liên quan với các pháp:
4 pháp tứ niệm xứ.
1 pháp niệm pháp chủ (trong 5 pháp chủ).
1 pháp niệm pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh niệm (trong 8 pháp chánh đạo).
1 pháp niệm pháp chủ (trong 5 pháp chủ).
1 pháp niệm pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh niệm (trong 8 pháp chánh đạo).
2- Pháp phân tích giác chi đó là tâm sở trí tuệ có phận sự liên quan với các pháp:
1 pháp tuệ thành tựu (trong 4 pháp thành tựu)
1 pháp tuệ pháp chủ (trong 5 pháp chủ).
1 pháp tuệ pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh kiến (trong 8 pháp chánh đạo).
1 pháp tuệ pháp chủ (trong 5 pháp chủ).
1 pháp tuệ pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh kiến (trong 8 pháp chánh đạo).
3- Pháp tinh tấn giác chi đó là tâm sở tinh tấn có phận sự liên quan với các pháp:
4 pháp tinh tấn
1 pháp tinh tấn thành tựu (trong 4 pháp thành tựu).
1 pháp tấn pháp chủ (trong 5 pháp chủ).
1 pháp tấn pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh tinh tấn (trong 8 pháp chánh đạo).
1 pháp tinh tấn thành tựu (trong 4 pháp thành tựu).
1 pháp tấn pháp chủ (trong 5 pháp chủ).
1 pháp tấn pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh tinh tấn (trong 8 pháp chánh đạo).
4- Pháp hỷ giác chi đó là tâm sở hỷ có phận sự hoan hỷ trong đối tượng thiền tuệ (thân, thọ, tâm, pháp).
5- Pháp an tịnh giác chi đó là tâm sở an tịnh tam uẩn và tâm sở an tịnh thức uẩn, có phận sự làm cho tâm an tịnh vắng lặng trong khi thực hành thiền tuệ.
6- Pháp định giác chi đó là tâm sở nhất tâm có phận sự liên quan với các pháp:
1 pháp định pháp chủ (trong 5 pháp chủ).
1 pháp định pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh định (trong 8 pháp chánh đạo).
1 pháp định pháp lực (trong 5 pháp lực).
1 pháp chánh định (trong 8 pháp chánh đạo).
7- Pháp xả giác chi đó là tâm sở trung dung có phận sự làm điều hòa các pháp chủ đồng đều với nhau như: Tín pháp chủ và tuệ pháp chủ đồng đều với nhau; và tấn pháp chủ và định pháp chủ đồng đều với nhau; còn niệm pháp chủ càng mạnh càng tốt để điều hòa 4 pháp chủ khác làm tròn phận sự của mình...
Sự Phát Sinh Của 7 Pháp Giác Chi
7 pháp giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh do nhờ yonisomanasikāra: trí tuệ hiểu biết đúng thực tánh các pháp của mỗi giác chi, hỗ trợ pháp giác chi nào chưa phát sinh, thì được phát sinh; khi pháp giác chi ấy đã phát sinh rồi, thì được tăng trưởng.
Sự Phát Sinh Của Mỗi Pháp Giác Chi
Mỗi pháp giác chi được phát sinh do nhờ các pháp làm nhân duyên hỗ trợ. Các pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho mỗi giác chi nào chưa phát sinh, thì được phát sinh; khi đã phát sinh rồi, thì được tăng trưởng.
Trong Chú giải Đồng Loại Bộ Kinh (Samyuttanikāya) phần Mahāvagga, kinh Āhārasuttavaṇṇanā dạy mỗi pháp giác chi được phát sinh như sau:
1- Pháp niệm giác chi: Có 4 pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp niệm giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh như sau:
1.1. Hành giả có chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác:
Chánh niệm đó là tứ niệm xứ: Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.
Trí tuệ tỉnh giác đó là trí tuệ tỉnh giác trong phần Sampajaññapabba của phần niệm thân.
1.2. Tránh xa người thất niệm hay quên mình.
1.3. Gần gũi thân cận với bậc thiện trí thường có chánh niệm.
1.4. Hướng tâm thực hành pháp hành Tứ niệm xứ, trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm...
4 pháp này làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp niệm giác chi chưa sinh, thì được phát sinh; khi pháp niệm giác chi đã phát sinh rồi, thì được tăng trưởng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
2- Pháp phân tích giác chi: Có 7 pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp phân tích giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh như sau:
2.1. Học hỏi các pháp ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới, v.v...
2.2. Làm sạch sẽ bên trong thân mình và bên ngoài thân.
Bên trong thân mình: Tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, cắt tóc, v.v...
Bên ngoài: Y phục sạch sẽ, chỗ ở gọn gàng sạch sẽ, v.v...
2.3. Điều hòa các pháp chủ (indriya) đồng đều như: Tín pháp chủ và tuệ pháp chủ đồng đều với nhau; và tấn pháp chủ và định pháp chủ đồng đều với nhau. Bởi vì:
Nếu tín pháp chủ mạnh, còn tuệ pháp chủ yếu, thì dễ cả tin, thiếu suy xét chín chắn.
Nếu tuệ pháp chủ mạnh, còn tín pháp chủ yếu, thì dễ sinh tính khoe khoang, tính hay ngụy biện.
Nếu tấn pháp chủ mạnh, còn định pháp chủ yếu, thì dễ sinh phóng tâm.
Nếu định pháp chủ mạnh, còn tấn pháp chủ yếu, thì dễ sinh lười biếng.
Cho nên: Tín pháp chủ và tuệ pháp chủ đồng đều với nhau; và tấn pháp chủ và định pháp chủ đồng đều với nhau. Còn niệm pháp chủ càng mạnh càng tốt, để giúp hỗ trợ các pháp chủ khác làm phận sự của mình, điều hòa tự nhiên.
2.4. Tránh xa người không có trí tuệ, không hiểu biết rõ ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới, v.v...
2.5. Gần gũi thân cận với bậc thiện trí có trí tuệ hiểu biết rõ thực tánh của các pháp, nhất là có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp - sắc pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp - sắc pháp, v.v...
2.6. Trí tuệ quán xét, phân tích, thấy rõ thực tánh của các pháp ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới, v.v... một cách sâu sắc.
2.7. Hướng tâm thực hành thiền tuệ trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm v.v... để pháp phân tích giác chi phát sinh.
7 pháp này làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp phân tích giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh; khi đã phát sinh rồi, thì được tăng trưởng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
3- Pháp tinh tấn giác chi: Có 11 pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp tinh tấn giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh như sau:
3.1. Quán xét thấy tai họa trong 4 cõi ác giới: Địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh.
3.2. Quán xét thấy quả báu của sự tinh tấn thực hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
3.3. Quán xét con đường thực hành pháp hành của Đức Phật Chánh Đẳng Giác, Đức Phật Độc Giác, Chư Thánh Thanh Văn Giác, để hành giả noi gương thực hành theo quý Ngài.
3.4. Biết tôn trọng vật thực do khất thực: Hành giả quán xét rằng: “Những thí chủ làm phước cúng dường vật thực v.v... cho ta; họ mong hưởng được quả báu trong cõi người, trong cõi trời và quả báu Niết Bàn cao thượng. Ta có khả năng đáp ứng, đem lại những lợi ích quả báu ấy cho họ hay không?”.
Quán xét như vậy, nên hành giả cố gắng tinh tấn thực hành thiền tuệ.
3.5. Quán xét 7 thứ của báu là đức tin, giới, biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, đa văn túc trí (học nhiều hiểu rộng), bố thí và trí tuệ. Đối với hành giả có tinh tấn mới được thừa kế trọn vẹn 7 thứ của báu này.
3.6. Quán xét Đức Phật là bậc cao thượng nhất; các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật phải nên có sự tinh tấn trong mọi thiện pháp, nhất là thực hành thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
3.7. Quán xét dòng họ cao quý: Bậc xuất gia trở thành Tỳ khưu cao quý trong giáo pháp của Đức Phật thuộc vào dòng dõi Sakya gọi là Sakyaputta, thậm chí các hàng tại gia cư sĩ đã đến quy y Tam Bảo, cũng gọi là người Phật tử thuộc dòng cao quý.
Như vậy, các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật phải nên có sự tinh tấn thực hành thiền tuệ...
3.8. Quán xét các bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật: Nhị vị Thánh Tối Thượng Thanh Văn là Ngài Đại đức Sāriputta và Ngài Đại đức Mahāmoggallāna, 80 vị Thánh Đại Thanh Văn, và chư Thánh Thanh Văn khác đã chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái,... giải thoát khổ tử sinh luân hồi đều là những vị có sự tinh tấn.
3.9. Tránh xa hạng người lười biếng dể duôi.
3.10. Gần gũi thân cận với bậc thiện trí có tinh tấn bất thoái.
3.11. Quyết tâm thực hành thiền tuệ trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, v.v...
11 pháp này làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp tinh tấn giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh; khi đã phát sinh, thì được tăng trưởng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
4- Pháp hỷ giác chi: Có 11 pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp hỷ giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh như sau:
4.1. Niệm 9 Ân đức Phật.
4.2. Niệm 6 Ân đức Pháp.
4.3. Niệm 9 Ân đức Tăng.
4.4. Niệm tưởng giới trong sạch và trọn vẹn của mình.
4.5. Niệm tưởng đến sự bố thí mà mình đã tạo.
4.6. Niệm 7 Ân đức của chư thiên là: Đức tin, giới, nghe nhiều hiểu rộng, bố thí, trí tuệ, hổ thẹn tội lỗi, và ghê sợ tội lỗi. Những pháp ấy cũng có trong ta.
4.7. Niệm Ân đức Niết Bàn tịch tịnh.
4.8. Tránh xa người đang buồn khổ do phiền não ô nhiễm.
4.9. Gần gũi thân cận với bậc thiện trí có tâm trong sáng hoan hỷ.
4.10. Quán xét những bài kinh làm phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, hoan hỷ trong Pháp Bảo.
4.11. Hướng tâm thực hành thiền tuệ trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, v.v...
11 pháp này làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp hỷ giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh; khi đã phát sinh, thì được tăng trưởng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
5- Pháp an tịnh giác chi: Có 7 pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp an tịnh giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh như sau:
5.1. Dùng vật thực thích hợp, bổ dưỡng cho sức khỏe.
5.2. Thời tiết thuận lợi, không nóng, không lạnh.
5.3. Oai nghi thuận lợi, không ép xác khổ hạnh, không dể duôi quên mình, luôn luôn có chánh niệm.
5.4. Tâm tính trung dung, điều hòa tâm được an lạc.
5.5. Tránh xa người có thân tâm không an tịnh.
5.6. Gần gũi thân cận với bậc thiện trí có thân tâm an tịnh.
5.7 Hướng tâm đến thực hành thiền tuệ trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm v.v...
7 pháp này làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp an tịnh giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh; khi đã phát sinh, thì được tăng trưởng, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
6- Pháp định giác chi: Có 11 pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp định giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh như sau:
6.1. Làm sạch sẽ bên trong thân mình và bên ngoài thân. (đã trình bày trong phần pháp phân tích giác chi).
6.2. Điều hòa các pháp chủ (indriya) đồng đều... (đã trình bày trong phần pháp phân tích giác chi).
6.3. Thông thạo 3 đối tượng (nimitta) của pháp hành thiền định:
Parikammanimitta: Đối tượng bắt đầu thực hành thiền định.
Uggahanimitta: Đối tượng thô tương tự phát sinh trong tâm.
Paṭibhāganimitta: Đối tượng vi tế trong sáng hiện rõ trong tâm.
6.4. Biết nâng đỡ tâm đúng lúc, nghĩa là khi nào tâm biếng nhác, tinh tấn yếu, không muốn thực hành thiền, khi ấy, hành giả biết nâng đỡ tâm bằng pháp phân tích giác chi, pháp tinh tấn giác chi, pháp hỷ giác chi.
6.5. Biết chế ngự, đè nén tâm đúng lúc, nghĩa là khi nào phóng tâm, tâm không an trụ trong đề mục, khi ấy, hành giả biết chế ngự, đè nén tâm bằng pháp an tịnh giác chi, pháp định giác chi, pháp xả giác chi.
6.6. Biết làm cho tâm hài lòng hoan hỷ trong pháp hành thiền, nghĩa là khi nào đức tin và trí tuệ kém, không hài lòng trong pháp hành, khi ấy, hành giả nên quán xét 8 pháp phát sinh động tâm (saṃvega) đó là: Sự sinh, sự già, sự bệnh, sự chết, 4 cõi ác giới, khổ luân hồi do gốc từ quá khứ, khổ luân hồi trong thời vị lai, khổ trong thời hiện tại.
6.7. Biết đặt tâm trung dung đúng lúc, nghĩa là không nâng đỡ tâm, cũng không chế ngự đè nén tâm, cũng không làm cho tâm hài lòng.
6.8. Tránh xa người không có tâm an định.
6.9. Gần gũi thân cận với bậc thiện trí có tâm an định.
6.10. Quán xét pháp giải thoát từng thời.
6.11. Hướng tâm đến thực hành thiền định và thực hành thiền tuệ trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm, v.v...
11 pháp này làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp định giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh; khi đã phát sinh, thì được tăng trưởng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
7- Pháp xả giác chi: Có 5 pháp làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp xả giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh như sau:
7.1. Tâm xả đối với mọi chúng sinh.
Suy xét rằng: “Mỗi chúng sinh có nghiệp riêng của mình, ta sinh ra trong đời này do nghiệp của ta, rồi ta chết, từ giã cõi đời này cũng do nghiệp của ta; chúng sinh khác, người khác cũng như ta vậy”.
Do đó, phát sinh tâm xả đối với mọi chúng sinh.
Một cách khác, suy xét theo Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma), không phải ta mà chỉ là ngũ uẩn, danh pháp và sắc pháp mà thôi. Cũng như vậy, không phải người, không phải chúng sinh, mà chỉ là ngũ uẩn, danh pháp và sắc pháp mà thôi.
Do đó, phát sinh tâm xả, không chấp thủ chúng sinh.
7.2. Tâm xả đối với tất cả mọi thứ đồ đạc của cải, mọi vật.
Suy xét rằng: “Không có một ai có khả năng làm chủ tất cả mọi thứ đồ đạc, của cải, mọi vật theo ý muốn của mình được. Thật vậy, các thứ ấy có sinh, có diệt là vô thường, có rồi lại hư hoại trở thành không tùy theo thực tánh của nó, không chiều theo ý của một ai”.
Do đó, phát sinh tâm xả đối với tất cả mọi thứ của cải...
Một cách khác, suy xét thấy tất cả mọi thứ đồ đạc, của cải, chỉ có thể tồn tại trong một thời gian nào đó mà thôi, không thể bền vững lâu dài được. Bây giờ nó chưa hư hoại, chắc chắn một ngày kia cũng phải bị hư hoại.
Do đó, phát sinh tâm xả đối với tất cả mọi thứ đồ đạc, của cải trong đời.
7.3. Tránh xa người hay chấp thủ nơi chúng sinh, người và nơi các thứ đồ đạc, của cải của mình.
Ví dụ:
- Tỳ khưu chấp thủ đệ tử của ta; người tại gia chấp thủ con cháu của ta...
- Vị Tỳ khưu chấp thủ y bát, chỗ ở của ta; người tại gia chấp thủ của cải, nhà cửa của ta...
Hành giả nên tránh xa hạng người chấp thủ ấy.
7.4. Gần gũi thân cận với người không chấp thủ.
7.5. Hướng tâm đến thực hành thiền tuệ trong các oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm v.v...
5 pháp này làm nhân duyên hỗ trợ cho pháp xả giác chi chưa phát sinh, thì được phát sinh, khi đã phát sinh, thì được tăng trưởng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế...
(Tóm lược từ Chú giải kinh Āhārasutta trong bộ Samyuttanikāya, Mahāvagga)
Nội Dung Bài Kinh Aggisutta [3]
Áp dụng pháp giác chi tùy lúc, tùy thời
Hành giả thực hành thiền tuệ cần phải có trí tuệ tinh tế biết áp dụng các pháp giác chi đúng lúc, hợp thời, thì pháp hành thiền tuệ mới tiến triển dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn.
* Khi tâm lười biếng phát sinh, khi ấy hành giả không nên thực hành pháp giác chi nào? Và nên thực hành pháp giác chi nào?
Khi nào tâm lười biếng phát sinh, không muốn tinh tấn thực hành thiền tuệ, thì khi ấy không phải là lúc, không phải là thời mà hành giả thực hành pháp an tịnh giác chi, pháp định giác chi, pháp xả giác chi. Bởi vì, khi tâm lười biếng, thì 3 pháp giác chi ấy khó có thể làm cho tâm hăng hái, tinh tấn thực hành thiền tuệ được.
Ví như, một người muốn nhóm lửa cháy lớn, từ một đốm lửa nhỏ, người ấy đem cỏ còn tươi, phân bò còn tươi, củi còn tươi bỏ vào đốm lửa nhỏ ấy, rồi thổi hơi nước, rải cát vào đốm lửa ấy, thì đốm lửa không thể cháy lên được. Cũng như vậy, khi tâm lười biếng, khi ấy không phải lúc hành giả thực hành pháp an tịnh giác chi, pháp định giác chi và pháp xả giác chi. Bởi vì, 3 pháp giác chi ấy khó có thể làm cho tâm hăng hái, tinh tấn thực hành thiền tuệ được.
Khi nào tâm lười biếng phát sinh, không muốn tinh tấn thực hành thiền tuệ, thì khi ấy phải là đúng lúc, hợp thời hành giả nên thực hành pháp phân tích giác chi, pháp tinh tấn giác chi và pháp hỷ giác chi. Bởi vì, khi tâm lười biếng, thì 3 pháp giác chi ấy có thể làm cho tâm trở nên hăng hái, tinh tấn thực hành thiền tuệ được phát triển tốt.
Ví như, một người muốn lửa cháy lớn từ một đốm lửa nhỏ, người ấy đem cỏ khô, phân bò khô, củi khô bỏ vào đốm lửa nhỏ ấy, rồi thổi hơi khô, không rải cát vào đốm lửa nhỏ, thì đốm lửa ấy mới cháy bùng lên được. Cũng như vậy, khi tâm lười biếng, khi ấy phải là đúng lúc, hợp thời hành giả nên thực hành pháp phân tích giác chi, pháp tinh tấn giác chi và pháp hỷ giác chi. Bởi vì, thì 3 pháp giác chi ấy có thể làm cho tâm trở nên hăng hái, tinh tấn thực hành thiền tuệ được phát triển tốt.
* Khi phóng tâm phát sinh, khi ấy hành giả không nên thực hành pháp giác chi nào? Và nên thực hành pháp giác chi nào?
Khi nào phóng tâm phát sinh, tâm nghĩ chưa hết chuyện này lại nghĩ tiếp đến chuyện kia..., khi ấy không phải là lúc hành giả thực hành pháp phân tích giác chi, pháp tinh tấn giác chi và pháp hỷ giác chi. Bởi vì, khi phóng tâm, thì 3 pháp giác chi ấy khó có thể làm cho tâm vắng lặng, định tâm trong đối tượng thiền tuệ.
Ví như, một người muốn dập tắt đống lửa đang cháy, người ấy đem cỏ khô, phân bò khô, củi khô bỏ vào đống lửa đang cháy ấy, rồi thổi hơi vào, không rải cát vào đống lửa, thì không thể dập tắt lửa được. Cũng như vậy, khi phóng tâm, khi ấy không phải là lúc hành giả thực hành pháp phân tích giác chi, pháp tinh tấn giác chi và pháp hỷ giác chi. Bởi vì, khi phóng tâm, thì 3 pháp giác chi ấy khó có thể làm cho tâm vắng lặng, định tâm trong đối tượng thiền tuệ.
Khi nào phóng tâm phát sinh, tâm nghĩ chưa hết chuyện này lại nghĩ tiếp đến chuyện kia..., khi ấy phải là đúng lúc, hợp thời hành giả nên thực hành pháp an tịnh giác chi, pháp định giác chi và pháp xả giác chi. Bởi vì, khi phóng tâm, thì 3 pháp giác chi ấy có thể làm cho tâm vắng lặng, định tâm trong đối tượng thiền tuệ.
Ví như, một người muốn dập tắt đống lửa đang cháy, người ấy đem cỏ còn tươi, phân bò còn tươi, củi còn tươi bỏ vào đống lửa đang cháy ấy, rồi xịt nước, ném cát vào đống lửa, thì có thể dập tắt được đống lửa. Cũng như vậy, khi phóng tâm, khi ấy phải là đúng lúc, hợp thời hành giả nên thực hành pháp an tịnh giác chi, pháp định giác chi và pháp xả giác chi. Bởi vì, khi phóng tâm, thì 3 pháp giác chi ấy có thể làm cho tâm trở nên vắng lặng, định tâm trong đối tượng thiền tuệ, thực hành thiền tuệ được phát triển tốt. (Từ trong bài kinh Aggisutta)
-ooOoo-
ĐOẠN KẾT
Tất cả mọi chúng sinh nói chung, loài người nói riêng, hễ có sinh, thì ắt phải có già, có bệnh và cuối cùng có chết, không một ai tránh khỏi được.
Phàm là con người, ai cũng có bệnh. Bệnh có 2 loại: Bệnh tâm và bệnh thân.
* Bệnh tâm là bệnh phát sinh trong tâm do phiền não, làm khổ tâm.
Đối với các hàng phàm nhân và các bậc Thánh Hữu học (bậc Thánh Nhập Lưu, bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai) vẫn còn ít nhiều phiền não, nên còn có bệnh tâm, làm khổ tâm.
Đối với Đức Phật và chư bậc Thánh Arahán, quý Ngài đã diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, nên hoàn toàn không có bệnh tâm, hoàn toàn không khổ tâm nữa.
* Bệnh thân là bệnh phát sinh từ thân do có tứ đại. Hễ có thân là có bệnh thân, không ngoại trừ một ai cả, cho nên Đức Phật, chư bậc Thánh Arahán cũng có bệnh thân.
Bệnh thân có 2 loại: Bệnh nhẹ và bệnh nặng.
- Những chứng bệnh nhẹ như bệnh đói, bệnh khát nước, bệnh đau tiểu tiện, bệnh đau đại tiện, v.v... là những bệnh nhẹ, mà tự mình có thể chữa trị khỏi được từng thời, rồi lại tiếp tục tái phát dai dẳng cho đến chết.
- Những chứng bệnh nặng như bệnh tim, bệnh phổi, bệnh ung thư, v.v... là những chứng bệnh mà mình không thể tự chữa trị được, mà cần phải nhờ đến thầy giỏi thuốc hay. Có số bệnh nhân được chữa trị khỏi bệnh; cũng có số bệnh nhân được chữa trị, mà không khỏi bệnh, đành phải chịu chết. Vì sao?
Bởi vì con người chết do 4 nguyên nhân:
1- Āyukkhayamaraṇa: Con người chết do hết tuổi thọ, dù nghiệp hỗ trợ sinh mạng vẫn còn.
2- Kammakkhayamaraṇa: Con người chết do hết nghiệp hỗ trợ sinh mạng trong kiếp hiện tại, dù tuổi thọ vẫn còn.
3- Ubhayakkhayamaraṇa: Con người chết do hết tuổi thọ và hết nghiệp hỗ trợ sinh mạng cùng một lúc.
4- Upacchedakamaraṇa: Con người chết do nghiệp quá khứ hoặc nghiệp hiện tại cắt đứt dòng sinh mạng (của con người), dù tuổi thọ và nghiệp hỗ trợ sinh mạng vẫn còn.
Con người chết có thể ví như một chiếc đèn dầu phộng đang cháy sáng. Chiếc đèn bị tắt do 4 nguyên nhân:
1- Chiếc đèn tắt do hết tim đèn, dù dầu phộng vẫn còn.
2- Chiếc đèn tắt do hết dầu phộng, dù tim đèn vẫn còn.
3- Chiếc đèn tắt do hết tim và dầu phộng cùng một lúc.4- Chiếc đèn tắt do gió thổi, mặc dù tim đèn và dầu phộng vẫn còn.
2- Chiếc đèn tắt do hết dầu phộng, dù tim đèn vẫn còn.
3- Chiếc đèn tắt do hết tim và dầu phộng cùng một lúc.4- Chiếc đèn tắt do gió thổi, mặc dù tim đèn và dầu phộng vẫn còn.
Cũng như vậy, con người chết do 4 nguyên nhân:
1- Con người chết do hết tuổi thọ, cũng như chiếc đèn tắt do hết tim.
2- Con người chết do hết nghiệp hỗ trợ sinh mạng, cũng như chiếc đèn tắt do hết dầu phộng.
3- Con người chết do hết tuổi thọ và nghiệp hỗ trợ cùng một lúc, cũng như chiếc đèn tắt do hết tim và dầu phộng cùng một lúc.
4- Con người chết do năng lực nghiệp quá khứ hoặc nghiệp hiện tại cắt đứt dòng sinh mạng của người ấy, cũng như chiếc đèn tắt do gió thổi hoặc bị đổ vỡ.
2- Con người chết do hết nghiệp hỗ trợ sinh mạng, cũng như chiếc đèn tắt do hết dầu phộng.
3- Con người chết do hết tuổi thọ và nghiệp hỗ trợ cùng một lúc, cũng như chiếc đèn tắt do hết tim và dầu phộng cùng một lúc.
4- Con người chết do năng lực nghiệp quá khứ hoặc nghiệp hiện tại cắt đứt dòng sinh mạng của người ấy, cũng như chiếc đèn tắt do gió thổi hoặc bị đổ vỡ.
Như vậy, bệnh nhân nào tuy bị lâm bệnh thân trầm trọng, nhưng chưa đến thời kỳ hết tuổi thọ, và cũng chưa hết nghiệp hỗ trợ sinh mạng trong kiếp hiện tại; nếu bệnh nhân ấy gặp được thầy giỏi thuốc hay, và được thầy thuốc tận tâm chữa trị, thì có thể khỏi bệnh được. Cũng như chiếc đèn dầu phộng khi bị gió thổi ngọn đèn sẽ chao đảo, để tránh khỏi bị tắt người ta phải dời chiếc đèn ấy vào chỗ kín gió.
Bệnh nhân nào bị lâm bệnh thân trầm trọng sắp đến thời kỳ hết tuổi thọ, hoặc sắp đến khi hết nghiệp hỗ trợ sinh mạng trong kiếp hiện tại; dù bệnh nhân ấy gặp được thầy giỏi thuốc hay cũng không thể chữa trị khỏi bệnh được, đành phải chịu chết mà thôi.
Trong đời này, không có một ai biết rõ được thời gian tuổi thọ của mình sống được bao lâu, và cũng không biết rõ được nghiệp hỗ trợ sinh mạng của mình trong kiếp hiện tại bao lâu nữa. Do đó, khi người nào bị lâm bệnh dù nhẹ, dù nặng cũng cần phải nhờ đến thầy giỏi thuốc hay để chữa trị bệnh cho người ấy. Một khi thầy thuốc đã tận tâm chữa trị mà vẫn không khỏi bệnh, thì bệnh nhân ấy chết là do hết tuổi thọ hoặc do hết nghiệp hỗ trợ sinh mạng của họ. Đó là trường hợp con người chết đúng thời (kālamaraṇa).
Theo định luật tự nhiên, hễ con người sinh ra rồi, thì ắt phải có sự già, sự bệnh và cuối cùng là sự chết, không một ai thoát khỏi chết.
* Nếu người ấy là bậc Thánh Arahán, thì sau khi chết gọi là tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
* Nếu người ấy là bậc Thánh Bất Lai không còn tâm tham ái trong cõi dục giới, thì sau khi chết, chắc chắn do sắc giới thiện nghiệp cho quả tái sinh lên cõi sắc giới Phạm Thiên, rồi sẽ trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn tại cõi trời sắc giới ấy.
* Nếu người ấy là bậc Thánh Nhất Lai, thì sau khi chết, do dục giới thiện nghiệp cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới hoặc cõi người chỉ còn một kiếp nữa mà thôi, trong kiếp ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
* Nếu người ấy là bậc Thánh Nhập Lưu, thì sau khi chết, chắc chắn không bao giờ tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) mà do dục giới thiện nghiệp cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới hoặc cõi người nhiều nhất 7 kiếp. Đến kiếp thứ 7 chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
* Nếu người ấy là hạng thiện trí phàm nhân, thì sau khi chết, do nhờ dục giới thiện nghiệp cho quả tái sinh trong cõi người hoặc cõi trời dục giới (làm thiên nam hoặc thiên nữ) hưởng sự an lạc cho đến hết tuổi thọ trong cõi ấy, rồi lại phải tái sinh nơi cõi khác tùy theo nghiệp của mình.
* Nếu người ấy là hạng thiểu trí (ngu) phàm nhân, thì sau khi chết, do nghiệp ác cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) chịu quả khổ do nghiệp mình đã tạo.
Đối với hạng phàm nhân vẫn còn nặng nề phiền não đến lúc lâm chung ở thời điểm cực kỳ quan trọng.
Quan trọng như thế nào?
Quan trọng trong lúc lâm chung sắp từ bỏ cuộc đời này, chuyển sang một kiếp sau như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào quả của nghiệp mà mình đã tạo.
- Nếu người nào có giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, thường hành nghiệp thiện, thì lúc lâm chung, người ấy có trạng thái bình tĩnh, tâm trí sáng suốt. Như vậy, sau khi chết, do nhờ thiện nghiệp cho quả tái sinh trong cõi thiện giới như cõi người hoặc cõi trời dục giới hoặc cõi trời sắc giới tùy theo nghiệp thiện mà người ấy đã tạo, hưởng mọi sự an lạc trong cõi ấy.
- Nếu người nào không có giới, phạm giới, thường hành nghiệp ác, thì lúc lâm chung, người ấy có trạng thái không bình tĩnh hoặc mê muội. Như vậy, sau khi chết, do nghiệp ác cho quả tái sinh trong cõi ác giới như cõi địa ngục hoặc cõi atula hoặc cõi ngạ quỷ hoặc cõi súc sinh, chịu quả khổ của nghiệp ác đã tạo trong kiếp trước.
Trường hợp gặp bệnh nhân trong lúc lâm chung, có trạng thái mất bình tĩnh, hoặc tâm mê muội, mê sảng... thì người bà con bên cạnh biết cách hướng dẫn bệnh nhân thọ phép quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, bát giới... nhắc nhở bệnh nhân niệm Ân đức Phật, nhớ đến những phước thiện của họ đã tạo v.v.. hoặc thỉnh chư Tỳ khưu đến tụng kinh, thuyết pháp, nói đạo... để cứu giúp cho bênh nhân trở lại bình tĩnh, tâm trí sáng suốt, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có giới trong sạch để hỗ trợ cho tâm thiện phát sinh, diệt được tâm ác. Như vậy, sau khi chết, do nhờ thiện nghiệp lúc lâm chung này cho quả tái sinh trong cõi thiện giới như cõi người hoặc cõi trời dục giới, mới tránh được tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh). Được như vậy, thật quý hóa biết dường nào!
* Như tích chuyện Sư phụ của Ngài Đại đức Soṇa được tóm lược như sau:
Sư phụ của Ngài Đại đức Soṇa, trước khi xuất gia ông làm nghề săn bắn thú rừng nuôi mạng, khi về già ông mới xuất gia trở thành Tỳ khưu, theo sự yêu cầu của Ngài Đại đức Soṇa. Lúc lâm chung trong tâm ông hiện ra những hiện tượng kinh hoàng khủng khiếp của quá khứ, làm cho ông sợ hãi mất bình tĩnh, la hét... Thấy như vậy, Ngài Đại đức Soṇa bảo vị Sadi cắt những cành hoa, rồi khiêng Sư phụ của Ngài đến ngôi Tháp Bảo, Ngài Soṇa thưa rằng:
- Thưa Sư phụ, xin Sư phụ hãy cầm những cành hoa này hướng tâm cúng dường đến ngôi Tháp Bảo.
Sư phụ của Ngài Đại đức làm theo sự hướng dẫn. Ngay khi ấy, những hiện tượng kinh hoàng kia liền biến mất, và thay vào đó là cảnh chư thiên hiện ra trong tâm. Do đó, sau khi chết, do nhờ thiện nghiệp lúc lâm chung cho quả tái sinh lên cõi trời dục giới, trở thành thiên nam, được hưởng mọi sự an lạc trong cõi trời ấy.
Những bệnh nhân cần nghe tụng kinh đã có từ khi Đức Phật hiện đang còn tại thế gian. Về sau, lễ tụng kinh cho người bệnh nghe đã trở thành một truyền thống trong Phật giáo. Cho nên, hễ khi có người bệnh, thì người bà con thỉnh chư Tỳ khưu đến tụng kinh cho người bệnh nghe, thuyết pháp, nói đạo nhắc nhở người bệnh, để cho họ phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, hướng dẫn họ quy y Tam Bảo và thọ trì ngũ giới v.v.. để làm cho tâm thiện phát sinh và tăng trưởng đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho bệnh nhân trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai.
* Nếu bệnh nhân vẫn còn tuổi thọ của mình, vẫn còn nghiệp hỗ trợ sinh mạng kiếp hiện tại, gặp thầy giỏi thuốc hay, thì hy vọng sẽ mau chóng khỏi bệnh.
* Nếu bệnh nhân sắp hết tuổi thọ của mình, sắp mãn nghiệp hỗ trợ sinh mạng trong kiếp hiện tại, thì dù gặp thầy giỏi thuốc hay cũng không thể chữa khỏi bệnh được, đành phải chết theo định luật tự nhiên mà không thể một ai tránh khỏi được, chỉ có khác nhau là chết sớm hoặc chết muộn mà thôi.
* Nếu bệnh nhân này chưa phải là bậc Thánh Arahán, chết vì bệnh thân, mà không phải bệnh tâm, thì sau khi chết, hy vọng thiện nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi thiện giới: Cõi người hoặc cõi trời dục giới hoặc cõi trời sắc giới... tùy theo năng lực thiện nghiệp của mình đã tạo.
Như vậy, tất cả bà con thân quyến không đáng buồn, có phải vậy không?
Đức Phật dạy:
“Evameva kho bhikkhave, citte saṅkiliṭṭhe duggati paṭikaṅkhā...
“Như vậy, này chư Tỳ khưu, khi tâm bị ô nhiễm do phiền não, thì sẽ hy vọng tái sinh trong cõi ác giới.
Như vậy, này chư Tỳ khưu, khi tâm không bị ô nhiễm do phiền não, thì sẽ hy vọng tái sinh trong cõi thiện giới”.
Oai Lực Của Pháp Thất Giác Chi
Các chứng bệnh dù nhẹ hay nặng mà tự mình chữa trị, hoặc nhờ đến thầy giỏi thuốc hay chữa trị cho khỏi bệnh ấy, cũng đều cần phải có thời gian mau hoặc lâu. Song nhờ oai lực phi thường của pháp thất giác chi, một thứ linh dược mầu nhiệm, có thể chữa trị được bệnh nặng khỏi ngay tức khắc. Như trường hợp vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa và vị Trưởng Lão Mahāmoggallāna lâm bệnh trầm trọng, khổ thân hành hạ, nhưng sau khi lắng nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng 7 pháp giác chi xong, hai vị khỏi bệnh ngay tức khắc. Và trường hợp Đức Thế Tôn lâm bệnh trầm trọng, khổ thân hành hạ. Ngài truyền dạy vị Đại đức Mahācunda tụng 7 pháp giác chi; sau khi lắng nghe 7 pháp giác chi xong, Ngài cũng khỏi bệnh ngay tức khắc.
Vì sao 7 pháp giác chi có oai lực phi thường, có hiệu nghiệm mầu nhiệm chữa trị khỏi bệnh ngay tức khắc như thế?
Sở dĩ pháp thất giác chi có oai lực phi thường như thế, là vì Đức Thế Tôn và hai vị Đại Trưởng Lão đã từng có pháp thất giác chi ấy hiện rõ trong tâm rồi, nay khi nghe nhắc lại, liền phát sinh tâm hoan hỷ pháp thất giác chi ấy, do đó chứng bệnh liền khỏi ngay tức khắc.
Đối với các hàng phàm nhân, tuy chưa có một lần pháp thất giác chi hiện rõ trong tâm, nhưng nhờ học hỏi nên đã ghi nhớ rõ ý nghĩa của mỗi pháp giác chi ấy rồi. Nếu người ấy mắc bệnh trầm trọng, nỗi khổ thân hành hạ, không sao kham nhẫn chịu đựng được; mà được lắng nghe nhắc lại bài kinh cho người bệnh có 7 pháp giác chi ấy, thì người ấy liền phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, hoan hỷ trong 7 pháp giác chi. Chính nhờ tâm thiện này mà bệnh nhân tránh khỏi được bệnh tâm, đồng thời giúp làm giảm bớt được nỗi khổ thân do chứng bệnh ấy.
Theo truyền thống trong Phật giáo, khi người Phật tử lâm bệnh trầm trọng, nỗi khổ thân hành hạ, khó kham nhẫn chịu đựng nổi, gia đình bệnh nhân thỉnh mời Ngài Đại Trưởng Lão đáng kính, hoặc chư Tỳ khưu đến tụng kinh cho bệnh nhân lắng nghe, để phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo.
Khi tụng kinh, nếu có tụng 3 bài kinh cho người bệnh có 7 pháp giác chi và đặc biệt biết tụng xen tên của bệnh nhân vào đúng vị trí mỗi câu trong 7 pháp giác chi, thì sẽ làm cho bệnh nhân có ấn tượng như đang lắng nghe lời giáo huấn của Đức Phật, 7 pháp giác chi tế độ mình. Sau đó tụng bài kinh Thất giác chi, trong đó cuối mỗi đoạn có câu:
“Do năng lực lời chân thật này,
Cầu phước lành thường có đến người”
Cầu phước lành thường có đến người”
Nhờ vậy, bệnh nhân tuy có bệnh thân, nỗi khổ thân đang hành hạ, nhưng tâm không có bệnh, không khổ tâm, bởi vì thiện tâm phát sinh có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, hoan hỷ trong 7 pháp giác chi.
Bởi vậy cho nên, bần sư trích dịch 3 bài kinh cho người bệnh có 7 pháp giác chi, đặc biệt một đoạn 7 pháp giác chi, mỗi câu có xen tên của bệnh nhân trong mỗi pháp giác chi, và bài kinh Bojjhaṅgaparitta cùng bản dịch. Thêm phần giảng giải tóm tắt về 7 pháp giác chi.
Bần sư nghĩ rằng: Sự hiểu biết giáo pháp của Đức Phật là điều thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người Phật tử. Sự hiểu biết Phật Pháp ít hoặc nhiều còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người, nhưng ít nhất các pháp cơ bản cần phải học hỏi hiểu biết rõ như Tam Bảo: 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng [5], và những điều giới của mình, rồi giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh và tăng trưởng. Ngoài ra, người Phật tử cũng nên học hỏi, ghi nhớ, hiểu biết rõ 7 pháp giác chi này, vì 7 pháp giác chi này không những là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, mà còn là linh dược rất mầu nhiệm, có oai lực phi thường chữa trị khỏi bệnh một cách rất kỳ diệu. Cho nên, ghi nhớ học thuộc lòng những bài kinh cho người bệnh này sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho mình và cho mọi người. Khi mình bị bệnh, mình cũng có thể tự tụng những bài kinh này cho mình.
Chú ý: Khi gặp câu: “Sotthi te hotu sabbadā”, thì đổi thành câu: “Sotthi me hotu sabbadā” (Cầu phước lành thường có đến con!).
Hoặc khi người khác bị lâm bệnh, mình có thể tụng những bài kinh này cho bệnh nhân ấy nghe để giúp cho bệnh nhân phát sinh đức tin nơi Tam Bảo, nhất là có đức tin nơi pháp Thất giác chi này.
Do nhờ oai lực Tam Bảo, nguyện cầu cho tất cả mọi người trong chúng ta ít bệnh hoạn, thân và tâm thường được an lạc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY=27/10/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment