Friday, 4 October 2013

Phần Cháo Cúng Dường                                                                
Phần Cháo Cúng Dường
Phần Cháo Cúng Dường
                                                                           
 

 

Bài học hôm nay đề cập đến nhân vật lịch sử trong Đạo Phật, đó là Hoàng hậu Mallika mà chữ Hán gọi là Hoàng Hậu Mạt- Lợi. Thật ra thì hình ảnh của Hoàng Hậu Mallika trong lịch sử của Đạo Phật tương đối đặc biệt. Trong kinh điển Pali đề cập đến Hoàng Hậu Mallika như là một người phụ nữ không những có niềm tin mà còn có trí tuệ, và Hoàng Hậu không trực tiếp xen vào công việc triều chính của vương quốc Kiều Tát La tức là vua xứ Kosala, nhưng trong kinh nói Hoàng Hậu có ảnh hưởng đặc biệt đối với vua Ba Tư Nặc (Pasenadi). Ở trong nhiều trường hợp Hoàng hậu Mallika đã chứng minh cho thấy là một phụ nữ lại là một vị sống trong hậu cung mà ảnh hưởng về phương diện hành xử cũng như cái nhìn đối với một vị vua trị dân trị nước có lãnh thổ lớn như Kosala. Kinh điển Pali thì ghi lại rất nhiều, kể cả một bài kinh trong Trung Bộ Kinh đề cập đến cuộc đối thoại của vua Ba Tư Nặc và Hoàng hậu Mallika trong câu chuyện vua Ba Tư Nặc nằm mộng thấy 16 điềm mộng gọi là đại mộng, và nhà vua sợ hãi tìm sự giải thích và cúng tế của các vị Bà la môn, cuối cùng nhờ Hoàng Hậu Mallika mà nhà vua tìm đến Đức Phật.
Có lẽ câu chuyện của Hoàng hậu Mallika đã là nguồn cảm hứng cho những tác phẩm về sau này ở trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất của Phật Giáo Đại Thừa là kinh Thắng Man. Hình ảnh của Thắng Man phu nhân mặc dầu ở trong kinh điển của Phật giáo Đại Thừa thì đó là con gái của Hoàng hậu Mạt-Lợi (Mallika) và vua Ba Tư Nặc, nhưng người ta vẫn thấy rằng có cái phong cách của một người có cái nhìn rất thoáng và dùng trí tuệ hiểu biết của mình. Dĩ nhiên, ở trong trường hợp của kinh Thắng Man có mang hình ảnh đặc biệt một người phổ biến tư tưởng Đại Thừa nhưng các học giả ở trong đó kể cả TT Tuệ Sỹ thì đều tin rằng Thắng Man phu nhân là mang hình ảnh một hư cấu được mượn từ hình ảnh của Hoàng Hậu Mạt-Lợi để chuyên chở cho kinh điển Phật Giáo Đại Thừa về sau này.
Dù nói thế nào đi nữa chúng ta phải nhận rằng Hoàng hậu Mạt Lợi (Mallika) là một người có nhiều trí tuệ. Chẳng những vậy mà Hoàng Hậu Mạt Lợi được ghi lại ở trong kinh điển nhiều giai thoại rất đặc biệt khi Hoàng hậu đã biểu thị được đức tin và trí tuệ của mình, mà khởi đầu cho câu chuyện của Hoàng hậu Mạt Lợi chúng ta được nghe đến một câu chuyện của niềm tin.
Câu chuyện là, nàng vốn xuất thân từ cấp thương gia như thành phần xã hội Ấn Độ có bốn giai cấp: giai cấp Bà la môn là giai cấp giáo sĩ, giai cấp đế lị là giai cấp chiến sĩ là giai cấp vua chúa, rồi giai cấp thương gia, sau cùng là giai cấp thủ đà la. Những người ở trong giai cấp thương gia thường lạm bàn về việc tôn giáo của giai cấp Bà la môn và họ thường không có tham vọng chính trị. Những người này tương đối là có đời sống phú túc và chức vụ cao nhất mà họ làm được là thủ khố cho nhà vua, ở trong thành họ là người giàu có nhất của thành Xá Vệ thời đó. Hoàng hậu Mallika xuất thân từ giai cấp thương gia, thân phụ của Hoàng hậu Mallika là người buôn bán và tiệm hoa rất lớn.
Nếu qúi vị sang Ấn Độ thì hiểu rằng người Ấn Độ hay cúng tế, trong việc cúng tế của họ thì việc bán các tràng hoa và bông hoa để cúng dường nó là một trong những cơ sở làm ăn rất thịnh đạt ở thời nào của Ấn Độ cũng vậy, đến ngày hôm nay người Ấn Độ họ vẫn thường có những khoá lễ gọi là Puja cử hành mỗi ngày và trong những khoá lễ đó thì họ cúng rất nhiều bông hoa hương liệu.
Trong trường hợp Hoàng hậu Mallika. Có lần Mallika đi chơi, là tiểu thư nhà giàu ngày xưa không ăn vặt ở bên ngoài mà trái lại mang theo thức ăn, thức ăn ở đây là một loại cháo cơm đề hồ, đúng ra là loại cháo nấu với yogurt một loại sữa chua ăn thì ngon nhưng mau ngán, được xem như là một trong những món ăn thượng vị của giới giàu có bởi vì nấu loại cháo đó thì phải canh liên tục nếu không canh thì bị đông lại. Nàng tiểu thư Mallika đi vào trong công viên chơi thì mang theo ba phần cháo nấu bằng sữa chua nhưng mà rồi nàng gặp Đức Thế Tôn và bằng tất cả lòng tín thành đã đem cúng dường lên Đức Phật phần cháo. Đức Thế Tôn khi nhận phần cháo Ngài đã mỉm cười, Nụ cười của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác là một nụ cười rất nhẹ, rất thoáng qua. Tôn giả Ananda có thể nói rằng là một vị thị giả rất hiểu biết và đồng thời rất bén nhạy, nhưng Tôn Giả Ananda thường nhận ra điều đó từ Đức Thế Tôn, Tôn giả hỏi Đức Thế Tôn tại sao Đức Thế Tôn mỉm cười như vậy. Đức Thế Tôn đã cho biết rằng thiếu nữ này với tâm tín thành cúng dường cháo đến Như Lai nội trong ngày hôm nay sẽ trở thành chánh hậu.
Thật ra điều đó là một điều khó để tưởng tượng được, nếu lời đó không xuất phát từ kim khẩu của Đức Phật thì rất khó có ai có thể nghĩ rằng sự việc có thể xảy ra, nó có nhiều lý do, lý do thứ nhất là nàng Mallika nói theo ngôn ngữ ngày nay thì nàng là một thường dân, bởi vì xuất thân từ trong giai cấp thương gia chứ không phải trong giai cấp Sát đế lị. Nàng không bao giờ có dịp đến gần các vị vua chúa đồng giai cấp. Chúng ta gọi là môn đăng hộ đối, ngày xưa Sát đế lị là hàng vua chúa thì lấy hàng vua chúa, thương gia lấy thương gia chứ không có ai là một cô gái xuất thân từ gia đình thương gia mà nghĩ đến chuyện chèo lên trở thành một vị chánh hậu, mà để vào trong cung thì làm một phi tầng nhỏ chứ không thể nào làm hoàng hậu và cũng rất ít dịp một cô gái như Mallika gặp được nhà vua để sau trở thành hoàng hậu được.
Nhưng hôm đó lại là trường hợp đặc biệt. Sau khi vua A Xà Thế giết cha là vua Bình Sa Vương để soán ngôi, trên phương diện huyết thống thì vua A Xà Thế gọi vua Ba Tư Nặc là cậu, bởi vì mẹ của vua A Xà Thế là hoàng hậu Vi-đề-hi là em của vua Ba Tư Nặc gả cho vua Bình Xa Vương. Sau này khi vua A Xà Thế phạm tội nghịch bất đạo thì vua Ba Tư Nặc với tư cách là một người cậu và tư cách một vị vua láng giềng đã đem quân chinh phạt nhưng nhà vua lúc bấy giờ tuổi đã lớn. (Vua Bình Xa Vương mất năm Đức Thế Tôn được 72 tuổi thì câu chuyện này xảy ra vào năm khoảng 7 năm trước khi Đức Thế Tôn viên tịch, thời đó là vua Ba Tư Nặc ít nhất cũng 72 hay 73 tuổi, vua Ba Tư Nặc sanh ra cùng một năm với Đức Thế Tôn, năm Đức Thế Tôn 80 tuổi thì vua Ba Tư Nặc cũng 80 tuổi, và vua Bình Sa Vương bị đảo chánh xảy ra năm Đức Thế Tôn 72 tuổi.) Lúc đó vua Ba Tư Nặc đã đem quân chinh phạt vua A Xà Thế nhưng vì sức thì đã yếu rồi, mặc dầu vốn là một người văn võ toàn tài đã một thời rất oan liệt. Nhưng lúc bấy giờ tuổi già sức yếu nhà vua đã thua trận trở về. Khi nhà vua thua trận trở về trong lòng vừa buồn mà vừa bực, buồn là tại vì ra trận không có thành công, bực là tại vì tự mình trách mình bây giờ cảm thấy đã không còn thời oanh liệt như thời xưa nữa. Do đó thay vì đi thẳng vào hoàng cung thì tâm trạng của một vị vua thân chinh mà mọi việc được suông sẻ có thắng lợi trở về ca khúc khải hoàn thì chắc nhà vua trở về thành Xá Vệ một cách hiên ngang như hồi nào, nhưng trong trường hợp này vua lại thua trận do đó nhà vua đã không về thẳng hoàng cung mà ghé công viên ngoài thành Xá Vệ. Năm đó Mallika 16 tuổi, ở trong kinh diễn tả là nàng tuy nước da không trắng, nước da bánh ích, nhưng có nét rất duyên dáng yêu kiều. Và khi nhà vua gặp nàng thì câu đầu tiên mà nhà vua hỏi nàng đã có gia đình chưa, thì tiểu thư Mallika trả lời rằng "dạ thưa chưa." Đây là cách nói rất lịch sự của một vị quân vương. Thật ra vua Ba Tư Nặc là vua của xứ Kiều Tát La, nhưng để nhà vua tìm một người nữ gần gủi thì nhà vua tìm một người chưa có gia đình. Và khi biết như vậy thì nhà vua dạy tiểu thư Mạt-lợi ngồi đó để hầu cho nhà vua ngủ. Quá mệt mỏi vì đường xa, và khi nhà vua ngủ như vậy thì nhà vua gối đầu lên chân của thiếu nữ Mallika. Trong bản sớ giải nói rằng giờ phút mà nhà vua gối đầu lên chân của thiếu nữ Mallika ngủ thì nhà vua tìm thấy một cảm giác thật êm dịu, cảm giác đó phát xuất từ nét đẹp và sự lôi cuốn của một thiếu nữ mới 16 tuổi, và đồng thời ở trong kinh cũng nói rằng Mallika mặc dầu năm đó mới 16 tuổi nhưng lại có sự đoan trang hiền thục và có tư cách rất khả ái không giống như những cô gái bình thường. Nhà vua ngủ một lúc thức dậy thì cảm thấy khỏe rồi và khi khỏe thì nhà vua nhận ra rằng nhà vua nằm gối đầu trên chân của một thiếu nữ mà ngủ, và qua một vài câu đối đáp thì nhà vua có cảm tình đặc biệt với thiếu nữ này.
Chiều hôm đó nhà vua đã cử một đoàn xe hộ tống long xa, chiếc xe của nhà vua cùng với một đoàn tùy tùng để tìm thiếu nữ Mallika tại khu vực mà nhà vua đã nghỉ và đã rời khỏi mới sáng hôm nay. Tìm một thiếu nữ như vậy không khó là bởi vì nhà vua đã đưa nàng về nhà bây giờ trở lại. Câu chuyện có chút lãng mạn mặc dầu thời đó nhà vua đã lớn tuổi, nhưng một đại vương mà tìm thấy tình yêu ở một thiếu nữ xuất thân từ giai cấp bình thường, một giai cấp thương gia thì cũng là trường hợp tương đối đặc biệt, nhưng đặc biệt hơn nữa là nhà vua nhanh chóng đưa thiếu nữ về cung và làm lễ quáng đảnh rải nước và phong cho nàng trở thành chánh hậu tức là vị nữ nhân làm lớn nhất ở trong cung. Mặc dầu lúc đó nhà vua cũng có nhiều phi tần khả ái nhưng lại đặc biệt mời Mallika về làm chánh hậu điều này nói đến quyền lực của nhà vua khi nhà vua đặc biệt sủng ái một người nào đó. Thì tất cả những gì diễn ra buổi chiều hôm đó đúng như lời Đức Thế Tôn đã nói khi Mallika đến cúng dường. Ngài nói rằng thiếu nữ này do công đức cúng dường thành tín này mà nội ngày hôm nay được trở thành chánh hậu.
Theo trong A Tỳ Đàm thì tất cả những nghiệp mà chúng ta làm dù thiện hay bất thiện đều có ba khả năng sanh quả trong ba thời kỳ:
Một là hiện báo nghiệp, kế tiếp là sanh báo nghiệp, có khả năng tạo quả dị thục trong những đời sống sau nữa gọi là hậu báo nghiệp. Nhưng trong việc phước phát sanh dầu là hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp nó còn có một cái yếu tố khác là có những phước báu sanh ra thù thắng, và về sự thù thắng này thì những nghiệp báo soi sáng cho chúng ta một cách rất cụ thể. Tương tựa như mình trồng hoa mầu, hạt giống tốt là một yếu tố mà đất đai có phì nhiêu hay không lại là một yếu tố khác, rồi cái cách mà chúng ta gieo trồng nó lại là yếu tố khác. Nói tóm lại, đức tin như là một hạt giống, thiện tâm như là một hạt giống và đối tượng mà chúng ta làm phước nó là cái đối tượng càng thanh tịnh càng trong sạch thì sự phước báu rất thù thắng. Chúng tôi lấy ví dụ như mình trồng cây, có hạt giống tốt mình biết trồng nhưng còn tùy phong thổ đất đai nơi mình ở, đất đai mầu mỡ thì những hạt giống sẽ sanh sôi nảy nở rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Ai đã sống qua ngành nông rồi thì hiểu rằng đất đai quan trọng như thế nào ở trong nông nghiệp. Lấy ví dụ như chúng ta nói về trường hợp vị nào sống ở miền nam thì hiểu nước sông của sông Tiền sông Hậu vốn có nhiều phù sa, chúng ta nghe nói phù sa sông Cửu hàng năm vẫn dâng lên một lần vào mùa nước nổi, khi nước rút xuống để lại phù sa làm cho đất ở miền nam trở lên màu mỡ, và do vậy người miền nam có một lợi điểm là trồng trọt thu hoặch rất dễ dàng vì đất đai màu mỡ.
Thì tương tựa như vậy, khi mình làm phước hay mình làm việc gì nó luôn luôn dựa lên trên một điều như trong A Tỳ Đàm nói năng duyên và sở duyên. Năng duyên là cái gì có tánh cách tác động và sở duyên là cái gì bị tác động. Ở trong kinh cũng giải thích rằng như trường hợp mình bố thí, tâm mà mình bố thí mạnh hay yếu sẽ cho quả, nhưng mà rồi nó còn ảnh hưởng bởi một số khác như là vật thí và đối tượng mình bố thí. Trường hợp thù thắng nhất là người bố thí cúng dường là người bố thí bằng tâm tín thành, và người nhận bố thí cúng dường lại là một người tâm trong sạch. Tâm trong sạch ở đây thì chúng ta nói rằng có nhiều trường hợp mà mình phải chú ý, như qúi Phật tử đi chùa thì Chư Tăng phải phát tâm để lo, hay là qúi vị làm việc gì mà quên mình, không nghĩ mình sẽ được cái này cái kia mà chỉ làm thôi thì lúc đó tâm qúi vị là trong sạch. Và đặc biệt người nào giữ giới như ngũ giới thì người đó được xem như có chất để thanh tịnh tâm trí và nhờ như vậy tâm mình được trong sạch.
Câu "Phát tâm trong sạch" chúng ta thường được nghe tại các quốc gia Phật giáo. Phát tâm trong sạch nghĩa là mình cúng dường một cách thanh tịnh. Cúng dường thanh tịnh là cúng dường bằng trọn niềm tin của mình không vì danh không vì lợi, không vì sợ, không vì si mê chẳng hạn. Nhưng mà xem ra tâm trong sạch của người bố thí, dể tìm, dễ làm, dễ thực hiện, dễ có hơn là cái đối tượng, cái đối tượng nhận của bố thí mà cái đối tượng đó càng trong sạch thì phước của người thí chủ thật nhiều. Chúng tôi lấy ví dụ là qúi vị mà bố thí cúng dường chẳng hạn, cúng dường đến một vị tu hành mà vị tu hành nào khi qúi vị bố thí cúng dường mà vị đó tham đắm trong cái vật cúng dường này thì phước đó không nhiều bằng những vị mà nhận vật cúng dường đó không có tham cầu. Vì vậy ở trong Phật Giáo khi Chư Tăng thọ trai hay thọ bốn món vật dụng thì Chư Tăng thường quán tưởng, việc quán tưởng sẽ làm cho phước báu của thí chủ tăng trưởng, và chẳng những vậy mà còn không nợ với tín thí. Chúng tôi ví dụ là Phật tử mang thức ăn đến chùa cúng cho Chư Tăng, Chư Tăng thọ thực và có quán tưởng là mình thọ dụng đây không phải là vì làm cho thân thể giống như lực sĩ hay ăn uống để thân thể đẹp mà ăn là để duy trì cơ thể này để cho sự tu tập được tinh tấn. Tức là hiểu rõ cái mục đích mà mình thọ thực và thọ dụng một cách chánh đáng. Thì nếu vị tu sĩ khi thọ nhận của tín thí mà quán tưởng như vậy, không dính mắc vào của thí, thì lúc đó vị đó đang làm việc mà người ta cúng dường mà mình nhận bằng tâm không tham đắm thì người đó có phước, nhưng nếu mình nhận bằng tâm tham đắm thì vị kia cũng có phước nhưng phước đó không thù thắng bằng. Đó là ý nghĩa chúng ta nói tại sao phải quán tưởng. Ờ trong chữ Phạn có một chữ rất đẹp, về sau này trong Phật giáo Đại Thừa hiểu khác đi, ở trong Phật Giáo Đại Thừa thì bậc Alahán là bậc hạ căn, nhưng trong kinh của tiếng Phạn thì chữ Alahán, đúng ra chữ Arahan mà chúng ta gọi là Alahán thì dịch là Ứng Cúng, Ứng Cúng là bậc xứng đáng để cúng dường. Thí dụ mình nói là cúi đầu đảnh lễ bậc Chánh Biến Tri đáng cúng dường. Bậc Ứng Cúng là chữ rất đẹp chứ không phải bậc Alahán là bậc độn căn hay hạ căn mà kinh điển chữ Hán thường đề cập. Thì chứ Ứng Cúng ở đây tức là bậc trong sạch nếu mà mình cúng dường đến vị trong sạch thì giống như là mình gieo hạt giống ở trên một miếng ruộng màu mỡ thì hạt giống đó sẽ đâm chồi nảy lộc rất tốt. Bởi đó là đối tượng thù thắng nhất.
Chúng ta được biết có nhiều trường hợp bố thí mang lại phước báu vô lượng, điển hình là trong ba trường hợp được đề cập đến:
Trường hợp thứ nhất là của một vị vừa nhập nhập diệt thọ tưởng định và sau đó đi khất thực, vì lý do là đã 7 ngày nhập diệt thọ tưởng định do đó cơ thể đang cần thực phẩm, nhưng bởi vì trong bảy ngày đó vị nhập diệt thọ tưởng định nên tâm có thể nói là hoàn toàn đạt đến cao điểm cái sự cao vợi nhất của cái gọi là tâm giải thoát, thành ra hầu như là cái phước nào mà tạo ra trong phút đó đều kết quả nhãn tiền, phước báu lớn chứ không nhỏ. Đó là một trường hợp.
Trường hợp thứ hai là trường hợp cúng dường đến đại chúng Tăng Già không phân biệt. Thí dụ như qúi vị mang thực phẩm đến chùa trai tăng hay mang tứ vật sự đến cúng dường Chư Tăng, mà cúng dường nghĩ rằng Thầy A Thầy B, thì có thể Thầy A Thầy B thích những vật dụng đó, các vị đó hoan hỉ với những vật dụng đó thì do các vị thích thú tham đắm như vậy thì cái phước của qúi vị không bằng chuyện cúng dường chung cho Đại Chúng Tăng Già. Phật tử Việt Nam thì không biết và không quen điều này. Thật ra nó là một cái bí quyết. Ví dụ như ở trong cuộc đời này mà mình làm phước mình lựa vị này, lựa vị kia, vị này tốt, vị kia xấu. Thật ra khó lắm. Người ta nói là "họa hổ họa bì nan họa cốt; tri nhân tri diện bất tri tâm" vẽ cọp thì chúng ta vẽ da bên ngoài chứ mình không thể vẽ cái xương bên trong được, con người thì mình biết trước mặt chứ không biết lòng. Bây giờ qúi vị đi lựa vị này, vị kia là vị trong sạch, tốt hoàn toàn thì không lựa được, có nhiều khi mình thích vị này vị kia. Cách hiểu của chúng ta thường là hiểu đặt cá nhân. Nhưng mà đối với Tăng thì thường là thấu lý đại chúng hay là Tăng thể có nghĩa là Đại Chúng Tăng Già không phân biệt thì cái đó là cái thù thắng nhất. Tại vì khi nói đến tinh thần của Đại Chúng Tăng già thì cái đối tượng đó là cái đối tượng của một đoàn thể để duy trì giáo pháp của Đức Phật. Và chúng ta nghĩ như vậy cái tâm rất rộng, cái đối tượng rất rộng, và đặc biệt cái đối tượng gọi là Đại Chúng Tăng Già dựa trên cái suy nghĩ, sự lãnh hội, sự nhận thức của chúng ta, và do vậy trường hợp cúng dường Đại Chúng Tăng Già thì phước báu vô lượng.
Trường hợp thứ ba là của một vị đã hoàn toàn giải thoát chúng ta gọi là bậc Arahato, hay là bậc Arahan, bậc Ứng Cúng. Thường thấy ở trong các câu kinh mà HT Minh Châu dịch "đảnh lễ Đức Thế Tôn bậc Arahán Chánh Đẳng Giác." Chữ Arahán gọi là Ứng Cúng tức là bậc đáng cúng dường.
Thì trong ba trường hợp mà chúng tôi vừa đề cập đến thì trường hợp nào cũng nhấn mạnh yếu tố thanh tịnh. Sự thanh tịnh hết sức quan trọng. Sự thanh tịnh của người bố thí và sự thanh tịnh của người thọ thí nó làm cho phước báu trở nên viên mãn trở nên mỹ mãn. Thường ngày chúng ta việc gì cũng viên mãn hết nhưng mà thật ra thì chỉ viên mãn khi nào mà vật cúng dường hợp đạo, tâm cúng dường trong sạch và tâm nhận sự cúng dường cũng trong sạch.
Và Đức Phật là một vị tối tôn ở trong cuộc đời này, tự thân Ngài là một vị giác ngộ giải thoát và Ngài được xem như là vị tuyên thuyết pháp vô thượng, ban bố pháp vô thượng và do vậy Ngài vừa là vị Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vừa là vị Pháp Vương ban bố chánh pháp, Ngài vừa là bậc Ứng Cúng hoàn toàn trong sạch, Ngài hội đủ tất cả những điều kiện để trở thành một phước điền vi diệu. Ở trong đời sống của chúng ta mà gặp được những bậc như vậy thì thật sự hết sức là hữu duyên, hữu hạnh, hữu phước. Nếu đọc kinh Bổn Sanh chúng ta đọc nhiều câu chuyện trong các kinh điển thì chúng ta thấy có những người có phước là sanh ra gặp được Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, gặp Ngài mà chỉ đảnh lễ Ngài, gặp Ngài mà chỉ nhìn thấy từ dung của Ngài từ xa mà hoan hỉ, gặp Ngài mà được cúng dường cho Ngài thì quả thật là quá có phước, như qúi vị làm ruộng mà gặp miếng ruộng màu mở có nhiều phù sa gieo hạt giống xuống, ông bà mình nói là làm chơi ăn thiệt, nhưng mà ở đây chúng ta không có chuyện làm chơi mà chúng ta nói là tạo công đức. Người đời họ thấy rất rõ nhưng họ không hiểu được là tâm trí rất trong sạch là đối tượng thọ thí rất trong sạch. Nên khi mà chúng ta nghiệm những điều này thì chúng ta thấy rằng tại sao Đức Thế Tôn ngày xưa từng đi hóa duyên, nếu mà Đức Thế Tôn mà Ngài không đi khất thực mà Ngài cho tổ chức một ban hộ trì Tam Bảo hay là sự hộ trì của các vua chúa để quanh năm suốt tháng Ngài và Chư Tăng không đến với quần chúng là Ngài làm mất đi sự tạo phước do vậy mà Ngài đi hóa duyên đi trì bình. Đi hóa duyên là để tạo duyên lành cho tất cả chúng sanh được gặp Ngài. Từ trong quá khứ xa xưa Chư Phật cũng vậy, Chư Phật toàn giác, Chư Phật Độc Giác, và các đệ tử Phật gọi là phước điền đều tạo thành cái điều kiện cho những người đàn tín phát tâm trong sạch được cơ hội tạo phước thù thắng.
Đọc câu chuyện này thì chúng ta nói tóm tắt là: một thiếu nữ xuất thân từ giai cấp tầm thường, một giai cấp thương gia như hoàng hậu Mallika, do cúng dường cơm sữa đến Đức Phật, cúng dường cháo đề hồ cháo yogurt đến Đức Phật mà đã khiến mình thành tựu được quả vị lớn là trở thành chánh hậu của một vương quốc phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ ở tại miền trung thổ lưu vực sông Hằng. Chúng ta đọc những câu chuyện này để chúng ta thấy trong cuộc sống có cái duyên để gặp bậc thiện trí, có duyên để gặp bậc vô tham, có duyên để gặp bậc hoàn toàn giải thoát, không phải là chuyện dễ. Mà chúng ta rơi vào hoang mang là làm sao để đời sau gặp Phật ra đời chúng ta biết được cái túc duyên như thế nào khi mà chỉ đặt một ít thực phẩm vào trong bình bát của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, hiểu được như vậy thì chúng tôi nhớ hình ảnh của vua Tịnh Phạn khi thấy Đức Thế Tôn đi khất thực ở trên đường phố Ca Tỳ La Vệ thì nhà vua cảm thấy tủi thân nhưng khi nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp một câu thì nhà vua tỉnh ngộ và trở thành một đệ tử Phật.
Hôm nay trong bài học này chúng ta học là Chư Phật là phước điền vô thượng, và trong ruộng phước vô thượng đó, mầu mỡ phì nhiêu đó, những ai có tâm lành thì tạo được nhiều phước, Và trong trường hợp này tâm trí và người thọ thí quan trọng. Thật ra vật thí thì tương đối thôi. Nhưng nói chung thì chúng ta có thể khẳng định một điều là đạo Phật chú trọng đến giá trị thanh tịnh của tâm tư của người cúng dường, người thọ thí, và một bậc hoàn toàn giải thoát là bậc luân lưu pháp bảo vi diệu như là Đức Thế Tôn thì đúng là phước điền vô thượng./. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.4/10/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.

No comments:

Post a Comment