Quyển Thứ Ba
Ðời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập vưng chiếu dịch.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Dược Thảo Dụ' Thứ Năm
1. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo ngài Ma-Ha Ca-Diếp các vị đại đệ tử: "Hay thay! Hay thay! Ca Diếp. Khéo nói đặng công-đức chơn thật của đức Như Lai. Ðúng như lời các ông vừa nói; đức Như-Lai lại còn có vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ công đức, các ông dầu trải qua vô lượng ức kiếp nói cũng không hết được".
Ca Diếp nên biết! Ðức Như Lai là vua của các pháp nếu có nói ra lời chi đều không hư dối vậy. Phật ở nơi tất cả pháp dùng sức trí huệ phuơng-tiện mà diễn nói, pháp của Phật nói thảy đều đến bực nhứt thiết trí (1). Ðức Như-Lai xem biết chỗ quy thú (2) của tất cả pháp; cũng rõ biết chỗ tâm sở hành (3) của tất cả chúng sanh không thấu không ngại. Phật lại ở nơi các pháp rốt ráo rõ biết hết, chỉ bày tất cả trí-huệ cho các chúng sanh.
2.- Ca Diếp! Thí như trong cõi Tam Thiên đại thiên nơi núi, sông, khe, hang, ruộng, đất sanh ra cây cối, lùm rừng và các cỏ thuốc, bao nhiêu giống loại tên gọi màu sắc đều khác. Mây dầy bủa giăng trùm khắp cõi tam-thiên đại-thiên (4) đồng thời mưa xối xuống, khắp nơi nhuần thấm, cây cối lùm rừng và các cỏ thuốc: hoặc thứ gốc nhỏ, thân nhỏ, nhánh nhỏ, lá nhỏ, hoặc thứ gốc bực vừa, thân vừa, nhánh vừa, lá vừa; hoặc có thứ gốc lớn, thân lớn, nhánh lớn, lá lớn.
Các giống cây lớn nhỏ, tùy hạng thượng trung hạ mà hấp thụ khác nhau. Một cụm mây tuôn mưa xuống xứng theo mỗi giống loại mà cây cỏđặng sanh trưởng, đơm bông kết trái. Dầu rằng một cõi đất sanh, một trận mưa thấm nhuần mà các cỏ cây đều có sai khác.
3.- Ca Diếp nên biết! Ðức Như Lai cũng lại như thế, hiện ra nơi đời như là vừng mây lớn nổi lên, dùng giọng tiếng lớn vang khắp thế-giới cả trời, người, a-tu-la, như mây lớn kia trùm khắp cõi nước tam-thiên đại-thiên. Phật ở trong đại chúng mà xướng lời nầy:
"Ta là đấng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Người chưa được độ thời làm cho được độ, người chưa tỏ ngộ thời làm cho tỏ ngộ, người chưa an thời làm cho được an, người chưa chứng Niết Bàn thời làm cho chứng Niết Bàn, đời nay và đời sau Phật đều biết đúng như thật. Ta là bực nhứt thiết trí, bực nhứt thiết kiến, là bực tri đạo, bực khai đạo, bực thuyết đạo. Các ngươi, hàng trời, người, a-tu-la đều nên đến đây vì để nghe pháp vậy ."
Bấy giờ có vô số nghìn muôn ức loài chúng sanh đi đến chỗ đức Như Lai xem xét các căn lợi độn, tinh tấn hay giải-đãi của chúng sanh đó, thuận vừa sức nó kham được mà vì chúng nói pháp, chủng loại nhiều vô lượng, Phật đều khiến vui mừng đặng nhiều lợi lành. Các chúng sanh nầy nghe pháp rồi, hiện đời an-ổn, đời sau sanh về chỗ lành, do đạo được thọ hưởng vui và cũng được thọ hưởng vui và cũng được nghe pháp, đã nghe pháp rồi lìa khỏi các chướng ngại ở trong các pháp theo sức mình kham được lần lần đều được vào đạo.
Như mây lớn kia mưa rưới khắp tất cả cỏ cây lùm rừng và các cỏ thuốc, theo giống của mỗi thứ đều được đượm nhuần đầy đủ, đều được sanh trưởng.
Ðức Như Lai nói pháp một tướng một vị, nghĩa là: tướng giải-thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, rốt ráo đến bực "nhứt thiết chủng trí ". Có chúng sanh nào nghe pháp của Như Lai hoặc thọ trì đọc tụng, đúng như lời mà tu hành, được công-đức tự mình không hay biết.
Vì sao? Vì chỉ có Như-Lai là biết chủng tướng thể tánh của chúng sanh đó: Nhớ việc gì? Nghĩ việc gì? Tu việc gì? Nhớ thế nào? Nghĩ thế nào? Tu thế nào?
Dùng pháp gì để nhớ? Dùng pháp gì để nghĩ? Dùng pháp gì để tu? Dùng pháp gì đặng pháp gì?
Chúng sanh ở nơi các bực, chỉ có Ðức Như-Lai thấy đó đúng như thật, rõ ràng không bị ngại . Như cây cối lùm rừng các cỏ thuốc kia không tự biết tánh thượng trung hạ của nó.
Ðức Như Lai biết pháp một tướng một vị ấy, nghĩa là: tướng giải thoát, tướng xa lìa, tướng diệt, tướng rốt ráo Niết Bàn thường tịch diệt, trọn về nơi không, Phật biết như thế rồi xem xét tâm ưa muốn của chúng sanh mà dắt dìu nó, cho nên chẳng liền vì chúng vội nói " nhứt thiết chủng trí. "
Ca Diếp! Các ông rất là hi hữu, có thể biết rõ đức Như Lai tùy cơ nghi nói pháp, hay tin hay nhận. Vì sao? Vì các đức Phật Thế Tôn tùy cơ nghi nói pháp khó hiểu khó biết.
Khi đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
4.ớ Pháp Vương phá các cõi
Hiện ra trong thế-gianTheo tánh của chúng sanhDùng các cách nói phápÐức Như Lai tôn-trọngTrí huệ rất sâu xaLâu giữ pháp yếu nàyChẳng vội liền nói raNgười trí nếu được ngheThời có thể tin hiểu,Kẻ không trí nghi hốiThời bèn là mất hẳn.Ca Diếp! Vì cớ đóTheo sức chúng nói phápDùng các món nhơn duyênCho chúng đặng Chánh KiếnCa Diếp ông nên biếtThí như vừng mây lớnNổi lên trong thế gianChe trùm khắp tất cảMây trí huệ chứa nhuầnChớp nhoáng sáng chói lòaTiếng sấm xa vang độngKhiến mọi loài vui đẹpNhựt quang bị che khuấtTrên mặt đất mát mẻMây mù sa bủa gầnDường có thể nắm tới.Trận mưa đó khắp cùngBốn phương đều xối xuốngDòng nước tuôn vô lượngCõi đất đều rút đầyNơi núi sông hang hiểmChỗ rậm rợp sanh raNhững cây cối cỏ thuốcCác thứ cây lớn nhỏTrăm giống lúa mộng mạCác thứ mía cùng nhoNhờ nước mưa đượm nhuầnThảy đều tươi tốt cả.Ðất khô khắp được rướiThuốc cây đều sum sêVừng mây kia mưa xuốngNước mưa thuần một vịMà cỏ cây lùm rừngTất cả các giống câyHạng thượng trung cùng hạXứng theo tánh lớn nhỏÐều đặng sanh trưởng cả.Gốc thân nhánh và láTrổ bông trái sắc vàngMột trận mưa rưới đếnCây cỏ đều thấm mướtTheo thể tướng của nóTánh loại chia lớn nhỏNước đượm nhuần vẫn mộtMà đều được sum sê.
5.- Ðức Phật cũng như thế
Hiện ra nơi trong đờiVí như vầng mây lớnChe trùm khắp tất cảÐã hiện ra trong đờiBèn vì các chúng sanhPhân biệt diễn nói bàyNghĩa thật của các phápÐấng Ðại Thánh Thế TônỞ trong hàng trời ngườiNơi tất cả chúng hộiMà tuyên nói lời nầy:Ta là bậc Như LaiLà Ðấng lưỡng Túc Tôn (5)Hiện ra nơi trong đờiDường như vừng mây lớnThấm nhuần khắp tất cảNhững chúng sanh khô khaoÐều làm cho lìa khổÐặng an ổn vui sướngHưởng sự vui thế gianCùng sự vui Niết Bàn.Các chúng trời người nầyMột lòng khéo lóng ngheÐều nên đến cả đâyRa mắt đấng vô thượng.Ta là đấng Thế TônKhông có ai bằng đượcMuốn an ổn chúng sanhNên hiện ra trong đờiVì các đại chúng nóiPháp cam lồ trong sạchPháp đó thuần một vịGiải thoát Niết Bàn thôi.Dùng một giọng tiếng mầuDiễn xướng nghĩa nhiệm nầyÐều thường vì Ðại ThừaMà kết làm nhơn duyên.Ta xem tất cả chúngKhắp đều bình đẳng cảKhông có lòng bỉ thửCũng không có hạn ngạiHằng vì tất cả chúngMà bình-đẳng nói phápNhư khi vì một ngườiLúc chúng đông cũng vậy.Thường diễn nói pháp luônTừng không việc gì khácNgồi, đứng, hoặc đến, điTrọn không hề nhàm mỏiÐầy đủ cho thế gianNhư mưa khắp thấm nhuầnSang hèn cùng thượng hạGiữ giới hay phá giớiOai nghi được đầy đủVà chẳng được đầy đủNgười chánh kiến tà kiếnKẻ độn căn lợi cănKhắp rưới cho mưa phápMà không chút nhàm mỏi .Tất cả hàng chúng sanhÐược nghe pháp của taTùy sức mình lãnh lấyTrụ ở các nơi các bựcHoặc là ở trời, ngườiLàm Chuyển Luân Thánh VươngTrời Thích, Phạm, các vuaÐó là cỏ thuốc nhỏHoặc rõ pháp vô lậuHay chứng đặng Niết BànKhởi sáu pháp thần thôngVà đặng ba món minhỞ riêng trong núi rừngThường hành môn thiền địnhChứng đặng bực Duyên GiácLà cỏ thuốc bực trung.Hoặc cầu bực Thế TônTa sẽ đặng thành PhậtTu hành tinh tấn, địnhLà cỏ thuốc bực thượngLại có hàng Phật tửChuyên tâm nơi Phật đạoThường thật hành từ-biTự biết mình làm PhậtQuyết định không còn nghiGọi đó là cây nhỏ.Hoặc an trụ thần thôngChuyển bất thối pháp luânÐộ vô lượng muôn ứcTrăm nghìn loài chúng sanhBồ Tát hạng như thếGọi đó là cây lớn.Phật chỉ bình đẳng nóiNhư nước mưa một vịTheo căn tánh chúng sanhMà hưởng thọ không đồngNhư những cỏ cây kiaÐược đượm nhuần đều khác
6.- Phật dùng món dụ nầy
Ðể phương tiện chỉ bàyCác thứ lời lẽ hayÐều diễn nói một phápỞ nơi trí huệ PhậtNhư một giọt trong biển.Ta rưới trận mưa phápÐầy đủ khắp thế gianPháp mầu thuần một vịTùy sức riêng tu hành,Như thể lùm rừng kiaVà cỏ thuốc những câyTùy giống lớn hay nhỏLần lần thêm sum sêPháp của các đức PhậtThường dùng thuần một vịKhiến cho các thế gianÐều khắp đặng đầy đủLần lựa siêng tu hànhRồi đều đặng đạo quả.Hàng Thanh Văn, Duyên Giác,Ở nơi chốn núi rừng,Trụ thân hình rốt sauNghe Phật pháp đặng quảNếu các vị Bồ TátTrí huệ rất vững bềnRõ suốt cả ba cõiCầu đặng thừa tốI thượngÐó gọi là cây nhỏMà đặng thêm lớn tốt.Lại có vị trụ thiềnÐặng sức thần thông lớnNghe nói các pháp khôngLòng rất sanh vui mừngPhóng vô số hào quangÐộ các loài chúng sanhÐó gọi là cây lớnMà đặng thêm lớn tốtNhư thế, Ca Diếp này!Ðức Phật nói pháp raThí như vừng mây lớnDùng nước mưa một vịÐượm nhuần nơi hoa ngườiÐều đặng kết trái cả .Ca Diếp ông phải biếtTa dùng các nhơn duyênCác món thí dụ thảyÐể chỉ bày đạo PhậtÐó là ta phương tiệnCác đức Phật cũng thếNay ta vì các ôngNói việc rất chơn thiệtCác chúng thuộc Thanh VănÐều chẳng phải diệt độChỗ các ông tu hànhLà đạo của Bồ TátLần lần tu học xongThảy đều sẽ thành Phật.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Thọ Ký' Thứ Sáu
1. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài kệ đó rồi, bảo các đại chúng xướng lời thế nầy: Ông Ma Ha Ca Diếp, đệ tử của Ta, ở đời vị lai sẽ phụng thờ ba trăm muôn ức các đức Thế Tôn, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, rộng nói vô lượng đại pháp của các đức Phật, ở nơi thân rốt sau đặng thành Phật hiệu là Quang Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh-Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Nước tên là Quang Ðức, kiếp tên là Ðại Trang Nghiêm Phật thọ mười hai tiểu kiếp. Chánh pháp trụ thế hai mươi tiểu kiếp. Cõi nước tốt đẹp, không có các thứ dơ xấu, ngói sỏi gai góc cùng đồ tiện lợi chẳng sạch. Cõi đó bằng thẳng không có cao thấp hầm hố gò nổng, đất bằng lưu ly, cây báu thẳng giăng bên đường, rải các hoa báu khắp nơi sạch sẽ.
Bồ Tát trong nước đó đông vô lượng nghìn ức, các chúng Thanh Văn cũng lại vô số. Không có việc ma, dầu là có ma và dân ma, nhưng đều hộ trì Phật Pháp.
Bấy giờ, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
2.ớ Bảo các Tỳ Kheo rằng:
Ta dùng mắt của PhậtThấy ông Ca Diếp nầyỞ nơi đời vị laiQuá vô số kiếp sauSẽ đặng thành quả Phật,Mà ở đời vị laiCúng dường và kính thờÐủ ba trăm muôn ứcCác đức Phật Thế Tôn.Vì cầu trí huệ PhậtMà tịnh tu phạm hạnhCúng dường đấng Tối ThượngNhị Túc Tôn xong rồiTu tập trọn tất cảTrí huệ bực vô thượngỞ nơi thân rốt sauÐặng chứng thành làm PhậtCõi đó rất thanh tịnhChất lưu ly làm đấtNhiều thứ cây bằng báuThẳng hàng ở bên đườngDây vàng giăng ngăn đườngNgười ngó thấy vui mừngThường thoảng ra hương thơmRải rác thứ hoa đẹpCác món báu kỳ diệuDùng để làm trang nghiêmCõi đó đất bằng thẳngKhông có những gò hầm.Các hàng chúng Bồ TátÐông không thể xưng kểTâm các vị hòa dịuÐến đặng thần thông lớnPhụng trì các kinh điểnÐại thừa của các Phật.Các hàng chúng Thanh VănBực vô lậu thân rốt sauLà con của Pháp VươngCũng chẳng thể kể hếtNhẫn đến dùng thiên nhãnCũng chẳng thể đếm biết.Phật đó sẽ sống lâuTuổi mười hai tiểu kiếpTượng pháp trụ ở đờiCũng hai mươi tiểu kiếpÐức Quang Minh Thế TônViệc của ngài như thế.
3.- Lúc bấy giờ, ngài Ðại Mục Kiền Liên, ngài Tu Bồ Ðề, ngài Ðại Ca Chiên Diên v.v... thảy đều run sợ một lòng chắp tay chiêm ngưỡng dung nhan của Phật, mắt không hề tạm rời, liền đồng tiếng nhau nói kệ rằng:
Thế Tôn rất hùng mãnhMà ban giọng tiếng Phật.Nói rõ thâm tâm conÐược Phật thọ ký choNhư dùng cam lộ rướiTừ nóng đặng mát mẻ.Như từ nước đói đếnBỗng gặp cỗ tiệc vuaCòn ôm lòng nghi sợChưa dám tự ăn liềnNếu lại đặng vua bảoVậy sau mới dám ăn,Chúng con cũng như vậyHằng nghĩ lỗi tiểu thừaChẳng biết làm thế nàoÐặng huệ vô thượng Phật,Dầu nghe giọng tiếng PhậtNói chúng con thành PhậtCòn ôm lòng lo sợNhư chưa dám tự ănNếu được Phật thọ kýMới là khoái an vuiThế Tôn rất hùng mãnhThường muốn an thế gianXin thọ ký chúng conNhư đói cần bảo ăn.
4.- Lúc bấy giờ, Thế Tôn biết tâm niệm của các vị đệ tử lớn bảo các thầy Tỳ Kheo rằng: Ông Tu Bồ Ðề đây đến đời vị lai phụng thờ ba trăm năm muôn ức na do tha (6) đức Phật, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, thường tu hạnh thanh tịnh, đủ đạo Bồ Tát, ở thân rốt sau đặng thành Phật hiệu: Danh tướng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh-biến-tri, Minh Hạnh Túc, Thiện-Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế-Tôn.
Kiếp đó tên Hữu Bửu, nước đó tên là Bửu Sanh. Cõi đó bằng thẳng, đất bằng lưu ly, cây báu trang nghiêm, không có những gò, hầm, cát, sỏi., gai chông cùng tiện lợi dơ dáy; hoa báu trải đất khắp nơi sạch sẽ, nhơn dân cõi đó đều ở đài báu và lầu gác quí đẹp. Hàng đệ tử Thanh Văn đông vô lượng vô biên, tính kể cùng thí dụ đều không thể biết. Các chúng Bồ Tát đông vô số nghìn muôn ức na-do-tha.
Ðức Phật thọ mười hai tiểu kiếp, chánh pháp trụ ở đời hai mươi tiểu kiếp, tượng pháp cũng trụ đời hai mươi tiểu kiếp, Ðức Phật đó thường ở trên hư không vì chúng tôi nói pháp độ thoát đặng vô lượng Bồ Tát cùng chúng Thanh-Văn.
Khi đó, đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
5.ớ Các chúng Tỳ Kheo nầy!
Nay ta bảo các ôngÐều nên phải một lòngLóng nghe lời ta nói .Ðệ tử lớn của taLà ông Tu Bồ ÐềRồi sẽ đặng làm PhậtHiệu gọi là Danh TướngSẽ phải cúng vô sốMuôn ức các đức PhậtTheo hạnh của Phật làmLần lần đủ đạo lớn.Thân rốt sau sẽ đặngBa mươi hai tướng tốtXinh lịch đẹp đẽ lắmDường như núi báu lớnTrang-nghiêm sạch thứ nhấtChúng sanh nào được thấyKhông ai chẳng ưa mếnPhật ở trong cõi đóÐộ thoát vô lượng chúng .Trong pháp hội của PhậtCác Bồ Tát đông nhiềuThảy đều bực lợi cănChuyển pháp luân bất thối .Cõi nước đó thường dùngBồ Tát để trang nghiêmCác chúng Thanh Văn lớnChẳng có thể đếm kểÐều đặng ba món minhÐủ sáu thứ thần thôngTrụ tám pháp giải thoátCó oai đức rất lớn .Ðức Phật đó nói phápHiện ra vô lượng mónPháp thần thông biến hóaChẳng thể nghĩ bàn được .Các hàng trời, nhơn dânSố đông như hằng saÐều cùng nhau chắp tayLóng nghe lời Phật dạy .Ðức Phật đó sẽ thọTuổi mười hai tiểu kiếpChánh pháp trụ lại đờiÐủ hai mươi tiểu kiếpTượng pháp trụ ở đờiCũng hai mươi tiểu kiếp .
6.- Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo các chúng Tỳ Kheo: Ta nay nói với các ông, ông Ðại Ca Chiên Diên này ở đời sẽ tới, dùng các đồ cúng mà cúng dường phụng thờ tám nghìn đức Phật cung kính tôn trọng. Sau khi các đức Phật diệt độ, ông đều dựng tháp miếu cao một nghìn đức Phật diệt độ, ông đều dựng tháp miếu cao một nghìn do tuần, ngang rộng ngay bằng năm trăm do tuần, tháp miếu đó dùng bảy món báu vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, chơn châu và mai khôi hiệp lại thành, cúng dường tháp miếu bằng các thứ hoa, chuỗi ngọc, hương xoa, hương bột, hương đốt, lọng nhiễu, tràng phan....
Sau thời kỳ đó sẽ lại cúng dường hai mươi muôn ức Phật cũng như trước, cúng dường các đức Phật đó rồi, đủ đạo Bồ Tát sẽ đặng làm Phật hiệu: Diêm Phù Na Ðề Kim Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên-Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Cõi đó bằng thẳng, đất bằng pha-lê, cây báu trang nghiêm, vàng ròng làm bằng dây để giăng bên đường, hoa đẹp trải đất khắp nơi sạch sẽ. Người được thấy đều vui mừng, không có bốn đường dữ: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh và a-tu-la . Các trời cùng người rất đông, các chúng Thanh Văn và Bồ Tát vô lượng muôn ức trang nghiêm nước đó. Ðức Phật đó thọ mười hai tiểu kiếp, chánh pháp trụ ở đời hai mươi tiểu kiếp tượng pháp cũng trụ hai mươi tiểu kiếp.
Sau thời kỳ đó sẽ lại cúng dường hai mươi muôn ức Phật cũng như trước, cúng dường các đức Phật đó rồi, đủ đạo Bồ-Tát sẽ đặng làm Phật hiệu: Diêm-Phù Na Ðề Kim Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Cõi đó bằng thẳng, đất bằng pha lê cây báu trang nghiêm, vàng ròng là dây để giăng bên đường, hoa đẹp trải đất khắp nơi sạch sẽ. Người được thấy đều vui mừng, không có bốn đường dữ: địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh và a-tu-la . Các trời cùng người rất đông, các chúng Thanh Văn và Bồ Tát vô lượng muôn ức trang nghiêm nước đó. Ðức Phật đó thọ mười hai tiểu kiếp, chánh pháp trụ ở đời hai mươi tiểu kiếp, tượng pháp cũng trụ hai mươi tiểu kiếp.
Lúc đó Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
7.- Các chúng Tỳ Kheo nầy!
Ðều nên một lòng nghe
Như lời của ta nóiChơn thiệt không khác lạ.Ông Ca Chiên Diên nàySau sẽ dùng các mónÐồ cúng dường tốt đẹpMà cúng dường các PhậtCác đức Phật diệt rồiDựng tháp bằng bảy báuCũng dùng hoa và hươngÐể cúng dường Xá-lợi .Thân rốt sau của ôngÐặng trí huệ của PhậtThành bực Ðẳng-Chánh-GiácCõi nước rất thanh tịnhÐộ thoát đặng vô lượngMuôn ức hàng chúng sanhÐều được mười phương khácThường đến kính cúng dường,Ánh sáng của Phật đóKhông ai có thể hơnÐức Phật đó hiệu là:Diêm Phù Kim Quang PhậtBồ Tát và Thanh VănDứt tất cả hữu lậuÐông vô lượng vô sốTrang nghiêm cõi nước đó.
8.- Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo trong đại chúng: "Ta nay nói với các ông, ông Ðại Mục Kiền Liên đây sẽ dùng các món đồ cúng, cúng dường tám nghìn các đức Phật, cung kính tôn trọng. Sau khi các đức Phật diệt độ đều dựng tháp miếu cao, một nghìn do tuần, ngang rộng thẳng bằng năm trăm do tuần, dùng bảy món báu: vàng bạc, mai khôi hiệp lại thành. Ðem các thứ hoa, chuỗi ngọc, hương xoa, hương bột, hương đốt, lọng nhiễu và tràng phan để cúng dường tháp.
Sau lúc ấy lại sẽ cúng dường, hai trăm muôn ức các đức Phật cũng như trước, rồi sẽ đặng thành Phật hiệu: Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô-thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn.
Kiếp đó tên là Hỷ Mãn, nước tên là Ý Lạc, cõi đó bằng thẳng, chất pha lê là đất, cây báu trang nghiêm, rải hoa trân châu khắp nơi sạch sẽ, người được thấy đều vui mừng. Các hàng trời người rất đông, Bồ Tát và Thanh Văn số nhiều vô lượng, đức Phật đó thọ hai mươi bốn tiểu kiếp, tượng pháp cũng trụ bốn mươi hai tiểu kiếp.
Khi đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
9.ớ Ðệ tử của ta đây
Là Ðại Mục Kiền Liên
Bỏ thân người nầy rồiSẽ đặng gặp tám nghìnHai trăm muôn ức vịCác đức Phật Thế TônÔng vì cầu Phật đạoNên cúng dường cung kínhỞ nơi các đức PhậtThường tu trì phạm hạnhỞ trong vô lượng kiếpPhụng trì pháp của Phật.Các đức Phật diệt rồiXây tháp bằng bảy báuTháp vàng rất cao rộngDùng hoa hương kỹ nhạcÐể dùng dâng cúng dườngTháp miếu các đức Phật.Lần lần đặng đầy đủÐạo hạnh Bồ Tát rồiỞ nơi nước Ý LạcMà đặng thành quả PhậtHiệu là Ða Ma LaBạt Chiên Ðàn Hương Phật.Ðức Phật đó thọ mạngHai mươi bốn tiểu kiếpThường vì hàng trời ngườiMà diễn nói đạo PhậtChúng Thanh Văn vô lượngNhư số cát sông HằngÐủ ba minh, sáu thôngÐều có oai đức lớn.Bồ-Tát đông vô sốChí bền lòng tinh tấnỞ nơi trí huệ PhậtÐều không hề thối chuyển.Sau khi Phật diệt độChánh pháp sẽ trụ đờiÐủ bốn mươi tiểu kiếpTượng pháp cũng như thế .
10.ớ Các đệ tử của ta
Bực oai đức đầy đủSố đó năm trăm ngườiTa đều sẽ thọ kýỞ nơi đời vị laiÐều đặng chứng thành PhậtTa cùng với các ôngÐời trước kết nhơn duyênTa nay sẽ thuật nóiCác ông khéo lóng nghe .
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm 'Hóa Thành Dụ' Thứ Bảy
1.ớ Ðức Phật bảo các thầy Tỳ Kheo: "Thuở quá khứ vô lượng vô biên bất khả tư nghì a tăng kỳ kiếp đã qua, lúc bấy giờ có đức Phật hiệu Ðại Thông Trí Thắng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế-Tôn.
Nước đó tên là Hảo Thành, kiếp tên Ðại tướng. Các Tỳ Kheo! Từ khi đức Phật đó diệt độ nhẫn đến nay rất là lâu xa, thí như địa chủng trong cõi tam thiên đại thiên, giả sử có người đem mài làm mực rồi đi khỏi một nghìn cõi nước ở phương đông bèn chấm một điểm chừng bằng bụi nhỏ, lại qua một nghìn cõi nước nữa cũng chấm một điểm, cứ như thế lầ lựa chấm hết mực mài bằng địa chủng ở trên. Ý các ông nghĩ sao? Các cõi nước đó hoặc thầy toán có thể biết đặng ngằn mé số đó chăng? "
ớ Thưa Thế Tôn! Không thể biết!
ớ Các Tỳ Kheo! Những cõi nước của người đó đi qua hoặc có chấm mực hoặc không chấm mực đều nghiền nát cả ra làm bụi, một hột bụi là một kiếp, từ đức Phật đó diệt độ đến nay lại lâu hơn số đó vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức a tăng kỳ kiếp. Ta dùng sức tri kiến của Như Lai xem thuở lâu xa đó dường như hiện ngày nay .
Bấy giờ đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
2.ớ Ta nhớ đời quá khứ
Vô lượng vô biên kiếpCó Phật Lưỡng Túc TônHiệu Ðại Thông Trí ThắngNhư người dùng sức màiCõi tam thiên đại thiênHết tất cả địa chủngThảy đều làm thành mựcQuá hơn nghìn cõi nướcBèn chấm mỗi điểm trầnNhư thế lần lựa chấmHết các mực trần nầy .Bao nhiêu cõi nước đóÐiểm cùng chẳng điểm thảyLại đều nghiền làm bụiMột bụi làm một kiếpKiếp số lâu xa kiaLại nhiều hơn số bụiPhật đó diệt đến nayVô lượng kiếp như thếTrí vô ngại của PhậtBiết Phật đó diệt độVà Thanh Văn Bồ TátNhư hiện nay thẩy diệt.Các Tỳ Kheo nên biết.Trí Phật tịnh vi diệuVô lậu và vô ngạiSuốt thấu vô lượng kiếp.
3.ớ Ðức Phật bảo các Tỳ Kheo: "Ðức Ðại Thông Trí Thắng Phật thọ năm trăm bốn mươi vạn ức na do tha kiếp, đức Phật đó khi trước lúc ngồi đạo tràng phá ma rồi, sắp đặng đạo vô thượng chánh đẳng, chánh giác mà Phật pháp chẳng hiện ra trước, như thế một tiểu kiếp cho đến mười tiểu kiếp, ngồi xếp bằng thân và tâm đều không động mà các Phật pháp còn chẳng hiện ra trước.
Thuở đó, các vị trời Ðao Lợi ở dưới cội cây Bồ Ðề đã trước vì đức Phật đó mà trải toà Sư tử cao một do tuần (7), Phật ngồi nơi tòa nầy sẽ đặng đạo vô thượng, chánh đẳng, chánh giác. Khi Phật vừa ngồi trên tòa đó các trời Phạm Thiên Vương rưới những hoa trời khắp bốn mươi do tuần, gió thơm lâu lâu thổi đến, thổi dẹp hoa héo rồi rưới hoa mới mãi như thế không ngớt mãn mười tiểu kiếp để cúng dường đức Phật, nhẫn đến khi Phật diệt-độ thường rưới hoa nầy . Các trời Tứ Thiên Vương vì cúng dường Phật nên thường đánh trống trời . Ngoài ra các vị trời khác trỗi kỹ nhạc trời, mãn mười tiểu kiếp đến khi Phật diệt độ cũng lại như thế.
Các Tỳ Kheo! Ðức Ðại Thông Trí Thắng Phật quá mười tiểu kiếp các Phật pháp hiện ra trước thành đạo Vô Thượng chánh đẳng chánh giác.
Lúc Phật chưa xuất gia có mười sáu người con trai, người con cả tên Trí-Tích. Các người con đó đều có các món đồ chơi tốt đẹp báu lạ, nghe cha chứng đặng quả vô-thượng chánh đẳng chánh giác đều bỏ đồ báu của mình đi đến chỗ Phật. Các người mẹ khóc lóc theo đưa .
Ông nội là vua Chuyển Luân Thánh Vương, cùng một trăm vị đại thần và trăm nghìn muôn ức nhơn dân khác đều vây quanh nhau đi theo đến đạo tràng, mọi người đều đến gần gũi đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai để cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen. Khi đã đến nơi tất cả đem đầu mặt mình lạy chơn Phật, đi vòng quanh đức Phật xong, đều chắp tay một lòng chiêm ngưỡng dung nhan của Phật, rồi nói kệ khen Phật:
4.ớ Thế Tôn oai đức lớn
Vì muốn độ chúng sanhTrong vô lượng ức nămBèn mới đặng thành PhậtCác nguyện đã đầy đủHay thay lành vô thượngThế Tôn rất ít cóMột phen ngồi mười kiếpThân thể và tay chơnYên tịnh không hề độngTâm Phật thường lặngChưa từng có tán loạnTrọn rốt ráo vắng bặtAn trụ pháp vô lậuNgày nay thấy Thế TônAn ổn thành Phật đạoChúng con được lợi lànhMừng rỡ rất vui đẹp.Chúng sanh thường đau khổÐui mù không Ðạo SưChẳng biết đạo dứt khổChẳng biết cầu giải thoátLâu ngày thêm nẻo ácGiảm tổn các chúng trờiTừ tối vào nơi tốiTrọn chẳng nghe danh Phật.Nay Phật đặng vô thượngÐạo an ổn vô lậuChúng ta và trời ngườiVì đặng lợi lớn tộtCho nên đều cúi đầuQuy mạng (8) đấng vô thượng.
5.ớ Bấy giờ mười sáu vị vương tử nói kệ khen đức Phật rồi liền khuyến thỉnh đức Thế Tôn chuyển pháp luân, đều thưa rằng: "Ðức Thế Tôn nói pháp được an ổn, thương xót làm lợi ích cho các trời và nhơn dân" . Lại nói kệ rằng:
Ðức Phật không ai bằng
Trăm phước tự trang nghiêmÐặng trí huệ vô thượngNguyện vì đời nói phápÐộ thoát cho chúng conVà các loài chúng sanhXin phân biệt chỉ bàyCho đặng trí huệ PhậtNếu chúng con cũng thành PhậtChúng sanh cũng được thếThế Tôn biết chúng sanhThâm tâm nghĩ tưởng gìCũng biết đạo chúng làmLại biết sức trí huệMuốn ưa và tu phướcNghiệp gây tạo đời trướcThế-Tôn biết cả rồiNên chuyển pháp Vô-thượng.
6.ớ Phật bảo các Tỳ Kheo: Lúc Ðức Ðại Thông Trí Thắng Phật đặng quả Vô Thượng chánh đẳng chánh giác, trong mười phương, mỗi phương đều năm trăm muôn ức các cõi nước Phật sáu điệu vang động. Trong các cõi nước đó chỗ tối tăm ánh sáng của nhựt nguyệt không soi tới đặng mà đều sáng rỡ, trong đó chúng sanh đều đặng thấy nhau, đồng nói rằng: "Trong đây tại sao bỗng sanh ra chúng sanh?".
Lại trong các cõi đó cung điện của chư Thiên cho đến Phạm Cung sáu điệu vang động, hào quang lớn soi cùng khắp đầy cõi nước, sáng hơn ánh sáng của trời .
7.ớ Bấy giờ, phương Ðông, năm trăm muôn ức các cõi nước, cung điện của trời Phạm Thiên (9) ánh sáng soi chói gấp bội hơn ánh sáng thường ngày, các Phạm Thiên Vương đều tự nghĩ rằng: "Hôm nay cung điện sáng suốt từ xưa chưa từng có, vì nhơn duyên gì mà hiện điềm tốt này?" Lúc đó các vị Phạm Thiên Vương liền đi đến nhau để chung bàn việc đó. Trong chúng có một vị Phạm-Thiên-Vương lớn tên Cứu-Nhứt-Thiết vì các Phạm-chúng mà nói kệ rằng:
Các cung điện chúng taSáng suốt xưa chưa cóÐây là nhơn duyên gìPhải nên chung nhau tìmLà trời đại đức sanhHay là Phật ra đờiMà ánh sáng lớn nàyKhắp soi cả mười phương.
Bấy giờ, năm trăm muôn ức cõi nước, các vị Phạm Thiên Vương cùng chung với cung điện (10) mỗi vị đều lấy đãy đựng các thứ hoa trời, đồng đi đến phương Tây suy tì tướng sáng đó. Thấy đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai ngồi tòa sư tử ở nơi đạo tràng dưới cội Bồ Ðề, hàng chư Thiên, Long Vương, Cà Thát Bà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhơn và phi nhơn v.v... cung kính vây quanh đức Phật chuyển pháp luân; tức thời các vị Phạm Thiên Vương đầu mặt lạy chơn Phật đi quanh trăm nghìn vòng, liền lấy hoa trời mà rải trên đức Phật.
Hoa của mấy ông rải nhóm như núi Diệu-Cao, cùng để cúng-dường cây Bồ-đề của Phật, cây Bồ-đề đó cao mười do-tuần. Cúng dường hoa xong, mỗi vị đem cung điện dưng lên đức Phật mà thưa rằng: " Xin đức Phật đoái thương lợi-ích cho chúng con, cung điện dưng cúng đây xin nhận ở. "
Lúc đó, các vị Phạm-thiên-vương liền ở trước Phật một lòng đồng tiếng dùng kệ khen rằng:
Thế Tôn rất ít cóKhó thể gặp gỡ đặngÐủ vô lượng công đứcHay cứu hộ tất cảThầy lớn của trời ngườiThương xót ở trong đờiMười phương các chúng sanhKhắp đều nhờ lợi ích.Chúng con từng theo đếnNăm trăm muôn ức nướcBỏ vui thiền định sâuVì để cúng dường PhậtChúng con phước đời trướcCung điện rất tốt đẹpNay đem dưng Thế TônCúi xin, thương nạp thọ .
Bấy giờ, các vị Phạm Thiên Vương nói kệ khen đức Phật rồi thưa rằng: "Cúi xin Thế Tôn chuyển pháp luân, độ thoát chúng sanh mở đường Niết-bàn. "
Khi ấy, các vị Phạm Thiên Vương một lòng đồng tiếng mà nói kệ rằng:
Thế Hùng Lưỡng Túc TônCúi xin diễn nói phápDùng sức từ bi lớnÐộ chúng sanh khổ não .
Lúc đó đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai lắng yên nhận lời đó (11)
8.ớ Lại nữa các Tỳ Kheo! Phương đông nam năm trăm muôn ức cõi nước các vị Phạm Thiên Vương đều tự thấy cung điện mình ánh sáng chói lòa từ xưa chưa từng có, vui mừng hớn hở sanh lòng hi hữu, liền cùng đến nhau chung bàn việc đó. Lúc ấy trong chúng đó có một vị Phạm Thiên Vương tên là Ðại Bi, vì các Phạm chúng mà nói kệ rằng:
Việc đó nhơn duyên gìMà hiện tướng như thế?Các cung điện chúng taSáng suốt xưa chưa từng cóLà trời đại đức sanhHay là Phật ra đời?Chưa từng thấy tướng nầyNên chung một lòng cầuQuá nghìn muôn ức cõiTheo luồng sáng tìm đếnPhần nhiều Phật ra đờiÐộ thoát khổ chúng sanh .
Bấy giờ, năm trăm muôn ức các vị Phạm Thiên Vương cùng chung với cung điện, lấy đãy đựng các thứ hoa trời, đồng đến phương Tây Bắc suy tìm tướng đó. Thấy đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai ngồi tòa sư tử nơi đạo tràng dưới cội Bồ Ðề, các hàng chư Thiên, Long Vương, Càn Thát Bà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhơn cùng phi nhơn v.v... cung kính vây quanh, và thấy mười sáu vị vương tử thỉnh Phật chuyển pháp luân.
Khi ấy các vị Phạm Thiên Vương đầu mặt lạy chơn Phật, đi quanh trăm nghìn vòng, liền lấy hoa trời mà rải trên Phật. Hoa rải đó nhóm như núi Diệu Cao, cùng để cúng dường cây Bồ Ðề của Phật . Cúng dường hoa xong, đều đem cung điện dưng lên đức Phật mà thưa rằng: "Xin Phật thương xót lợi ích cho chúng con, những cung điện dưng đây cúi xin nhận ở ".
Lúc đó, các vị Phạm Thiên Vương liền ở trước Phật một lòng đồng tiếng nói kệ khen rằng:
Thánh Chúa vua trong trờiTiếng Ca Lăng Tần GiàThương xót hàng chúng sanhChúng con nay kính lễ .Thế Tôn rất ít cóLâu xa một lần hiệnMột trăm tám mươi kiếpLuống qua không có PhậtBa đường dữ dẫy đầyCác chúng trời giảm ít.Nay Phật hiện ra đờiLàm mắt cho chúng sanhChỗ quy thú của đờiCứu hộ cho tất cảLà cha của chúng sanhThương xót làm lợi íchNhờ phước lành đời trướcNay đặng gặp Thế Tôn.
Khi đó, các vị Phạm Thiên Vương nói kệ khen Phật xong đều thưa rằng: "Cúi xin đức Thế Tôn thương xót tất cả chuyển pháp luân cho, để độ thoát chúng sanh".
Lúc ấy, các vị Phạm Thiên Vương một lòng đồng tiếng mà nói kệ khen rằng:
Ðại thánh chuyển pháp luânChỉ bày các pháp tướngÐộ chúng sanh đau khổKhiến đặng rất vui mừngChúng sanh nghe pháp nàyÐặng đạo hoặc sanh thiênCác đường dữ giảm ítBực nhẫn thiện thêm nhiều .
Khi đó, đức Ðại Thông Trí Thắng Phật lặng yên nhận lời .
9.ớ Lại nữa các Tỳ Kheo! năm trăm muôn ức cõi nước ở phương Nam các vị Ðại Phạm Vương đều tự thấy cung điện mình ánh sáng chói lòa từ xưa chưa từng có, vui mừng hớn hở sanh lòng hi hữu liền đến cùng nhau chung bàn việc đó. Vì nhơn duyên gì cung điện của chúng ta có ánh sáng chói này?
Trong chúng đó có một vị Phạm Thiên Vương lớn tên là Diệu-pháp, vì hàng Phạm chúng mà nói kệ rằng:
Các cung điện chúng taQuang minh rất oai diệuÐây không phải không nhơnTướng nầy phải tìm đóQuá hơn trăm nghìn kiếpChưa từng thấy tướng nầyLà trời đại đức sanhHay đức Phật ra đời?
Bấy giờ, năm trăm muôn ức Phạm Thiên Vương cùng cung điện chung, mỗi vị dùng đãy đựng các thứ hoa trời đồng đến phương Bắc suy tìm tướng đó. Thấy đức Ðại Thông Trí Thắng Như Lai ngồi tòa sư tử nơi đạo tràng dưới cội cây Bồ Ðề, hàng chư Thiên, Long Vương, Càn Thát Bà, Khẩn-na La, Ma Hầu La Già, nhơn và phi nhơn v.v..., cung kính vây quanh, cùng thấy mười sáu vị vương tử thỉnh Phật chuyển pháp luân.
Khi đó, các vị Phạm Thiên Vương đầu mặt lễ Phật đi quanh trăm nghìn vòng, liền lấy hoa trời mà rải trên đức Phật. Hoa rải đó nhóm như núi Diệu Cao và để cúng dường cây Bồ Ðề của Phật. Cúng dường hoa xong, mỗi vị đều đem cung điện dâng lên đức Phật mà thưa rằng: "Xin đức Phật đoái thương lợi ích chúng con, cung điện của chúng con dưng đây cúi xin nạp xử". Bấy giờ, các vị Ðại Phạm Thiên Vương liền ở trước Phật một lòng đồng tiếng nói kệ khen rằng:
Thế Tôn rất khó thấyBực phá các phiền nãoHơn trăm ba mươi kiếpNay mới thấy một lầnHàng chúng sanh đói khátNhờ mưa pháp đầy đủXưa chỗ chưa từng thấyÐấng vô lượng trí huệNhư hoa Ưu Ðàm BátNgày nay mới gặp gỡCung điện của chúng conNhờ hào quang được đẹpThế Tôn đại từ mẫnCúi xin thương nhận ở .
Khi đó, các vị Phạm Thiên Vương nói kệ khen đức Phật rồi đều bạch rằng: "cúi mong đức Thế Tôn chuyển pháp luân làm cho tất cả thế gian các hàng trời, ma, phạm, sa môn, bà la môn đều được an ổn mà được độ thoát ". Lúc ấy các vị Phạm Thiên Vương một lòng đồng tiếng nói kệ rằng:
Cúi mong Thiên Nhơn TônChuyển pháp luân vô thượngÐánh vang pháp cổ lớnKhắp rưới pháp vũ lớnÐộ vô lượng chúng sanhChúng con đều qui thỉnhNên nói tiếng sâu xa .
Khi đó, đức Ðại Thông Trí Thắng lặng yên nhận lời đó .
10.ớ Phương Tây Nam nhẫn đến nước ở thượng phương, các vị Ðại Phạm Thiên Vương thảy đều tự thấy cung điện của mình ở ánh sáng chói rực từ xưa chưa từng có, vui mừng hớn hở sanh lòng hi hữu, liền đi đến nhau để chung bàn việc đó. Vì nhơn duyên gì cung điện của chúng ta có ánh sáng nầy? Lúc đó trong chúng có một vị Ðại Phạm Thiên Vương tên là Thi Khí vì hàng Phạm chúng mà nói kệ rằng:
Nay vì nhân duyên gì?Cung điện của chúng taÁnh sáng oai đức từng có?Tướng tốt như thế đóXưa chưa từng nghe thấyLà trời đại đức sanhHay là Phật ra đời?
Bấy giờ, năm trăm muôn ức các vị Phạm Thiên Vương cùng cung điện chung, mỗi vị đều dùng đãy đựng các thứ hoa trời đồng đến phương dưới suy tìm tướng sáng đó . Thấy đức Ðại-Thông-Trí Như- Lai ngồi tòa sư-tử nơi đạo tràng dưới cội bồ-đề, hàng chư Thiên, Long-vương, Càn-thát-bà, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, nhơn và phi-nhơn v.v... cung kính vây quanh và thấy mười sáu vị vương tử thỉnh đức Phật chuyển pháp luân .
Lúc đó, các vị Phạm-thiên-vương đầu mặt lạy Phật đi quanh trăm nghìn vòng, liền lấy hoa trời rải trên đức Phật . Hoa rải nhóm như núi Diệu Cao và để cúng dường cây bồ đề của Phật . Cúng dường hoa xong, đều đem cung điện dưng lên đức Phật mà bạch rằng: "Xin đoái thương lợi ích chúng con. Cung điện dưng đây cúi mong Phật nạp ở ".
Lúc đó, các vị Phạm-thiên-vương liền ở trước Phật một lòng đồng tiếng dùng kệ khen rằng:
Hay thay! thấy các PhậtÐấng Thánh-Tôn cứu ThếHay ở ngục tam giớiCứu khổ các chúng sanhThiên Nhơn Tôn trí khắpThương xót loài quần manhHay khai môn cam lộRộng độ cho tất cả .Lúc xưa vô lượng kiếpLuống qua không có PhậtKhi Phật chưa ra đờiMười phương thường mờ tốiBa đường dữ thêm đôngA-tu-la cũng thạnhCác chúng trời càng bớtChết nhiều đọa ác đạoChẳng theo Phật nghe phápThường làm việc chẳng lànhSắc, lực, cùng trí huệCác việc đều giảm ítVì tội nghiệp nhơn duyênMất vui cùng tưởng vuiTrụ trong pháp tà kiếnChẳng biết nghi tắc lànhChẳng nhờ Phật hóa độThường đọa trong ác đạo .Phật là mắt của đờiLâu xa mới hiện raVì thương các chúng sanhNên hiện ở trong đờiSiêu việt thành chánh giácChúng con rất mừng vuiVà tất cả chúng khácMừng khen chưa từng cóCung điện của chúng conNhờ hào quang nên đẹpNay đem dưng Thế-TônCúi mong thương nhận ởNguyện đem công đức nàyKhắp đến cho tất cảChúng con cùng chúng sanhÐều đồng thành Phật đạo .
Khi đó, năm trăm muôn ức các vị Phạm-thiên-vương nói kệ khen đức Phật rồi, đều bạch Phật rằng: "Cúi mong đức Thế-Tôn chuyển pháp luân, nhiều chỗ an ổn, nhiều chỗ độ thoát". Lúc ấy các vị Phạm-thiên-vương đồng nói kệ rằng:
Thế Tôn chuyển pháp luânÐánh trống pháp cam lộÐộ chúng sanh khổ nãoMở bày đường Niết BànCúi mong nhận lời conDùng tiếng vi diệu lớnThương xót mà nói bàyPháp tu vô lượng kiếp .
11.ớ Lúc bấy giờ, Ðại Thông Trí Thắng Như Lai nhận lời thỉnh của các Phạm-thiên-vương và mười sáu vị vương tử tức thời ba phen chuyển pháp luân mười hai hành (12) hoặc là sa môn, bà la môn, hoặc là trời, ma, phạm và các thế gian khác đều không thể chuyển được, nói: đây là khổ,
đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là đạo diệt khổ .
Và rộng nói pháp mười hai nhơn duyên: Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão, tử, ưu bi, khổ não .
Vô minh diệt thời hành diệt, hành diệt thời thức diệt, thức diệt thời danh sắc diệt, danh sắc diệt thời lục nhập diệt, lục nhập diệt thời xúc diệt, xúc diệt thời thọ diệt, thọ diệt thời ái diệt, ái diệt thời thủ diệt, thủ diệt thời hữu diệt, hữu diệt thời sanh diệt, sanh diệt thời lão, tử, ưu bi, khổ não diệt.
Ðức Phật ở trong đại chúng trời, người khi nói pháp đó có sáu trăm muôn ức na do tha người do vì không thọ tất cả pháp mà ở các lậu tâm được giải thoát, đều đặng thiền định sâu mầu, ba món minh, sáu món thông, đủ tám giải thoát.
Lúc nói pháp lần thứ hai, lần thứ ba, lần thứ tư, có nghìn muôn ức hằng hà sa na do tha chúng sanh cũng bởi không thọ tất cả pháp mà nơi các lậu tâm được giải thoát. Từ đây nhẫn sau các chúng Thanh Văn nhiều vô lượng vô biên, không thể tính kể được.
12.ớ Bấy giờ mười sáu vị vương tử đều là đồng tử mà xuất gia làm Sa Di, các căn thông lanh, trí huệ sáng láng, đã từng cúng dường trăm nghìn muôn ức các đức Phật, tịnh tu hạnh thanh tịnh, cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, đều bạch cùng Phật rằng: "Thưa Thế Tôn! Các vị đại đức Thanh Văn vô lượng nghìn muôn ức đây đã thành tựu xong, đức Thế Tôn cũng nên vì chúng con nói pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác, chúng con nghe xong đều đồng tu học Thế Tôn! Chúng con có chí mong được tri kiến của Như Lai chỗ nghĩ tưởng trong thâm tâm, đức Phật tự chứng biết cho .
Lúc đó, tám muôn ức người trong chúng của Chuyển Luân Thánh Vương dắt đến thấy mười sáu vị vương tử xuất gia, cũng tự cầu xuất gia, vua liền thuận cho .
Bấy giờ, đức Phật nhận lời thỉnh của Sa Di, qua hai muôn kiếp sau mới ở trong hàng bổn chúng nói kinh đại thừa tên là: "Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm". Ðức Phật nói kinh đó xong, mười sáu vị Sa Di vì đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, đều đồng thọ thì đọc tụng thông thuộc. Lúc nói kinh đó, mười sáu vị Sa Di Bồ Tát thảy đều tin thọ trong chúng Thanh Văn cũng có người tin hiểu . Ngoài ra nghìn muôn ức loại chúng sanh đều sanh lòng nghi lầm. Phật nói kinh đó suốt tám nghìn kiếp chưa từng thôi bỏ. Phật nói kinh đó xong liền vào tịnh thất trụ trong thiền định tám muôn bốn nghìn kiếp.
13.ớ Bấy giờ, mười sáu vị Bồ Tát Sa Di biết Phật nhập thất trụ trong thiền định vắng bặt, mỗi vị đều lên Pháp tòa cũng trong tám muôn bốn nghìn kiếp vì bốn bộ chúng rộng nói phân biệt kinh Diệu Pháp Liên Hoa .
Mỗi vị đều độ sáu trăm muôn ức na do tha hằng hà sa chúng sanh, chỉ dạy cho được lợi mừng, khiến phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.
14.ớ Ðức Ðại Thông Trí Thắng Phật qua tám muôn bốn nghìn kiếp sau từ tam muội dậy, qua đến pháp tòa mà ngồi an lành, khắp bảo trong hàng đại chúng: "Mười sáu vị Bồ Tát Sa Di này rất là ít có, các căn thông lẹ, trí huệ sáng láng, đã từng cúng dường vô lượng nghìn muôn ức số đức Phật, ở chỗ các đức Phật thường tu hạnh thanh tịnh, thọ trì trí của Phật để chỉ dạy chúng sanh làm cho vào trong đó. Các ông phải luôn luôn gần gũi mà cúng dường các vị ấy .
Vì sao? Nếu hàng Thanh Văn, Duyên Giác cùng các Bồ Tát có thể tin kinh pháp của mười sáu vị Bồ Tát Sa Di đó nói mà thọ trì không mất, thời người đó sẽ đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác trí huệ của Như Lai".
15.ớ Phật bảo các Tỳ Kheo: "Mười sáu vị Bồ Tát đó thường ưa nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa nầy . Sáu trăm muôn ức na tho hằng hà sa chúng sanh của mỗi vị Bồ Tát hóa độ đó đời đời sanh ra đều cùng Bồ Tát ở chung, theo nghe pháp với Bồ Tát thảy đều tin hiểu . Nhờ nhơn duyên đó mà đặng gặp bốn muôn ức các đức Phật Thế Tôn đến nay vẫn chẳng ngớt.
Các Tỳ Kheo! Ta nói với các ông mười sáu vị Sa Di đệ tử của đức Phật kia nay đều chứng đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, hiện đương pháp trong cõi nước ở mười phương có vô lượng trăm nghìn muôn ức Bồ Tát Thanh Văn để làm quyến thuộc.
Hai vị Sa Di làm Phật ở phương Ðông: Vị thứ nhất tên là A Súc ở nước Hoa Hỷ, vị thứ hai tên là Tu Di Ðảnh. Hai vị làm Phật ở phương Ðông Nam: Vị thứ nhứt tên là Sư Tử Âm, vị thứ hai tên là Sư Tử Tướng . Hai vị làm Phật ở phương Nam: Vị thứ nhứt tên là Thường Diệt. Hai vị làm Phật ở phương Tây Nam: Vị thứ nhứt tên là Ðế Tướng, vị thứ hai tên là Phạm Tướng . Hai vị làm Phật ở phương Tây: Vị thứ nhứt tên là A Di Ðà, vị thứ hai tên là Ðộ Nhứt Thiết Thế Gian Khổ Não . Hai vị làm Phật ở phương Tây Bắc: Vị thứ nhứt tên là Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Thần Thông, vị thứ hai tên là Tu Di Tướng. Hai vị làm Phật ở phương Bắc: Vị thứ nhứt tên là Vân Tự Tại, vị thứ hai tên là Vân Tự Tại Vương. Một vị làm Phật ở phương Ðông Bắc hiệu Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Úy . Vị thứ mười sáu, chính ta là Thích Ca Mâu Ni Phật ở cõi nước Ta Bà thành vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Các Tỳ Kheo! Lúc chúng ta làm Sa Di mỗi người giáo hóa vô lượng trăm nghìn muôn ức hằng hà sa chúng sanh vì đạo vô thượng chánh đẳng, chánh giác theo ta nghe pháp . Những chúng sanh đó đến nay có người trụ bực Thanh Văn, ta thường giáo hóa pháp vô thượng chánh đẳng chánh giác. Những bọn người này đáng dùng pháp đó mà lần vào Phật đạo .
Vì sao? Vì trí huệ của Như Lai khó tin khó hiểu, vô lượng hằng hà sa chúng sanh bị hóa độ trong thuở đó chính là bọn ông, các Tỳ Kheo, và sau khi ta diệt độ các đệ tử Thinh Văn trong đời vị lai . Sau khi ta diệt độ, lại có đệ tử không nghe kinh này, không biết không hay hạnh của Bồ Tát, tự ở nơi công đức của mình được tưởng cho là diệt độ sẽ nhập Niết Bàn.
Ta ở nơi nước khác làm Phật lại có tên khác. Người đó dầu sanh lòng tưởng là diệt độ nhập Niết Bàn, nhưng ở nơi cõi kia cầu trí huệ của Phật, được nghe kinh này, chỉ do Phật thừa mà được diệt độ lại không có thừa nào khác, trừ các đức Như Lai phương tiện nói pháp.
Các Tỳ Kheo! Nếu đức Như Lai tự biết giờ Niết Bàn sắp đến, chúng lại thanh tịnh lòng tin hiểu bền chắc, rõ thấu pháp không, sâu vào thiền định, bèn nhóm các Bồ Tát và chúng Thanh Văn mà vì nói kinh nầy . Trong đời không có hai thừa mà đặng diệt độ, chỉ có một Phật Thừa đặng diệt độ thôi .
Các Tỳ Kheo nên rõ! Ðức Như Lai phương tiện sâu vào tánh chúng sanh, biết chí nó ưa pháp nhỏ, rất ham nơi năm món dục vì hạng người này mà nói Niết Bàn, người đó nếu nghe thời liền tin nhận.
16.ớ Thí dụ đường hiểm nhiều nạn dữ, dài năm trăm do tuần. Chốn ghê sợ hoang vắng không người. Nếu chúng đông muốn đi qua con đường nầy đến chỗ trân bửu, có một vị đạo sư thông minh sáng suốt khéo biết rõ tướng thông bít của con đường hiểm, dắt chúng nhơn muốn vượt qua nạn đó . Chúng nhơn được dắt đi giữa đường lười mỏi bạch đạo sư rằng: "Chúng con mệt nhọc lại thêm sợ sệt chẳng có thể đi nữa, đường trước còn xa nay muốn lui về ".
Vị đạo sư nhiều sức phương tiện mà tự nghĩ rằng: Bọn này đáng thương, làm sao cam bỏ trân bửu lớn mà muốn lui về. Nghĩ thế rồi dùng sức phương tiện ở giữa đường hiểm quá ba trăm do tuần, hóa làm một cái thành mà bảo chúng nhơn rằng: " Các người chớ sợ, đừng lui về, nay thành lớn nầy có thể dừng ở trong đó tùy ý muốn làm gì thì làm, nếu vào thành nầy sẽ rất được an ổn, nếu có thể lại thẳng đến chỗ châu báu đi cũng đặng ".
Bấy giờ, chúng mỏi mệt rất vui mừng khen chưa từng có, chúng ta hôm nay khỏi được đường dữ rất được an ổn. Ðó rồi chúng nhơn thẳng vào hóa thành sanh lòng tưởng cho rằng đã được độ rất an ổn .
Lúc ấy đạo sư biết chúng nhơn đó đã được nghỉ ngơi không còn mỏi mệt, liền diệt hóa thành bảo chúng nhơn rằng: "Các người nên đi tới, chỗ châu báu ở gần đây, thành lớn trước đó là của ta biến hóa ra để nghỉ ngơi thôi".
Các Tỳ Kheo! Ðức Như Lai cũng lại như thế, nay vì các ông mà làm vị Ðại Ðạo Sư, biết các đường dữ sanh tử phiền não hiểm nạn dài xa nên vượt qua . Nếu như chúng sanh chỉ nghe một Phật Thừa thời chẳng muốn thấy Phật, chẳng muốn gần gủi, mà nghĩ thế nầy: "Ðạo Phật dài xa lâu ngày chịu cần khổ mới có thể đặng thành". Phật biết tâm chúng đó khiếp nhược hạ liệt dùng sức phương tiện mà ở giữa đường vì để ngơi nghỉ nên nói hai món Niết Bàn. (13)
Nếu chúng sanh trụ nơi hai bực, đức Như Lai bấy giờ liền bèn vì nói:
" Chỗ tu của các ông chưa xong bực của các ông ở gần với huệ của Phật . Phải quan sát suy lường Niết Bàn đã đặng đó chẳng phải chơn thật vậy . Chỉ là sức phương tiện của Như Lai, ở nơi một Phật Thừa phân biệt nói thành ba . Như hai vị đạo sư kia vì cho mọi người ngơi nghỉ mà hóa thành lớn, đã biết nghỉ xong mà bảo rằng: " Chỗ châu báu ở gần, thành nầy không phải thiệt, của ta biến hóa làm ra đó thôi".
Lúc đó đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
17.ớ Ðại Thông Trí Thắng Phật
Mười kiếp ngồi đạo tràngPhật pháp chẳng hiện tiềnChẳng đặng thành Phật đạoCác trời, thần, Long VươngChúng A Tu La thảyThường rưới các hoa trờiÐể cúng dường Phật đóChư thiên đánh trống trờiVà trổi các kỹ nhạcGió mưa thổi hoa héoLại mưa bông tốt mớiQuá đặng thành Phật đạoCác trời cùng người đờiLòng đều sanh hớn hở .Mười sáu người con PhậtÐều cùng quyến thuộc mìnhNghìn muôn ức vây quanhChung đi đến chỗ PhậtÐầu mặt lạy chơn PhậtThỉnh Phật chuyển Pháp Luân"Ðấng Thánh Sư mưa phápLợi con và tất cảThế Tôn rất khó gặpLâu xa một lần hiệnVì giác ngộ quần sanhMà chấn động tất cả".Các thế giới phương đôngNăm trăm muôn ức cõiPhạm cung điện sáng chóiTừ xưa chưa từng cóPhạm Vương thấy tướng nàyLiền đến chỗ Phật ởRải hoa để cúng dườngVà dưng cung điện lênThỉnh Phật chuyển pháp luânNói kệ ngợi khen PhậtPhật biết chưa đến giờNhận thỉnh yên lặng ngồiBa phương cùng bốn phíaTrên, dưới cũng như thếRưới hoa dưng cung điệnThỉnh Phật chuyển Pháp Luân:"Thế Tôn rất khó gặpNguyện vì bổn từ biRộng mở cửa cam lộChuyển pháp luân vô thượng. "
18.ớ Thế Tôn huệ vô thượng
Nhân chúng nhơn kia thỉnhVì nói các món phápBốn đế, mười hai duyênVô minh đến lão tửÐều từ sanh duyên hữuNhững quá hoạn như thếCác ông phải nên biết.Tuyên nói pháp đó rồiSáu trăm muôn ức cai (14)Ðặng hết các ngằn khổÐều thành A La Hán.Thời nói pháp thứ haiNghìn muôn hằng sa chúngỞ các pháp chẳng thọCũng đặng A La Hán,Từ sau đây đặng đạoSố đông đến vô lượngMuôn ức kiếp tính kểKhông thể đặng ngằn mé
19.ớ Bấy giờ mười sáu vị
Xuất gia làm Sa-diÐều đồng thỉnh Phật kiaDiễn nói pháp đại thừa:" Chúng con cùng quyến thuộcÐều sẽ thành Phật đạoNguyện đặng như Thế TônHuệ nhãn sạch thứ nhứt ."Phật biết lòng đồng tửChỗ làm của đời trướcDùng vô lượng nhơn duyênCùng các món thí dụNói sáu ba la mậtVà các việc thần thông,Phân biệt pháp chơn thiệtÐạo của Bồ Tát làmNói kinh Pháp Hoa nầyKệ nhiều như hằng sa .Phật kia nói kinh rồiVào tịnh thất nhập địnhTám muôn bốn nghìn kiếpMột lòng ngồi một chỗ.Các vị Sa Di đóBiết Phật chưa xuất thiềnVì vô lượng chúng nóiHuệ vô thượng của PhậtMỗi vị ngồi pháp tòaNói kinh đại thừa nầySau khi Phật yên lặngTuyên bày giúp giáo hóa .Mỗi vị Sa Di thảySố chúng sanh mình độCó sáu trăm muôn ứcHằng hà sa các chúng.Sau khi Phật diệt độCác người nghe pháp đóỞ các nơi cõi PhậtThường cùng thầy sanh chung.Mười sáu Sa Di đóÐầy đủ tu Phật đạoNay hiện ở mười phươngÐều đặng thành chánh giácNgười nghe pháp thuở đóÐều ở chỗ các PhậtCó người trụ Thanh VănLần dạy cho Phật đạo .Ta ở số mười sáuTừng vì các ngươi nóiCho nên dùng phương tiệnDẫn dắt đến huệ PhậtDo bổn nhơn duyên đóNay nói kinh Pháp HoaKhiến ngươi vào Phật ÐạoDè dặt chớ kinh sợ .
20.ớ Thí như đường hiểm dữ
Xa vắng nhiều thú độcVà lại không cỏ nướcChốn mọi người ghê sợVô số nghìn muôn chúngMuốn qua đường hiểm nầyÐường đó rất xa vờiTrải năm trăm do tuần.Bấy giờ một đạo sưNhớ dai có trí tuệSáng suốt lòng quyết địnhÐường hiểm cứu các nạnMọi người đều mệt mỏiMà bạch đạo sư rằng:"Các ngươi nên đi nữaÐây là hóa thành thôiThấy các ngươi mỏi mệtGiữa đường muốn lui vềNên dùng sức phương tiệnTa hóa làm thành nàyCác ngươi gắng tinh tấnNên đồng đến chỗ báu
21.ớ Ta cũng lại như vậy
Ðạo sư của tất cảThấy những người cầu đạoGiữa đường mà lười bỏKhông thể vượt đường dữSanh tử đầy phiền nãoNên dùng sức phương tiệnVì nghỉ nói Niết Bàn.Rằng các ngươi khổ diệtChỗ làm đều đã xongÐã biết đến Niết BànÐều chứng A La HánGiờ mới nhóm đại chúngVì nói pháp chơn thậtSức phương tiện các PhậtPhân biệt nói ba thừaChỉ có một Phật ThừaVì nghỉ nên nói hai (15)Vì các ngươi chưa phải diệt,Vì nhứt thiết trí PhậtNên phát tinh tấn mạnhNgươi chứng nhứt thiết tríMười lực các Phật PhápÐủ băm hai tướng tốtMới là chơn thiệt diệt,Các Phật là đạo sưVì nghỉ nói Niết BànÐã biết ngơi nghỉ rồiDẫn vào nơi huệ Phật.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.23/10/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment