Danh Tánh Đức Phật .
Nhân lúc chúng ta đến thăm thành Ca Tỳ La Vệ thì chúng tôi xin nói đến một số danh tính của Đức Phật. Khi Ngài chào đời thì có 8 vị Bà La Môn được tuyển chọn ở trong số mấy trăm vị đến dự lễ đặt tên, đó là phong tục của Ấn Độ thời xưa và nay vẫn còn giữ là những người giàu có khi sanh ra họ không đặt tên cho đứa con ngay lúc mới sanh giống như cha mẹ ở Việt Nam mà thay vào đó thì tổ chức một buổi lễ ba ngày sau khi hài nhi chào đời, nhất là những gia tộc giàu có thì họ mời rất nhiều vị thầy chiêm tinh hay những giáo sĩ Bà La Môn đến để có lời tiên tri về tương lai của đứa bé. Trong 8 vị này ở trongđó có 7 vị đưa 2 ngón tay lên và tiên tri rằng Thái Tử lớn lên sẽ thành tựu được sởnguyện lớn lao của mình tức là vua thì sẽ trở thành một đại đế và nếu rời bỏ gia đình sốngđời sống xuất gia thì sẽ trở thành một tôn sư vĩ đại, chỉ có một người trẻ duy nhất là đạo dĩ Kondanna tức là vị đạo sĩ Kiều Trần Như thì khẳng định rằng Thái tử sẽ đi theo conđường xuất thế, cho dù là tiên tri cách nào đi nữa thì mọi người đều nói rằng Thái Tử sẽđạt thành sở nguyện vĩ đại của mình, do đó nhà vua đặt tên là Siddattha có nghĩa là là đạt thành sở nguyện hay viên thành sở nguyện. Như vậy Siddattha là tên của Đức Phật, nhưng chúng ta chỉ dùng tên này khi Ngài còn là Thái tử ở trong cung là Thái Tử Sĩ ĐạtĐa. Ngài theo chế độ mẫu hệ do vậy mặc dầu Ngài sanh ra trong giòng Sakya nhưng mang họ mẹ, mẹ của Ngài họ là Gautami, Gautami là nói theo nữ tính còn Gautama là nam tính.
Chúng ta thường nghe những người ngoại đạo gọi Ngài là Samon Cồ Đàm lấy từ chữSamon Gautama. Chữ Cồ Đàm có khi chúng ta còn âm thành Kiều Đàm như Kiều-Đàm-Di tức là Gautami là Di Mẫu Cồ Đàm. Thì Cồ Đàm hay Gautama là họ mẹ, Ngài không lấy họ cha vì chế độ mẫu hệ hồi xưa.
Chúng ta có một danh từ khác thường dùng đó là Đức Phật Thích Ca, đúng ra nói cho đủ là Thích Ca Mâu Ni hay Sakyamuni. Chữ Mu Ni âm là Mâu Ni từ tiếng Phạn có nghĩa là bậc hiền triết hay bậc ẩn sĩ. Sakyamuni hay là Thích Ca Mâu Ni là bậc thánh triết hay bậc hiền triết giòng họ Thích Ca.
Những vị tỳ kheo tu theo Đức Phật thường gọi là Sakyaputta là Thích tử tức là con của giòng họ Thích Ca, hay là Sakyadhita là Thích nữ là con gái của giòng họ Thích Ca trong trường hợp như vậy thì dùng chữ Sakya. Người Phật tử thì không dùng chữ Gautama để gọi Đức Phật mà thường người ngoại đạo mới dùng chữ Gautama hay chữ Cồ Đàm để gọi Đức Phật, ví dụ như họ gọi samôn Cồ Đàm, và trong kinh điển thì cũng rất ít trường hợp gọi Đức Phật là Sakyamuni tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày hôm nay chúng ta thường là dùng chữ Bhagavato là Đức Thế Tôn để chỉ cho Đức Phật. Như trong kinh Tôn Giả Ananda thường trì tụng Tam Tạng chẳng hạn "Như vầy tôi nghe một thời Đức Thế Tôn", thì chữ Đức Thế Tôn dùng chữ Bhagavato chứ không dùng chữ Gautama, CồĐàm hay dùng chữ Buddha. Bây giờ chúng ta hay dùng chữ Phật Đà để chỉ Đức Phật nhưng thời xưa thì dùng chữ Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn có nghĩa là bậc tối cao tối trọngở trong cuộc đời này.
Mỗi thời có một cách gọi nhưng chúng tôi xin được nhắc lại là chữ Thích Ca Mâu Ni thì chữ Mâu Ni có nghĩa là ẩn sĩ là vị hiền triết là bậc thánh triết giòng họ Thích Ca, chữSakya là tên của một giòng tộc Thích Ca, và vương quốc này cũng là vương quốc Sakya kingdom tức là vương quốc của Thích Ca.
Theo trong kinh thì trong bản sớ giải cho chúng ta biết rằng thời rất xa xưa ở xứ Kashi có một vị vua và vị vua này có tám người con, sau khi sanh người con thứ tám thì vài năm sau hoàng hậu qua đời và nhà vua đi một bước nữa cưới một phụ nữ khác về làm hoàng hậu, trong lúc vua và hoàng hậu sau này ở trong những giờ phút rất thân mật thì vị hoàng hậu có một lời thỉnh nguyện là mong rằng đứa con của bà sanh ra mai mốt sẽ thừa kế ngai vàng, trong lúc vì quá thương hoàng hậu nên nhà vua đã hứa, sau khi hứa xong nhà vua mới chạnh lòng bởi vì hoàng tử do hoàng hậu sau sanh ra là hoàng tử nhỏ nhất, trong lúcđó nhà vua đã có tám người con, nhà vua không biết phải làm gì khác hơn là gọi tám người con đến và tám người con đó đứa nhỏ nhất thì cũng 16 tuổi, nhà vua mới nói rằng:
"Ta vì một chốc bốc đồng mà hứa sẽ trao vương quyền lại cho đứa bé sơ sinh tức là thái tử út mới chào đời, ta thật sự có lỗi với các con, vậy đây là vàng, đây là bạc, đây là xe ngựa, đây là tùy tùng, anh em các con hãy lấy tất cả những thứ này lên đường tới một nơi nào đó thật xa khỏi quốc độ này, hãy lập một vương quốc riêng của mình thì như vậy ta mới cảm thấy an lòng và mẹ của các con cũng cảm thấy ngậm cười."
Tám vị hoàng tử và công chúa đảnh lễ phụ hoàng và lên đường cùng với tùy tùng và xa mã châu báu, họ đi về phía bắc đến gần chân núi Hi Mã Lạp Sơn tại vùng đất này, tại đây họ tìm thấy một bình nguyên bằng phẳng và đẹp mà không có vua chúa do đó họ quyếtđịnh lập nghiệp tại đây. Lúc đó họ đã gặp một vị đạo sĩ tên là Kapila sống trong rừng.Đạo sĩ Kapila vốn trước kia cũng đến từ Varanasi là một người thông hiểu triều nghi thông hiểu luật pháp vì chán nản sự đời bỏ lại tất cả để đến đây tu tập một mình. Khi gặp tám vị hoàng tử và công chúa thì đạo sĩ Kapila rất thương có lẽ là có túc duyên từ kiếp trước, do đó đạo sĩ Kapila đã chỉ dẫn cho tám vị hoàng tử và công chúa từ cách lựa chọn mảnh đất nào xây dựng thành kinh đô và những bước đầu cần phải làm để xây dựng một triều đình một biên cương mới, tức là họ tạo một giang sơn đầu tiên của họ, và một vài năm sau thì quốc gia trở thành phú cường, nơi này trở thành vùng đất giàu có.
Tám vị hoàng tử và công chúa đã trọn một số tùy tùng trong những người đi theo họ để trở thành một phái bộ về thăm lại vua cha ở Kashi. Khi về thăm lại vua cha thì phái bộ kể tất cả sự việc của hoàng tử và công chúa tại vùng đất mới mà họ đã chiếm ngự và xây dựng một vương quốc như thế nào họ đã xây dựng kinh đô như thế nào, thì nghe xong thì nhà vua thốt lên một câu là "Sakya Sakya" tức là "thật là anh hùng thật là anh hùng." ChữSakya đó lại là một chữ mà phái bộ ghi nhớ và khi trở về thì thuật lại cho các vị hoàng tửvà công chúa thì những người đó rất vui mừng và nói chuyện với đạo sĩ Kapila sau đó họđã quyết định chọn tên của giòng tộc mới hoàn toàn là Sakya có nghĩa là bậc anh hùng, từđó trở đi chúng ta có giòng họ Sakya là giòng họ Thích Ca. Về sau này để nhớ ơn vị đạo sĩ đã giúp cho họ nên họ đã chọn tên của vị đạo sĩ là tên của kinh đô là Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ) vatthu có nghĩa là vùng đất một quần thể một sự việc thì Kapilavatthu có nghĩa là vùng đất xuất phát từ đạo sĩ Kapila. Kapila là tên của vị đạo sĩ đầu tiên đã giúp cho tám vị hoàng tử và công chúa dựng lên vương quốc tại nơi này, thì như vậy thì chúng ta có giòng Thích Ca chúng ta cũng có kinh đô Kapilavatthu.
Có một vài sự kiện liên quan đến giòng họ Sakya theo văn hoá thời xưa thì người ta rất trọng về huyết thống tức là họ không muốn cho có sự pha lẫn giòng máu này với giòng máu kia. Thời xa xưa người Aryan từ Trung Á đổ xuống đây thì tại nơi này có rất nhiều những thổ dân như chúng ta thấy ở tại đây và những thổ dân này thuộc cấp nô lệ và do vậy người Aryan có một thái độ kỳ thị rất lớn, thái độ kỳ thị đó là họ luôn luôn xem chuyện gọi là quần chủng là một yếu tố khẳng định giá trị tồn tại của họ nên người Aryan không lấy những người khác chủng tộc mà họ thường lấy những người trong giòng tộc giòng họ của họ, điều này có khác với người Trung Hoa, người Trung Hoa thì nếu là bên nội tức là chú bác thì tuyệt đối là không được cưới gả với nhau trong lúc đó bên ngoại thì có thể cưới gả với nhau, lấy ví dụ như là một người con gái của Trung Hoa không thể nào lấy một người anh hay là em gọi là chú bác gọi là đường ca thì họ không lấy nhau, nhưng nếu bên ngoại là con bạn dì ruột họ gọi là biểu ca thì họ có thể cưới gả với nhau được, thì việc này rất là bình thường ví dụ qúi vị xem phim Thiên Long Bát Bộ thì Vương Ngọc Yến yêu Mộ Dung Phục tính trong vai vế là con cậu ruột, họ có thể nghĩ tới chuyện hôn nhân thì đó là quan niệm của người Trung Hoa, nhưng người Ấn Độ thời xưa cho đến bây giờ thì họ đặt nặng về vấn đề quần chủng gọi là huyết thống thanh tịnh bảy đời, huyết thống thanh tịnh bảy đời tức là nhiều đời giòng máu không bị pha lẫn với người ngoài, về phần này chúng ta có thể tìm thấy ở Ai Cập thời xưa cũng có những chuyện là trong một hoàng tộc như vậy họ lấy nhau chứ họ không lấy người ngoài, đúng ra thì nếu chúng tađọc lịch sử của Anh Quốc lịch sử Âu Châu thì chúng ta thấy rằng vua Đan Mạch, Nga hoàng, vua Tây Ban Nha và Anh Quốc đều là bà con với nhau, thời xưa thì họ cưới gả qua lại chứ họ không lấy người thường dân ở bên ngoài, dĩ nhiên quan niệm này từ từ đã khóa sổ đã thay đổi, tại Nhật Bản thì Thiên Hoàng mới hai thế kỷ vừa qua thì vị thái tửlập gia đình với người thường dân mà thôi chứ không lấy người trong hoàng tộc đó là câu chuyện rất phổ thông ở nhiều nơi trên thế giới và điều đó cũng xảy ra ở giòng họ Thích Ca.
Chúng tôi xin nhắc lại là tên của Đức Phật là Siddattha mà chúng ta âm là Sĩ Đạt Đa, họ của Ngài là Gautama mà chúng ta âm là họ Cồ Đàm hay là Kiều Đàm, đúng ra trong khuynh hướng ni bộ thường âm là Kiều Đàm bên tăng là Cồ Đàm, nhưng Gautama mà chúng ta đọc ở trong kinh thì đó là họ của Đức Phật, và chữ Sakya là Thích Ca là tên của giòng tộc chứ không phải là họ cũng không phải là tên của Đức Phật, mà là giòng Thích Ca, như vậy nói theo Phạn âm thì là tên Sĩ Đạt Đa họ Cồ Đàm người giòng tộc Thích Ca, người ngoại đạo gọi Đức Phật là Samôn Cồ Đàm, samôn có nghĩa là vị tu sĩ và người Phật tử thường gọi Đức Phật là Bhagavato là Đức Thế Tôn. HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.AUSTRALIA,SYDNEY.4/10/2013.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.
No comments:
Post a Comment