KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN – QUYỂN IV, PHẨM TẾ ĐỘ XÀ VƯƠNG U-ĐÔ-RA THỨ BẢY.
KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN
Quyển thứ tư
KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN
PHẨM TẾ ĐỘ XÀ VƯƠNG U-ĐÔ-RA THỨ BẢY
Lúc bấy giờ Phật Mẫu Chuẩn Đề cùng với đại chúng Tỳ Kheo hơn mười lăm nghìn người an trú trong rừng Uôn-Ba thuộc nước A la Hảm trong tiết mùa xuân khí hậu ôn hòa. Giáo chủ Sim Sum Pa muốn hại Phật nên mật sai thiếu nữ Ma La La đến trong pháp hội nghe pháp giả cách cúng dường tìm cơ hội hành động, nhưng đều bị thất bại. Cuối cùng thiếu nữ Ma La La liều lỉnh với ý tưởng quyết tâm quên mình để đạt cho bằng được nguyện vọng của Giáo chủ Sim Sum Pa. Khi Ma La La sắp hành động thì hai vị hộ pháp Chuyển Thế Long Vương xuất hiện trợn mắt tay cầm binh khí, khiến cho thiếu nữ Ma La La hoảng hốt ngất xỉu.
Khi ấy Ma Vương ở cõi trởi đại Tự Tại tên là Đin-Sa-Da rất tức giận vì thấy việc làm của mình bị thất bại. Ma Vương dùng nước của cõi trời rãi lên mặt của thiếu nữ Ma La La, khi tỉnh dậy thiếu nữ liền quay về gặp Giáo Chủ Sim Sum Pa để tìm cách khác hại Phật.
Ở nơi pháp hội, Phật Mẫu Chuẩn Đề trong cơn đại định xuất nhập tự tại nơi các môn tam muội vì hàng đại chúng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-Tát mà nói kinh đại thừa Chuẩn-Đề Tam-Muội Mật Nghĩa Đà Ra Ni Bổn nguyện Công-Đức. Trong chúng có Bồ-Tát Kim Cương Mật-Tích làm thượng thủ đại diện cho bốn bộ chúng Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cùng Bát-Bộ Kim Cang Thần thưa hỏi pháp sự nhân duyên mà bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Vũ trụ này không có tánh ác, tại sao loài người sanh ra có tánh ác? Nếu vũ trụ này có tánh ác, thời tại sao loài người sanh ra không làm ác như nhau, mà lại có người tu hành thiện nghiệp là duyên cớ nào? Cúi xin Đấng Từ Bi cao cả dẫn dạy cho chúng con hiểu rõ được pháp mầu sâu rộng của Phật.
Đức Phật Mẫu Chuẩn Đề thu hồi tam muội, ngồi trên tòa Kim Cang Sư Tử trang nghiêm, rồi ở giữa đại chúng mở bày pháp Thanh Tịnh Mật Ngữ mà dạy rằng:
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Hay thay! Hay thay! Chỉ có hàng Bồ-Tát mới thưa hỏi Như Lai những điều khó hỏi. Đúng thế! Đúng thế! Vũ trụ bao la vĩnh hằng không bao giờ có tánh ác. Do lẽ này mà biết rằng tâm chúng sanh cũng trong sạch tốt lành như nhau, nên Như Lai nói chúng sanh là Phật, Phật là chúng sanh, hai nghĩa này không trái nhau. Phật khác chúng sanh ở chỗ đã giác ngộ, chúng sanh khác Phật là bởi còn mê. Sở dĩ tánh ác mà có là do tập nhiễm theo hoàn cảnh của thế-gian, vì thế gian là vua đất khổ. Như Lai đã bao phen chê trách thế gian là khổ sở ác trược để dạy cho hàng Thanh Văn, Duyên Giác tu theo Bồ-Tát hạnh. Nếu thế gian tất cả con người đều làm ác, thì con người sẽ bị diệt chủng. Nhưng nếu chúng sanh từ nơi tánh ác cải hóa thành tánh thiện phải biết rằng con người có sự tiến hóa đến chỗ Thánh-Thiện vi-mật, mật hữu, vô vi mầu mầu, huệ huệ thường chiếu lần đến quả vị La Hán và Phật.
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Ta chẳng phải là đấng vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nếu ta là bực đại huệ trong Trời, Người chứng đặng quả vị Tô-Tất-Địa: “Án Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra” thì ông Tỳ Kheo Sim Sum Pa không lìa chúng tự xưng mình là giáo chủ mà chê trách ta rằng: “Ông Tịnh Như ấy tự khoe mình là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Ông Tịnh Như ấy nói con người là vô thường, thế sao hôm nay còn khiến mọi người gọi ta là Phật Mẫu Chuẩn Đề”. Như Lai đã biết được tâm bệnh của chúng sanh mà không cứu độ được. Vậy làm sao được gọi là đấng Vô Thượng Giác-Ngộ. Do điểm này mà biết rằng phiền nảo của chúng sanh vô lượng vậy.
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Như Lai là vô tranh, nhưng hôm nay Tỳ Kheo Sim Sum Pa đã tranh đấu với ta, thì làm sao các ngươi gọi ta là Như Lai được? Như Lai vô xứ sở, như vậy các ngươi đến chỗ vô xứ sở là gặp Như Lai rồi vậy. Còn hôm nay đây, với tấm thân mục nát hư thối của ta chẳng được gọi là Như Lai. Nếu các ngươi tôn trọng ta thời ở giữa pháp hội này các ngươi chớ gọi ta là Như Lai nữa!!!
Nghe Phật nói như thế, cả đại chúng đều rơi lệ. Bồ-Tát Kim Cang Mật Tích cùng với đại chúng hơn mười lăm nghìn người đều quỳ xuống đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch rằng:
- Chúng con xin quy-y Phật Mẫu Chuẩn Đề. Chúng con xin quy-y Phật Mẫu Chuẩn Đề! Ngưỡng cầu Thế Tôn thương xót cho hàng đệ tử chúng con. Dầu bọn ngoại đạo có chỉ trích nói xấu công hạnh của Phật, chúng con cũng nguyện giữ gìn bảo vệ chánh pháp vi mật của Phật. Chỉ xin Phật mở lòng từ mẫn cho chúng con được gọi ngài là bực Đại Giác Thế Tôn, để đời nay và đời sau chúng sanh có chỗ phụng thờ cúng dường tán thán công đức, lễ bái tu theo pháp môn Mật Tộng mà đức Phật đã hằng dạy dỗ chúng con trong hiện tại. Chúng con xin quy-y Phật Mẫu Chuẩn Đề.
Hai vị hộ pháp Chuyển Thế Long Vương nghe nói như thế tức giận bức tai nhăn mặt không nói nên lời. Phật biết được tâm niệm ấy mở lời từ mẫn dạy bảo rằng:
- Này Thiện Nam Tử! Thiện Nữ Nhơn! Chớ quá bồn bực mà mất tâm chơn chánh. Bởi vì các ngươi chưa hiểu được Như Lai. Các ngươi hãy yên lặng nhập vào chánh định Tam-Muội Đà Ra Ni chú, ở nơi đó ta và các ngươi sẽ gặp nhau. Thế gian là loạn động các ngươi chớ nên bám trụ. Như Lai là đấng Chánh Giác không bao giờ dối gạt các ngươi đâu!!!
Dạy bảo vừa xong đức Phật Mẫu Chuẩn Đề nhập vào Ly Chư Ngữ Ngôn Tam-Muội Tối Thắng Đà Ra Ni, im lặng vào Mật Pháp Tổng Trì. Đại chúng đều tin hiểu lời Phật, phát tâm vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Bồ-Tát Kim Cang Mật Tích muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
1. Đấng Đạo Sư Thiện Mật
Bực tối thượng ly dục
Rời lìa ác giác quán
Sáng suốt khắp mười phương
Ba cõi chẳng ai bằng
Làm Thầy cả Trời, Người
Dạo chơi trong Mật Định
Đến từ chỗ chơn như
Đi vào nơi vắng lặng
Nằm ở chổ rảnh không
Ngồi ung dung thanh tịnh
Trí huệ như thiện tịch
Chẳng biết từ đâu đến
Nhanh chóng khó nghĩ bàn
Chỗ mở bày chánh pháp
Như tiếng Sư-Tử rống
Ban pháp vũ cam lộ
Rưới tắt lửa dục nhiểm
Hằng tế độ chúng sanh
Bẽ gãy các ngã chấp
Các mê đắm phiền phược
Ngu si cùng khổ nảo
Phá tà lại hiển chánh
Xây dựng ý chơn như
Mở ra đường giải-thoát
Xe Tịnh-Diệu đại thừa
Lưu thông khắp các cõi
Khiến các bực Hiền Thánh
Đều đến xin đảnh lễ
2. Trong thế giới Phật pháp
Vô lượng Mật Cú Nghĩa
Tự pháp pháp Ly-Mật
Nghĩa lý đều bình đẳng
Chẳng tu pháp vô vi
Mà hiện tướng hữu vi
Bọn ngoại đạo chẳng biết
Các món chấp như thế
Việc của đức Phật làm
Phật với Phật hiểu nhau
Chúng sanh nhiều tội khổ
Vô minh hằng che đậy
Xô đẩy vào cõi chết
Nên chẳng thấy chánh pháp
Gây vô lượng tội lỗi
Bởi ý thức nông cạn
Sắc dục làm mê mờ
Hại chết bao thế nhân
Do lục căn xúi giục
Chạy theo thế-gian khổ
Chìm đắm trong tối tăm
Nhận lãnh các ác báo
Vui chơi theo ngủ dục
Chất ngất tình tham đắm
Trôi lăn trong sanh tử
Gần gủi ác tri thức
Tà dại lòng dua dối
Mà chẳng thấy chánh pháp
Ác quấy thêm kiêu căng
Thích linh ứng tà thuật
Quỉ mị các dối trá
Chê bai người học Phật
Gây vô lượng tội lỗi
3. Chúng sanh thời mạt pháp
Tánh khí rất cang cường
Chẳng ham ưa cầu pháp
Phiền nảo rất trọng trược
Cao ngạo ưa chê bai
Chế giễu bực đạo đức
Khinh miệt lòng tự thị
Mà chẳng thấy chánh pháp
Chỉ biết thấy lỗi quấy
Chẳng tự thấy lỗi mình
Rao bày việc phi nghĩa
Làm trò lại ra dáng
Phá hoại kẻ chơn tu
Hoặc xúi giục kẻ khác
Mà khinh chê kinh này
Các tội lỗi như thế
Theo nhân quả xoay chuyển
Đời đời trong ác đạo
4. Đấng Đạo Sư Đại-Thệ
Dùng vô lượng chơn ngôn
Nhiếp tâm đại thù thắng
Thường ở trong Tam-Muội
Nhiếp phục hành Ma Pháp
Hóa giải các tà kiến
Bứng nhẹ gốc sanh tử
Trồng lên cõi Niết Bàn
Hóa giải chư kiến pháp
Kiên nhẫn không vụt chạt
Tế độ các tánh dục
Trải qua vô lượng kiếp
Thay đổi vô biên thân
Một thân trong ức thân
Tu tập Pháp chanh kiến
Sức mạnh lòng bền bỉ
Các hôn mê vô ký
Đều tiêu tan biến mất
Chí tâm thiệt chắc chắn
Cương quyết chẳng thối lui
Sức tin cần đầy đủ
Thúc giục tu chơn hạnh
Làm gương lớn Trời, Người
5. Bồ-Tát cầu chánh Pháp
Phải dốc tâm như thế
Nếu có kẻ khinh chê
Bày bác giữa đám đông
Người nghw rồi chán ghét
Vì khinh chê kinh này
Ganh tỵ, tâm không kỵ
Mà cầu nguyện chơn chánh
Khiến đó được ra khỏi
Các tà chấp mê tín
Ưa khởi lòng đại bi
Cứu vớt kẻ gian ác
Việc khó làm như thế
Vì tu tập kinh này
Theo bổn giáo Mật-Tạng
Của chư Phật ba đời
Nương chấp để phá chấp
Theo tà để phá tà
Oai đức đại thần chú
Sức mạnh khó lường biên
6. Hàng ác phục Quỉ dữ
Đều khiến vào Phật đạo
Các ngoại đạo chủng tánh
Bọn đồ tể chém giết
Kẻ hung hiểm táo bạo
Dâm nữ nhiều nọc độc
Nghe chú Đà Ra Ni
Chơn Mật-Giáo vi diệu
Hóa giải ác tri kiến
Đều khiến vào Phật đạo
7. Hoặc có ác la sát
Mãng Xà khè hơi độc
Mãnh hổ hay ác lang
Bò cạp cùng Rắn, Rít
Nghe chú Đà Ra Ni
Chơn Mật-Giáo vi diệu
Hóa giải ác tri kiến
Đều khiến vào Phật đạo
8. Bồ-Tát khắp mười phương
Ưa thủ trì chơn ngôn
Dùng sức phương tiện giải
Dẫn dắt các chúng sanh
Bờ mê sang bến giác
Việc khó làm như thế
Đầy đủ đại nguyện lực
Tinh tấn không ngơi nghỉ
Thân bệnh, tâm không bệnh
Chí quyết lòng kiên cố
Không sợ các chướng ngại
Lần đến đạo vô thượng.
Lúc bấy giờ, giáo chủ Sim Sum Pa cùng các Tỳ-Kheo phá giới bàn cách phá hoại công hạnh của Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề lần thứ hai, với mưu định tập hợp những thế lực lớn đang chống phá đức Phật, trong đó có lão Tôn-Sư Duyệt-Bát và bốn vị ác thần. Khi ấy Tỳ-Kheo Diêm-Đê-Ra từ nơi rừng Uôn-Ba trở về gặp giáo chủ Sim Sum Pa và kể lại việc đức Phật sắp rời khỏi rừng Uôn-Ba trong nửa tháng, cùng với đại chúng Tỳ-Kheo hơn mười lăm nghìn người đến rừng Ô-Ta để trú ngụ, gần kinh thành của vua Lãm-Vương cách thành Điểm-Đà bốn do tuần. Hay tin ấy vua Lãm Vương mừng rỡ, hội hợp bá quan văn võ để tổ chức cúng dường cho Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề và bốn bộ chúng. Giáo chủ SimSumPathấy cơ hội đã đến bèn nói với mọi người rằng:
- Nếu ông Tịnh-Như rời khỏi rừng Uôn-Ba là đi vào chỗ chết, khi ông ta muốn băng ngang đầm Li-A-Ha tức là vào động của Mãng Xà U-Đô-Ra rồi vậy.
Nghe xong lời nói của giáo chủ Sim Sum Pa, Tỳ-Kheo Diêm-Đê-Ra chợt thức tỉnh và thấy rõ việc làm độc ác của kẻ giết người nên ngài định bỏ trốn, nhưng bị thất bại. Giáo-chủ Sim Sum Pa liền điều động hơn năm trăm người cùng các bổn phái khác nhau đến đầm Li-A-Ha đốn cây rừng chất đầy miệng hang của Mãng Xà Vương U-Đô-Ra rồi nổi lửa đốt cháy. Bốn vị ác thần cùng nhau chuyển động cuồng phong thổi mạnh vào hang của Mãng Xà Vương làm cho nó khó chịu vùng vẫy dữ dội, đất cát hư sụp chấn động liên hồi.
Mãng Xà Vương U-Đô-Ra đã tu luyện tại đầm Li-A-Ha hơn bốn nghìn năm thần thông quảng đại, chưa bao giờ nó muốn ra khỏi động. Hôm nay bỗng nhiên có kẻ đến phá hoại, khiến nó nổi giận, tức thời trổi dậy vươn mình cao một do tuần làm cho trời long đất lỡ, gió bụi mù mịt. Mãng Xà Vương nhìn xuống quan sát xem ai đã phá hoại chỗ cư ngụ của mình, nó thấy cả đoàn người rất đông đang tỉnh tọa gần đầm Li-A-Ha cách động của Mãng Xà Vương không bao xa.
Lúc ấy, Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề cùng đại chúng nhập vào đại Tam-Muội Phật Đảnh Tâm chú Đà Ra Ni (Án Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra). Do sức mạnh của vô thượng đẳng đẳng chú khiến cho tám vị Kim Cang thân hình to lớn tay cầm các binh khí mạnh mẽ chuyển động thần oai trấn giữ tám hướng khí thế linh linh diệu diệu. Tên của các vị Kim Cang Thần là: 1.Thanh Trừ Tai Kim Cang 2. Kim Cang sách Bồ-Tát 3. Kim Cang Ái Bồ-Tát 4.Bạch Tinh Thủy Kim Cang 5.Xích Tinh Hỏa Kim Cang 6.Định Trì Tai Kim Cang 7.Tử Hiền Kim Cang 8.Đại Thần Kim Cang. Lại có bốn vị Bồ-Tát nguy nguy tự tại ánh mắt như sao, thấu suốt các cõi, thân hình đoan chánh, tâm ý siêu thoát, trí huệ biện tài, thông thuộc các bộ kinh tạng Mật Giáo. Các vị ấy tên là: 1. Kim Cang Huyền Bồ-Tát 2. Kim Cang Sách Bồ-Tát 3. Kim Cang Ái Bồ-Tát 4. Kim Cang Ngữ Bồ-Tát. Lại có tám bộ Quỷ thần đều theo hộ Pháp thân của Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề và đại chúng Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di không thể nghỉ bàn cho được.
Mãng Xà Vương định sanh tâm ác hại, khi thấy oai thần rộng lớn của Phật, trong lòng nó bổng nhiên sợ hãi nghỉ thầm:
-Không rõ ai đã đến đây mà có sức đại oai đức lớn mạnh nhanh như thế? Hôm nay nếu ta không suy xét, liều lĩnh xông vào, ắt có thể bị hại thân mình. Chi bằng hóa ra hình người đến gần để dò xét hư thực ra sao.
Nghĩ xong Mãng Xà Vương U-Đô-Ra biến hình thành một gã thương khách len lõi vào pháp hội của đức Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề để nghe ngóng.
Ma Vương Đin-Sa-Da và bốn vị ác thần lấy làm kinh ngạc khi thấy Mãng Xà Vương đang giận dữ rồi bổng nhiên biến mất. Lão Tôn Sư Duyệt-Bát, Giáo chủ Sim Sum Pa đều sững sốt không biết chuyện gì đã xảy ra, mà cảnh vật trở nên im lặng như thế.
Lúc bấy giờ, đức Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề cùng bốn bộ chúng ở giữa rừng Ô-Ta ngồi thiền định, chuyển tiếp các môn tam muội như chuyển bánh xe đại thừa rộng lớn. Mãng Xà Vương trong lớp thương khách bước ra giữa pháp hội, vừa thấy đức Phật khiến nó nhớ lại bổn nguyện xưa mà cúi đầu đảnh lễ bạch rằng:
- Xin Phật từ bi tế độ cho tôi, xin Phật từ bi tế độ cho tôi. Tôi đã nằm đây chờ ngài hơn bốn ngàn năm với tấm thân ghê tởm này, không biết đời trước tôi đã làm những gì, mà hôm nay phải mang lấy tấm thân độc ác. Xin Phật từ bi tế độ cho tôi. Tôi xin quy-y Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề. Tôi xin quy-y Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề.
Do các nhơn duyên nhóm hợp, ở giữa pháp hội đức Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề từ nơi môn tam muội Tổng Trì Thanh-Tịnh Đà Ra Ni khiến cho ánh sáng nơi đảnh môn của Phật chiếu về phương Bắc của thế giới Tịnh Địa, quốc độ Thông-Quang, nước tên ánh sáng. Ngài Kim Cang Mật Tích thấy điềm lành này, biết Phật sẽ nói kinh Diệu Đức Bổn Tôn Đà Ra Ni và muốn giải nghi cho hàng bốn chúng, ngài liền từ chổ ngồi đứng dậy trích áo bày vai hữu đi nhiểu quanh đức Phật ba vòng, quỳ xuống chắp tay bạch rằng:
- Ngưỡng mong đấng Thánh Huệ Thế Tôn! Xin Phật thương xót cứu vớt một chúng sanh mê lầm đã tự tỉnh ngộ ở trong hiền kiếp. Hôm nay ở trước Phật Mãng Xà Vương U-Đô-Ra vẫn chưa thoát kiếp Mãng Xà. Rất mong Thế Tôn nhớ đến việc xưa mà cứu độ cho chúng sanh này trong đường sanh tử được tu hành theo đúng bổn nguyện.
Đức Phật-Mẫu-Chuẩn-Đề thu nhiếp tam muội Thanh-Tịnh Đà Ra Ni môn, rồi vì Mãng Xà Vương U-Đô-Ra mà dạy rằng:
- Này U-Đô-Ra! Ngươi chớ nên tự bi quan quá lắm, tội ác của ngươi tuy có lớn lao như núi cả sông sâu. Nhưng hôm nay ngươi đã phát lồ sám hối trước pháp hội của chư Phật, Bồ-Tát, Hiền Thánh Tăng khiến cho tội nghiệp kia dù lớn như hòn đá to mà chiếc thuyền chánh pháp cũng chuyên chở dễ dàng.
- Này U-Đô-Ra! Tại sao gọi là Mãng Xà? Vì ngươi đã làm việc quá độc ác và không từ bỏ việc ác độc nào, do đó thế gian gọi ngươi là Mãng Xà. Trong thế gian nếu có kẻ làm việc độc ác nguy hiểm, thời người đời gọi kẻ ấy là Xà Nhơn. Này U-Đô-Ra! Không phải mang thân Mãng Xà mà gọi đó là Mãng Xà. Chỉ có tâm Mãng Xà mới thật là đáng sợ hơn hết. Hôm nay ngươi đã biết quy y tu hành thiện nghiệp thời sao có thể gọi đó là Mãng Xà. Do lẽ này mà Như Lai ở nơi tâm pháp Đà Ra Ni chú tuyên bày pháp bí mật vi diệu mỹ môn để giúp cho ngươi có sức mạnh tổng trì những ô tạp phiền não, làm cho tâm ác Mãng Xà trở nên hiền hậu và phúc đức. Người phúc đức có hai hạng: một là người thân tạo phúc đức, tâm thường tu phúc đức, được nhiều người gần gũi cung kính tán thán, cúng dường, ngợi khen, tôn trọng, lễ bái theo tu phước lành sâu trồng thiện nghiệp. Rất được thế gian Trời, Người tôn thờ là bực Đại Tri Thức của chúng sanh. Hai là người thân không có phúc đức, mà tâm ý rộng đức từ bi tu đạo vô thượng siêng năng tinh tấn, nhu hòa nhẫn nhục cứu độ chúng sanh mà chúng sanh chẳng hề biết đến. Người trí sanh tâm cảm phục gần gũi cung kính, lễ bái, cúng dường. Hai hạng người này được xem là bực thượng nhơn trong Phật pháp, cũng gọi là Bồ-Tát lâm phàm, việc làm khác tục, thương xót chúng sanh như mẹ thương con.
Người không phúc đức có hai hạng: một là người thân không có phúc đức, tâm cũng không có phúc đức, ưa tạo các nghiệp ác nặng nề, bị người đời khinh rẻ chê mắng, đại chúng xa lánh. Hai là người thân có phúc đức mà tâm không có phúc đức, ưa dùng quyền thế hảm hại người bằng hành động từ thiện giả dối phi nghĩa. Hai hạng người này tạo tội ác không hề chán mỏi, thế gian gọi đó là tối hạ ác nhơn.
- Này U-Đô-Ra! Tu là giải oan kiết, Như Lai đã bao phen chỉ dạy cho đại chúng thấy sự lợi ích của con đường chơn lý giải thoát thánh thiện, hoàn toàn xa lìa hẳn ác đạo. Khối phiền nảo trọng trược đầy tội lỗi bẩn nhơ phải trút bỏ thật sự, thời các ông mới có thể khởi đại quyết tâm thắng phục tham vọng, sân khuể và si mê ám chướng trong mọi hoàn cảnh phát sanh. Này U-Đô-Ra! Tại sao ông muốn giải oan kiết mà không chịu hạ quyết tâm? Mỗi khi ông vươn mình cất lên là gôm hết sức mạnh vào thân thể ngẫng cao đầu quan sát để thấy rõ cảnh vật chung quanh. Vậy ông muốn có sức mạnh tu hành cũng như thế, tất nhiên ông phải dồn hết mọi nổ lực vào tâm nguyện, thệ nguyện, bổn nguyện, Thanh-Tịnh nguyện phước Đức nguyện, Tinh-Tấn nguyện, Giải thoát nguyện, Trợ đạo nguyện, Tổng-Trì nguyện, Vô Gián nguyện, Thành-Thật nguyện v.v… thời ông sẽ thấy rõ bổn tâm xưa nay vốn là tịch tịnh không thay đổi. Như Lai là bực chánh giác không bao giờ lừa dối. Như Lai sẽ vì các ông mà chỉ dạy cho những lời pháp mầu nhiệm, để các ông phát tâm tu hành hiểu biết sự lợi ích của việc tu nhơn hành đạo giúp đời hồi hướng chúng là đúng sự thật.
- Này U-Đô-Ra! Ông đã chờ ta hơn bốn ngàn năm tại đây, thân và tâm của ông đã biết ăn năn tội lỗi, chẳng muốn tái phạm những điều ác nữa. Như Lai vì ông mà chứng minh sự hướng thiện tốt lành để cho thân tâm của ông mau phát huy sức mạnh của pháp Bí-Mật Diệu Đức Chuẩn-Đề Bổn-Tôn Đà-Ra-Ni thị đại minh chú: “Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn-Đề ta bà ha”.
- Này U-Đô-Ra! Thần chú Chuẩn-Đề mà Như Lai đã nói là một trong những pháp môn vi diệu Mật-Tông bất khã tư nghì công đức không thể đến được, không ai hiểu được, là Chú Cấm Sư bự tôn không được lưu truyền trong chốn nhân gian. Nếu ở nơi quốc độ nào thế giới nào lưu tuyền được kinh tạng Bí-Yếu này, phải biết nơi đó phát sinh ra nguồn công đức phước lành vô tận. Chổ ngự của chư Phật chư Bồ-Tát và chư Hiền Thánh Tăng thường vân tập các phân thân để lắng nghe sức thuyết chú Tối Thượng Đại Oai Đức Đà Ra Ni: “Úm ắt vị ra hùm khư tả lạc” rất được mọi người tôn trọng, hay giúp cho chúng sanh đang khổ lìa khổ, đang sợ lìa sợ, đang bịnh lìa bịnh, đang bức não lìa bức não, đang nguy lìa nguy, đang đói được no, đang nghèo được gặp của báu v.v… tất cả lời nói này Như Lai chưa từng hư vọng. Thần chú Tối Thượng năng động này hay giúp cho người tu thấy rõ tà Pháp và chánh-Pháp, năng trừ nguy hiểm nạn, nghiệp chướng diệt mau chóng, thường được mọi người tôn trọng, lễ bái, cúng dường, tán thán, ngợi khen, biên chép giữ gìn chặt chẽ và xem như Phật còn tại thế. Nếu có trai lành gái tín, tham cầu tu tập pháp môn Chuẩn-Đề bực nhứt này, phải biết người đó gần kề với vô thượng đại Bồ-Đề, mà hàng Thanh Văn, Duyên Giác cần phải tu cần phải học. Bấy giờ Bồ-Tát Đà Ra Ni muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:
1. Như Lai vô thượng giác
Đấng Hùng Lực Sư Tử
Danh hiệu Thiên Nhơn Tôn
Tu tập pháp Bí-Mật
Đà Ra Ni thần chú
Chổ tập hợp chư Phật
Hiếm có khó gặp được
Các quốc độ mười phương
Nhỏ như số vi trần
Nét chấm tán thành bụi
Trãi qua nghìn muôn ức
Mà chẳng được thấy Phật
Ví như người có mắt
Thấy được các cảnh vật
Nhưng không tự thấy mình
Thế gian nạn mù, điếc
U-mê trong sanh tử
Chẳng biết gì là khổ
Thân nghèo hèn bẩn chật
Chẳng đặng pháp trí huệ
Sợ đói, sợ bịnh khổ
Lao vào chổ ác nghiệp
Lòng chẳng hề hay biết
2. Thế Tôn bực đạo sư
Tu tập pháp xuất thế
Im lặng các tam muội
Nhẹ nhàng nơi Mật-Thất
Thẩm sâu trong rừng vắng
Chơn như chẳng diêu động
Phát huy chuyển đại pháp
Đại huệ, đại Hải-Chúng
Đại Trí, Đại Diệt Chúng
Đại lực, Đại Thánh Chúng
Bi dũng lòng đầy đủ
Kiên cố bỏ suy nghĩ
Chuyển mạnh bánh xe pháp
Trời, Người không chuyển nổi
Hàng Thanh Văn, Duyên Giác
Tham đắm nơi pháp chấp
3. Bồ-Tát bậc thệ nguyện
Đủ bốn đức rộng lớn
Dìu dắt các chúng sanh
Ra khỏi đường sanh tử
Rồi chỉ rõ tội khổ
Ác báo và nghiệp báo
Tiền báo và hậu báo
Nhơn quả rất ứng nghiệm
Tạo vay đều trả đủ
4. Nếu có Thiện Nam Tử
Hoặc chư Thiện Nữ Nhơn!
Bỏ tội lỗi nơi thân
Gần gũi Thiện Tri Thức
Lại tu học kinh này
Ngợi khen cùng tán thán
Đúng như pháp cúng dường
Ở trước Phật và Tăng
Hoặc biên chép sao lại
Phải biết phần công đức
Dù tính đếm thí dụ
Cũng không thể cùng tận
Tội lỗi ác nghiệp thảy
Đều tan biến ẩn mất
Trãi qua hằng sa kiếp
Lộn quanh trong sanh tử
Do phước lực lâu đời
Mà cũng đều gặp lại
Kinh điển bực nhứt này
Cốt lõi của Đại-Tạng
Chủ yếu trong các kinh
Ba đời chư Phật thảy
Đều nương nơi kinh này
So sánh chẳng bì kịp
5. Hỡi này U-Đô-Ra!
Ta nhớ thuở quá khứ
Nơi thế giới Đại Sát
Tại quốc độ Kỳ-Bặt
Có đức vua Đại Ma
Sống không có đạo đức
Việc thiện chẳng biết làm
Ưa vui theo ngủ dục
Mặc tình thích chém giết
Dân chúng đều than oán
Bấy giờ có Đạo Sĩ
Tên Tăng Kỳ Bạt Đà
Tu tập chốn rừng sâu
Chẳng ham mồi danh lợi
Tịnh tu các nghiệp đạo
Im lặng nơi vách đá
Nhẫn tu trí phương tiện
Thường hành Bồ-Tát đạo
Cứu độ chúng hàm linh
6. Dầu cơ thể yếu đuối
Trí mẫn đạt rất lanh
Nhạy bén cứu cánh giác
Được mọi người tôn trọng
Gần gủi để cúng dường
Vua Đại Ma nghe thấy
Sức ganh tỵ mạnh mẽ
Dùng uy lực quân đội
Tiến thẳng vào rừng cấm
Muôn thú vang tiếng rống
Làm kinh động đất trời
Tiếng hò hét quát tháo
Tiếng cung tên dao mác
Tiếng đập phá chát chúa
7. Bồ-Tát thanh tịnh tâm
Tu hành đức thậm thâm
Chẳng sanh lòng biếng trễ
Thấy ác chẳng ưa vui
Thường thủ trì Mật-Chú
Đại Oai Đức Bổn-Tôn
Chuẩn-Đề Viên Mạn Pháp
Quy nạp các chúng sanh
Chỉ rõ các tội khổ
Nguyên nhân sanh đau khổ
Ngài mở lòng đại bi
Quét dọn tham sân si
Tắm gội cho đại chúng
Bằng giọt nước Cam-Lộ
Mưa Pháp thiệt thuần hậu
Trời người điều vui thích
Rãi hoa tán cúng dường
Xông hương, án ma pháp
Tiếng ca ngâm, đờn địch
Khen ngợi các công hạnh
8. Vua Đại Ma hung hản
Giết người không biết chán
Bắt Bồ-Tát hành hình
Lóc thịt và lột da
Vui cười ý đắc thắng
Bồ-Tát lòng đại bi
Cứu độ kẻ cuồng si
Phát nguyện rộng vô lượng
Mà nhắm mắt chịu chết
Mười phương các đức Phật
Khen ngợi đại Bồ-Tát
Có sức mạnh kinh lạ
Làm những việc khó làm
Để cầu đạo vô thượng
Bảy mươi ức cu chi
Hằng hà sa đức Phật
Nghe Chuẩn-Đề thần chú
Đều vân tập chứng minh
Phá bức các xiềng xích
Đao gậy cùng dao mác
Hóa ra thành sen báu
Như nhà ảo thuật môn
Khiến ánh mắt kinh lạ
Chưa từng thấy việc này
9. Vua Đại Ma bực tức
Vung gươm chém Bồ-Tát
Thân vua bỗng chết cứng
Không thể nhúc nhích được
Sự báo ứng mạnh nhanh
Phá ác và diệt ác
Hàng phục đại hung dữ
Trở nên thuần thiện hậu
Bao vây tâm sân si
Siết chặt tâm mê đắm
Cột trói lòng ác dục
Khiến đó chẳng lay động
Mà nhập vào Mật-Định
10. Vua Đại Ma sám hối
Thân tâm tự xã tội
Thiện ác bình đẳng Pháp
Nhờ công hạnh Bồ-Đề
Tu tập đại thần chú
Chuẩn-Đề chơn Mật-Hạnh
Hiếm có khó nghĩ bàn
Trời người chung tin tưởng
Cứu thoát cả tam đồ
Hào quang siêu nhựt nguyệt
Suốt thấu không cùng tận
Đạo Sĩ Kỳ-Bạt-Đà
Tu hành đạo Bồ-Tát
Là thân ta tại thế
Vua Đại Ma thuở trước
Nay chính là thân ngươi
11. Hởi này U-Đô-Ra!
Số kiếp đã trãi qua
Hằng hà sa cõi nước
Tính như số vi trần
Tội đó vẫn không mất
Nay trong hàng Tứ Chúng
Ta nói rõ việc này
Đem lòng từ độ khắp
Có sức vun chứa lớn
Bao trùm cả vạn hữu
Nhẫn nhục sức chịu đựng
Bền bỉ không tán loạn
Bình tỉnh lướt khó khăn
Tinh thần luôn trong sáng
Khắc phục mọi gian khổ
Mà niệm chú Chuẩn-Đề
Tổng Trì viên Mật pháp
Gồm thâu trí phương tiện
Thông đạt tam muội môn
Lòng không sanh chán mỏi
Vì để cầu Phật đạo
12. Nếu có Tỳ-Kheo Tăng
Bất bình gây chống ngăn
Cản trở người tu Phật
Tâm phải thường nhẩn đó
Vì để cầu Phật đạo
Nếu có kẻ gian ác
Bị quyền thế mua chuộc
Xúi giục phá chánh Pháp
Cố gắng hại Bồ-Tát
Tâm phải thường nhẩn đó
Vì để cầu Phật đạo.
13. Hỡi này các Nam Tử!
Cùng các Thiện Nữ Nhơn!
Trãi qua tăng kỳ kiếp
Số kiếp như ảo mộng
Thoáng qua nhanh như chớp
Nguyện lực vẫn bảo tồn
Dù đã thành Phật đạo
Việc ấy không chấm dứt.
Nam Mô Chuẩn-Đề Hội Thượng Phật Bồ-Tát (3 lần)
(Hết phẩm thư bảy)
——————
(Xin xem tiếp)
KINH CHUẨN ĐỀ BỔN TÔN
Quyển thứ tư
PHẨM UẾ TÍCH KIM CANG BỒ TÁT THỨ TÁM
HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA,SYDNEY.24/6/2014.
No comments:
Post a Comment