Theo tinh thần đạo Phật, một nguyên nhân nữa của bệnh là do nghiệp lực dẫn nguồn từ tham, sân, si chiêu cảm thành. Ví như tham. Khá nhiều người tham ăn theo bản năng. Oshawa từng nói: “Người bệnh thường tham ăn (và ngược lại)”. Sân là nóng giận. Khoa học hiện đại chứng minh, lúc ta sân giận, uất ức, căm thù, các tế bào sẽ mau chóng chuyển đổi từ tốt (khỏe) qua xấu (yếu). Cũng như thí nghiệm nước của Tiến sĩ người Nhật Masaru Emoto, ta hòa ái với nước thì nước kết tinh cho ra đẹp đẽ như kim cương; ta chửi nước thì kết tinh xấu xí. Cao hơn nữa, lượng tử lực học còn khám phá nước có ký ức, hiểu được ý nghĩ con người. Phật pháp giải thích: không chỉ nước là như vậy mà hết thảy vật chất đều có ký ức, hiểu ý nghĩ con người, phản ứng và kết tinh theo ý niệm con người phóng ra và quán chiếu. Trường hợp này được truyền hình quay cặn kẽ suốt ngày đêm, làm ngạc nhiên tột cùng đối với những ai chỉ tin vào y học hiện đại. Bà Lưu Tố Vân ở miền Đông Bắc Trung Quốc mắc chứng Hồng Ban Tánh Lang Sang (Systemic Lupus Erythematosus: Việt dịch là bệnh lao da, được xem là nặng hơn ung thư), là một giáo viên và là một quan chức cấp cao, cũng bị bệnh viện trả về “thu vén”; cơ duyên tiếp cận với kinh điển nhà Phật, bà thâm tín nhân quả, chuyên tâm niệm Phật, đã lành hẳn bệnh và giờ trở thành một cư sĩ mẫu mực, uyên thâm, đạt quả vị cao. Cơ thể chúng ta phần nhiều là nước, chính là nằm trong quy luật này, đâu có gì khó hiểu và huyền bí. Còn hiểu theo chuyên môn y học, ấy là chữa bệnh bằng sóng âm; một dạng sóng âm siêu thiện, lọc tâm (như lọc nước đục thành trong) thông qua việc chấp trì danh hiệu của Đấng Toàn Giác. Trong một cuốn sách Oshawa bàn về thuật trường sinh được dịch qua tiếng Việt năm 1973, viết: “Nhược điểm duy nhất mà tôi có thể khiển trách y học Tây phương là chỗ thiếu mất đức hạnh và tinh thần. Họ muốn tìm cho kỳ được những “viên đạn thần” để diệt trừ tất cả những triệu chứng bệnh dù phải hy sinh đức hạnh và tinh thần. Với thuốc đương thời và trang bị đầy đủ tất cả kỹ thuật ngoại khoa tối tân, người ta có thể gây ra bất cứ tai hại nào, vi phạm luật thiên nhiên cao quí tức là sự tổ chức và chân khái niệm của vũ trụ, để cáo chung trong tấn bi kịch”. Thời nay vẫn có những bộ tộc như Kogi sống trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, khước từ khoa học kỹ thuật, y học hiện đại, họ chỉsống thuận với quy luật tự nhiên: ăn thuần rau cỏ, không sát sanh, hài hòa với thiên nhiên song tuổi thọ trung bình của họ trên 100. Kỳ diệu.
Lúc bệnh lên tiếng, lúc tai ương nạn nghiệp ập đến, là lúc người tu phải phản tỉnh nhìn lại mình, xem cách ăn uống, thái độ ứng xử đãi người tiếp vật ra sao. Bí quyết chữa bệnh của thổ dân người Hawaii là yêu thương bệnh, xin lỗi bệnh, mong bệnh tha thứ, cám ơn bệnh, và đưa tâm trở về không. Người hành trì Tịnh độ thì luôn niệm lục tự hồng danh “Nam mô A Di Đà Phật” thay cho lời xin lỗi và tạo dựng mối thân tình với bệnh. Cộng với sự chỉnh sửa lối ăn uống và công khóa hành trì, bệnh dần lui. Đó là cách trị bệnh tận gốc. Y học phương Tây thì hầu như ngược lại, một khi bệnh nổi lên liền xem đó là kẻ thù, phải mau chóng trừ diệt. Ý niệm và hành động quyết liệt đối đầu đó sẽ khiến tế bào bệnh trỗi dậy mạnh hơn. Khả dĩ nếu thuốc Tây có thể khiến ta khỏe lại, [theo quy luật luân hồi nhân quả trong nhiều đời của nhà Phật], cũng nên lưu ý bởi đó chỉ tạm thời dìm bệnh chứ bệnh ấy không mất hoàn toàn, hoặc nó sẽ biến thái thành những loại bệnh khác; ví như chữa khớp thì “đớp tim”, hoặc uống thuốc trường kỳ chữa các bệnh khác thường vẫn có một đích chung là đau dạ dày… Người mắc ung thư muốn cầm giữ sự sống thì hóa trị, nên nỗi có trường hợp bệnh nhân kiệt sức trước khi tế bào ung thư tạm thời được phong tỏa.
Nhịn đói mỗi tháng một vài ngày là phương cách khả dĩ thải khỏi cơ thể các mầm bệnh và giữ sự quân bình cho cơ thể (tuyệt đối không ăn gì từ lúc thức dậy hôm nay đến sáng hôm mai). Oshawa: “Chúng ta tham ăn và thường ăn quá độ, cho nên nhịn ăn là lối thoát duy nhất mở rộng cho mọi người để nhờ đó mà mọi người vào chiêm ngưỡng và thưởng thức toàn cảnh nguy nga của thế giới đức tin”. Như có lần Jésus dạy: “Cầu nguyện và nhịn ăn trị nhẹ bệnh nan y nhất”. Bên cạnh đó việc này giúp chúng ta giảm sự tham/chấp đắm vào thức ăn, đặc biệt nó tăng ý chí trong công việc cũng như khiến người tu thêm tinh tấn. Ở Thái Lan từng có hiện tượng các vị sư do được Phật tử cúng dường thực phẩm chất lượng cao nên phát bệnh, hại gan. Đức Phật luôn khuyên môn đồ mỗi ngày nên chỉ ăn một bữa. Khá nhiều người chuyên tu không giữ được lời dạy tối yếu này. nêu ba nguyên tắc cho những ai muốn bước vào; một trong đó là “mỗi ngày chỉ ăn một bữa”. Phương pháp nhịn đói một ngày, dĩ nhiên là không ăn bất cứ thứ gì kể cả một hạt mè, chỉ uống chút nước trong, nhịn khô thì càng tốt. Sáng hôm sau uống một ly nước lọc để làm sạch thành ruột, sau đó ăn chút hồ, cháo, trưa cũng ăn loãng, nhai kỹ, không no, tối ăn lại bình thường. Do bởi lúc nhịn các chất độc sẽ được tiết ra theo tuyến mồ hôi, nên sau đợt nhịn cần tắm sạch, chúng ta sẽ thấy thân tâm sảng khoái, và nó còn giữ cho cơ thể nhẹ nhàng trong rất nhiều ngày. Với những người bệnh mãn tính thì nhịn từ 5 đến mười ngày; các bệnh nan y như ung thư thì nhịn trên 1 tháng. Nhiều người tạm biệt bệnh viện, họ phát nghị lực không ăn đã lành bệnh như một phép màu! Với cách này cần lưu ý là phải thực hành ở những Trung tâm uy tín, có chuyên gia dày dạn kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi. Hơn thế đương sự trước hết phải ngừng ăn trên tinh thần tự nguyện vui vẻ. Nếu sự nhịn duy trì trong bực tức, trong nỗi bị tước đoạt miếng ăn sẽ khiến cơ thể kích hoạt các tế bào ứng phó theo chiều hướng xấu. Phương pháp ăn gạo lức muối mè đúng cách cũng dễ giải quyết êm thấm những trường hợp “y học bó tay”. Ung thư được xem là căn bệnh chết người. Việc chữa lành ung thư thông qua Đông y kể trên ai chưa tìm hiểu nghe ra có vẻ khôi hài. Cũng như nếu ta nói tôi nhịn đói một vài ngày, họ sẽ bảo “để mà chết à!” Oshawa có lần từng than: “Nếu có một vị Jésus xuất hiện ở xã hội và dựa vào đức tin, trị nhẹ tất cả các bệnh thì nhất định Ngài sẽ bị bắt, giam cầm và trừng phạt do luật pháp đã bảo vệ y khoa chuyên chế”. Việc uống vài lít nước một ngày cũng là một ước tính không thực tế. Uống nước nhiều đòi hỏi thận làm việc quá công năng, lại khiến người ta tiểu tiện nhiều lần trong ngày – một dấu hiệu không ổn.
Chúng ta biết các bậc đạo sư chân tu thường ăn uống rất ít, nom gầy gò nhưng thân tâm luôn sảng khoái, bộ óc mẫn tuệ và đôi mắt sáng ngời. Những tấm gương vĩ đại trong giới tu hành được Phật tử khắp thế giới ngưỡng vọng đều sống quá ư đạm bạc, thường là một ngày một bữa, có những vị còn nhịn hàng tháng, như: HT Hư Vân, HT Quảng Khâm, HT Tuyên Hóa, Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, HT Tịnh Không… Ở Việt Nam cũng có rất nhiều bậc tôn túc, như HT Thích Thiền Tâm, HT Thích Trí Tịnh… Lại có vị Hòa thượng ở chùa Đậu sống đúng như hai bậc đạo sư chứng đạo để lại toàn thân xá lợi là Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường. Tất cả họ đều sống thọ sống khỏe, ngày ngày giảng kinh thuyết pháp cống hiến cho lợi ích tối cao của cộng đồng. Họ vui với đời sống thanh đạm, lấy đó nâng cao ý lực, và lượng tâm vô biên được trải ra cùng vạn vật.
Nếu ai áp dụng ăn chay, hoặc ăn mặn với phương châm: nói không với đường sữa, những gì dính dáng với đường sữa, hạn chế dùng trái cây (chỉ giữ lại vài loại như táo, dâu tây,…), ăn các loại rau có tính dương, uống ít nước, nói không với thức ăn làm sẵn, đồ hộp, nói không với đồ nướng, đồ xào nhiều dầu mỡ và các thực phẩm vỉa hè đường phố, tốt hơn nữa nếu áp dụng việc nhịn đói 1 ngày hoặc nửa ngày (tức chỉ ăn sáng và trưa), cộng với ý hướng thiện lành nương vào tâm linh chánh pháp, tuyệt đối kiêng sát sanh hại vật hại người, trong chừng một tháng quý bạn đã thấy cơ thể khác hẳn.
Con người từng luân hồi hàng ức kiếp, tạo vô số tội. Đời sống hiện tại, không chỉ từ thân khẩu tạo tác trái với pháp tánh, trái với luân lý đạo đức, khiến cơ thể mất cân bằng tâm – sinh lý dẫn đến bệnh tật, mà còn từ phương diện ý nghiệp: khoa học lượng tử hiện đại đã biết mỗi ý niệm đều phóng ra như làn sóng điện, có thể khiến môi trường thiên nhiên, con người, sự vật kết tinh theo tần số của ý niệm đó. Nếu là tích cực, hoàn cảnh sẽ chuyển tốt, tương lai người đó tái sanh vào đường lành (người, trời); nếu là tiêu cực như tham lam, sân giận, ganh ghét, đố kỵ, oán trời trách người, không những khiến chính mình lâm bệnh mà còn làm cho người chung quanh nhuốm theo, tương lai nguy cơ sanh vào các nẻo dữ (ngạ quỷ, địa ngục) là rất lớn. Đây là lý “vạn vật đồng nhất thể” mà Lão giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo nói từ nhiều nghìn năm trước. Người hiện thời thường không tin, cho là mê tín, cho mình giỏi hơn người xưa, vậy thì các bậc vĩ nhân đại diện cho 3 nền văn minh trên là Lão Tử, Krishnamurti, Ramakrishna, Phật Cồ Đàm… đều không bằng mình rồi!!
Người tu luôn biết phòng bệnh song lại không mấy để ý đến bệnh, còn xem bệnh là bạn. Trước hết bởi họ phải hiểu [cơ thể] mình, rồi mới hiểu tha nhân và vũ trụ. Khỏe mạnh để tu chứ không phải tu để khỏe mạnh mà hưởng thụ. Nếu không khỏe mạnh, hành giả sẽ không đủ thời gian giành tấm vé lên nước Phật. Nhưng, nếu không bệnh kẻ sơ cơ khó giải ngộ xác thân vốn vô thường hư huyễn, chấp chặt thân kiến, tăng thượng mạn, bám cõi trược, lu mờ con đường giải thoát.Nếu không thấy bệnh hành giả sẽ khó xả bỏ tứ đại trần ai hầu mong thấy tánh. Hiểu vật chất chỉ mới là bước đầu con người có thể hiểu tinh thần. Kho báu trong mỗi sinh mệnh chính là Tự tánh, tức Phật tánh mới tồn tại vĩnh viễn. Một khi thân xác tan theo mây, các thức sẽ lôi dẫn chúng ta theo nghiệp lực mình tạo tác. Ai tu tập đúng đạo Pháp thì thân dẫu chưa hết bệnh tật nhưng Tâm đã lìa bệnh hoạn, dứt hoặc chứng chân quy về trong lặng, còn gì luyến tiếc.HET=NAM MO BON SU THICH CA MAU NI PHAT.( 3 LAN ).GIAO HOI PHAT GIAO VIETNAM TREN THE GIOI.TINH THAT KIM LIEN.BAT CHANH DAO.THICH NU CHAN TANH.GIAC TAM.AUSTRALIA.SYDNEY.26/6/2014.
No comments:
Post a Comment